Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Trần Đức Hòa’

.

​​​​​Nguyễn Thanh Quang – Lm. Gioan Võ Đình Đệ

.

​Việc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, công đầu được ghi nhận bởi ba nhà truyền giáo dòng Tên tại cư sở tiên khởi Nước Mặn: Francesco Buzomi (Ý), Francisco de Pina (Bồ) và Cristoforo Borri (Ý). Tuy nhiên, vai trò của Linh mục Bề trên Buzomi với chữ Quốc ngữ chưa được đánh giá khách quan, công bằng…

​Chỉ dẫn của dòng Tên khi các thừa sai đi truyền giáo, ghi cụ thể: “… Cha tìm hiểu ngôn ngữ mà các dân tộc ấy dùng để nói; nếu có nhiều ngôn ngữ, thì hãy chú ý ghi ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu là trong giới bình dân. Cha tìm hiểu về chữ mà họ dùng để viết; về các chữ này, cha tìm cách hỏi những văn sĩ ưu tú mà cha gặp được, để ghi lại một bản chữ cái, kể cả những dấu nối và dấu phân câu mà họ dùng; cha cũng chú ý ghi lại bằng mẫu tự Latin tương ứng với cách phát âm, để ta có thể so sánh…”.

​Việc Latin hóa các hệ thống chữ viết không dùng mẫu tự Latin đã trở thành thông dụng và được xem như “truyền thống” của các thừa sai dòng Tên. Các thừa sai khi đến truyền giáo ở một đất nước nào, thì việc đầu tiên là học ngôn ngữ của nước đó. Muốn học ngôn ngữ bản địa, trước hết các thừa sai phải dùng mẫu tự Latin ghi âm tiếng nói của địa phương, đồng thời tiến hành biên soạn từ điển và ngữ pháp ngôn ngữ của đất nước đó. Các từ điển và ngữ pháp thường căn cứ theo mẫu các sách từ điển và ngữ pháp của tiếng Latin.

Dòng Tên Tỉnh dòng Nhật Bản bị chi phối bởi Bồ Đào Nha, trụ sở của dòng lúc ấy được đặt tại các lãnh địa của người Bồ ở Goa và Macau.Các nhà truyền giáo đương thời thuộc các quốc gia khác, phải được thụ huấn một thời gian trước khi lên đường đi truyền giáo. Vùng hoạt động truyền giáo của Tỉnh dòng bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Macau và các vùng liền kề, trong đó có Đại Việt, thuộc quyền bảo trợ của Bồ Đào Nha. Nhân sự của Tỉnh dòng gồm nhiều quốc tịch, như: Ý, Pháp, Bồ, Nhật… trong đó đa số là người Bồ Đào Nha.

​Nhờ sự bảo trợ của Trần Đức Hòa, Khám lý Tuần phủ Qui Nhơn, cư sở tiên khởi của dòng Tên tại Đại Việt được thành lập tại Nước Mặn (Residentia di Pulocambi) vào Tháng 7 năm 1618. Từ năm 1618 – 1620, tại cư sở Nước Mặn có các nhà truyền giáo: Linh mục Pina (Bồ), Linh mục Borri (Ý), tu huynh Diaz (Bồ) và Linh mục Buzomi (Ý) là Bề trên của cư sở. Năm 1625, cư sở Nước Mặn của Linh mục Bề trên Buzomi có các linh mục: Gaspar Luis, Majorica và các tu huynh K’ieou, Nishi.

​Cha Bề trên Buzomi chú trọng thực hiện cụ thể Chỉ dẫn của Nhà dòng về việc tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ bản địa. Sử liệu dòng Tên cho biết, những năm 1618 – 1620 các thừa sai làm việc ở Nước Mặn, Đàng Trong là những người đầu tiên học và biết tiếng Việt.

​Theo Báo cáo thường niênnăm 1618, tại cư sở Nước Mặn có một thanh niên mười sáu tuổi, lanh lợi và thông minh, giỏi Hán văn, được dân làng yêu mến, là một tân tòng, tên thánh rửa tội là Phêrô. Dưới sự giám sát của cha Buzomi, anh giúp các thừa sai biên dịch sang tiếng địa phương quyển sách giáo lý gồm các kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Tin Kính, Mười điều răn… mà các Kitô hữu đã thuộc. Hiện nay, quyển sách giáo lý ấy chưa được tìm thấy, các nhà nghiên cứu cho rằng sách được soạn bằng chữ Nôm. Theo Linh mục Léopold Cadière, quyển sách giáo lý nầy được biên soạn bằng ngôn ngữ Đàng Trong, loại ngôn ngữ phổ thông (chữ Nôm)… Song song với việc biên soạn bằng chữ Nôm, sách cũng được phiên âm bằng mẫu tự Latin để các thừa sai được tiện dùng.

​Báo cáo thường niên năm 1619, chép: “Các thừa sai dòng Tên ở Nước Mặn là những người đầu tiên chuyên tâm nghiên cứu ngôn ngữ hơn bất cứ điều gì khác”. Cha Buzomi thành lập một trường học tại cư sở Nước Mặn, chọn một thầy giáo xuất sắc về chữ Hán và chữ Nôm để làm việc tại trường nhằm giúp các thừa sai trong việc nghiên cứu và ghi âm tiếng Việt, hoặc dịch các tài liệu cho các thừa sai.

Ba Linh mục dòng Tên đầu tiên tại cư sở Nước Mặn được ghi nhận có những đóng góp ban đầu trong việc dùng mẫu tự Latin ghi âm tiếng Việt, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là: Bề trên Buzomi, Pina và Borri.

+ Francisco de Pina: Đến Đàng Trong năm 1617, chết năm 1625. Pina có 8 năm truyền giáo ở Đàng Trong. Bức thư được cho là của linh mục Pina viết tại Dinh Chiêm năm 1623, bằng tiếng Bồ, xen lẫn vài cụm từ Latin, Nhật hay Mã Lai và vài tiếng Việt Nam được ghi bằng mẫu tự Latin. Pina được ghi nhận là người nói tiếng Việt giỏi nhất trong các nhà truyền giáo lúc bấy giờ.

+ Cristoforo Borri: Đến Đàng Trong năm 1618, rời Đàng Trong năm 1622. Bốn năm ở Nước Mặn, Borri đã để lại một số câu từ “Quốc ngữ tiền Đắc Lộ” trong tác phẩm nổi tiếng: Relatione della nuova missione delli PP. della Compagnia di Giesù al Regno della Cocincina (Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong). Ông Thanh Lãng đếm trong bản dịch của Bonifacy có đến 94 từ Quốc ngữ, và trong tài liệu viết tay có rất nhiều chữ mang hình thức hệt như ngày nay. Thí dụ: tui, biết, mọi, càn…

+ Francesco Buzomi sinh năm 1574 tại Napoli (Ý), giáo sư thần học. Ông đến Macau năm 1608, sau đó qua Nhật. Năm 1615 đến Đại Việt, lúc đầu ông làm việc với người Công giáo Bồ ở cửa Hàn (Đà Nẵng), người Công giáo Nhật ở Hội An (Quảng Nam). Năm 1617 vào Nước Mặn, học tiếng Việt và bắt đầu truyền giáo cho người Việt. Với khả năng tổ chức tốt, ông đã sớm tìm kiếm những cộng tác viên ưu tú người Nhật, người Việt để giúp các giáo sĩ dòng Tên đến Đàng Trong học tiếng Việt. Từ năm 1618 – 1629, Linh mục Buzomi làm Bề trên cư sở Nước Mặn. Năm 1929, cùng với các thừa sai khác, Buzomi bị chúa Nguyễn trục xuất khỏi Đàng Trong, sang truyền giáo tại Cambodia (1629-1634). Năm 1934, từ Cambodia Linh mục Buzomi về Macau. Năm 1635 – 1639, Buzomi trở lại Đàng Trong với tư cách Bề trên miền truyền giáo. Năm 1639, lệnh chúa nguyễn Phước Lan trục xuất các thừ sai. Theo Linh mục Đỗ Quang Chính: “Francesco Buzomi… qua đời tại Áo Môn vì bệnh, ngày 01.7.1639”.

Linh mục Alexandre de Rhodes nhận định: cha Buzomi là vị tông đồ đích thực của Đàng Trong, người đã tận tụy lo việc truyền giáo, hoạt động trong hơn hai mươi năm với một sự kiên trì đáng được khen ngợi, ca tụng. Ngày 13.7.1626, Linh mục Buzomi viết một bức thư bằng tiếng Ý dài 4 trang gửi cho Linh mục Mutio Vitelleschi, Bề trên cả dòng Tên. Trong thư có một số chữ Quốc ngữ được viết theo lối cách ngữ như ngày nay:

Trình độ hiểu biết sâu sắc nghĩa từ tiếng Việt và tài năng điển chế từ ngữ tiếng Việt của Linh mục Buzomi trong thư kể trên được Đỗ Quang Chính ghi nhận:

“Trong thư nầy, Buzomi tỏ ra không tán thành các từ Thiên, Thượng Đế, Thiên Chủ Thượng Đế, Ngọc Hoàng; vì không chỉ rõ Đấng Tối cao theo giáo lý Công giáo (như Thiên, Thượng Đế), hoặc chỉ một thứ tín ngưỡng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam (Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng Thượng Đế), hoặc cụm từ có tính cách hoàn toàn Trung Hoa (Thiên Chủ Thượng Đế), nên Buzomi ngã theo cách dùng từ ngữ Thiên Chúa , vừa vắn, vừa hợp với văn hóa xã hội Việt Nam, vì hai từ Thiên và Chúa đã quá quen thuộc trong xã hội nầy”.

Linh mục Đỗ Quang Chính cũng nhận định chữ Quốc ngữ của Linh mục Buzomi tiến bộ hơn so với các giáo sĩ cùng thời, trong thư 1626: “Nhìn vào những chữ Quốc ngữ của Buzomi, mặc dầu ít, nhưng đã thấy tiến triển, nếu đem so sánh với lối viết của João Roiz, C. Borri, Đắc Lộ, Gaspar Luis và Antonio de Fontes từ năm 1626 trở về trước”.

Thế nhưng, Linh mục Đỗ Quang Chính nêu danh sách gần mười vị góp công sáng tạo chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, gồm: Francisco de Pina, Cristoforo Borri, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, Alexandre de Rhodes, Filippo Marini, Bento Thiện, Igesico Văn Tín, mà không có tên Francesco Buzomi trong danh sách này!

Linh mục Daniello Bartoli (1608-1685) – Nhà sử học dòng Tên (cùng thời với Buzomi và Pina) nhận xét về trình độ hiểu biết tiếng Việt của Buzomi vào năm 1623 như sau: “Ngoài ra, với trí nhớ sâu sắc như một thiên tài cùng với sự nhiệt tình tuyệt vời của cha đã giúp cho cha học nhanh ngôn ngữ đó [Đàng Trong], nắm bắt tính đa nghĩa của từ, tính chất của các dấu nhấn và cung giọng được thể hiện theo ý muốn. Nhờ vậy, trong một thời gian ngắn, cha đã biên soạn từ vựng và luật mẹo ngữ pháp tốt đẹp”. Bartoli còn cho biết khả năng ngôn ngữ Đàng Trong của Buzomi và Pina: “Cha Pina và cha Buzomi là những thừa sai nắm bắt được ngôn ngữ thông dụng của Đàng Trong, có thể thuyết giáo, trao đổi với các nhân sĩ và các vị sãi, trong các việc riêng tư hay trong nơi công hội”.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu – Linh mục Roland Jacques đưa ra nhận định: “Nhà chép sử dòng Tên Bartoli cho rằng Buzomi sáng tác một hệ thống văn phạm và ngữ vựng. Một trong những chứng lý là một bức thư viết năm 1622 mà chúng tôi không thể tìm ra. Có thể có sự lẫn lộn với Pina chăng…”!

Bức thư bằng tiếng Bồ của Pina viết tại Đàng Trong năm 1622, gửi cha Giám sát dòng Tên là Jérónimo Rodrigues “senior”, chép: “Tại Pulo Cambi [Nước Mặn], cha Buzomi có ba ông sãi làm thay cha hết mọi việc. Vì thế, nếu xảy ra chuyện gì, hoặc có công việc gì phải điều hành hay chuyển tin tức quan trọng, cha phái một thông dịch viên, hay một trong ba ông sãi… Khi giờ giáo lý kết thúc, cha ra về, còn họ thì ở lại hoặc để ôn tập, hoặc để chuyện trò với các dự tòng”.

Vai trò của Buzomi trong việc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin sáng tạo chữ Quốc ngữ được ghi nhận khá mờ nhạt so với các nhà truyền giáo cùng thời, với lý lẽ thông thường được đưa ra là: cha Buzomi khi giao dịch hoặc giảng giáo lý cha dùng thông ngôn, nên cho rằng Buzomi không nói được tiếng Việt.

Việc Linh mục Buzomi thường xuyên sử dụng thông ngôn chứng tỏ Linh mục là người cẩn trọng, hơn nữa là một Bề trên, Buzomi còn có nhiều công việc khác. Chính Linh mục Buzomi đã cho biết trong bức thư viết vào tháng 5 năm 1622 gởi cho cha “kinh lược sứ”: “Ngôn ngữ xứ này rất khó vì ý nghĩa của nó được phân biệt bằng thanh điệu hơn là từ ngữ. Tôi bị bệnh lâu ngày và làm việc liên tục, điều đó không cho phép tôi chờ đợi qua thời gian dài. Do đó, khi dạy giáo lý, tôi luôn sử dụng thông ngôn. Tôi hỗ trợ anh ta và gợi ý cho anh ta từng bước một những gì anh ta phải nói và hướng dẫn anh ta nếu có điều gì có thể bị hiểu nhầm. Và như thế những gì anh được nói, nó có giá trị như chính tôi đã nói”.

Sử gia Bartoli đã ghi nhận: “Khi Linh mục không đủ tự tin vào khả năng ngôn ngữ của mình để rao giảng chân lý đức tin, Linh mục dùng thông ngôn, người mà trước đó đã được Linh mục đào tạo vững vàng về kiến thức đức tin để có thể giải nghĩa cho dân chúng. Trước tiên Linh mục cố gắng diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình, sau đó thông ngôn người Đàng Trong nói lại bằng ngôn ngữ Đàng Trong của anh bằng những từ diễn đạt chính xác ý nghĩa, nói được như bản sao của bản chính”.

Linh mục Borri, một trong hai thừa sai (Borri và Pina) được cho là nói thạo tiếng Việt vào thời điểm 1620. Tuy nhiên, Borri bối rối, từ chối dạy giáo lý cho Bà vợ sứ thần được cử đi sứ Cambogia khi bà xin học giáo lý để được rửa tội trước khi lên đường. Linh mục Borri viết: “…Sau đó, tôi xin lỗi bà vì tôi không thể đáp ứng ngay lập tức ước nguyện thánh thiện và đúng đắn của bà, vì cho dù tôi đã có chút ít hiểu biết về ngôn ngữ Đàng Trong, tuy nhiên không đủ để giảng dạy những điều cao thượng và những mầu nhiệm cao cả của Kitô giáo. Vì thế, tôi xin bà nên đợi Cha Buzomi, trong một vài ngày nữa sẽ từ Đà Nẵng trở về cùng với một thông ngôn tài giỏi, nhờ đó bà sẽ được hướng dẫn thỏa đáng và sẽ làm cho bà hài lòng về ước nguyện thánh thiện của bà… Nhờ người thông ngôn này cùng với tính siêng năng, cần mẫn và chú tâm học giáo lý vào hai giờ buổi sáng và hai giờ buổi chiều trong suốt 15 ngày, bà đã học đầy đủ giáo lý của đạo thánh chúng ta. Bà cảm kích việc Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người vì yêu thương nhân loại. Sau khi được cha Buzomi giảng giải giáo lý, bà đã được rửa tội tại nhà thờ Nước Mặn cùng với hai mươi lăm người phụ nữ khác. Bà chọn thánh Ursula làm bổn mạng”. Tự thuật của Borri đã chứng minh việc Linh mục Bề trên Buzomi sử dụng thông ngôn là cần thiết; các thừa sai dù thông thạo tiếng Việt nhưng chưa đủ khả năng truyền đạt giáo lý, những chân lý về đạo cho người Việt.

Cần lưu ý, các thừa sai thường phải học ngôn ngữ của nơi đến truyền giáo là để giải tội. Việc xưng tội và giải tội là chuyện hoàn toàn “riêng tư” của người xưng tội và Linh mục giải tội, không thể có người thứ ba phiên dịch. Các Linh mục nghe hiểu người xưng tội xưng những tội gì, thì mới có thể giải tội được.

Linh mục Buzomi còn có vai trò đặc biệt đối với trường dạy Quốc ngữ đầu tiên cho các nhà truyền giáo tại Nước Mặn và là thầy dạy tiếng Việt tại Nước Mặn cho các Linh mục: Emmanuel Borgès (Bồ) và Giovanni di Leira (Ý) (đến 1622), Gaspar Luis (Bồ) và Girolamo Majorica (Ý) (đến 1624). Linh mục Girolamo Majorica là học trò của Buzomi tại Nước Mặn từ năm 1624 – 1629. Năm 1632, ông đến Đàng Ngoài, làm Bề trên giáo đoàn Đàng Ngoài, ông qua đời năm 1656 tại Thăng Long. Trong khoảng 30 năm hoạt động truyền giáo ở Đại Việt (cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài) ông đã khởi xướng và chủ biên tới 48 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm. Hiện nay, Thư viện Quốc gia Paris lưu trữ 15 cuốn với 4.200 trang. Mỗi trang có từ 9 đến 12 dòng, mỗi dòng có từ 30 đến 34 chữ Nôm, tổng cộng có 1.400.000 chữ. Có thể nói, Girolamo Majorica là “nhà Nôm học”, một hiện tượng độc đáo trong lịch sử ngôn ngữ và văn học Việt Nam, ông có một chỗ đứng thật đặc biệt, đại diện cho văn xuôi Nôm thế kỷ XVII.

Với tư cách là Bề trên, Linh mục Buzomi triển khai chỉ dẫn các thừa sai, vừa là người tổ chức, vừa là người đôn kiểm, giám sát, vừa là người đồng hành, vừa là thầy dạy tiếng Việt. Ông đã tham gia việc nghiên cứu và sáng tạo chữ Quốc ngữ một thời gian khá dài – trên 20 năm ở Đàng Trong, thời gian đầu cùng với Linh mục Pina, Linh mục Borri và một số người Việt tại Nước Mặn, thời gian sau với các Linh mục: Emmanuel Borgès,Giovanni di Leira, Gaspar Luis và Girolamo Majorica…

Linh mục Bề trên Buzomi là nhân vật số một trong buổi đầu truyền giáo của dòng Tên ở Đàng Trong. Giống như Pina và Borri, Buzomi cũng chỉ ký âm tiếng Việt, biên soạn từ vựng và luật mẹo ngữ pháp sử dụng cho riêng mình học tiếng Việt, cả ba nhà truyền giáo tiên phong chưa làm được công việc mà sau đó các giáo sĩ Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de Rhodes thực hiện, đó là biên soạn Từ điển. Thế nhưng, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của Linh mục Bề trên Buzomi đối với việc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin sáng tạo ra “chữ Quốc ngữ tiền Đắc Lộ” cùng hai giáo sĩ Pina và Borri tại cư sở tiên khởi Nước Mặn.

​​​​​​​​​​NTQ – VĐĐ

Read Full Post »

Nguyễn Thanh Quang

 

Việc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, công đầu được ghi nhận bởi ba nhà truyền giáo dòng Tên tại cư sở tiên khởi Nước Mặn: Francesco Buzomi (Ý), Francisco de Pina (Bồ) và Cristoforo Borri (Ý). Tuy nhiên, vai trò của Linh mục Bề trên Buzomi với chữ Quốc ngữ chưa được đánh giá khách quan, công bằng…

​Chỉ dẫn của dòng Tên khi các thừa sai đi truyền giáo, ghi cụ thể: “… Cha tìm hiểu ngôn ngữ mà các dân tộc ấy dùng để nói; nếu có nhiều ngôn ngữ, thì hãy chú ý ghi ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu là trong giới bình dân. Cha tìm hiểu về chữ mà họ dùng để viết; về các chữ này, cha tìm cách hỏi những văn sĩ ưu tú mà cha gặp được, để ghi lại một bản chữ cái, kể cả những dấu nối và dấu phân câu mà họ dùng; cha cũng chú ý ghi lại bằng mẫu tự Latin tương ứng với cách phát âm, để ta có thể so sánh…”.

​Việc Latin hóa các hệ thống chữ viết không dùng mẫu tự Latin đã trở thành thông dụng và được xem như “truyền thống” của các thừa sai dòng Tên. Các thừa sai khi đến truyền giáo ở một đất nước nào, thì việc đầu tiên là học ngôn ngữ của nước đó. Muốn học ngôn ngữ bản địa, trước hết các thừa sai phải dùng mẫu tự Latin ghi âm tiếng nói của địa phương, đồng thời tiến hành biên soạn từ điển và ngữ pháp ngôn ngữ của đất nước đó. Các từ điển và ngữ pháp thường căn cứ theo mẫu các sách từ điển và ngữ pháp của tiếng Latin.

Dòng Tên Tỉnh dòng Nhật Bản bị chi phối bởi Bồ Đào Nha, trụ sở của dòng lúc ấy được đặt tại các lãnh địa của người Bồ ở Goa và Macau.Các nhà truyền giáo đương thời thuộc các quốc gia khác, phải được thụ huấn một thời gian trước khi lên đường đi truyền giáo. Vùng hoạt động truyền giáo của Tỉnh dòng bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Macau và các vùng liền kề, trong đó có Đại Việt, thuộc quyền bảo trợ của Bồ Đào Nha. Nhân sự của Tỉnh dòng gồm nhiều quốc tịch, như: Ý, Pháp, Bồ, Nhật… trong đó đa số là người Bồ Đào Nha.

​Nhờ sự bảo trợ của Trần Đức Hòa, Khám lý Tuần phủ Qui Nhơn, cư sở tiên khởi của dòng Tên tại Đại Việt được thành lập tại Nước Mặn (Residentia di Pulocambi) vào Tháng 7 năm 1618. Từ năm 1618 – 1620, tại cư sở Nước Mặn có các nhà truyền giáo: Linh mục Pina (Bồ), Linh mục Borri (Ý), tu huynh Diaz (Bồ) và Linh mục Buzomi (Ý) là Bề trên của cư sở. Năm 1625, cư sở Nước Mặn của Linh mục Bề trên Buzomi có các linh mục: Gaspar Luis, Majorica và các tu huynh K’ieou, Nishi.

​Cha Bề trên Buzomi chú trọng thực hiện cụ thể Chỉ dẫn của Nhà dòng về việc tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ bản địa. Sử liệu dòng Tên cho biết, những năm 1618 – 1620 các thừa sai làm việc ở Nước Mặn, Đàng Trong là những người đầu tiên học và biết tiếng Việt.

​Theo Báo cáo thường niênnăm 1618, tại cư sở Nước Mặn có một thanh niên mười sáu tuổi, lanh lợi và thông minh, giỏi Hán văn, được dân làng yêu mến, là một tân tòng, tên thánh rửa tội là Phêrô. Dưới sự giám sát của cha Buzomi, anh giúp các thừa sai biên dịch sang tiếng địa phương quyển sách giáo lý gồm các kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Tin Kính, Mười điều răn… mà các Kitô hữu đã thuộc. Hiện nay, quyển sách giáo lý ấy chưa được tìm thấy, các nhà nghiên cứu cho rằng sách được soạn bằng chữ Nôm. Theo Linh mục Léopold Cadière, quyển sách giáo lý nầy được biên soạn bằng ngôn ngữ Đàng Trong, loại ngôn ngữ phổ thông (chữ Nôm)… Song song với việc biên soạn bằng chữ Nôm, sách cũng được phiên âm bằng mẫu tự Latin để các thừa sai được tiện dùng.

​Báo cáo thường niên năm 1619, chép: “Các thừa sai dòng Tên ở Nước Mặn là những người đầu tiên chuyên tâm nghiên cứu ngôn ngữ hơn bất cứ điều gì khác”. Cha Buzomi thành lập một trường học tại cư sở Nước Mặn, chọn một thầy giáo xuất sắc về chữ Hán và chữ Nôm để làm việc tại trường nhằm giúp các thừa sai trong việc nghiên cứu và ghi âm tiếng Việt, hoặc dịch các tài liệu cho các thừa sai.

Ba Linh mục dòng Tên đầu tiên tại cư sở Nước Mặn được ghi nhận có những đóng góp ban đầu trong việc dùng mẫu tự Latin ghi âm tiếng Việt, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là: Bề trên Buzomi, Pina và Borri.

+ Francisco de Pina: Đến Đàng Trong năm 1617, chết năm 1625. Pina có 8 năm truyền giáo ở Đàng Trong. Bức thư được cho là của linh mục Pina viết tại Dinh Chiêm năm 1623, bằng tiếng Bồ, xen lẫn vài cụm từ Latin, Nhật hay Mã Lai và vài tiếng Việt Nam được ghi bằng mẫu tự Latin. Pina được ghi nhận là người nói tiếng Việt giỏi nhất trong các nhà truyền giáo lúc bấy giờ.

+ Cristoforo Borri: Đến Đàng Trong năm 1618, rời Đàng Trong năm 1622. Bốn năm ở Nước Mặn, Borri đã để lại một số câu từ “Quốc ngữ tiền Đắc Lộ” trong tác phẩm nổi tiếng: Relatione della nuova missione delli PP. della Compagnia di Giesù al Regno della Cocincina (Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong). Ông Thanh Lãng đếm trong bản dịch của Bonifacy có đến 94 từ Quốc ngữ, và trong tài liệu viết tay có rất nhiều chữ mang hình thức hệt như ngày nay. Thí dụ: tui, biết, mọi, càn…

+ Francesco Buzomi sinh năm 1574 tại Napoli (Ý), giáo sư thần học. Ông đến Macau năm 1608, sau đó qua Nhật. Năm 1615 đến Đại Việt, lúc đầu ông làm việc với người Công giáo Bồ ở cửa Hàn (Đà Nẵng), người Công giáo Nhật ở Hội An (Quảng Nam). Năm 1617 vào Nước Mặn, học tiếng Việt và bắt đầu truyền giáo cho người Việt. Với khả năng tổ chức tốt, ông đã sớm tìm kiếm những cộng tác viên ưu tú người Nhật, người Việt để giúp các giáo sĩ dòng Tên đến Đàng Trong học tiếng Việt. Từ năm 1618 – 1629, Linh mục Buzomi làm Bề trên cư sở Nước Mặn. Năm 1929, cùng với các thừa sai khác, Buzomi bị chúa Nguyễn trục xuất khỏi Đàng Trong, sang truyền giáo tại Cambodia (1629-1634). Năm 1934, từ Cambodia Linh mục Buzomi về Macau. Năm 1635 – 1639, Buzomi trở lại Đàng Trong với tư cách Bề trên miền truyền giáo. Năm 1639, lệnh chúa nguyễn Phước Lan trục xuất các thừ sai. Theo Linh mục Đỗ Quang Chính: “Francesco Buzomi… qua đời tại Áo Môn vì bệnh, ngày 01.7.1639”.

Linh mục Alexandre de Rhodes nhận định: cha Buzomi là vị tông đồ đích thực của Đàng Trong, người đã tận tụy lo việc truyền giáo, hoạt động trong hơn hai mươi năm với một sự kiên trì đáng được khen ngợi, ca tụng. Ngày 13.7.1626, Linh mục Buzomi viết một bức thư bằng tiếng Ý dài 4 trang gửi cho Linh mục Mutio Vitelleschi, Bề trên cả dòng Tên. Trong thư có một số chữ Quốc ngữ được viết theo lối cách ngữ như ngày nay:

Trình độ hiểu biết sâu sắc nghĩa từ tiếng Việt và tài năng điển chế từ ngữ tiếng Việt của Linh mục Buzomi trong thư kể trên được Đỗ Quang Chính ghi nhận:

“Trong thư nầy, Buzomi tỏ ra không tán thành các từ Thiên, Thượng Đế, Thiên Chủ Thượng Đế, Ngọc Hoàng; vì không chỉ rõ Đấng Tối cao theo giáo lý Công giáo (như Thiên, Thượng Đế), hoặc chỉ một thứ tín ngưỡng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam (Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng Thượng Đế), hoặc cụm từ có tính cách hoàn toàn Trung Hoa (Thiên Chủ Thượng Đế), nên Buzomi ngã theo cách dùng từ ngữ Thiên Chúa , vừa vắn, vừa hợp với văn hóa xã hội Việt Nam, vì hai từ Thiên và Chúa đã quá quen thuộc trong xã hội nầy”.

Linh mục Đỗ Quang Chính cũng nhận định chữ Quốc ngữ của Linh mục Buzomi tiến bộ hơn so với các giáo sĩ cùng thời, trong thư 1626: “Nhìn vào những chữ Quốc ngữ của Buzomi, mặc dầu ít, nhưng đã thấy tiến triển, nếu đem so sánh với lối viết của João Roiz, C. Borri, Đắc Lộ, Gaspar Luis và Antonio de Fontes từ năm 1626 trở về trước”.

Thế nhưng, Linh mục Đỗ Quang Chính nêu danh sách gần mười vị góp công sáng tạo chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, gồm: Francisco de Pina, Cristoforo Borri, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, Alexandre de Rhodes, Filippo Marini, Bento Thiện, Igesico Văn Tín, mà không có tên Francesco Buzomi trong danh sách này!

Linh mục Daniello Bartoli (1608-1685) – Nhà sử học dòng Tên (cùng thời với Buzomi và Pina) nhận xét về trình độ hiểu biết tiếng Việt của Buzomi vào năm 1623 như sau: “Ngoài ra, với trí nhớ sâu sắc như một thiên tài cùng với sự nhiệt tình tuyệt vời của cha đã giúp cho cha học nhanh ngôn ngữ đó [Đàng Trong], nắm bắt tính đa nghĩa của từ, tính chất của các dấu nhấn và cung giọng được thể hiện theo ý muốn. Nhờ vậy, trong một thời gian ngắn, cha đã biên soạn từ vựng và luật mẹo ngữ pháp tốt đẹp”. Bartoli còn cho biết khả năng ngôn ngữ Đàng Trong của Buzomi và Pina: “Cha Pina và cha Buzomi là những thừa sai nắm bắt được ngôn ngữ thông dụng của Đàng Trong, có thể thuyết giáo, trao đổi với các nhân sĩ và các vị sãi, trong các việc riêng tư hay trong nơi công hội”.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu – Linh mục Roland Jacques đưa ra nhận định: “Nhà chép sử dòng Tên Bartoli cho rằng Buzomi sáng tác một hệ thống văn phạm và ngữ vựng. Một trong những chứng lý là một bức thư viết năm 1622 mà chúng tôi không thể tìm ra. Có thể có sự lẫn lộn với Pina chăng…”!

Bức thư bằng tiếng Bồ của Pina viết tại Đàng Trong năm 1622, gửi cha Giám sát dòng Tên là Jérónimo Rodrigues “senior”, chép: “Tại Pulo Cambi [Nước Mặn], cha Buzomi có ba ông sãi làm thay cha hết mọi việc. Vì thế, nếu xảy ra chuyện gì, hoặc có công việc gì phải điều hành hay chuyển tin tức quan trọng, cha phái một thông dịch viên, hay một trong ba ông sãi… Khi giờ giáo lý kết thúc, cha ra về, còn họ thì ở lại hoặc để ôn tập, hoặc để chuyện trò với các dự tòng”.

Vai trò của Buzomi trong việc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin sáng tạo chữ Quốc ngữ được ghi nhận khá mờ nhạt so với các nhà truyền giáo cùng thời, với lý lẽ thông thường được đưa ra là: cha Buzomi khi giao dịch hoặc giảng giáo lý cha dùng thông ngôn, nên cho rằng Buzomi không nói được tiếng Việt.

Việc Linh mục Buzomi thường xuyên sử dụng thông ngôn chứng tỏ Linh mục là người cẩn trọng, hơn nữa là một Bề trên, Buzomi còn có nhiều công việc khác. Chính Linh mục Buzomi đã cho biết trong bức thư viết vào tháng 5 năm 1622 gởi cho cha “kinh lược sứ”: “Ngôn ngữ xứ này rất khó vì ý nghĩa của nó được phân biệt bằng thanh điệu hơn là từ ngữ. Tôi bị bệnh lâu ngày và làm việc liên tục, điều đó không cho phép tôi chờ đợi qua thời gian dài. Do đó, khi dạy giáo lý, tôi luôn sử dụng thông ngôn. Tôi hỗ trợ anh ta và gợi ý cho anh ta từng bước một những gì anh ta phải nói và hướng dẫn anh ta nếu có điều gì có thể bị hiểu nhầm. Và như thế những gì anh được nói, nó có giá trị như chính tôi đã nói”.

Sử gia Bartoli đã ghi nhận: “Khi Linh mục không đủ tự tin vào khả năng ngôn ngữ của mình để rao giảng chân lý đức tin, Linh mục dùng thông ngôn, người mà trước đó đã được Linh mục đào tạo vững vàng về kiến thức đức tin để có thể giải nghĩa cho dân chúng. Trước tiên Linh mục cố gắng diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình, sau đó thông ngôn người Đàng Trong nói lại bằng ngôn ngữ Đàng Trong của anh bằng những từ diễn đạt chính xác ý nghĩa, nói được như bản sao của bản chính”.

Linh mục Borri, một trong hai thừa sai (Borri và Pina) được cho là nói thạo tiếng Việt vào thời điểm 1620. Tuy nhiên, Borri bối rối, từ chối dạy giáo lý cho Bà vợ sứ thần được cử đi sứ Cambogia khi bà xin học giáo lý để được rửa tội trước khi lên đường. Linh mục Borri viết: “…Sau đó, tôi xin lỗi bà vì tôi không thể đáp ứng ngay lập tức ước nguyện thánh thiện và đúng đắn của bà, vì cho dù tôi đã có chút ít hiểu biết về ngôn ngữ Đàng Trong, tuy nhiên không đủ để giảng dạy những điều cao thượng và những mầu nhiệm cao cả của Kitô giáo. Vì thế, tôi xin bà nên đợi Cha Buzomi, trong một vài ngày nữa sẽ từ Đà Nẵng trở về cùng với một thông ngôn tài giỏi, nhờ đó bà sẽ được hướng dẫn thỏa đáng và sẽ làm cho bà hài lòng về ước nguyện thánh thiện của bà… Nhờ người thông ngôn này cùng với tính siêng năng, cần mẫn và chú tâm học giáo lý vào hai giờ buổi sáng và hai giờ buổi chiều trong suốt 15 ngày, bà đã học đầy đủ giáo lý của đạo thánh chúng ta. Bà cảm kích việc Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người vì yêu thương nhân loại. Sau khi được cha Buzomi giảng giải giáo lý, bà đã được rửa tội tại nhà thờ Nước Mặn cùng với hai mươi lăm người phụ nữ khác. Bà chọn thánh Ursula làm bổn mạng”. Tự thuật của Borri đã chứng minh việc Linh mục Bề trên Buzomi sử dụng thông ngôn là cần thiết; các thừa sai dù thông thạo tiếng Việt nhưng chưa đủ khả năng truyền đạt giáo lý, những chân lý về đạo cho người Việt.

Cần lưu ý, các thừa sai thường phải học ngôn ngữ của nơi đến truyền giáo là để giải tội. Việc xưng tội và giải tội là chuyện hoàn toàn “riêng tư” của người xưng tội và Linh mục giải tội, không thể có người thứ ba phiên dịch. Các Linh mục nghe hiểu người xưng tội xưng những tội gì, thì mới có thể giải tội được.

Linh mục Buzomi còn có vai trò đặc biệt đối với trường dạy Quốc ngữ đầu tiên cho các nhà truyền giáo tại Nước Mặn và là thầy dạy tiếng Việt tại Nước Mặn cho các Linh mục: Emmanuel Borgès (Bồ) và Giovanni di Leira (Ý) (đến 1622), Gaspar Luis (Bồ) và Girolamo Majorica (Ý) (đến 1624). Linh mục Girolamo Majorica là học trò của Buzomi tại Nước Mặn từ năm 1624 – 1629. Năm 1632, ông đến Đàng Ngoài, làm Bề trên giáo đoàn Đàng Ngoài, ông qua đời năm 1656 tại Thăng Long. Trong khoảng 30 năm hoạt động truyền giáo ở Đại Việt (cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài) ông đã khởi xướng và chủ biên tới 48 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm. Hiện nay, Thư viện Quốc gia Paris lưu trữ 15 cuốn với 4.200 trang. Mỗi trang có từ 9 đến 12 dòng, mỗi dòng có từ 30 đến 34 chữ Nôm, tổng cộng có 1.400.000 chữ. Có thể nói, Girolamo Majorica là “nhà Nôm học”, một hiện tượng độc đáo trong lịch sử ngôn ngữ và văn học Việt Nam, ông có một chỗ đứng thật đặc biệt, đại diện cho văn xuôi Nôm thế kỷ XVII.

Với tư cách là Bề trên, Linh mục Buzomi triển khai chỉ dẫn các thừa sai, vừa là người tổ chức, vừa là người đôn kiểm, giám sát, vừa là người đồng hành, vừa là thầy dạy tiếng Việt. Ông đã tham gia việc nghiên cứu và sáng tạo chữ Quốc ngữ một thời gian khá dài – trên 20 năm ở Đàng Trong, thời gian đầu cùng với Linh mục Pina, Linh mục Borri và một số người Việt tại Nước Mặn, thời gian sau với các Linh mục: Emmanuel Borgès,Giovanni di Leira, Gaspar Luis và Girolamo Majorica…

Linh mục Bề trên Buzomi là nhân vật số một trong buổi đầu truyền giáo của dòng Tên ở Đàng Trong. Giống như Pina và Borri, Buzomi cũng chỉ ký âm tiếng Việt, biên soạn từ vựng và luật mẹo ngữ pháp sử dụng cho riêng mình học tiếng Việt, cả ba nhà truyền giáo tiên phong chưa làm được công việc mà sau đó các giáo sĩ Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de Rhodes thực hiện, đó là biên soạn Từ điển. Thế nhưng, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của Linh mục Bề trên Buzomi đối với việc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin sáng tạo ra “chữ Quốc ngữ tiền Đắc Lộ” cùng hai giáo sĩ Pina và Borri tại cư sở tiên khởi Nước Mặn.

​​​​​​​​​​NTQ

Read Full Post »