Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Nghiên cứu và phê bình văn học’ Category

Bửu Nam

.

1- TỪ THƠ PHẢN CHIẾN ĐẾN TẠP BÚT VÀ THƠ TRỮ TÌNH CHIÊM NGHIỆM

Nguyễn Công Thắng trước 1975 thường làm thơ phản chiến , kêu gọi hoà bình và thể hiện tình tự dân tộc .

Thơ của ông thường đăng trên các tờ báo của học sinh sinh viên tranh đấu và nổi tiếng nhất là bài thơ “Đứa bé và ổ bánh mì” thường được in lại nhiều lần trong các tuyển thi ca của phong trào đô thị .

Bài thơ này với giọng thơ cay đắng chua xót , xót xa,mỉa mai về một lối học vẹt ,tố cáo sự bất công của xã hội đối với trẻ em nghèo và nêu thực trạng của một đất nước bị chiến tranh tàn phá.

Sau 1975, ông làm thơ ít đi mà chuyên viết về tạp bút có hơi hướng chính luận , báo chí trong hai tập “Con mắt dọc đường” ( Nxb Trẻ,2008)và “Vẩn vơ nơi ga xép “ (Nxb Trẻ 2018)nêu lên nhiều vấn đề xã hội văn hoá mang tính thời sự và có giọng tranh luận, hoặc khơi gợi được nhiều sự suy nghĩ của độc giả.

Tuy vậy, thơ ca gắn bó suốt đời của ông . Nó nói lên nỗi lòng của ông , tâm sự về những trăn trở, thao thức của tâm hồn ông về nhiều mặt của đời sống riêng cũng như đời sống xã hội bề bộn, ngổn ngang chung.

Nhiều bài thơ của ông đã đăng trên các trang văn nghệ của các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và sau này ông gởi đăng nhiều chùm thơ có chất lượng nghệ thuật tới các tạp chí văn nghệ có uy tín như Tạp Chí Sông Hương, Tạp chí Thơ của Hội Nhà Văn.

Những bài thơ này được ông gom lại trong tập thơ “Ngồi thấy xa xăm và các bài thơ khác” ( Nxb Hội Nhà Văn, 2016 )( NTXX)

2- “NGỒI THẤY XA XĂM VÀ CÁC BÀI THƠ KHÁC”: TẬP THƠ KẾT TINH MỘT ĐỜI NGƯỜI LÀM THƠ

Tập thơ NTXX này là kết tinh của một đời làm thơ của Nguyễn Công Thắng, nó được chọn lọc và tinh tuyển để không có bài nào dở hoặc trung bình. Chỉ vọn vẹn có 29 bài, nhưng tập thơ “Ngồi thấy xa xăm và các bài thơ khác” lại thể hiện một thế giới thơ độc đáo với một bút pháp riêng , điêu luyện trong cách sử dụng và vận hành ngôn từ một cách ma mị trong một thứ nhạc điệu riêng của tâm hồn ,gây được xao xuyến trong lòng người đọc.

Có thể nói thế giới thơ của ông gắn liền với tâm thức thơ đầy nỗi niềm tâm sự của kẻ bị lưu đày ở thế gian, lưu lạc phương xa mưu sinh trong một nghịch cảnh xã hội nhiều biến động. Tâm thức thơ này bị đẩy đưa vào một cõi nhân gian đầy bất trắc phấp phỏng ,và trong cõi người ta này, nhiều ảo tưởng thời thanh xuân của ông bị vỡ tan .

Cho nên tập thơ này của ông , thơ của một người đã già , đã gần đất xa trời, cuối đời ngồi chiêm nghiệm hồi nhớ lại những quãng đời mình đã sống, đã thở , đã mơ , ngay cả một thời trẻ dại xa lắc .

3- VỀ HÌNH THỨC VÀ CÁC THỂ THƠ ĐƯỢC SỬ DỤNG

Về hình thức thơ, Nguyễn Công Thắng sử dụng nhuần nhị và tài hoa các thể thơ cố định 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, thơ lục bát, ( trong đó hai thể thơ lục bát và thơ năm chữ được ông hay dùng). Nhưng điểm nổi bật nhất là ông thích sử dụng thể thơ tự do và chính thể thơ này cái tôi trữ tình chiêm nghiệm của ông tung hoành thoải mái và thể hiện được nhiều nỗi lòng của ông nhất và chính các bài thơ thuộc thể này có đóng góp mang tính cách tân so với các thể thơ cố định.

Về cấu trúc các thể thơ trong tập NTXX ,ta có thể nhận thấy qua thống kê như sau :

-Thơ bốn chữ (1 bài , “Nhiều khi thấy núi”)

-Thơ sáu chữ ( 3 bài,”Mùa thu chết- giã biệt”, “ Về với biển”, “ Từ biệt “)

-Thơ bảy chữ (1 bài,”Đêm nghe sông chảy”)

-Thơ lục bát (5 bài, “ Một mai én nhỏ”, “Đồi núi ngập ngừng”,”Bởi vì”,”Một mình”, “Điệp khúc ru người “)

-Thơ năm chữ (10 bài,” Nhủ thầm trên bước chân”,”Hoa quỳ dại ở Đơn Dương”,” của Tiếng vỗ một bàn tay”,”Chờ em chiều cuối năm” …) đặc biệt trong đó là chùm thơ ngắn 5 chữ “Ngày tháng Huế”( “Cổ thành”,”Bên sông”,Đường áo trắng”, “Hương oanh trảo”, “Trên đồi”, “Mưa qua cầu”)

-Thơ tự do (13 bài, mỗi bài thường hai ba trang, như các bài: “Ban mai thong thả, “Tình khúc “,Người chơi kèn Sa Xô và cơn sốt đen”, “Ngồi thấy xa xăm “, “Blues mưa”,Trò chuyện với đại bàng con”,”Lệ đỏ”,”Bài hành cuối năm Tuất”,”Em và hoa trái”, “Có một ngày vui như thế “, “Khúc nguyện cầu-hạn mặn”,”Xin lỗi,hoa dại”,”Cà phê đen mùa đông”…)

Ngoài ra, có thể nói, thủ pháp sử dụng các điệp ngữ , điệp câu và từ láy tạo nên một điểm nhấn của tính nhạc đặc biệt trong thế giới thơ Nguyễn Công Thắng

4- “CỦA TIN CÒN MỘT CHÚT NÀY…”

Mở đầu tập thơ NTXX là một bài thơ lục bát ngắn 6 câu , “ Một mai én nhỏ “,nhưng là một lời tâm sự đầy tiên cảm về lẽ mất-còn, sự có-không của cuộc đời và thế gian. Nhà thơ tự ví linh hồn mình mình như một cánh én nhỏ trong mùa xuân rộng lớn cuộc đời, một ngày nào đó ,én sẽ lìa đường bay để đến với cõi vĩnh hằng vô tận và tập thơ như một lời chiêu hồn , gọi hồn :

“một mai lạc phố quên đường ,theo con én nhỏ tìm phương mà về,một mai rồi một mai kia,thôi con én nhỏ đã lìa đường bay,

một mai rồi một mai này,tìm con én nhỏ giữa ngày mộng du”

Đây là một bài thơ đầy triết lý chiêm nghiệm mang tính bản thể,nó như được phóng vọt từ cõi vô thức thẳm sâu của cái tôi trữ tình nhà thơ . Với cách sử dụng điệp ngữ thời gian phiếm chỉ một mai ( 6 lần) , biểu tượng chim én ( 3 lần), quên (2 lần), tìm (2 lần), thời gian phiếm chỉ đối lập “rày”, “kia”, phối hợp giữa lạc (phố), quên ( đường) , tìm phương, tìm quên và “cõi mộng du” ,bài thơ dù chỉ 6 câu đã mở ra nhiều cách đọc, và trở nên lung linh đa nghĩa . Tính đa nghĩa cũng là bản chất thế giới thơ của thi sĩ này.

Kết thúc tập thơ cũng là một bài thơ lục bát “ Điệp khúc ru người” đầy nỗi niềm tâm sự mang âm hưởng ca từ của Trịnh Công Sơn và thơ lục bát của tập Lửa Thiêng ( Huy Cận)

“ ru người lạc mấy tao nôi,bơ vơ câu hát, bồi hồi nhịp đưa, ru người phiêu bạt cuối mùa,về nghe lá đổ vườn xưa ngập lòng,ru người qua cuộc bão giông ,còn đây vạt nắng ươm hồng ngày mai, ru người thao thức đêm dài,dịu dàng mưa nhỏ rơi ngoài mái hiên, ru người mắt đẫm lệ phiền,nhân gian thôi cũng một miền xót thương”

Sáu điệp khúc ru người cũng là sáu điệp khúc nhà thơ ru mình qua cuộc bão giông và phiêu bạt thế gian để đọng lại hình ảnh của cái tôi thẳm sâu của nhà thơ “mắt đẫm lệ phiền” và “xót thương cho cõi nhân gian” đã từ biệt, khép lại hồn một tập thơ .

Thơ đối với thi sĩ là thế giới còn lại lắng đọng trong tâm thức để :

“ tôi còn ngồi giữa cỏ cây, vu vơ hát tặng tháng ngày đảo điên(…) ,tôi còn ru mãi tình thơ, dù thời xanh chỉ một thời thoáng qua(…)bỏ quên ngày tháng phiêu bồng, tôi còn ở lại giữa miền nhân gian” ( bài lục bát “bởi vì”)

Đôi khi,nhà thơ đã dự cảm: “về trong bụi đỏ sương ngàn, cõi trăm năm bỗng bàng hoàng mây qua” ( bài thơ lục bát “ đồi núi ngập ngừng”)

Nguyễn Công Thắng đã từ giã cõi thế gian tháng 12 năm 2021 của năm rồi, năm năm sau khi tập thơ NTXX này được ấn hành.

Thơ lục bát của Nguyễn Công Thắng điêu luyện không kém gì thơ của Huy Cận, nhưng rõ ràng mang một dấu ấn riêng vì thế giới thơ của ông đã trải qua tâm thức hiện sinh và đã phần nào chịu ảnh hưởng của thơ lục bát của Bùi Giáng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn … một kiểu thơ lục bát về thân phận con người .

5- THƠ 5 CHỮ , 6 CHỮ , THƠ CỦA SỰ CHIÊM NGHIỆM TRONG CÕI LẶNG “BUỒN TỚI BAO GIỜ “

Thơ năm chữ cũng là kiểu thơ thi sĩ ưa thích, nó thể hiện sâu xa sự chiêm nghiệm từ một thế giới cảm xúc lắng đọng được kết tinh :

“nhè nhẹ nhè nhẹ thôi,bụi lên mờ ký ức,tiếng đàn xưa đã bặt,giữa huyên náo chợ đời(…)nhè nhẹ nhè nhẹ thôi, lá khô ngoài hiên vắng,người ngồi im với bóng, môi đau đã xa lời,nhè nhẹ bàn chân ơi “ ( bài thơ”nhủ thầm trên mỗi bước chân”)

Hoặc đầy tính triết lý chiêm nghiệm thiền , mang tính dự cảm về cái chết để lại sự lẻ loi cho người vợ yêu dấu trong bài thơ “ Tiếng vỗ một bàn tay”:

“vỗ vào đêm thinh lặng,nghe một tiếng thở dài(…) vỗ mây xa biền biệt,rớt lại tiếng hư không (…), vỗ bàn tay lẻ đôi, nghe vọng về tiếng khóc “

Các vùng đất Đơn Dương và Huế , nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng sống và sáng tác, cũng là vùng đất thẩm mỹ đối với thơ 5 chữ của Nguyễn Công Thắng, tuy nhiên ông chú ý những nét hết sức đặc biệt của các vùng đất đó. Chẳng hạn vùng Đơn Dương ông ghi lại ấn tượng cảm xúc hoa quỳ vàng:

“thoáng rồi xa xa mãi,Đơn Dương ơi Đơn Dương,rực vàng hoa quỳ dại,chiều vàng trôi trên đường(…) Đơn Dương ơi Đơn Dương, thoáng rồi xa biền biệt,trái thông rơi ngẩn ngơ,miền hoa quỳ tha thiết, để bâng khuâng bây giờ”( Hoa quỳ dại ở Đơn Dương)

Riêng Huế là nơi Nguyễn Công Thắng đã từng sống hơn mười năm , từ thời học lớp 12 C Quốc Học, cho đến 4,5 năm ở Đại Học và 4 năm dạy ở trường ĐHSP Huế, gốc gác thân sinh của Thắng cũng là người Huế gốc , vùng Kim Long, nên ngày tháng ở Huế đối với ông trở thành một ký ức thẳm sâu . Ông đã viết 6 bài thơ 5 chữ ngắn, 4 câu, mang tên chung là “Ngày Tháng Huế”, dù mỗi bài đều có nhan đề riêng. Chẳng hạn như bài “Cổ Thành” dưới đây, ông khắc họa nét nhấn “màu rêu thẩm cổ tích”và “tiếng chim rơi trong cô tịch cổ thành”:

“chiều nào như chiều xưa,rêu thẩm màu cổ tích,tiếng chim rơi cô tịch,vang động cả miền xanh”

Hoặc hình ảnh và màu sắc thật đẹp trong bài “đường áo trắng” : “đường xanh thơm lá ngọc, áo trắng về như mây,phượng đỏ

bừng nắng hạ,đường tương tư thở dài”

Mưa cũng là đặc sản Huế trong bài thơ” Mưa qua cầu”

“mưa mù sông mù phố,qua cầu lạnh bàn tay,buồn mưa không vuốt kịp ,để trôi theo sông dài”

Bài thơ 6 chữ “Về với biển” là bài thơ ghi lại quãng thời gian ông sống và dạy học ở Đại học Sư Phạm Quy Nhơn năm 1981,cũng là bài thơ khá hay ,tâm sự nỗi lòng : “từ ấy ta về ở biển, buồn vui gởi lại phố xưa,hay đâu nhiều đêm bãi vắng, sóng xô buồn tới bao giờ”

6- THƠ TỰ DO, SỰ TUNG HOÀNH NGANG DỌC THOẢI MÁI CỦA CÁI TÔI HOÀI NIỆM VÀ NHỮNG CẢM XÚC LIÊN TƯỞNG ĐỘC ĐÁO CỦA THI SĨ

Thơ tự do là thể thơ Nguyễn Công Thắng ưa thích , chiếm đến 13 bài trong tập thơ NTXX , chính tính tự do dài ngắn không đều của các câu thơ, sự dàn trải kéo dài văn bản,cho phép kết hợp tính truyện với tính thơ,ít bị vướng bận bởi vần điệu ,nên nhà thơ bày tỏ được nhiều nỗi lòng và ngỏ được cõi tâm sự .

Một phần khác,thể thơ này rất phù hợp để thể hiện thế giới hoài niệm như tên bài thơ được lấy để mang nhan đề chung của tập thơ , bài “Ngồi thấy xa xăm “ dưới đây . Bài thơ này rất dài chiếm đến 5 trang giấy và chia làm 14 khổ thơ . Có thể nói đây là bài thơ hay và để đời của Nguyễn Công Thắng, nó vừa mang tính kép: cảm xúc hoài niệm về thế giới tuổi thơ trong lúc tuổi đã xế chiều,kết hợp với tính chiêm nghiệm sâu xa về sự thật đời sống trong giọng điệu u hoài.

Thời gian nghệ thuật của bài thơ “Ngồi thấy xa xăm “được lồng ghép giữa hiên tại và quá khứ, nó lại gắn với không gian thiên nhiên qua ánh nhìn trẻ thơ. Nó cũng gắn kết với không gian xã hội với nhiều kiểu người gây ấn tượng cảm xúc mạnh trong tâm trí nhà thơ tuổi nhỏ như “ông già đẩy xe kem sống lưu lạc không vợ con”,”cô hàng xóm có giọng nói ngân nga”,”ông giáo già khuôn mặt khắc khổ”,”anh gù dở hơi nhảy lò cò mua vui””,anh nghệ sĩ ghi ta ốm o ca bài mùi mẫn”. Bên cạnh đó là thế giới người thân, với những hình ảnh “anh tôi tập hút thuốc, nhổ giò, cái mền đắp chung thiếu trước hụt sau”,”mẹ tôi ngồi dịu dàng đơm lại khuy nút áo bị đứt”,ba tôi ngồi gối đầu nặng trĩu gánh gia đình, gởi nỗi nhớ nhung trong ánh nhìn thiết tha vào đám mây trắng bay về cố xứ… Cấu trúc thời gian nghệ thuật bài thơ chia làm hai lớp : từ hiện tại trở về với quá khứ, với cái hình ảnh “tôi thấy” ( thật ra ,là tôi hồi nhớ, tôi hồi tưởng) , lặp lại trong 9 khổ thơ. Bên cạnh đó,lớp thời gian từ quá khứ trở về với hiện tại với cái nhìn và giọng điệu chua xót, thế giới trẻ thơ vỡ tan với cái chết, sự tàn lụi đau buồn với hình ảnh giờ một ông già ngồi lại lặng yên nhớ lại một quá khứ không xa,mang vẻ sầu muộn khác: cái thị xã miền Trung buồn hiu đêm vọng về tiếng súng với nỗi bơ vơ đám trẻ lớn lên thời chiến, cô gái hàng xóm đã trải đời , giờ như một bông hoa tàn rũ,chàng nghệ sĩ ốm o đã trở thành kẻ nát rượu, anh tôi đã chết trong chiến tranh, mẹ tôi cũng đã không còn để đơm trong bàn tay ấm chiếc nút áo đứt lìa…

Các đoạn lặp : ngồi lặng yên và xa xăm trải dài, phía sau đôi mắt mệt mỏi,phía sau sương khói, phía sau muộn phiền, tôi thấy..ở khổ 1 và khổ 12 tạo nên một kiểu nhạc điệu hồi tưởng rất hay . Cái thế giới trẻ thơ là một thế giới kỷ niệm dịu ngọt trong cuộc đời đôi khi cay đắng , phong ba. Ở thế giới đó, tụi dứa dại, và đám cây mắc cỡ cũng sống như con người với thủ pháp nhân hoá, ở thế giới đó ,cái tôi trữ tình như được vũ trụ hóa , tôi nhập vào gió, vào đám dứa dại, vào hoa mắc cỡ, vào lũ chuồn chuồn, vào những trái ổi non, vào lũ bong bóng mưa tung tăng ca hát trước hiên nhà và tâm hồn trẻ thơ nhà thơ cũng như xanh non cùng lũ ổi và ca hát cùng lũ bong bóng. Cái thế giới đẹp đẽ với con sông trong lành và tôi đang ngụp lặn, với cánh đồng mía Quảng Ngãi ngút ngàn, mùa ép mía cả đất trời thơm tho.

Dù tất cả thế giới thơ trẻ đó đã biến mất không tăm tích ,nhưng sâu thẳm trong tận đáy ký ức cái tôi nhà thơ,thế giới đẹp đẽ trẻ thơ đó vẫn hiện diện đâu đó trong cái bóng kỷ niệm thân yêu.

Bài thơ tự do “Người chơi kèn sa xô và cơn sốt đêm”, có cách dùng từ mới lạ như cơn sốt đêm, cơn sốt đỏ bầm, nỗi buồn và tiếng kèn khê khét , bức tường câm,đặc biệt cái tôi trữ tình của người thi sĩ nhập thân vào người nghệ sĩ, nhập thân vào ánh đèn màu, nhập vào tiếng kèn sa xô thổi thổn thức , quay cuồng trong đêm ngột ngạt tạo nên một không khí thơ mới lạ phảng phất kiểu thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền những năm 59, 60 của thế kỷ trước .

Mỗi bài thơ tự do của Nguyễn Công Thắng đều thể hiện một kiểu tâm trạng,một khoảnh khắc riêng của cái tôi trữ tình và có một giọng điệu riêng.

Chẳng hạn bài “ Ban mai thong thả” thể hiện một kiểu tâm trạng yên bình trong khoảnh khắc ban mai thong thả,ở cái tuổi đã lục tuần, uống với bạn bè một tách trà, trò chuyện trong tĩnh lặng, nói những lời nhẹ nhàng làm ấm lòng nhau , thay những lời ồn ào làm đau lòng nhau thuở trước.Đó là lúc tâm hồn đánh thức khóm tường vi để thấy vầng sáng ấm khuôn mặt và linh hồn ban mai hiển hiện trong vị hương trà thơm hương núi đồi và hương tường vi trước sân, vầng sáng ấm áp trên khuôn mặt bạn bè… Tuy vậy cái thế giới bình yên , tĩnh lặng đó rất mong manh, một lúc nữa dòng đời hối hả ùa tới, cơn gió lo âu thổi qua và tất cả biến tan. Bài thơ như là một sự kêu gọi hãy trân trọng lưu giữ khoảnh khắc bình yên hạnh phúc đáng quý trước khi nó biến mất.

Mỗi bài thơ tự do của Nguyễn Công Thắng có một cái hay riêng. Bài “Có một niềm vui như thế” ghi lại khoảnh khắc bạn bè tuổi xế , tóc chớm bạc tự bao giờ,gặp gỡ nhau bên ly bia , nhắc lại một trời kỷ niệm, thời sáng trong như lá non tươi xanh tháng Giêng,nhắc lại nỗi thiết tha kỳ vọng của năm xưa , giờ thành chuyện chắp vá không đâu của người đãng trí… Cạn ly để nhớ những người bạn đã bỏ đi, những người bạn đã mất, nhắc lại chuyện giấc mơ thanh xuân, đau xót đã chưa thành hiện thực , để chỉ cười, để chỉ thương nhau , để thấy một ngày quá vui bên nhau ngật ngưỡng nhưng vẫn thấy nhói lòng . Các điệp ngữ “thôi,cạn ly này để nhớ mình có một thời như thế”, hoặc lặp đi lặp lại câu “một ngày vui đến nhói lòng” tạo một giọng điệu xót xa khi thế giới ảo tưởng vỡ tan.

Nhiều bài thơ tự do hay như “Blues mưa”, Cà phê đêm mùa đông, “Tình khúc”, “Bài

hành năm Tuất …

Nguyễn Công Thắng cũng có những bài thơ tự do mang âm hưởng xã hội như “Khúc nguyện cầu hạn mặn”, hoặc bài mang âm hưởng giao hoà với thiên nhiên bị lãng quên trong thế giới đô thị hóa như bài “Xin lỗi ,hoa dại”, hoặc mang tính triết lý như bài “Đến và đi và…”

7-

TẠM KẾT : THỂ GIỚI THƠ NGUYỄN CÔNG THẮNG- MỘT HỒN THƠ ĐỘC ĐÁO VÀ TẠO ĐƯỢC NHỮNG DƯ BA

Có thể nói dù sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Công Thắng chỉ để lại một tập thơ mỏng , chỉ 72 trang, 29 bài , nhưng đa phần là bài đọc được, một số bài khá hay , vài bài hay . Tập thơ duy nhất NTXX của ông thể hiện được một hồn thơ độc đáo với vũ trụ hoài niệm và giọng thơ trữ tình chiêm nghiệm đa cung bậc, để lại nhiều dư ba xao xuyến trong lòng người đọc và gợi mở nhiều cảm xúc , nhiều chân lý đời sống được chiêm nghiệm sâu xa.

Xưa ,Nguyễn Công Thắng thường ao ước sự nghiệp thơ ca của mình để lại “một chút gì làm tin”

Thưa vâng ,theo tôi,thơ ông đã để lại những bài thơ gan ruột cho đời với nghệ thuật thơ điêu luyện, tài hoa!

-Bửu Nam-

Những ngày đầu Xuân Quý Mão

Có thể là hình minh họa về một hoặc nhiều người và văn bản

Tất cả cảm xúc:

5252

Read Full Post »

Nguyễn Thanh Quang

.

​Tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ ở Việt Nam từ khi khởi thảo đến khi hoàn tất khoảng hai thế kỷ. Dựa vào những tư liệu hiện có, người ta đã chia ra làm bốn thời kỳ: thời kỳ phôi thai, thời kỳ hình thành, thời kỳ phát triển và thời kỳ hoàn tất. Bình Định, vinh dự là vùng đất phôi thai, sáng tạo chữ Quốc ngữ (TK XVII), truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ (TK XIX-XX), nơi “dòng sông chữ Việt” không ngừng chảy.

​Chữ Quốc ngữ ra đời từ các giáo sĩ dòng Tên trong thế giới nhà thờ Công giáo, thâm nhập vào cuộc sống, xã hội như một đột phá, một cách mạng về chữ viết, được hoàn thiện dần và trở thành chữ viết Quốc gia, vai trò quyết định là những trí thức Việt Nam, những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, các cộng đồng cư dân, là Nhà nước Việt Nam độc lập. Chữ Quốc ngữ có tác động toàn diện và rất mạnh đến sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

Từ Cư sở Nước Mặn

​Trong địa hạt tôn giáo, các miền truyền giáo tại Việt Nam được các thừa sai dòng Tên ở Macao thuộc tỉnh dòng Nhật Bản thành lập, ở Đàng Trong vào năm 1615 [1] và ở Đàng Ngoài vào năm 1627 [2].

​Đầu thế kỷ XVII, Xứ Quảng là một miền đất chung bao gồm cả Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, được coi là nơi mở đầu trang sử khai đạo chính thức ở Việt Nam. Do vậy, các học giả nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ thường cũng tính thời điểm khởi nguyên công việc sáng chế loại chữ mới này ở Việt Nam mà cụ thể là ở Đàng Trong, ở Xứ Quảng vào năm 1615, khi các nhà truyền giáo dòng Tên mở đạo ở Việt Nam và hoạt động của họ được ghi lại trong các tài liệu lưu trữ khá đầy đủ. Tuy nhiên, xét riêng về phương diện lịch sử chữ Quốc ngữ, thời điểm quan trọng nhất phải là khi thiết lập cư sở Nước Mặn, thuộc phủ Qui Nhơn (ngày nay thuộc xã Phước Quang, Tuy Phước, Bình Định) vào năm 1618.

Những bản dịch các văn bản Ki-tô giáo đầu tiên ra tiếng Việt có từ năm 1618 tại cư sở Nước Mặn. Tại đây, linh mục Bề Trên Buzomi cùng Pina và Borri nhờ đến sự giúp đỡ rất hữu hiệu của một văn nhân Việt Nam trẻ tuổi uyên bác về chữ Hán có tên rửa tội là Phê-rô. Bản phúc trình của cư sở ghi: “Người ấy (một nhân sĩ thân quen với đoàn truyền giáo) có một người con trai mười sáu tuổi, là thanh niên lanh lợi và thông minh nhất trong vùng; anh này lại viết chữ Hán rất đẹp, được dân chúng hâm mộ vô cùng… Anh tên thánh rửa tội là Phê-rô, nhờ có tài hay chữ nên giúp linh mục rất nhiều trong việc dịch kinh Pater noster, Ave Maria, Credo và Mười Điều Răn ra tiếng địa phương…”[3].

​Trong bức thư đề ngày 17.12.1621 Gaspar Luiz chép: “Cuốn giáo lý mà người ta đã biên soạn bằng tiếng Đàng Trong, giúp ích rất nhiều, vì không những trẻ em học thuộc lòng sách đó, mà người lớn cũng học…” [4]. Theo linh mục Léopold Cadière, quyển sách giáo lý nầy được sáng tác bằng ngôn ngữ Đàng Trong [chữ Nôm]…. Ban đầu tiếng Việt được phiên âm bằng mẫu tự châu Âu để cho các thừa sai tiện dùng kèm với chữ Nôm người Việt sử dụng, dần dần bản phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự châu Âu trở thành hình thái đầu tiên ghi âm Latin hóa ngôn ngữ Việt Nam, một hình thái chữ Quốc ngữ “tiền Đắc Lộ”. Chúng ta có được một số chứng từ về những hình thái đầu tiên của việc Latin hóa trong Bản tường trình của linh mục Borri [5].

Tập sách “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong” là những ghi chép của linh mục Christoforo Borri, xuất bản bằng tiếng Ý lần đầu tiên năm 1631, chữ Quốc ngữ Borri đã sử dụng trong đó là chữ Latin hoá được ông ghi chép khi ông ở Nước Mặn với hai linh mục Buzomi và Pina từ năm 1618 đến 1621. Theo tác giả Hoàng Xuân Việt: “Ông Thanh Lãng đã đếm được trong bản dịch của Bonifacy có đến 94 từ Quốc ngữ, và trong một tài liệu viết tay, ông viết: “Có rất nhiều chữ mang hình thức hệt như ngày nay. Thí dụ: tui, biết, Macao, mọi, càn.v.v…”” [6].

​Hội An là điểm xuất phát truyền giáo buổi đầu, lập giáo đoàn tại Nước Mặn – cư sở truyền giáo tiên khởi do các linh mục Buzomi, Pina, Borri đảm nhiệm, các giáo sĩ đã đi tiên phong trong việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Poulo Cambi/Qui Nhơn là nơi phôi thai chữ Quốc ngữ – chữ Quốc ngữ “tiền Đắc Lộ”.

Đến Nhà in Làng Sông

Ba nhà in sách Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam: Nhà in Nhà Chung (Sài Gòn) của giáo phận Tây Đàng Trong, Nhà in Làng Sông (Qui Nhơn) của giáo phận Đông Đàng Trong và Nhà in Kẻ Vĩnh (Hà Nội) của giáo phận Tây Đàng Ngoài.

Báo cáo tình hình giáo phận Đông Đàng Trong năm 1872, viết năm 1873 của Giám mục Charbonnier, có ghi: giáo phận có 3 nhà thuốc và 1 nhà in [7]. Báo cáo hiện tình giáo phận Đông Đàng Trong năm 1885 của Giám mục Van Camelbeck Hân, về thiệt hại nhân sự và cơ sở vật chất do Văn Thân như sau: “cơ sở vật chất bị phá hủy 17 cô nhi viện, 10 phước viện, 4 nông trại, 2 tiểu chủng viện, 2 nhà phát thuốc, 1 nhà in,…” [8].

Căn cứ các báo cáo này, nhà in Làng Sông của giáo phận Đông Đàng Trong có trước thời điểm năm 1872, bị phá hỏng năm 1885. Có thể nhà in Làng Sông được xây dựng cùng thời với nhà in Nhà Chung của giáo phận Tây Đàng Trong (1867) [9] và nhà in của giáo phận Tây Đàng Ngoài [10]. Ấn phẩm của Mémorial Làng Sông/Qui Nhơn ra số cuối cùng tháng 12.1953.

Một trang Mémorial thống kê sách đã in của nhà in Làng Sông năm 1910 có 36 đầu sách, trong đó 25 đầu sách chữ Quốc ngữ, số còn lại là tiếng Pháp. Chia thành 4 nội dung: Sách trường học, sách giáo lý, sách cầu nguyện – đạo đức và các sách khác. Sách học được xếp mục đầu tiên với những loại sách như: Phép đánh vần (tái bản lần thứ 5), Con nít học nói (tái bản lần thứ 3), Ấu học (tái bản lần thứ 3), Trung học, Địa dư Sơ lược. Bản kê có ghi giá tiền từng đầu sách.

Trong năm 1922, nhà in Làng Sông đã in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, riêng Báo Lời thăm mỗi tháng hai số, mỗi số ra 1.500 bản và phát hành cả Đông Dương. Tổng cộng ấn phẩm của nhà in Làng Sông/Qui Nhơn trong năm lên đến 63.185 ấn phẩm với 3.407.000 trang in [11].

Đáng chú ý, nhà in Làng Sông đã in nhiều loại sách của các cây bút Quốc ngữ nổi tiếng ở Nam Bộ lúc bấy giờ như: Chuyện đời xưa (tái bản lần thứ 2) của Trương Vĩnh Ký; Chuyện giải buồn (2 tập) của Pierre Lục; 30 đầu sách của Lê Văn Đức gồm nhiều thể loại: Tây hành lược Ký, Đi bắt ăn cướp (tuồng), Tìm của báu (tiểu thuyết), Chúa Hài Nhi ở thành Nadarét (kịch), Du lịch Xiêm….

Nhà in Làng Sông (Qui Nhơn) cùng với Nhà in Nhà Chung (Sài Gòn), và Nhà in Kẻ Vĩnh (Hà Nội), là ba cơ sở in sách Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển, truyền bá chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ nửa sau thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.

Hệ thống Trường Quốc ngữ Đông Đàng Trong

Việc chữ Hán bị bãi bỏ trong kỳ thi cử năm 1915 ở Bắc kỳ và chấm dứt trên cả nước năm 1919 ở Trung kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chữ Quốc ngữ đi vào trường học. Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương – Albert Sarraut ký Quyết định thành lập Bộ Học chính tổng quy (Règlement général de s’Instruction publique). Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương – Merlin ký Quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy 3 năm đầu cấp tiểu học.

Dưới thời Pháp thuộc (1924-1945), ở tỉnh lỵ và vài huyện lớn có trường Tiểu học, các tỉnh lớn có trường Sơ học hay Tiểu học dành riêng cho nữ sinh. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 2-4 trường Tiểu học, mỗi trường có từ 100 đến vài trăm học sinh. Các thành phố lớn có trường Cao đẳng tiểu học, như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn (Bắc kỳ); Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Qui Nhơn (Trung kỳ); Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ (Nam kỳ).

Ở Trung kỳ có 3 trường thi Hương ở: Huế, Vinh và Bình Định, khi đặt ách đô hộ, thực dân Pháp cũng mở tại nơi này 3 trường công lập đầu tiên gọi là trường Collège. Trước năm 1920, Qui Nhơn có trường Pháp – Việt (Ecole Franco Annamite) từ lớp 5 (Cours enfantin) trở lên. Niên khóa 1921-1922, mở thêm lớp Đệ nhất niên (Cour Première année), đổi tên là Ecole plein exercice de Qui Nhơn, bắt đầu có hệ cao đẳng Tiểu học (Primaire supérieur). Sau đó, lấy tên trường Collège de Qui Nhơn, có 10 lớp cho 10 cấp học, dạy bằng tiếng Pháp, trừ môn Hán văn và Quốc văn. Trường Collège de Qui Nhơn thu nhận sĩ tử của 9 tỉnh Trung kỳ, từ Quảng Nam đến Bình Thuận và Tây Nguyên. Số thí sinh dự thi vào lớp Đệ nhất niên có đến hơn 1.000 người, nhưng trúng tuyển chỉ 50 thí sinh, trong đó có 5 thí sinh người dân tộc.

Từ năm 1910 – 1930, giáo dục Quốc ngữ được hình thành có tính chất hệ thống. Ngoài hệ thống trường công lập, còn có hệ thống trường do Giáo hội Công giáo xây dựng. Tờ Mémorial de Qui Nhơn tháng 5 năm 1924 có in bức “Thơ chung về sự thành lập trường Quấc ngữ” của Giám mục Đamianô [12]. Ngoài ra, để đôn đốc các linh mục quản xứ, Giám mục Đamianô cũng đã có “Lời riêng cùng các Cha” [13].

Theo thống kê trong Mémorial de Qui Nhơn tháng 2 năm 1927, Địa phận Đông Đàng Trong có tất cả 57 trường. Trong đó, Hội An 1 trường, Quảng Nam 4 trường, Tam Kỳ 3 trường, Bồng Sơn 8 trường, Tây Bình Định 8 trường, Đông Bình Định 15 trường, Phú Yên 2 trường, Khánh Hòa 8 trường, Phan Rang 4 trường; Bình Định, chiếm hơn một nửa số lượng trường cả địa phận: 31/57 trường. Thống kê trong Mémorial de Qui Nhơn tháng 5 năm 1928, Địa phận có 1.576 học sinh, trong đó Bình Định có 939 học sinh, chiếm gần 2/3 học sinh toàn địa phận; bình quân 30 học sinh/trường, riêng trường Gagelin, Kim Châu, Bình Định số lượng học sinh đông gấp 6 lần bình quân: 182 học sinh.

Và “Trường Thơ Loạn”

​Văn học nghệ thuật đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá và phát triển chữ Quốc ngữ. Tiêu biểu như: Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tự Lực Văn Đoàn, phong trào Thơ mới,…

​Phong trào thơ mới chỉ hình thành hơn mười năm (1930-1945), nhưng đã khép lại dòng văn học quy phạm, chuẩn mực. Với sự bùng nổ của ngôn từ đã đem đến một thi pháp mới, đưa thơ Việt Nam vào quỹ đạo của văn học thế giới. Nếu nói thơ mới mở ra một cuộc cách mạng trong thi ca, thì có thể xem “Trường Thơ Loạn” là hiện tượng độc đáo và bí ẩn nhất của phong trào thơ mới. Khởi nguồn của trường thơ này chính là nhóm thơ Bình Định: Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn, Chế Lan Viên (Long, Lân, Qui, Phụng). Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng dòng thơ ấy đã băng qua bầu trời thi ca Việt Nam như vầng sáng, vừa rực rỡ vừa kinh dị, báo hiệu sự phát triển và phá cách của thơ hiện đại [14].

Cùng với nền giáo dục Quốc ngữ, một hệ trí thức mới được sản sinh, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chấn hưng văn hóa dân tộc. Kể từ sau năm 1945, chữ Quốc ngữ đã trở nên không thể thay thế trong công cuộc truyền bá, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa lại địa vị ngôn ngữ chính thức của Quốc gia cho tiếng Việt – chữ Quốc ngữ. Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam. Và Qui Nhơn/Bình Định – nơi “dòng sông chữ Việt” chảy xuyên suốt từ lúc phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII đến giai đoạn truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

​NTQ

CHÚ THÍCH:

[1] Nicola da Costa “Annua do Collegio de Macao desde Janeiro de 615 ate o outro de 616”, đề ngày 17.01.1616 tại Macao (ARSI, JAP-SIN, Vol.114, trang 1-9).

[2] Alexandre de Rhodes, Divers Voyages et Mission, Cramoisy 1653, trang 91.

[3] Báo cáo năm 1618 của Francesco Eugenio đề ngày 21.01.1619 tại Macao trong Lettere Annue Del Japonne, China, Goa, et Ethiopia, Lazaro Scoriggio, Napoli 1621, trang 400-401.

[4] BAVH, Juillet-Déc. 1931, Lettre du Père Gaspar Luis sur la Concincina, trang 127-128.

[5] BAVH, Juillet-Déc. 1931, trang 420.

[6] Hoàng Xuân Việt, Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, tr. 125.

[7] AMEP. Donatien Éveillard (1835-1883) Fiche Individuelle, la fiche biographique, Numéro: 795.

[8] AMEP. Rapport des Évêques, Rapport n0 41, Mgr Charbonnier, Cochinchine Orientale, 1873.

[9] AMEP. Rapport n0 8, Mgr Isidore Comlombert, Cochinchine Occidentale, le 15 Octobre 1893.

[10] Giám mục Puginier. Báo cáo địa phận Tây Đàng ngoài năm 1873 có một nhà in thạch bản và hai nhà in typô (Kẻ Vĩnh, Kẻ Sở).

[11] AMEP. Rapport des Évêques, Rapport n0 553. MGR. Gallioz, Chapitre VI, Groupe des Missions de Cochinchine et du Cambodge .

[12] Xem Mission de Quinhon, Mémorial de Quinhon 1924, Imp. Làng Sông 1924, tr. 67.

[13] Xem Mission de Quinhon, Sđd, tr. 24-69.

[14] Võ Như Ngọc, Trường Thơ Loạn – Thi pháp tượng trưng đa ký hiệu, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020, tr. 20.

Read Full Post »

.

  • THƠ VŨ HỮU ĐỊNH
  • Còn Một Chút Gì Để Nhớ 
  • phố núi cao phố núi đầy sương
  • phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
  • anh khách lạ đi lên đi xuống
  • may mà có em đời dễ thương
  •  phố núi cao phố núi gần
  • phố xá không xa, phố tình thân
  • đi phút chốc về cũ địa điểm
  • một buổi chiều nào lòng bâng khuâng 
  • em Pleiku má đỏ hồng
  • ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
  • nên mắt em ướt và tóc em ướt
  • da em mềm như mây chiều trong
  •  xin cảm ơn thành phố có em
  • xin cảm ơn một mái tóc mềm
  • mai xa lắc biên giới
  • còn một chút gì để nhớ để quên
  • VHĐ***
  • Trần Dzạ Lữ
  • Một buổi chiều của năm 1969, tôi đang lang thang trên đường Triệu Nữ Vương, Đà Nẵng-bất ngờ có hai bóng lưng. error, you must be Tran Dzạ Lữ? “Tôi hơi ái ngại, không trả lời mà chỉ cười, người thứ hai tiếp bạn” Có đúng anh không? ” Tôi đành trả lời: ”Vâng, tôi là Lữ đây, có chuyện gì không vậy?” Người mập, lùn nhanh nhẹn: “Nghe danh anh lâu rồi, nay mới gặp.Thôi vô đây” Anh ta kéo tôi vào một quán bên đường. Anh tự giới thiệu mình là Trung (làm thơ) và người của anh là Trần Quang Lộc (nhạc sĩ). Chiều Định Mệnh hay Nghi Ngẫu? Tôi không biết .Nhưng từ đó tôi, Trung và Lộc đã thành bạn. Từ đó Trung hay rủ tôi về nhà ngủ để trao đổi chuyện văn chương.Nhà Trung nghèo, vậy mà chị Kim Vân luôn vui vẻ (Vợ Trung, lo nuôi chồng nuôi con, còn tiếp bạn bè của chồng mà không hề hé ra một lời thở phào nhẹ nhõm, hồi đó Trung binh yêu thích) Trong những người chơi, bạn bè như thế, Trung đưa ra đọc rất nhiều bài thơ anh làm.Còn Một Chút Để Nhớ , bài thơ giàu nhạc tính và là bài viết về Pleiku rất hay.Tôi hỏi Trung “Anh ấy đã sống trên đó rồi à?” Trung nói: ”Thời gian bắt đầu dịch lên đó và phải về” Đúng vậy, có cuộc sống ở đó anh mới tái hiện được một Pleiku trong thơ như thế.Cũng qua trao đổi về thơ nhạc, Trung và tôi đều mê nhạc sĩ Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.Một người trung niên là “phù thủy“ âm nhạc và một người trẻ tuổi tài hoa.Tôi nói với Trung “Người nhạc sĩ trẻ có lời hay hơn cả thơ” Trung đồng tình và bảo ” Anh ấy là người Huế đó ”Tôi nói” Ước gì bọn mình gặp hai nhạc sĩ “Trung tươi cười:” Phải gặp mới ”.Tôi cũng động viên Trung nên gửi thơ đăng. Đăng báo cho người ta mới biết mình, chứ làm để đọc thì uổng.Thời gian này, bọn tôi còn chơi thân với Đoàn Huy Giao, Đynh Trầm Ca, Hồ Đắc Ngọc. 
  • Một năm sau (1970) Trung có thơ đăng trên tạp chí ở Sài Gòn với bút danh Vũ Hữu Định .  được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và bài hát được phổ biến rộng rãi.Cũng từ năm 1970 đến năm 1973, Vũ Hữu Định xê dịch rất nhiều, Định đi giang hồ với cái túi xách trên tay, không tiền bạc, không một tấm giấy tờ tùy thân. Nhà trọ Ngô Nguyên Nghiễm bên cầu Chữ Y và có lần phiêu lưu ký về Đồng Tháp với Hạc Thành Hoa hơn tháng, lại có những lần Định cư lâu nhất ở Đại Ninh với Nguyễn Đình Dzu… Định mải miết phiêu bồng với chị Kim Vân. sinh con cũng không quay về.Tội nghiệp chị một mình lo toan tất cả .Những năm này, tôi còn ở Đà Nẵng, thường xuyên thăm chị và các cháu.Nhưng giữa năm 1973, tôi quay lại “Hành Phương Nam” và cuối cùng năm 1973 Định lại về đà nẵng.Vậy là,at that Định chỉ còn Đoàn Huy Giao, Nguyễn Tịnh Đông và Đynh Trầm Ca, Nguyễn Đông Giang, Tô Như Châu để giao tình lúc uống rượu, ngâm thơ .. 
  •   Sau năm 1975, tôi gửi vợ về cuộc sống ở Huế. Đây là chuyện cơm áo trên hết nên tôi gác chuyện văn chương, những người bạn, tuy nhiên bạn biết đến Định sống ở Đà Nẵng.  Như vậy, năm 1976, Vũ Hữu Định và Đoàn Huy Giao trở lại tìm về Huế thăm tôi khi nghe tin tôi sống những ngày dài ở đó, làm nông dân mà thiếu gạo.Tôi thật bất ngờ và cảm động không biết bằng cách nào mà hai bạn mang về cho tôi 20 ký gạo-lúc ngăn sông cấm chợ? Định và Giao lại một ngày, một đêm trở lại Đà Nẵng. Cuối năm 1977, tôi bỏ Huế vào lại Sàigòn, tiếp tục cuộc ”bỏ cuộc sinh nhai” Thời gian này, nghe Định làm nhân viên ngành điện. Tuy nhiên, con người vẫn mê thơ, rượu, mê đi giang hồ… Định nói với bạn bè là thèm khát những chuyến đi như xưa.  
  •    Đã qua năm 1981, nghe tin Định chết trong đêm 16 tháng giêng năm Tân Dậu (1981) bên bờ sông Hàn sau bữa nhậu với bạn bè. Tôi bàng hoàng, sốt sắng vì không bao giờ nghĩ rằng sẽ chết sớm vậy .. Định chết thật sao? giữa lúc còn biết bao bão, dự phóng trong đời chưa thực hiện. Định chết ở tuổi ”bất hoặc” đầy tiếc nuối. Anh ra đi để lại 1 vợ và 5 con .Thương Định tôi lại càng thương chị Kim Vân hơn. Những người đàn bà sống với nhà thơ đúng là những người vĩ đại bởi họ chịu đựng thiệt hại.Tôi ngậm ngùi và bất giác làm mấy câu thơ:    Những người vợ có chồng làm thơLà hoàng hôn tím chờ đợiNgười đi xa như mộngCòn lại hoài trong gío mưa…    
  • Không bao lâu sau ngày Định chết, Lữ Thượng Thọ từ Đà Nẵng vào thành phố tìm tôi và đưa hai bài thơ của Định.Một bài Thơ Năm Bốn Mươi như một bài kiểm tra đời mình và một bài Tết Nhớ Thằng Bạn Xa Quê , làm cho tôi. Đó là cuối cùng của Vũ Hữu Định. Đọc hai bài thơ lòng tôi rưng rưng. Định trước vẫn là người sống hết mình vì rượu, thơ và bè bạn.Sau Lữ Thượng Thọ là Trần Từ Duy.Duy từ Đà Nẵng vào Sài Gòn lập nghiệp.Duy lại về cái chết và đám tang Định ở Đà Nẵng. rất đông bạn bè theo đuổi anh đi vào thiên thu… Từ đó, năm nào đến ngày Vũ Hữu Định, Duy cũng tổ chức ở nhà riêng và mời tôi làm ”chủ lễ“ Duy rất thương mến định vì cái chân tình của tôi. làm sao trong tập thơ cho Vũ Hữu Định. Điều này, tôi cũng đã nghĩ từ lâu, nhưng không được phép hoàn thành. Mãi đến giữa năm 1995. Duy quyết định vận hành bạn bè. Cho phép chị Vân, xin giấy phép nhà xuất bản và vận chuyển bạn bè, anh em đóng tiền để trong tập thơ đầu tay cho một người tài hoa đã cố gắng. Bây giờ thì tập thơ Còn Một Chút Còn Nhớ của Vũ Hữu Định đã ra mắt bạn đọc.Tập thơ trong đẹp và sang trọng gồm 45 bài (trong số mấy mươi bài Vũ Hữu Định đã làm, được Nguyễn Tịnh Đông từ Đà Nẵng mang vào) .Ngoài bài Còn Một Chút Còn Nhớ , tôi vẫn còn, là gía như tìm được những bài hay của Định để đưa vào tập như Bài Hay. Bài này có 2 câu tôi rất thích: Giang hồ đâu có ai phong ấnMeta think from quan trở lại quê…Hay bài Cảm ơn Người vợ khổ có 4 câu cảm động:Pass nào em sinh nởAnh also on xaThis time em sinh nởAnh cũng không có nhà…       Bài thơ còn nhiều khổ nữa nhưng tôi không nhớ hết, chỉ nhớ là đọc trên tạp chí Bách Khoa năm 72,73 gì đó.Bài thơ Định làm vợ- chị Kim Vân, người vợ khổ để định đi rong rêu với bạn .Hoặc một bài thơ 8 chữ định làm lúc tạm dừng cuộc phiêu lưu có hình tượng rất độc đáo: Như con đo sâu, đo đoạn đời buồn…          
  •  Định làm những bài thơ lạ hơn, nhưng anh cũng như tôi thường làm thơ xong rồi không lưu bản thảo vì vậy nhiều bài thơ bị thất lạc . bạn bè hoặc gia đình sẽ bổ sung.   Cùng với việc phát hành tập thơ, Trần Từ Duy và Vân Khanh đã tổ chức một đêm thơ Vũ Hữu Định tại Nhà Văn Hóa Phú Nhuận.Đêm thơ rất đông bạn bè và toàn bộ không khí thân tình, dễ thương.     Số tiền tổ chức đêm thơ và số tiền bán tập thơ Còn lại Một chút Để Nhớ của Định, Trần Từ Duy mang ra Đà Nẵng trao cho chị Kim Vân (Trần Từ Duy còn định tổ chức một đêm thơ ở ĐN). số tiền trên dự kiến ​​sẽ xây dựng lại mộ Vũ Hữu Định. Tôi chắc chắn rằng chị Vân sẽ vui lòng và định cư ở nơi vĩnh hằng cũng sẽ thấy cười vì Duy và anh em bằng chủ đã Cảm ơn Người vợ đau khổ   lần thứ hai thay thế cho Định .     
  •      Trên đây là những kỷ niệm nhỏ của người viết đối với tác giả Còn lại Một Chút Gì Để Nhớ về tập thơ đầu tay được ấn hành. Tôi chắc chắn rằng trong những năm tháng còn lại ở trần gian với thơ, rượu, đi giang hồ khắp nơi và bạn khắp nơi còn nhiều điều kiện để nhớ hơn.Trần Dzạ Lữ(Tp. Hồ Chí Minh, đêm mưa 15.7.1996)(*) Nhân gian tập thơ Còn Một Chút Còn Nhớ của VHĐ được ấn hành.NXB Trẻ 1996. Nguồn: Bài viết của TDL đăng trên Đặc Tuyển THỜI VĂN số 13 và 14 -1996) .Bản của tác giả.***Viết thêm lời : Vũ Hữu Định mất đi nhưng thơ anh vẫn sống mãi trong lòng người đọc-nhất là bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ được nhạc sĩ Phạm Duy bay cao, qua các bài truyền cảm của ca sĩ hải ngoại cũng như trong nướcVũ Hữu Định không còn ở trần gian này nhưng con cái anh trưởng thành và làm ăn phát đạt nhờ đức hy sinh của mẹ là chị Kim Vân.Tôi mừng vì giờ đây chị Kim Vân đã già an nhàn, không còn thấy cảnh cơ cực khi chị túng quẫn để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi conNăm 2006 Trần Hoài Thư (nhà văn) định cư ở Mỹ (người giữ văn chương miền Nam) đã sưu tập và bổ sung một số bài thơ lưu lạc của Vũ Hữu Định và trong ấn thơ VHĐ giàu hơn tập thơ trong nước (Nhà Xuất BảnThư Ấn Quán- Hoa Kỳ) Điều này thêm niềm vui nữa với gia đình chị Vân, tôi và bạn của bạn Định.Bốn mươi mốt năm ngày mất, tôi thắp nén nhang lòng tưởng nhớ đến người bạn thân thiết một thời VHĐ
  • Trần Dzạ Lữ(Xuyên Mộc 2022)

Read Full Post »

..

 ĐỖ TRƯỜNG

                        HỒN VIỆT ĐÓ, TRONG TỪNG CON CHỮ ELENA PUCILLO

Thời gian gần đây, những lúc nhức mỏi, tâm trạng không được thăng bằng cho lắm, tôi thường tìm đến thơ Nguyễn Văn Gia, và đọc văn Elena Pucillo. Lời văn tự sự của chị như một liều Aspirin xoa dịu nỗi nhức nhối trong lòng người vậy. Có thể nói, Elena Pucillo là một hiện tượng đặc biệt trên diễn đàn văn chương Việt trong những năm gần đây. Sự đặc biệt ấy, không hẳn bởi tài văn, mà là sự nhào trộn, hoà tan cái văn hóa Ý- Việt vào những trang sách của chị. Đọc văn Elena Pucillo (qua bản dịch của Trương Văn Dân) nếu không biết trước, có lẽ ai cũng nghĩ, tác giả phải là người Việt. Bởi, bối cảnh, tâm lý, hồn cốt nhân vật như đã được Việt hóa hoàn toàn vậy. Có lẽ, cái món văn hóa spaghetti tan chảy vào cái văn hóa nước mắm chăng? Chẳng vậy, có lần ngồi khật khừ với Nguyễn Đức Minh ở Bischofswerda, người rất thân thiết với vợ chồng Elena Pucillo-Trương Văn Dân, chẳng biết đùa hay thật gã bảo: Làm bất cứ loại Spaghettisoßen nào (nước sốt mì Ý) Elena cũng cho nước mắm cá cơm Bình Định nguyên chất vào. Tôi không tin như vậy. Nhưng mấy năm trước Elena sang thăm tôi, bún mắm tôm cứ thấy chị đả đều đều.

Nhà văn Elena Pucillo người Italia, là tiến sĩ ngôn ngữ và văn học nước ngoài. Chị đã từng là giảng viên Đại học Milano, và Đại học âm nhạc, cũng như Đại học  khoa học xã hội, nhân văn Saigon. Nghiên cứu và tiếp xúc với văn chương từ rất sớm, nhưng Elena viết văn muộn. Và chị chỉ viết khi cảm xúc ùa đến bất chợt, buộc phải cầm bút, do vậy văn của chị rất sinh động và chắt lọc. Và nếu không có sự cổ vũ, dịch chuyển sang Việt ngữ của người chồng, nhà văn Trương Văn Dân, thì có lẽ, văn chương của Elena không được nhiều người biết đến như hiện nay. Thật vậy, những tác phẩm: Bóng của ngày, Một phút tự do, Vàng trên biển đá đen, Cùng Bay về Tâm dịch đã xuất bản, và Hạt bụi lênh đênh, cùng Nỗi đau ngọt ngào sắp xuất bản của chị đã được Trương Văn Dân dịch nguyên bản từ tiếng Ý một cách sinh động và tinh tế.

Văn chương Elena gồm hai mảng chính: Truyện ngắn, và tùy bút, tạp văn. Tự sự là nghệ thuật xuyên suốt những trang viết của Elena. Và khi đi sâu vào đọc, ta có thể thấy, Elena là một nhà văn có tài khám phá, miêu tả diễn biến nội tâm, hay mượn cảnh vật thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng nhân vật. Nếu được phép tuyển chọn, với tôi Vàng Trên Biển Đá Đen là tập truyện hay và tiêu biểu nhất về nội dung, cũng như thi pháp (hình thức nghệ thuật) sáng tạo này của Elena.

*Tính chân thực, với cái nhìn nhân bản.

Có thể nói, ngay từ những ngày đầu nghiên cứu ở Đại học Milano, Elena đã bén duyên với viết lách, nhưng chỉ đến khi về sống và giảng dạy ở các trường Đại học Saigon thì tài năng văn chương của chị mới được phát tiết. Có lẽ, đất và con người nơi đây đã cho chị những cảm xúc đặc biệt chăng? Có được những trang văn chân thực, làm rung động mọi tầng lớp người đọc như vậy, ngoài bút lực, ta có thể thấy,  tình yêu, tình người của Elena sâu đậm biết nhường nào. Để có được những cảm xúc ấy, Elena đã đi vào khám phá nội tâm tư tưởng, hồn vía con người nơi đây, từ đó có một sự đồng cảm sâu sắc. Và “Con chim nhỏ trong lồng” là một truyện ngắn như vậy của chị. Nhà văn đã chọc thẳng ngòi bút vào cái vô cảm, sự mâu thuẫn gia đình, xã hội mà bấy lâu nay dường như đã bị chìm lấp. Lời văn tự sự, hay là tiếng kêu bất lực vọng lên từ những mẹ, người già cô đơn, hiu quạnh trước sự thờ ơ, ghẻ lạnh của con cái, gia đình và xã hội: “Bị giam hãm giữa bốn bức tường, tôi như chết từng ngày, lặng lẽ ngồi cô đơn trên thành giường mà chẳng có căn phòng riêng nào để trú ẩn. Những tiếng động bên kia bức tường là của những người xa lạ, của những người hàng xóm không quen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của tôi.”. (Con chim nhỏ trong lồng)

Nỗi đau, sự tuyệt vọng ấy, đã đẩy người mẹ đến đường cùng, ngõ cụt. Tự kết thúc cuộc sống là lối thoát duy nhất của bà. Thân phận con người cùng tâm trạng đó đã được nhà văn Elena lồng vào sự vần vũ của đất trời, thiên nhiên. Sự miêu tả độc đáo, cùng những hình ảnh so sánh, với phép ẩn dụ này, dường như nhà văn muốn làm giảm đi nỗi đau của bi kịch đó, và bật lên tấm lòng vị tha của con người, cũng như của chính tác giả chăng? Tuy vậy, từ cái hiện thực đó ta vẫn nhận thấy cái rẻ mạt của tình người, và nhân cách. Và cái luân lý, đạo đức đã bị đảo lộn tùng phèo trong gia đình, xã hội đương thời, gây nhức nhối cho người đọc. Đoạn kết của thiên truyện: Con chim nhỏ trong lồng (dưới đây), tuy rất buồn, nhưng có lời văn nhẹ nhàng, và tuyệt đẹp. Nó không chỉ cho ta thấy rõ những điều đó, mà còn chứng minh tài năng sử dụng biện pháp tu từ của nhà văn Elena: 

“Đêm nay có một vầng trăng tuyệt đẹp trên bầu trời, chỉ có một phần rất nhỏ bị che bởi một sợi mây. Tôi bỏ khung hình vào túi áo, đó là kho tàng của tôi, và từ cửa sổ tôi nhìn xuống thành phố đang ngái ngủ. Tia mắt tôi dõi theo ánh đèn màu đỏ của một chiếc xe hơi dọc theo hàng trụ đèn đường. Yên lặng quá. Từ trên cao ánh sáng chiếu xuống mềm mại như bông làm tôi có cảm giác như mình cũng đang đứng trên một cụm mây. Chỉ vài giây thôi! Tôi nhoài người, bay qua khung cửa sổ, rơi tự do trong không khí. Trên môi tôi vẫn nở một nụ cười thật ngọt ngào, để khỏi phải hét lên, sợ làm phiền người khác”.

Từ yêu người, dẫn đến tình yêu mảnh đất nơi đây, làm cho Elena gắn bó chặt chẽ với nó. Sự đi lại tìm tòi, khám phá với cái nhìn, quan sát tỉ mỉ cùng sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc, như vốn sống để nhà văn viết nên truyện ngắn: Vàng trên biển đá đen, được in trong tập sách cùng tên. Tình tiết đơn giản, lời văn mộc mạc, song đây là một trong những truyện ngắn cảm động, và hay nhất của Elena. Gieo mầm một động từ, hay là hình ảnh, một phép tu từ so sánh: (gieo hạt, và gieo chữ) làm nên cái tứ của thiên truyện. Cái khát khao sống, buộc con người phải vượt qua khắc nghiệt của thiên nhiên. Và cái tình người (gieo chữ, bồi đắp linh hồn) ấy, nhà văn đã mở ra lối thoát cho đất và người nơi cao nguyên núi đá khô cằn:

“Một hạt giống không thể nẩy mầm nếu không có đất, và trên núi đá không phù hợp nên họ đào một cái rãnh và đem đất từ nơi khác lấp vào. Một điều đơn giản, mà từ thời nguyên thủy con người đã chiến đấu với thiên nhiên để sinh tồn. Gieo hạt để nẩy mầm! Công việc của tôi cũng vậy. Bây giờ tôi hiểu là mình cũng đang gieo hạt và tìm cách giúp các cậu học trò nảy mầm cho cuộc sống mới…” (Vàng trên biển đá đen)

Đọc Elena, ta có thể thấy tình yêu, tình người không chỉ dừng lại ở hai người mẹ Việt-Ý, mà sự ấm áp đó của nhà văn làm tan đi giá lạnh của bà cụ cô đơn, hay một bé gái bán vé số… Thật vậy, đọc: Mèo con lạc lõng, và Cho nhau một chút an lành (trong tập truyện Hạt bụi lênh đênh, sắp phát hành) rồi quay lại đọc Thư viết cho mẹ (trong tập Vàng trên biển đen, in năm 2018) tôi bị xúc động mạnh. Cảm xúc tuy khác nhau, song có thể nói, tình yêu, lòng nhân ái ấy làm cho người đọc xa quê, xa tổ quốc gần bốn chục năm như tôi ấm lại. Và hơi ấm đó, dường như xuyên suốt những trang văn Elena. Mỗi truyện ngắn, một tản văn của chị như một bài học luân lý vậy. Nếu đọc Con chim nhỏ trong lồng, ta thấy cái luân lý, đạo đức gia đình, xã hội bị đảo lộn, thì đến Thư viết cho mẹ, Elena đã trả cái luân lý, đạo đức ấy về đúng vị trí của nó. Đọc Elena một cách có hệ thống, ta có thể thấy, dù chị dẫn dắt người đọc đến đâu, và đi đâu chăng nữa, thì cái đích cuối cùng vẫn quay về với chân thiện mỹ.

Cũng như tác phẩm Nụ Hoa Vàng Của Ngày Si Tình của nhà văn Trần Hoài Thư (đã đọc trước đây) Thư viết cho mẹ của Elena (đọc gần đây), khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi chưa biết để ở mục truyện ngắn, tùy bút, hay một trang thư. Và cho đây là một bức thư, thì có lẽ, đây là lá thư thứ hai hay nhất mà tôi đã được đọc. Nếu Nụ Hoa Vàng Của Ngày Si Tình như một sự tiếc nuối tình yêu của cái thuở ban đầu, thì Thư viết cho mẹ là tình yêu, lời tự sự về mẹ của Elena. Đằng sau lời tự sự ấy là câu chuyện thật cảm động về những người mẹ. Thư viết cho mẹ gây cho tôi cảm xúc đặc biệt, không hẳn bởi nội dung, mà do thủ thuật dẫn dắt truyện của tác giả. Thủ thuật kết nối từ một người mẹ (đẻ) sang người mẹ (chồng) một cách bất ngờ ấy của Elena làm tôi nhớ đến cái qui tắc bắc cầu trong toán học, từ cái thuở còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng là một trong những truyện tiêu biểu về tính chân, thiện của Elena. Và đọc nó, dường như ta thấy, văn chương cũng như con người chị đang đến gần hơn với tư tưởng, triết lý nhà Phật:

“Bây giờ thì con xin báo cho mẹ biết là trong những ngày tới, mẹ sẽ có một cuộc gặp gỡ quan trọng. Đến gặp mẹ là một người đàn bà mà mẹ đã từng gặp rất nhiều năm trước: mẹ của chồng con. Con tin chắc rằng hai người sẽ trở thành bạn, sẽ kể cho nhau nghe nhiều rất chuyện, về những cuộc đời ở mãi tận phía bên kia trái đất. Bà ấy hay cười và thích nói đùa. Đây là điều mà con đang tưởng tượng: Hai người ngồi bên nhau như thể là hai người bạn lâu năm, vui đùa, cười nói. Mẹ chồng của con sẽ nói về Việt Nam, sẽ giải thích về lễ Vu Lan, một ngày lễ Phật giáo rất đặc biệt dành cho các bà mẹ vì họ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình cũng như ngoài xã hội” (Thư viết cho mẹ)

Có thể nói, truyện ngắn nào của Elena cũng đầy ắp hình ảnh, tình tiết so sánh, liên tưởng. Cùng với lời văn nhẹ nhàng, tinh tế như vậy, hiển nhiên chị đã mang đến người đọc sự rung động và cảm thông sâu sắc.

*Tùy bút, tạp văn…với những nét đặc trưng.

Như có lần phân tích tác phẩm Miền Ấu Thơ của Vũ Thư Hiên và Sông Lam của Trần Mạnh Hảo, tôi đã viết: Có người cho rằng, chỉ có các nhà thơ, nhà văn viết về chính quê hương của mình mới có những tác phẩm hay, và chân thực. Song đi sâu vào văn học sử, cho tôi suy nghĩ ngược lại: Thường những mảnh đất, đồng quê xa lạ mới là đề tài để các nhà văn, thi sĩ đẻ ra những tác phẩm hay. Thật vậy, nếu không có cái nhìn xa lạ, tò mò khám phá của cậu bé đến từ nơi phố thị, thì sau này Vũ Thư Hiên khó có thể viết được tác phẩm Miền Ấu Thơ về đồng quê hay, đặc sắc có sức sống bền bỉ và lâu dài. Hay nếu sinh ra, và lớn lên ở Nghệ Tĩnh, chưa chắc Trần Mạnh Hảo đã viết được Sông Lam, với những hình tượng mới lạ, sâu sắc làm rung động không chỉ người đọc nơi xứ Nghệ. Và nhà văn Elena Pucillo cũng vậy. Đến từ Italia, khi Elena viết về Hà Nội hay Trà Sư, hoặc một vùng đất Việt nào đó sẽ khách quan, mang tính khám phá, sinh động hơn. Nó gây cho người đọc cảm giác thú vị như được tìm hiểu, khám phá vùng quê ấy cùng nhà văn. Hà Nội, nét đẹp bí ẩn là một tùy bút như vậy của Elena. Từ một tiếng rao đêm, hay một gánh đậu hũ non nóng giữa phố thị, hoặc những hàng trái cây bên đường, dưới lăng kính của mình, Elena cho người đọc cùng liên tưởng đến hình tượng (so sánh) thật độc đáo và mới lạ: “Tôi kinh ngạc nhìn các kim tự tháp bằng trái cây đặt trước các cửa hàng bên lề đường, trái nọ chồng lên trái kia, màu sắc chen nhau, như thách thức quy luật thăng bằng.”. Là tiến sĩ văn học Pháp, do vậy Elena đọc, nghiên khá rõ về văn hóa của các nước thuộc địa ở những năm đầu thế kỷ 20. Có được sự đồng cảm và tình yêu ấy, dường như Elena muốn bộc lộ cái tư tưởng, ước vọng của mình. Trở về cái thuở ban sơ của thành phố, như một cánh chim tự do muốn thoát ra khỏi những rào sắt vô tình đó. Vâng, đó cũng là khát khao, ước muốn không chỉ riêng của nhà văn. Một tiệm thuốc, hay nơi bán đồ lưu niệm ở góc phố, hoặc quán bia nơi vỉa hè cũng gây Elena một ấn tượng, một cảm xúc để chị đặt lên trang viết của mình. Có thể nói, Elena Pucillo là một nhà văn giầu trí tưởng tượng, có lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, ngữ nghĩa đa tầng. Và có lẽ, không chỉ tôi mà nhiều người sinh trưởng, gắn bó với Hà Nội đọc trang văn này, ít nhiều sẽ được hiểu biết thêm về nó:

“Giống như một giấc mơ giữa ban ngày, tôi tưởng mình đang cưỡi rồng bay trên thành phố, luớt qua khu biệt thự Pháp và những căn nhà thời thuộc địa được che chắn bởi những hàng rào và cổng vào bằng sắt trang trí theo kiểu Liberty của đầu thế kỷ 20. Tôi muốn mình được bay như một cánh chim vừa thoát khỏi lồng, lơ lửng trên những con đường thuốc, với những dụng cụ chưng cất đang hâm nóng bát thuốc trường sinh hay cỡi trên lưng một con cá vàng bơi dọc theo sông Hồng.” (Hà Nội, nét đẹp bí ẩn)

Mượn cảnh vật thiên nhiên để miêu tả nội tâm nhân vật là nghệ thuật không hề mới, gần đây được nhiều nhà văn quay lại sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công ở loại hình nghệ thuật này. Đọc Một đêm huyền diệu của Elena chợt làm tôi nhớ đến cái tài, lấy động tả tĩnh trong Thu Điếu của cụ Nguyễn Khuyến“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Hay ngược lại, mượn cái tĩnh của căn phòng tả tâm trạng động trong “Hộ Chiếu Buồn Những Biên Cương” của Thế Dũng. Và khi đến thăm nhà văn Nguyễn Hoàng Đức, Elena đã mượn đồ vật, cảnh trí trong căn phòng dường như để miêu tả, khắc sâu cuộc sống, tính cách cũng như tâm hồn gia chủ. Thật vậy, với sự liên tưởng độc đáo ấy của Elena, nhà văn Paul Đức (Nguyễn Hoàng Đức) hiện lên lịch lãm như một triết gia, nghệ sĩ, hay hình ảnh chiến binh của Phong trào khai sáng Tây Âu ở thế kỷ 18 vậy. Trích đoạn có lời văn tinh tế dưới đây, không chỉ thấy rõ điều đó, mà còn cho ta thấy tài năng, cũng như sự quan sát tỉ mỉ của nhà văn Elena:

“Tôi có cảm giác như không phải mình đang ở trong một căn nhà ở Hà Nội, Việt Nam. Tôi tưởng mình là cô bé Alice đang đứng trước chiếc gương thần để khám phá ra một thế giới khác. Tôi tưởng mình đang ở Paris, trên tầng nhà áp mái của một họa sĩ, một nghệ nhân Bohémien, đang ở vùng Montmartre hay ở khu Quartier Latin. Tôi đứng ngây người nhìn những bức tranh treo trên tường. Những tủ sách, ôi chao cơ man là sách, nhiều lắm và những bản nhạc mở rộng đặt trên chiếc dương cầm, như thể chàng nghệ sĩ vừa dạo đàn trước đó và trong không gian vẫn còn vang vang những nốt nhạc du dương của Beethoven, của Liszt hay Chopin…  Tôi không thể nào rời mắt khỏi những thứ đồ vật vây xung quanh mình. Trên một bức tượng bán thân có phảng phất nét mặt của Paul Đức, được lập lại trong một bức chân dung được phóng cọ theo phong cách hiện đại, anh xuất hiện như một chiến binh tân thời.” (Một đêm huyền diệu)

Nếu truyện ngắn Elena sắc lạnh, thì tùy bút, chân dung của chị mềm mại, ấm áp. Tình bạn, tình người ủ ấm những trang viết của chị. Tùy bút, tạp văn Elena thường là những ký ức nhỏ, hay cảm xúc bất chợt từ một bạn văn, một nhà sư, một em bé bán vé số, hoặc về một miền quê nào đó…mà chị đã bắt gặp, trải qua. Thật vậy, mỗi (một) người bạn đều cho Elena cảm hứng viết. Và cái hơi ấm tình bạn, tình người ấy, với chị: “thật bình an và sảng khoái, hơn hẳn các loại thuốc hay liệu pháp trị liệu nhóm nào hiện hữu trên thế giới” (Trị liệu nhóm). Tuy nhiên, đọc tùy bút Elena, tôi khoái nhất những trang viết về chân quê, cùng những hình ảnh thân thuộc dưới góc nhìn của chị. Vâng, hình ảnh bà cụ, với tiếng gà kêu quang quác dưới cái lạnh của mưa gió như kéo hồn vía chúng tôi về với đất mẹ vậy. Cái mộc mạc và chân thực ấy, Elena làm cho lòng tôi ấm lại, khi ngồi viết những dòng chữ này, bởi cái tình người còn sót lại:

“trời mưa lất phất, nên chúng tôi phải nép vào một mái hiên của một căn nhà nhỏ. Bỗng tôi nghe có tiếng lục đục rồi có một bà cụ bước ra mời chúng tôi vào trong nhà nghỉ ngơi cho ấm. Lát sau tôi nghe có tiếng gà đập cánh và kêu lên quang quác. Con gà có thể là của để dành của bà, nhưng bà cụ đem ra nấu cháo mời chúng tôi mà chẳng chút đắn đo. Cho đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ như in bóng dáng bà nhỏ con, chiếc áo bà ba màu nâu phủ lên một thân hình mảnh khảnh và nhất là nụ cười hiền hậu, thương quá, hai khóe miệng còn thẫm đỏ màu trầu.” (Một đêm huyền diệu)

Không biết Elena có phải là một Phật tử hay không, song đi sâu vào đọc và nghiên cứu, ta có thể thấy Phật giáo, hình ảnh, đức tin thấm đẫm những trang văn của chị. Với cái tư tưởng này, Elena luôn hướng nhân vật hành động, ứng xử nhân hậu, nhìn nhận con người, sự việc ở mặt tích cực, hay mở ra một lối thoát cho họ và xã hội. Khi đọc: Hạt bụi lênh đênh, trong tập truyện cùng tên, sắp in của Elena, càng cho tôi những cảm nhận hơn nữa: Cái chánh tin ấy của chị không chỉ trong sinh hoạt thường nhật, mà ngay cả những lúc ốm đau sinh tử. Sự bình tâm, thanh thản từ nơi Đức Phật chính liều thuốc đã giúp con người vượt qua những đớn đau, ưu phiền đó. Thật vậy, đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong tùy bút, văn xuôi của Elena:

“Tôi biết là mình đang ngầy ngật vì thuốc. Có lúc tôi cảm thấy như mình đang lơ lửng trong một cái bong bóng đang tan biến. Điều lạ lùng là nằm trong đó tôi không còn nghe đau đớn, chỉ có bình an. Tôi giật mình thức giấc vì bất ngờ có ai đó ngồi bên cạnh mình. Tôi nghe một bàn tay đang đặt lên trái tim và cùng lúc đó cũng có một bàn tay khác đang nắm lấy cổ tay mình. Tôi mở mắt một cách khó nhọc và trời ơi, trước mặt tôi là ánh mắt sáng rỡ của nhà sư mà mình đã gặp trên chuyến bay. Nhà sư nhìn tôi mỉm cười và bàn tay ông dời từ trái tim để đặt lên trán tôi. Ông không nói gì, nhưng sự hiện diện của ông ở nơi đây đã ban tặng cho tôi một sự bình yên không thể nào nói được nên lời” (Hạt bụi lênh đênh)

Có thể nói, mỗi truyện ngắn, tùy bút của Elena Pucillo là một lát cắt của cuộc sống. Cái ác, và sự giả dối, chị vẫn đặt lên trang văn một cách sâu đậm, như để răn mình, răn đời vậy. Và tính nhân văn, khát vọng sống, khát vọng tự do đã làm nên văn chương, tên tuổi Elena Pucillo. Tuy nhiên, văn tự sự, độc thoại nội tâm, dù sâu sắc, nhưng ít đối thoại làm lời văn chậm, cho ta cảm giác mệt mỏi khi đọc. Đây cũng là nhược điểm của loại hình nghệ thuật này.

Leipzig ngày 8-1-2022

Đỗ Trường

Read Full Post »

TRẦN DZẠ LỮ

Hồi ức DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ ( Phần 60)NGÔ ĐÌNH HẢI,NHÀ VĂN RẤT SÀI GÒN

Ngô Đình Hải tốt nghiệp bằng kỹ sư Nông Nghiệp nhưng quên hỏi kỷ là anh đã thực hiện bao nhiêu công trình trên thực địa.? Mà thôi, là chuyện… nhỏ của những kỹ sư nông nghiệp .Nhưng tôi thấy Hải đã làm “thuỷ lợi” trên cánh đồng văn chương một cách cần mẫn với cả trí tuệ, trái tim… khi viết lên tâm tư mình rất người, rất đời và rất Sài Gòn bằng văn phong “tỉnh rụi” của riêng mình, có sức lôi cuốn người đọc đến lạ lùng.Giọng điệu ấy, buộc người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lần không chỉ truyện ngắn, truyện dài, tản văn mà kể cả thơ nữa.Anh chàng này đã từng đọc,sống và đi nhiều nên lối viết rất hiện thực, hiện sinh song không thiếu chất trữ tình, lãng mạn…của một mẫu người có tính cách như Jean-Pall Sartre, Guillaume Apollinaire và Gabri Garcia Marquez cộng lại.

Được biết trước đây, chàng từng là một thanh niên ham học và cũng “quậy” tới bến lúc biết làm thơ tặng nữ sinh.Đã từng là một Hippy Sài Gòn qua cách ăn mặc theo phong trào của thập niên 60.Có lắm nàng “mê tơi “nhưng chàng cũng có nhiều lúc thất thế trong tình trường để chìm trong men rượu…Năm 1968 Hải và Bùi Chí Vinh thành lập nhóm Hồn Trẻ -nơi quy tụ những cây viết đam mê văn nghệ của SG và lục tỉnh Nam Kỳ.Sau năm 75, chàng kỹ sư nông nghiệp trở thành giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn về mua bán xe hơi.Hoạt động thường thường nên Hải không phải là tay giàu có gì.Vả lại,trong người chàng luôn có máu của họ Lục( Lục Vân Tiên )” Giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha” nên chưa sạt nghiệp là may…

Tôi ưa tính bộc trực,thẳng thắn của Hải nên hay ghé 81 hay 64 Trần Quốc Thảo làm vài cốc bia hơi( thập niên 90, thời gian này 81 là nơi tụ hội anh hùng hảo hán văn nghệ thật và cũng đầy văn nghệ dỏm)Ngô Đình Hải thường giao du với các anh em: Vũ Ngọc Giao,Nguyễn Liên Châu,Châu Đăng Khoa,TuấnPolo, Thuỷ , tôi và một số anh chị em khác khi có dịp về SG.Hơn một năm qua không còn dịp gặp Hải và anh em nơi quán cà phê SàiGòn Phố nhưng trong lòng tôi luôn náo nức những buồi sum vầy như thế để ngồi nhắc nhớ ai còn ai mất sau đại dịch quái ác.Tuy vậy, tôi cũng hay liên lạc với Hải qua điện thoại và biết chàng đang viết truyện dài.Mừng thay!Chắc bạn đọc đang chờ đọc tác phẩm của Ngô Đình Hải-người rất Sài-Gòn? Xin giới thiệu truyện ngắn NGỬA dưới đây mà tôi ưa lắm.

NGỬA

Truyện ngắn Ngô Đình Hải

Đoạn đường ban đêm tối và vắng. Tối tới mức gần như đe dọa, bởi những thứ tồi tệ, nghi ngờ, được che đậy bên trong. Bóng tối khoan nhượng và không phân định tốt xấu!

Không ai thấy gì ở bóng tối. Người ta lo lắng, sợ hãi những thứ không thấy đó! Thường là vậy. Nỗi lo sợ với cái thấy được và cái không thấy, hoàn toàn khác nhau. Ở cái không thấy, sự sợ hãi mơ hồ, nhưng lan rộng, bao trùm lên mọi thứ! Nó làm người ta quên, hoặc cố tình quên, là chỉ cần một đốm lửa nhỏ, một chút sáng, soi vào đó, là bóng tối tan biến. Kẻ nhát gan không dám làm. Kẻ gian manh lợi dụng. Bóng tối, tối thêm. Con đường càng lúc càng vắng. Gian trá mãi, lợi dụng cũng cạn kiệt, bóng tối hao mòn. Người ta mới sực nhớ ra, đem trồng một ở đó một cây đèn đường. Có đèn, con đường tự nhiên bớt âm u. Xe cộ bắt đầu qua lại.

Cột đèn non trẻ tự hào vì điều này. Hắn thấy mình như đang thay mặt thượng đế, ban phát ánh sáng cho nhân loại. Như một thứ cứu tinh cho cái sự sống ban đêm của con đường. Ban ngày, khi mặt trời lên, hắn tự cho phép mình nghỉ ngơi, ngủ một giấc dài, mặc kệ thiên hạ. Thế giới của hắn là về đêm. Hắn thích thú, cố đứng thẳng và rọi thật xa. Chỗ nào có sự chiếu cố, ban phát của hắn, chỗ đó mang một hình ảnh khác. Ánh sáng của hắn có sức mạnh của một đạo quân, quét sạch đám âm binh lẩn quẩn. Hắn ngạo nghễ nhìn dòng người, hắn muốn đọc sự biết ơn trên mặt họ. Nhưng ngày qua ngày, điều này không xảy ra. Người ta theo cái vùng sáng của hắn, chui vào và thoát ra thật nhanh. Ai cũng hối hả, không ai để ý, không ai nhớ lại trước đây, khi chưa có hắn. Không ai dừng lại để ngắm, hay hỏi thăm hắn một câu. Có người còn chẳng quan tâm cái ánh sáng từ đâu ra, nói gì tới hắn.

Hắn bắt đầu thấy buồn và cô đơn. Hắn tự nhủ, không cần cái loại qua đường này, chúng thường là những kẻ vong ơn. Hắn dành thời gian để mắt tới những người ở gần hắn nhiều hơn. Những người mà hằng đêm, đi và về, luôn phải nhờ đến sự tận tâm của hắn. Hắn gồng mình chiếu sáng về phía những căn nhà. Như để gửi lời chào, tới những cánh cổng khép mở mỗi ngày và từng con người bên trong đó.

Mãi mê với những thứ này. Cây cột đèn quên mất, cái phía ngay dưới chân mình. Quên rằng hắn có thể thắp sáng cho nhiều thứ trừ… chính hắn. Chỗ chung quanh thân hắn nhập nhoạng. Vẫn còn hiện diện của bóng tối ở đây. Hắn hy vọng họ sẽ nhìn thấy sự hy sinh của hắn, thấy cái thiệt thòi và chịu đựng của hắn. Và khi những thứ hắn tưởng đó, chưa đi tới đâu, thì từ trong cái tối mập mờ chung quanh hắn. Một cặp trai gái còn rất trẻ dừng xe lại. Họ ngồi yên trên đó, thì thầm to nhỏ. Rồi họ hôn nhau, những cái hôn chặt và lâu. Hắn thích thú với vai trò che chắn của mình. Một lát sau, họ rời nhau. Người con gái đi bộ về phía trước. Chắc nhà cô ở gần đâu đây, và cô không muốn người nhà biết chuyện hẹn hò của mình. Chàng trai nhìn theo ngơ ngẩn, đến khi cô đi khuất mới đi. Được vài tối như vậy, rồi thôi. Hắn không gặp lại họ nữa.

Đêm khác, đúng lúc cây cột đèn không ngờ, không chờ đợi. Một gã say lò mò tới, tay vịn vào người hắn, tay kia tuột dây kéo quần, mùi xú uế lẫn mùi rượu bốc lên nồng nặc. Hắn rùng mình, một bên người ướt sũng. Hắn ngạc nhiên, hắn tức tối. Hắn không tin gã say có thể làm điều này với mình. Chưa hết, gã thuận tay ném luôn tờ báo đang cầm, xuống vũng nước vừa xả ra, rồi mới chịu bỏ đi. Thứ nước khai rình ngấm vào trang báo mở sẵn, làm mực nhòe đi và chữ theo đó tan dần…, tan dần. Nhiều người biết gã này. Có người chào gã là nhà thơ. Thì ra vậy. Tối nào gã cũng từ cái quán nhậu bình dân ở đầu đường, về qua đây. Cây cột đèn cũng có cảm tình với cái tướng đi chệnh choạng, bất cần đời của gã. Nhưng làm quen với nhau kiểu này thì tệ quá!

Gã nhà thơ đi khỏi được một lát. Từ bên trong những căn nhà gần đó. Một, rồi hai, ba người đàn bà thò ra, thay phiên nhau. Rất nhẹ nhàng, đặt dưới chân hắn mấy…bịch rác. Một thứ mùi hỗn hợp mau chóng lan ra trong không khí. Người đi đường tránh xa hắn thêm. Vài con chó hoang, ghé qua kiếm miếng ăn, tiện thể cũng xoạc chân, xả thẳng vào hắn không thương tiếc.

Người hắn bong tróc, ngứa ngáy và hôi hám tới mức hắn chỉ dám nhìn ra xa, chứ không dám nhìn lại mình.

Rồi nắng, rồi mưa, rồi năm tháng chất chồng. Cây cột đèn ngày càng tàn tạ. Hắn mơ hồ nhận ra một phần giá trị thực của mình.

Một tối, chàng trai trẻ ghé lại. Một mình. Chàng tần ngần ngó hắn, rồi ngóng về phía con đường lúc trước. Không có cái lưng áo phất phơ. Không còn tiếng bước chân hối hả. Chàng trai nhặt một miếng gạch bể gần đó, rồi bằng tất cả những chất chứa trong lòng, chàng mài lên hắn chữ HẬN. Cơn đau trong người chàng trai trút lên hắn. Cái chữ ám lên thân hắn. Cái chữ đầu tiên hắn mang trong đời. Cái chữ gây ngộ nhận và làm thành một cái tên, lại chẳng mảy may liên can gì đến hắn. Từ đó, người ta nói chuyện về hắn rất thản nhiên: qua khỏi cột đèn HẬN là tới…Kế bên cột đèn HẬN..

.Cái tên vận vào hắn. Giấc mơ về một sự thay đổi lớn dần. Hắn mệt mỏi và chán chường với công việc. Hắn luôn tự hỏi không biết mình còn đứng được bao lâu nữa!

Hắn chỉ còn trông chờ vào một phép lạ. Và rồi cô gái xuất hiện, với cái nhan sắc cũng bầm dập như hắn. Cô như một nhánh cây khô đã lâu không được tưới nước. Cô trôi dạt từ đâu lại không biết. Hắn chỉ nhớ cái buổi chạng vạng sau cơn mưa chiều, những vũng nước còn đọng lại dưới đường. Hắn vừa lên đèn, thì cô đã đứng tựa người vào hắn, lục tìm thỏi son trong chiếc túi nhỏ bên người, bôi lên đôi môi nhợt nhạt. Cô chải lại mái tóc, kéo chiếc áo cho hở thêm bộ ngực nhão nhoét, rồi ngóng ra đường. Cứ chiếc xe nào đi rề rề ngang, cô lại nhoài người ra đón, mời chào như gặp người thân. Không ai dừng hỏi han, cô lại lủi thủi quay vào nép sau lưng hắn. Thì ra cô làm điếm. Hắn đoán già, đoán non, chắc cô làm nghề này cũng khá lâu, trước không biết sao, chứ giờ chắc cùng đường mạt lộ, mới tới kiếm ăn chỗ này…

Vậy mà từ ngày có cô bầu bạn hắn vui. Hắn thấy mình gần với loài người hơn. Hắn chú ý đến sinh hoạt của cô nhiều hơn. Đêm nào cô ra trể, hay bắt được khách, dắt nhau vào cái nhà trọ rẻ tiền nào đó. Hắn bồn chồn, hắn trông ngóng cô trở lại. Hắn thèm được nhìn thấy nụ cười méo xệch và hiếm hoi của cô khi đếm mấy đồng tiền nhàu nát, hay khi cô cúi gằm đầu ăn tô mì gõ, rồi hắt phần nước lèo còn sót vào chân hắn. Từ ngày có cô, những túi rác tự động dời đi nơi khác. Cũng không còn ai ghé xả lên người hắn. Hắn trở lại vững chãi và tự tin hơn. Hắn thầm cảm ơn cô, vì tất cả những thứ cô mang lại, và cầu mong mọi thứ cứ mãi như thế…

Mùa mưa năm đó, có cơn bão lớn vào thành phố, mưa dầm dề từ sáng. Mặt trời lấp ló, mặt trời âm u và mặt trời tắt sớm. Gió ào ào thổi, hàng dây điện chằng chịt trên đầu hắn chao đảo, chạm vào nhau kêu í ới, lửa nhoáng lên từng chập. Hàng dây níu vào hắn, lôi hắn theo. Đất dưới chân hắn rung lên, nứt rạn. Hắn cố hết sức đứng cho khỏi ngã. Nhưng khó quá, lần đầu tiên hắn cảm thấy rõ rệt nhất, sự già nua của mình.

Cơn gió chợt dừng lại, mưa nhẹ hơn rồi dứt. Người hắn nghiêng hẵn về một bên. Chung quanh hắn tối lại, hắn cũng không còn chút ánh sáng nào để phát ra. Hắn như tê liệt. Cứ thế hắn đỗ xuống từ từ. Không biết ngày mai người ta có dựng hắn dậy, hay sẽ mang hắn đi vứt bỏ ở một nơi nào khác. Mặc kệ, đằng nào thì hắn cũng sắp chết. Hắn ngửa mặt lên nhìn bầu trời, mây đen đã tan, mặt trăng sớm còn ở xa, chiếu chút sáng vàng vọt xuống. Hắn thấy trăng đẹp vô cùng. Hắn bắt đầu cầu nguyện. Lòng thành của hắn được chứng. Nàng đang đi về phía hắn. Không ai ra ngoài vào giờ này. Chỉ có cái đói lôi kéo. Nàng nhìn hắn ái ngại, rồi nhìn ra đoạn đường vắng hoe. Hắn nghe tiếng thở dài của nàng. Ông trời chắc cũng nghe. Gã thi sĩ say rượu ngày thường đi ngang là đi một nước. Bữa nay gã chợt dừng lại, ngó nàng đăm đăm. Cô gái lên tiếng trước: “đi không?” Gã gật gật: “…mà bao nhiêu?” “Bao nhiêu cũng được”. Nàng vừa nói vừa kéo gã lại gần. Gã thọc tay vào túi quần, lôi hết mấy đồng tiền trong đó đặt vào tay nàng: “ở đây hả?”. Cả hai sát vào nhau, nhấp nhô. Nàng tựa lưng vào cây cột đèn, nửa đứng nửa ngồi. Gã say trút hết sức lực, hì hục thở. Cây cột đèn trân mình chịu đựng. Mặt trăng trốn mất dạng. Hai cái bóng dính chặt. Rồi cũng xong. Một tay kéo quần, một tay vẫn nắm chặt tiền, nàng nói: “đi…tui mời anh tô mì…” Gã say xua xua tay, rồi gập người ói thốc, ói tháo lên người hắn. Cô gái điếm vỗ vỗ lên cây cột đèn, không biết để cảm ơn hay chào từ biệt, rồi đi thẳng. Gã say ráng đứng dậy, loạng choạng đi theo sau.

Trong đống thức ăn nhầy nhụa gã vừa ói, những thứ thực sự của chính gã vừa trào ra không kiểm soát, cứ nhấp nháy những dòng chữ, thứ chữ không giống chút nào, với cái chữ trên tờ báo, trong vũng nước đái hôm nọ.May mà gã còn ói được..

NĐH

……

thơ chàng:THƠ NGÔ ĐÌNH HẢI

,

DỤ DỖ

hay là mình cứ yêu nhau đi em

để có khóc thì khóc chung một lúc

có giông bão còn nắm tay nhau được

chứ cuốn trôi rồi ai nói ai nghe

hay là mình cứ ở chung đi em

cho năm tháng cạn có nơi nương tựa

cho những đoạn đời cháy trong bếp lửa

biết đâu còn hơi ấm một nồi cơm

hay là mình cứ ngủ chung đi em

nhà còn mái che đâu mà e ngại

hong cây lá ướt cho nhau cùng sưởi

mơ thấy bên ngoài bóng một quê hương

hay là mình cứ đi chung thôi em

xa thật khuất chỗ ta đang mắc cạn

về sông cũ làm lục bình trôi dạt

hoa nở tím buồn cũng bớt cô đơn…

NHANG KHÓI

cuối năm nhớ quá , lên chùa cũ

tìm bóng em ngồi tụng Pháp Hoa

sư hỏi : ” sao không vào mà lễ ?

“thưa : ” thiếu tiếng ai kia niệm Di Đà ! “

chỗ ấy còn thơm hương Bồ Tát

mà , giang hồ bụi cứ theo chân

sợ vô tình chạm tan đi mất

lỡ một hồi kinh với mõ chuông

nam mô , tình dẫu coi như nghiệp

cũng có cho mình được chút duyên

xin gửi khói nhang trong chánh điện

người ở bên ngoài đỡ nhớ thêm .

.BỮA NHẬU GÓP

Đám bạn cũ gặp nhau rủ nhậu

Đứa nào có gì góp nấy

Một tên chìa ra chai rượu gạo

– Tao góp “nước mắt quê hương” cho nó mau say

Cho quên đi cái trống rỗng của tháng ngày

Ly rượu nhỏ lọt thỏm trong lòng bàn tay

– Tao góp mấy tiếng cười

Cho những giấc mơ thấy đường về trong đêm tối

Tên khác dốc cạn ly không nói

Lặng thinh đếm coi còn thiếu mấy chỗ ngồi

– Tao góp thời tuổi trẻ xa xô

iChiến tranh đã qua lâu mà mất mát còn hoài

– Tao góp bằng Tú Tài đôi

Công ăn học đem ra đứng chợ trời

– Tao góp những cuộc tình ngây dại

Yêu mà sợ chiếc khăn sô trên đầu người con gái

Tên khác cúi mặt không nhìn ai

Lẩm bẩm góp câu

– Lũ chúng mình sinh nhầm thời!

Tên nữa móc túi đặt lên bàn mấy tờ tiền giấy

– Tụi mày đừng ngại, trong đó toàn nước mắt và mồ hôi

Tên còn lại cho tao góp với

Cái thứ thèm uống cho trôi

Thứ không thuộc về mình lâu rồi

Thứ người ta định nghĩa là…Cuộc đời!

Có mỗi chai rượu mà chừng đó mồi Phải say thôi!..

.*TIỂU SỬ NGÔ ĐÌNH HẢIKỹ sư Canh Nông, Bắc di cư, sinh Hải Phòng, sống và lớn lên ở Sài Gòn. Nhóm thơ Hồn Trẻ với BCVinh (1968). Viết tự do. Đã xuất bản: Nhỏ ơi(thơ), Đời ơi (thơ), Ngửa (tập truyện ngắn), Còn&Mất (truyện dài).Đang in: Tôi ơi (thơ), Nghiệt (tập truyện), Phù Hư (tập truyện), Giang hồ khô nước mắt (tiểu thuyết).Tôi nghĩ và hy vọng Ngô Đình Hải còn mãi tư duy để đi,sống và viết như câu nói nổi tiếng của nhà hiền triết Descartes: Tôi tư duy nên tôi tồn tại( I think,therefore I am).Trần Dzạ Lữ( Xuyên Mộc 16.10.2021)Hình : Nhà văn NĐH

Read Full Post »

Chế Diễm Trâm

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã giã từ dương thế vào sáng ngày 22/11/2020, hưởng thọ 100 tuổi. Đó là đại biểu cuối cùng của Phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Nhắc đến tên nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, bạn đọc sẽ không quên dấu ấn của ông đối với Phong trào Thơ mới nói chung và với nhóm Xuân Thu nhã tập nói riêng – một trong những nhóm thơ lấy ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng làm tuyên ngôn sáng tác.  

Nhóm Xuân Thuđược tập hợp từ năm 1939, gồm nhiều lĩnh vực. Mảng thơ gồm các tác giả Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ; nhạc có Nguyễn Xuân Khoát; hoạ có Đỗ Cung. Năm 1942, Xuân Thu thư lâu xuất bản một tập sách có tên là Xuân Thu nhã tập. Từ đó tên tập sách thành tên của nhóm. Trong bài Quan niệm in trong tập sách, họ lý giải cái tên của nhóm như sau:

Một biểu tượng đương nhiên, cái nhịp của cuộc sống vô cùng. Sắc xuân và hương thu. Hai mùa quá độ, uyển chuyển trong khoảng cao, trong, nhẹ… Hai mùa thực hiện Đẹp và Thơ. Hai mùa rung động cảm thông Người với Đất Trời, Trời Đất và Người.

Năm 1943, nhà thơ Đoàn Phú Tứ lại nói đến ý nghĩa của cái tên ấy:

Sống theo cái Nhịp của Trời Đất, mà cái biểu tượng đương nhiên và tốt đẹp nhất là hai mùa Xuân và Thu luân chuyển. Nên lấy hai chữ Xuân Thu làm biểu hiện cho cái Nhạc của Vũ trụ” mà “Thơ chính là cái rung động siêu việt trong trẻo, nhịp nhàng của bản nhạc vô cùng ấy([1]).

Trong Xuân Thu nhã tập, ngoài các tiểu luận trước đó đã đăng trên báo Thanh nghị, còn có ba bài thơ của Phạm Văn Hạnh (Thư thơ, Người có nghe, Giọt sương hoa), ba bài thơ của Nguyễn Xuân Sanh (Buồn xưa, Hồn ngàn mùa, Bình tàn thu), một bài thơ của Đoàn Phú Tứ (Màu thời gian), một bản nhạc của Nguyễn Xuân Khoát phổ nhạc bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ và một bức tranh phụ bản của Nguyễn Đỗ Cung vẽ một gốc cây đã bị đốn hết thân cành nhưng trên đó đang bừng nở những chồi biếc khỏe khoắn.

Đó là những sáng tác vừa đóng vai trò thử nghiệm vừa đóng vai trò minh chứng cho những tuyên ngôn lý thuyết đã được trình bày trong các tiểu luận. Số lượng tác phẩm tuy không nhiều, nếu không muốn nói là ít ỏi nhưng nhìn vào đây cũng có thể thấy được rằng những luận điểm tuyên ngôn sáng tạo (đặc biệt trong tiểu luận Thơ) đã được các tác giả triển khai và ứng dụng ngay trên các tác phẩm của họ.

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có viết riêng một mục dành cho một tác giả thuộc thi phái Xuân Thu nhã tập là nhà thơ Đoàn Phú Tứ và trích đăng một bài thơ của Đoàn Phú Tứ – bài Màu thời gian. Tuy Nguyễn Xuân Sanh không có một mục riêng nhưng trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca của tập sách nói trên, Hoài Thanh có nhắc đến Nguyễn Xuân Sanh hai lần, và cả hai lần cái tên Nguyễn Xuân Sanh đều đi liền với Bích Khê – một trong những nhà thơ tên tuổi của Trường thơ Loạn:

Từ Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Việt Nam đã có tính cách của thơ Pháp lối tượng trưng. Nhưng còn dè dặt. Bích Khê và ít người nữa như Xuân Sanh, muốn đi đến chỗ người ta thường cho là cao nhất trong thơ tượng trưng: Mallarmé, Valéry.

Các ông Bích Khê và Xuân Sanh noi theo gương Mallarmé, Valéry không thèm gìn giữ gì hết. Trong tác phẩm của họ vẫn chừng ấy tiếng ta rất quen, nhưng thảng hoặc ta mới tìm được dấu tích những ý tứ, những tình cảm ta vẫn quen gửi vào đó. Họ chạm trổ rất tỉ mỉ, không phải những rồng những phượng như ngày trước, mà những gì chẳng ai biết tên. Những gì đó đôi khi cũng đẹp. Đôi khi hình như họ đã diễn tả được những điều sâu kín, nhưng lời thơ rắc rối quá, dầu sao phần đông chúng ta cũng đành kính nhi viễn chi.

Những nhận định trên của Hoài Thanh cho thấy Nguyễn Xuân Sanh là một trong những cây bút chủ chốt không chỉ của nhóm Xuân Thu mà còn của Phong trào Thơ mới giai đoạn từ năm 1936 trở đi, khi thơ Việt Nam một lần nữa muốn cách tân – chuyển từ chủ nghĩa lãng mạn sang ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực với tên tuổi của ba nhóm thơ tiêu biểu: Trường thơ Loạn, Xuân Thu nhã tậpDạ đài.

Xuân Thu nhã tập trình bày nhiều quan niệm về thơ, về vũ trụ và nhân sinh, về trí thức, về nhạc, vẽ,… trong đó quan niệm về thơ đáng chú ý hơn cả. Trong tiểu luận Quan niệm, Xuân Thu nhã tập đưa ra nhiều luận điểm về mối quan hệ giữa thơ – nhà thơ – người đọc thơ.

Quan niệm của Xuân Thu nhã tập thể hiện rõ tinh thần canh tân thơ ca dân tộc khi Thơ mới lãng mạn có vẻ đã quá quen. Quan niệm thơ của họ là kết quả của mối lương duyên giữa phương Tây [cụ thể là dòng thơ tượng trưng, siêu thực Pháp] và phương Đông [chất hàm súc của thơ phương Đông và sự thâm trầm của Phật giáo]:

Tìm con đường thực, nối liền nguồn gốc xưa với ước vọng nay. Gọi về những tính cách riêng của ta, để có thể xuôi chảy trong cái dòng sống thực của ta, không quanh co, lúng túng vì những ảnh hưởng ngoài”.

Mục đích cách tân của Xuân Thu thể hiện trên hai phương diện: không lặp lại cái tôi lãng mạn “dễ dãi” (từ của Baudelaire) và chống lại sự đồng hóa của phương Tây để ngăn cái họa mất gốc. Chủ trương trở về nguồn – ngăn cái họa mất gốc – nhưng Xuân Thu vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc triết học phương Tây, chủ nghĩa tượng trưng trong văn học phương Tây.

Trả lời câu hỏi “Thơ là gì?”, các tác giả Xuân Thu nhã tập phân tích bản chất thơ ở ba cấp độ. Cấp độ thứ nhất, ở tính chất phổ quát: thơ có trong các hiện tượng tự nhiên, đời sống, đặc biệt tập trung trong các trong các loại hình nghệ thuật (văn học, âm nhạc, hội họa…). Rung động là bản chất phổ quát của thơ, rung động của thơ là rung động siêu việt, không thể cắt nghĩa, giải thích. Thơ là “một cái gì” không giải thích được mà cũng không cần giải thích, khi chưa kịp hiểu nó là gì, ta đã bị nó quyến rũ, lôi kéo, xâm chiếm. Thơ được ví như “Giai nhân”, như “Đẹp”, như “Trời”:

Người ta đã thử và chưa từng giải thích được thơ. Như Giai nhân, như Đẹp, như Trời. Người ta cảm thấy một cái gì siêu thoát, ra ngoài ước lệ, ở trên lý trí, nó rung động ta theo nhịp vũ trụ, hồn nhiên, nó hòa hợp Ta trong cái Đẹp và ấp ta trong cái Thật. Vẻ man mác của cái đẹp và ý sâu sắc của cái thật. Do trong trẻo gạn nên… Nó là cái gì không giải thích được, mà cũng không cần giải thích. Nó chiếm đoạt ta tất nhiên, hoàn toàn, tức khắc. Đột nhiên như ta nhào vô lòng mẹ không cần xét suy”.  

Cấp độ thứ hai, chất thơ trong nghệ thuật thơ – thể loại thể hiện tập trung nhất tính thơ – để chỉ ra thơ khác văn xuôi như thế nào. Theo Xuân Thu nhã tập, “Văn có tính cách giãi bày, thuộc lý trí, vụ ích lợi”, “thơ không phải lúc nào cũng để chỉ bảo một cái gì, vì nó không vụ lợi ích thực tế”. Họ nhấn mạnh đặc tính nổi bật của thơ là tính hàm súc, là kết quả của sự rung động trong trẻo và thuần khiết, vốn là đặc trưng thơ phương Đông. “Tính chất của thơ là hàm súc, tĩnh mạc, tổng hợp. Ngôn ngữ, cú pháp Á Đông rất thích hợp cho thơ. Tứ thơ thường đọng lại, cốt gợi hơn là tả… Từ cuối thế kỷ trước, thơ Pháp nhờ dòng tượng trưng đã gặp thơ Á Đông ở chỗ uẩn súc, huyền ảo… Thơ phải chứa nhiều sức khêu gợi, ý ở ngoài lời…

Chính vì vậy, thơ đích thực không dễ hiểu; nói cách khác, khó hiểu là một yếu tính của thơ ca, thậm chí cần xem sự khó hiểu này như một giá trị. Theo họ, “thơ không cần lúc nào cũng rõ nghĩa, không phải lúc nào cũng sáng sủa… Nó giữ phần sâu kín, giữ phần sâu sắc; không phải lúc nào cũng theo lý luận, vì nó chịu sức chi phối của những luật vô hình… Vậy thơ là một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu, cái hình ảnh sự khắc khoải bất diệt của muôn vật: cõi Vô Cùng ”.

Ở cấp độ thứ ba, thơ được xem xét trong tư cách là một đơn vị chỉnh thể ngôn ngữ – một bài thơ. “Tiêu chuẩn về hình thức thơ là tính-cách-độc-nhất”, bài thơ là sản phẩm độc đáo duy nhất thể hiện sự hàm súc, khêu gợi đầy bí ẩn của câu chữ, nhạc điệu, hình ảnh… Hình ảnh, ngôn từ, kết cấu, nhạc tính… tất cả được tổ chức chặt chẽ để “đọc xong bài thơ, ta bị y nguyên những câu, những tiếng của toàn bài chi phối. Hình thể, cùng lúc với hồn, sống mãi trong ta. Và ta không thể di dịch một âm thanh, một hình ảnh mà không phản bội và tàn phá”.

Về thiên chức của nhà thơ, Xuân Thu nhã tập nhấn mạnh vai trò tiên phong trong sáng tạo “tìm những cách rung động mới, những lối diễn đạt mới, bao giờ cũng ở hàng tiên phong” và phải xứng đáng với danh hiệu thi sĩ là người tạo nên cái-gì-chỉ-có-một. Do đó, hình ảnh người nghệ sĩ đích thực trong quan niệm của Xuân Thu nhã tập là “gốc cây Ta, đầy nhựa Thơ, hút nhận nhạc của Đất Trời để trổ sinh bao Điệu, thắm tươi những bông hoa Sáng Tạo dâng lên bàn thờ Đạo lý – lẽ sống của Đời”.

Việc tiếp nhận thơ cũng đòi hỏi ở người đọc những tố chất, năng lực thẩm mỹ nhất định. Theo Xuân Thu, những vần thơ đích thực “nó mê hoặc ta ngay và đặt ta vào giữa cõi thơ có thần trợ. Hay nói đúng, một cái gì trên cả âm điệu, không giải được mà chỉ cảm được thôi”. Do đó, họ đề nghị: “Hãy nằm trong thơ, dầm trong nhạc, đừng vội “hiểutrước khi xúc cảm. Rồi ta sẽ hiểu, nhất là sẽ biết, cái biết đầy đủ, trong trẻo, trọn vẹn, nhịp nhàng”. Họ đề cao trực cảm, đề cao những rung động hồn nhiên: “Đừng luận lý với thơ cũng đừng luận lý với người yêu, với giáo điều. Thấu nghĩa từng chữ, rồi những chữ ấy ở cạnh nhau sẽ nảy ra những âm thanh gì, hình ảnh gì, gợi trong trí não một vũ trụ gì tức khắc, mới mẻ”.

Đem tất cả những quan niệm ấy vào thực hành, các cây bút Xuân Thu nhã tập đã coi trọng tính “uẩn súc” của tác phẩm qua việc xây dựng các biểu tượng mang tính tượng trưng. Tính tượng trưng trong thơ của các tác giả Xuân Thu nhã tập được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà trước hết là cách xây dựng hình ảnh giàu tính biểu tượng. Họ đặt các những hình ảnh, sự vật xa lạ cạnh nhau, trong nhiều trường hợp đã tạo nên những liên tưởng, cảm nhận đột ngột, bất ngờ.

Bài thơ Buồn xưa của Nguyễn Xuân Sanh qua bao năm tháng, có ai vỗ ngực rằng mình đã hiểu hết? Nhưng khi đã đọc bài thơ thì hầu hết đều yêu thích nó, chí ít cũng đôi câu rất nổi tiếng:

Lẵng xuân

            Bờ giũ trái xuân sa

Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà

Bài thơ xuất phát từ cảm hứng nỗi sầu nhân thế khi con người đối diện với “thời gian”, với “nhịp hải hà” miên man, vô tận. Từ “buồn” xuất hiện nhiều lần (6 lần), trong đó nỗi buồn hồi tưởng (“buồn xưa”) là âm hưởng chủ đạo. Bài thơ lấy điểm xuất phát là buổi chiều nay để sống lại một/nhiều chiều thu xưa:

Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi

Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y

Rượu hát bầu vàng cung ướp hương

Ngón hường say tóc nhạc trầm mi

Lẵng xuân

            Bờ giũ trái xuân sa

Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà

Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm

Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa

Buồn hưởng vườn người vai suối tươi

Ngàn mây tràng giang buồn muôn đời

Môi gợi mùa xưa ngực giữa thu

Duyên vàng da lộng trái du người

Ngọc quế buồn nào gội tóc xưa

Hồn xa chĩu sách nhánh say sưa

Hiến dâng

            Hiến dâng quả bồng hường

Hoàng tử nghiêng buồn vây tóc mưa

Đường tàn xây trái buổi du dương

Thời gian ơi tưới hận chìm tường

Nguồn buồn lạnh lẽo thoát cung hơi

Ngọt ngào nhớ chảy tự trăm phương.

            Tại thời điểm “chiều” hiện tại, có “quỳnh hoa”, có “nhạc”, khúc “nhài đàn”, có “rượu”, có “lẵng xuân”, có hương “ngọc quế”,… Trong không-thời gian ấy, sao mà không “say sưa”, “du dương” cho được, nhất là bên cạnh có “trầm mi”, “tóc mưa”, “môi gợi”, “da lộng”, “ngón hường”, có “vú đôi thơm”, “quả bồng hường”… dẫn dắt, dẫn dụ?

            Từ thực tại, thực tại “say”-“buồn”-“hận chìm tường” trong “lạnh lẽo”, người ta trôi, trôi dần, trôi hẳn về quá khứ, làm sống dậy một “mùa xưa” có chàng hoàng tử “hồn xanh ngát” trong “cung ướp hương” với “dấu xiêm y”, với ngón đàn “tỳ bà” mang cả một rừng “ngọt ngào” neo lại giữa “du dương” với “say sưa”…

            Càng tìm vui, tìm quên trong quá khứ càng mất phương hướng, cái tôi đành quay lại thực tại để thấy càng sầu mênh mông trong cả hai chiều kích thời gian (“muôn đời”) và không gian (“tự trăm phương”) làm thành nỗi sầu nhân thế đã hiện hữu trong con người từ xưa đến nay:  

Ngàn mây tràng giang buồn muôn đời

Ngọt ngào nhớ chảy tự trăm phương

            Bài thơ đã trộn lẫn hiện tại – quá khứ – hiện tại làm thành một thế giới nghệ thuật của nỗi u buồn không dứt. Nhà thơ đã lạ hoá từ ngữ, hình ảnh bằng cách chuyển đổi cảm giác liên tục làm nên một thế giới nghệ thuật siêu cảm giác, khó hiểu, không giải thích được như quan niệm của thơ tượng trưng mà nhóm Xuân Thu nhã tập đã dụng tâm, dụng công theo đuổi. Đó là “nhạc trầm mi”, “hồn xanh ngát”, “trái xuân sa”, “lẵng xuân”, “nhài đàn”, “tóc xưa”, “tóc mưa”, “đường tàn”,…

Nhà thơ Buồn xưa cũng phát huy tính nhạc ảo diệu của thơ tượng trưng, trong đó âm giai chính là “du dương”, huyền hồ, buồn buồn thầm kín:

Ngàn mây tràng giang buồn muôn đời

            Câu thơ toàn thanh bằng (bình thanh) giống như nhạc điệu của những câu thơ của các nhà Thơ mới Xuân Diệu, Bích Khê:  

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

                        Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Nhị hồ – Xuân Diệu)

            Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông (Tỳ bà – Bích Khê)

            Đó là thứ nhạc thơ mang nghĩa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ tượng trưng – “Thơ là sự dao động giữa âm thanh và ý nghĩa” (Valéry) – một điệu nhạc nhẹ nhẹ, dịu dịu nhưng day dứt, ám ảnh về nỗi sầu buồn của thời đại Thơ mới.  

Toàn tác phẩm có 142 âm tiết [kể cả nhan đề] thì có 89 âm tiết mang thanh bằng (62,67%). Nhạc điệu chủ đạo chuyên chở nỗi sầu sầu, buồn buồn, thương thương, nhớ nhớ… Bởi thế, ba chữ “nhạc trầm mi” được trở đi trở lại trong khổ đầu của bài thơ như một sự nhấn nhá, nhấn mạnh trạng thái vi diệu và mơ hồ của cảm xúc, tâm trạng.

            Bài thơ Hồn ngàn mùa, Nguyễn Xuân Sanh cũng giữ nét nhạc sầu miên man đó qua một điệp khúc (có biến đổi) cuối mỗi khổ thơ:

                        …Trầm ngàn mùa nghe tóc buông xây

…Rừng ngàn mùa e ấp Dung Nhan
…Hồn ngàn mùa lạnh lẽo tay hương
…Người ngàn mùa kiếp trắng nghiêng Sông([2])

Còn trong bài thơ Bình tàn thu, tác giả phối vần liên tiếp trong mỗi khổ, và số câu trong mỗi khổ theo quy luật đan xen nhau (2 câu – 3 câu – 2 câu – 3 câu – 2 câu) cũng làm nên một điệu nhạc đặc trưng của Thơ mới – sầu muôn đời-muôn phương:  

 Bình tàn thu vai phấn nghiêng rơi
Chén vàng dâng ướp nhạc lòng đời

Sương mùa lệ héo dặm đường hương
Cung phi dăng bướm buồn Nghê Thường
Sách đàn tay xõa ái tình chương

Cổ mây người nhạc dịu vườn tươi
Da xuân mười tám tuổi buồn người

Mi thơm chanh buổi chĩu buồn da
Rượu tóc loan tháng đượm mùa ngà
Sầu chùm tơ giấy giở mưa hoa

Người ơi người nẻo ngát tường nương
Hồn Tương Giang đàn dựa buồn hường.

Tuy các nhà thơ tượng trưng Xuân Thu nhã tập vẫn tuyên ngôn về một tư duy thơ siêu thức, kín mít, bí hiểm, xoá nhoà mọi liên kết logich, mọi cách hiểu nhưng qua sự liên kết các biểu tượng, và qua cả nhạc thơ, bạn yêu thơ vẫn có thể thấu cảm ý đồ nghệ thuật của họ. Và có bài thơ nào [nhất là thơ hay] mà không có tứ thơ? Vậy nên cái khó hiểu cố tình của thơ họ vẫn có thể giải mã được. Song, vì không dễ lý giải nên những bài thơ của họ có sức hấp dẫn lớn. Từ thế hệ này đến thế hệ khác đều có thể có những liên tưởng khác nhau, làm giàu có, phong phú vẻ đẹp không tới đáy của các thi phẩm. Mà như thế, họ đã thành công! Có lẽ, ở chốn suối vàng, họ đã mỉm cười hài lòng với sinh mệnh bất tử của những đứa con tinh thần của họ.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã đi xa nhưng tác phẩm thì vẫn còn mãi. Nhắc đến ông, chúng ta nghĩ ngay đến nỗ lực cách tân Thơ mới thập niên 40 của thế kỷ XX với vai trò của thi phái tượng trưng mang tên Xuân Thu nhã tập. Nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Long có lẽ là nhận định công tâm, công bằng nhất cho đóng góp của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh trước Cách mạng:

“Nguyễn Xuân Sanh trăn trở tìm tòi để đến với cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật. Ông cách tân thơ bằng sự phá bỏ tính liên tục và thay bằng tính gián đoạn, gây một âm hưởng mới lạ, có vẻ bí hiểm, làm ngỡ ngàng người đọc đã quen với sự truyền cảm của Thơ mới. Nhưng ông vẫn giữ nguyên vần, khổ, câu và cách ngắt nhịp đơn điệu, nên sự sáng tạo không được triệt để.”([3])  

Đóng góp lớn nhất của Xuân Thu, trong đó có công đầu của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh là đã khơi gợi một ý tưởng: thơ có thể khác trước, khác với thứ thơ quen thuộc mà ta vẫn biết, mở ra một hướng đi mới cho thơ: “Nghệ sĩ ngày nay phải chịu trách nhiệm tạo thành những mỹ cảm ngày sau, những xúc động sau, những tuổi sau, những vô biên mới, những vĩnh viễn ngày mai.” Quan niệm của họ đã được hiện thực hóa một cách sinh động trong sáng tác của các nhà thơ viết theo khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa sau này.

CDT


[1] Theo Wikipedia, Xuân Thu nhã tập

[2] Bài thơ Hồn ngàn mùa (Nguyễn Xuân Sanh) như sau:

            Hy-mã-lạp-sơn buồn thu đây

            Thu

                        Tóc xuân bưng đỉnh chiều đầy

            Quý dâng Hình Nhạc nẻo nghìn mây

            Trầm ngàn mùa nghe tóc buông xây

            Hoà hợp màu hương tranh thế gian

            Đất ơi hoa rót chén giời đàn

            Sen tưởng cầu thơm nguôi tiếng van

            Rừng ngàn mùa e ấp Dung Nhan

            Đền xanh cửa ngát lạc hoa thương

            Cúi đầu sao khóc bể chán chường

            Quay thuyền Lái Ngọc gửi mươi phương

            Hồn ngàn mùa lạnh lẽo tay hương

            Hoàng hôn kinh dậy đất mênh mông

            Trái đẹp sau xưa gợn gió bồng

            Vai sầu chín thuở Đức say Bông

            Người ngàn mùa kiếp trắng nghiêng Sông.

[3] Theo Wikipedia, Nguyễn Xuân Sanh

Read Full Post »

Võ Phiến

Thơ Võ Chân Cửu
 
Võ Phiến bảo trong tâm hồn một số văn thi nhân Bình Ðịnh có nét “u huyền” khó hiểu. Ông “mời họ ra cho ai nấy thử tìm hiểu”. “Họ” đều đã nổi tiếng, trừ một người, người trẻ nhất. Vì trẻ, người ấy thuộc vào “Văn Học Miền Nam”. Ðây lời mời nhà thơ Võ Chân Cửu (theo gocnhin.net)
 
Bài trích từ  Văn học Miền Nam, Tập IV – Thơ (trang 3167-3171) NXB Văn Học, California 1998:
 
 Hoài Thanh nhân đọc Yến Lan nhận thấy các nhà thơ Bình Ðịnh (Yến Lan là người Bình Ðịnh) thường bị vầng trăng ám ảnh.

            Quả cái vầng trăng ở bến My Lăng nọ là một kỳ bí. Trăng ấy gây bất an, gây đến sợ hãi. Không riêng trăng My Lăng mà thôi. Từ trăng của Yến Lan, trăng động Chua Me ở Sa Kỳ hay trăng đầy miệng của Hàn Mặc Tử, “trăng ma lầu Việt” của Quách Tấn, cho đến những “trăng ghì trăng riết cả làn da” của Chế Lan Viên…, tất cả đều là thứ trăng quái đản, làm ta rợn cả người.

             Nhưng bảo rằng ở Bình Ðịnh chỉ có cái trăng là đáng khiếp, không đúng. Có trăng, lại có ma: ma lầu Việt, ma Hời, và yêu tinh, và quỉ quái… Và cả những khi không có ma quỉ gì ráo, chỉ có mấy chiếc lá rơi, thi nhân Bình Ðịnh cũng dựng nên cảnh hãi hùng:


“Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ,
Tiếng khu vang rạn khới đầu ta?
Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh
Như tiếng xương người rên rỉ khô?
Mơ rồi! Mơ rồi! ta mơ rồi!
Xào xạc chỉ có lá vàng rơi
Quanh mình bóng tối mênh mang cả
Thấp thóang đôi hồi lửa đóm soi.”
(Mơ Trăng – Chế Lan Viên)

              Chỉ có sao in đáy giếng, thi nhân Bình Ðịnh cũng ghê người:

“Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng
Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma?”

                                     (Ta – Chế Lan Viên)

               Chỉ có đám mây in hình xuống dòng nước, thi nhân Bình Ðịnh trông thấy cũng làm ta nổi da gà:

“Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng
Trôi thây về xa tận cõi vô biên.”

                                 (Thơ Ðiên – Hàn Mặc Tử)
         
                Vậy đó. Cho nên sau này có những người lấy làm nghĩ ngợi về cái con người ở vùng đất này. Vâng, cái lạ lùng là của người, chứ không phải của trăng của ma. Không phải riêng trăng có sức ám ảnh như ông Hoài Thanh đã nói, mà cái gì cũng ám ảnh được người Bình Ðịnh: cái lá, cái sao, đám mây v.v. Mọi thứ, kể từ những thứ hiền lành nhất.
                 Ông Lại Nguyên Ân chẳng hạn, nhân bàn về Hàn Mặc Tử, ông luận luôn đến khí chất người miền Trung. Theo ông, người Việt miền Trung thì “khắc nghiệt, riết róng, quyết liệt, táo bạo, cực đoan”, thì “sôi máu, táo tợn, liều lĩnh” hơn người Việt ở cả ngoài Bắc lẫn trong Nam. Tiếng nói ở miền Bắc (kể từ ngữ âm đến từ vựng, ngữ pháp) vốn sáng và rõ. Tiếng nói miền Trung thì tối và đục, hoang dã; nó “chuyển” tải những cảm quan điên dại, siêu thực tế của con người trong những dò tìm về những cõi hư huyền, vô hình, vô ảnh trong những diễn tả về thế giới âm u”. Ngôn ngữ như thế, tồng hát cũng thế. Ngoài Bắc có chèo, ở Trung có tuồng. Ở chèo không có gươm có giáo, không có giặc giã, chính biến; trên sân khấu chèo toàn giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo. Trái lại ở tuồng (hát bộ) thường có gào có thét, có giết chóc dữ dằn, rộn rịp đầy những hùng binh dũng tướng. Do khí chất mà khác nhau cả (1) .
              Đồng bào ngoài Bắc cũng như trong Nam thường xem như trên giải đất từ Thanh Hóa vào Phan Thiết mọi sự chung chung là giống nhau; giọng Huế là giọng miền Trung; ông Ngô Đình Nhu là cái thâm hiểm của miền Trung v.v.. Thực ra, suốt giải đất dài ngoằng, quá dài ấy, có nhiều dị biệt: giọng nói Nghệ Tĩnh không hề giống giọng Phan Rang Phan Rí, tính người Nam Ngãi khác hẳn tính người Trị Thiên; cha đàng ngoài, mẹ đàng trong của Xuân Diệu, mặc dù đều là người Việt miền trung cả, vẫn khác nhau rõ rệt v.v.. Cho đến nay, khó mà biết được thực ra những cái gì là đặc điểm chung cho các thể hiện tâm hồn của người miền Trung. Những điều mà ông Lại Nguyên Ân vừa nói, đại khái là chỉ hợp cho một vùng Bình Định thôi: Tuồng (hát bộ) gốc Bình Định, Hàn Mặc Tử và bạn bè trong nhóm ông hầu hết là Bình Định.
             Tất nhiên tôi không muồn giành giật với các tỉnh khác, không muốn vơ vào cho Bình Định làm gì tất cả những cái “sôi máu”, “táo tợn”, và “hoang dã”, và ối trời! cái “điên dại nữa. Làm như thế chỉ e bị bà con đồng tỉnh trách giận thôi, ích gì? Chẳng qua phần ai nấy gánh.
              Võ Chân Cửu đã gánh đủ.

              Này xem: Xa làng lâu ngày, một hôm trở về ông thấy núi thấy mây ở quê mình:

    “Bỗng nhiên lạnh cả hồn tôi
Khi trông thấy dáng núi ngồi co ro
…………………………………………
      Mười năm làng cũ không về
Ðăm đăm mây trắng lê thê mái đầu.”

                           (Ðăm đăm mây trắng)

              Trên đất nước này, bạn có từng bắt gặp cái núi ở nơi nào nó ngồi như vậy không? Bạn ngờ rằng thứ núi co ro đáng hãi nọ ngẫu nhiên là đặc cảnh địa phương chăng? Không phải vậy đâu. Không cần nhìn cảnh làng mình Võ Chân Cửu mới thấy ra vậy; ngay lúc đi giữa thành phố Sài Gòn ông cũng thấy những cái khó có người thấy:

“Ngã ba ngã bảy xe đi khuất
Cơ khí xen cùng nhịp gió mưa
Tiếng ma thiên cổ vong u uất
Vắng lặng buồn xo suốt bốn mùa.”

                                    (Sài Gòn)

             Những mây lê thê, những ma thiên cổ nọ là ở trong hồn người, không ở ngoài cảnh vật. Trong tâm hồn chàng thi sĩ trẻ tuổi người Bình Ðịnh cách xa trường thơ “loạn” một thế hệ, vẫn cứ còn chất chứa đầy những “hư huyền, âm u”.

            Cái gì đã phủ xuống cuộc sống tâm linh của nơi này màn u huyền ấy? Tôi không hiểu nổi đâu, không dám lạm bàn tới đâu. Có lúc tôi thấy quanh mình toàn thị những bà con chất phác thàn hậu. Có lúc khác lại đối diện với những con người quằn quại dị thường. Biết nói sao, ngoài việc mời họ ra cho ai nấy thử tìm hiểu, suy nghĩ?

                                                                                                              1 – 1993
——————-

(1)  Lại Nguyên Ấn- “Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử”, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 1 tháng 12-1991. ọcHH

Nguồn Tạp chí Quán Văn

Read Full Post »

Viết Hiền

Chân dung Hàn Mặc Tử.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử sinh trưởng tại Lệ Mỹ – Quảng Bình, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông để lại khá nhiều dấu ấn tại Bình Ðịnh…

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh ngày 22.9.1912 tại làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Gia đình Hàn Mặc Tử có 8 anh, chị em và Hàn Mặc Tử là con trai thứ 4. Từ năm 1921, khi mới 9 tuổi, cậu bé Nguyễn Trọng Trí đã cùng với gia đình theo cha vào sống tại Bồng Sơn (nay là TX Hoài Nhơn). Đến tháng 7.1926,  khi thân phụ qua đời, Nguyễn Trọng Trí cùng gia đình vào ở hẳn tại Quy Nhơn. Kể từ đó, Hàn Mặc Tử đã ghi dấu ấn tại khá nhiều địa chỉ, như: Bồng Sơn (Hoài Nhơn); thành Bình Định – An Nhơn; Gò Bồi (Tuy Phước); Tây Sơn, Cát Tiến – Phù Cát…

Dấu ấn đầu tiên của Hàn Mặc Tử trên đất Bình Định là năm 1930. Trong cuộc thi thơ do Mộng Du Thi Xã tổ chức, với bút danh Phong Trần, 3 bài thơ Thức khuya, Chùa hoang và Gái ở chùa của ông đã đoạt giải Nhất. Đồng thời, thơ của Phong Trần còn được nhà chí sĩ Phan Bội Châu khen ngợi trên báo Tràng An.

Kể từ đó, Phong Trần trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt. Nhà thơ được mời làm giám khảo một cuộc thi thơ do Collefge de Qui Nhon tổ chức. Theo Yến Lan, khoảng đầu thập niên 30 của thế kỷ XX Hàn Mặc Tử đã khá nổi tiếng, ông và Chế Lan Viên thường xuống Quy Nhơn, đến thăm nhà Hàn Mặc Tử ở số 20 đường Khải Định (tức đường Lê Lợi hiện nay). Nhà thơ Yến Lan kể: “Thỉnh thoảng có dịp đi Quy Nhơn, tôi và Chế Lan Viên thường ghé thăm anh… Mỗi khi chúng tôi đến, Tử từ căn phòng con ở sau phòng khách đi ra đón, vẻ vui mừng. Tử đưa hai đứa tôi vào nhà, mời ngồi vào bộ salon đan bằng mây… Chúng tôi trò chuyện đủ thứ rồi đọc thơ cho nhau nghe… Mỗi khi cao hứng, Tử thường ngồi xếp bằng theo kiểu kiết già, người lọt thỏm vào lòng ghế, hai tay chống trên hai gối, đôi mắt lim dim vời vợi, xa xăm, rồi đọc thơ…”. Cũng theo nhà thơ Yến Lan, chính tại 20 Khải Định đã diễn ra những cuộc trao đổi, tranh luận để rồi hình thành một trường phái thơ mang tên “Trường Thơ Loạn”.

Ngôi nhà 20 Khải Định là nơi hội ngộ, gặp gỡ của khá nhiều văn nhân, thi sĩ, như: Yến Lan, Chế Lan Viên, Hoàng Diệp, Hoàng Tùng Ngâm, Bùi Tuân, Hoàng Trọng Quy, Bửu Đáo, Trần Kiên Mỹ, Quỳnh Dao, Thúc Tề, Lê Đình Ngân… Ngoài ra, đây cũng nơi diễn ra mối tình đầu của Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc (tức Hoàng Thị Kim Cúc).

Bấy giờ, Hàn Mạc Tử làm thư ký tại Sở Ðạc Ðiền Quy Nhơn, nơi thân phụ của Hoàng Cúc là ông Hoàng Phùng làm thương tá. Nhà của Hoàng Cúc cũng nằm trên đường Khải Định, gần nhà Hàn Mặc Tử. Chính thời gian này Hàn Mặc Tử đã cho ra đời một số bài thơ tỏ tình thầm kín với Hoàng Cúc. Tiêu biểu trong số này là bài Hồn cúc và bài Vịnh hoa cúc

Ông Nguyễn Văn Xê (ngồi phía trước) trong một lần viếng thăm khu tưởng niệm Hàn Mặc Tử ở Quy Hòa.

Một địa chỉ khác nằm cách 20 Khải Định không xa là Nhà Xẹc Quy Nhơn (tức Câu lạc bộ thể thao – Cercle Sportif, đoạn gần chùa Long Khánh, đường Tăng Bạt Hổ – Quy Nhơn). Đây cũng là một địa chỉ mà Hàn Mặc Tử để lại nhiều dấu ấn. Tại đây đã hình thành và ra đời nhóm Thái Dương Văn Đoàn, với những văn sĩ, trí thức, như: Nguyễn Minh Vỹ, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên Hoàng Diệp, Nguyễn Viết Lãm, Yến Lan, Phú Sơn… Bên cạnh đó, Thái Dương Văn Đoàn còn cho ra mắt tập san Nắng Xuân. Trong tập san này, ngoài những sáng tác thơ còn có tiểu phẩm Ông nghị gật của Trật Sên (một bút danh khác của Hàn Mặc Tử)…

Ngoài ra, còn một số địa chỉ từng lưu lại dấu ấn Hàn Mặc Tử khi nhà thơ phải đi lánh bệnh, như: Gò Bồi (Tuy Phước), Xóm Ðộng, Xóm Tấn, Gò Bồi, Ghềnh Ráng, nhà thương Quy Nhơn… Đặc biệt là những dấu ấn của Hàn Mặc Tử ở Trại phong Quy Hòa. Theo người bạn đồng bệnh Nguyễn Văn Xê, thời điểm Hàn Mặc Tử vào Trại là sáng 20.9.1940, với hồ sơ mang số thứ tự 1134. Và, đến 11.11.1940, chỉ sau 52 ngày vào Trại, Hàn Mặc Tử qua đời. Điều đáng nói, trong những ngày tháng cuối cùng, Hàn đã kịp ghi dấu ấn qua 2 tập thơ Đời + Cầu nguyện và bài thơ La pureté de I’ame (Linh hồn thanh khiết)… Theo bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, nguyên Giám đốc Bệnh viện phong Quy Hòa, Hàn Mặc Tử qua đời không phải do bệnh phong mà do bệnh kiết lỵ.

Và, dấu ấn cuối cùng của Hàn Mặc Tử trên đất Bình Định là ngôi mộ cải táng ở khu đồi Ghềnh Ráng – Quy Nhơn. Theo ông Nguyễn Bá Tín, cuộc cải táng do gia đình Hàn thực hiện vào tháng 2.1959.

Vậy là tròn 80 năm ngày nhà thơ Hàn Mặc Tử đi xa. 8 thập niên đã trôi qua, song những dấu ấn mà Hàn để lại trên đất Bình Định vẫn còn in đậm trong trái tim của những người yêu thơ. Giờ đây, Phòng lưu niệm Hàn Mặc Tử ở Quy Hòa và khu mộ nhà thơ đã trở thành địa chỉ mà nhiều văn nghệ sĩ, những “tao nhân mặc khách” và đông đảo người yêu thơ trong và ngoài nước tìm về để tưởng nhớ ông.

Nguồn Báo Bình Định

Read Full Post »

Hà Tùng Sơn

Tập truyện ngắn “Tám phút mười chín giây” của Chế Diễm Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2020  /// Ảnh: H.T.S

Ít có tập truyện ngắn nào khiến tôi phải đọc hết từ đầu đến cuối ngay lập tức như Tám phút mười chín giây (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2020) của cây bút nữ xứ trầm hương Chế Diễm Trâm.

Tập truyện ngắn “Tám phút mười chín giây” của Chế Diễm Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2020ẢNH: H.T.S15 truyện ngắn được in trong tập là 15 câu chuyện tình được kể bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu lắng. Và truyện nào cũng để lại cho bạn đọc những ngẫm nghĩ về tình người, tình đời.Ngay từ truyện ngắn mở đầu, Mép nước, cứ tưởng như tác giả chỉ kể lại những ký ức tuổi thơ, một tuổi thơ không giàu có nhưng sang trọng, êm đềm và đẹp đẽ. Nhân vật chính là một cô bé con sinh ra trong một gia đình hiếu học, có ông bố giỏi tiếng Anh và rất nghiêm khắc với con cái. Nhà nghèo không có của cải để lại nhưng ông đã truyền hết vốn liếng chữ nghĩa cho con. Đó hẳn là một tuổi thơ đẹp và không dễ có. Chuyện tưởng có thể dừng lại ở đấy cũng đã đủ để lọn nghĩa. Thế nhưng kết thúc của Mép nước lại là một câu chuyện tình dang dở. Hai người trẻ yêu nhau, sóng bước đêm trên bờ biển. Nàng chỉ chờ nghe chàng thốt vào tai mình ba tiếng “Anh yêu em” là sẽ có ngay một cuộc tình dọn sẵn. Nhưng điều đó đã không đến. Giống như hình ảnh một người hăm hở chạy ra biển chỉ thiếu nước nhảy ùm xuống biển bơi lặn cho thỏa thích nhưng rồi người đó chỉ dừng lại ở mép nước. “Có những giới hạn của số phận, của cuộc đời làm người ta phải từ bỏ hết, kể cả những giọt nước mắt dào lên mặn đắng...”. Cái kết đầy chất triết lý ấy của câu chuyện đã nói lên tất cả.Và câu chuyện mở đầu ấy của Tám phút mười chín giây đã như một định mệnh ám vào 14 câu chuyện tình còn lại. Chuyện nào cũng nói về tình yêu, rất đẹp, rất mộng mơ nhưng để rồi chỉ dừng lại ở cái “mép nước” của nó mà không đi đến cái gọi là hạnh phúc của hôn nhân và gia đình. Điều này khiến tôi nhớ về một bài tình ca bolero quen thuộc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Tôi đồ rằng đây là một chủ ý rất mạnh mẽ của tác giả đã viết nên những câu chuyện trong Tám phút mười chín giây.Đó là những câu chuyện kể mà hầu như không có cốt truyện. Nhưng mỗi tình tiết, mỗi mạch truyện đều được tác giả cân nhắc rất kỹ lưỡng. Bởi thế mỗi truyện ngắn của Chế Diễm Trâm trong Tám phút mười chín giây hiện lên như một cô gái có vẻ đẹp dịu dàng và quyến rũ. Cô gái đó trang điểm rất kỹ càng và khéo léo đến mức mọi người cứ tưởng đó là vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên. Trang điểm mà như không trang điểm, ấy là sự kỳ tài của một cô gái đẹp.Người ta thường cho rằng mỗi câu chuyện tình dang dở thường để lại những xót xa và nuối tiếc. Nhưng những câu chuyện tình kiểu “mép nước” của Chế Diễm Trâm đã để lại cho bạn đọc một dư vị ngọt ngào và sâu lắng. Ế là một câu chuyện như vậy. Cố gái tên Ngân có một mối tình đẹp với anh chàng tên Phương. Mối tình sinh viên trong sáng vô ngần ấy đã dừng lại chỉ vì cha mẹ Phương chê chàng trai quê xa và nghèo túng. Phương trở thành một cô gái ế suốt từ thời phổ thông qua cả thời đại học. Đi làm cô lại đem lòng yêu người sếp của mình. Nhưng người đàn ông này dù đang rất cô đơn vẫn đang có đầy đủ vợ con. Người sếp biết Phương yêu mình và anh cũng rất yêu Phương. Nhưng nhân cách của một người đàn ông chân chính không cho phép anh đi quá giới hạn với Phương dù cô rất sẵn lòng. 30 tuổi, và Phương vẫn ế và chưa một lần mở lòng với bất cứ chàng trai nào. Đó là một love story nhiều kịch tính. Bạn đọc dõi theo số phận tình yêu của cô và cuối cùng đã thở phào vì cô không dấn sâu vào bi kịch tình yêu.

Read Full Post »

Hạ Minh
Cuộc ‘ngược dòng’ từ Việt Nam bay sang Milano, Ý những ngày tháng 3.2020 khi nước này đang là một điểm nóng tâm dịch covid 19 của nhà văn Trương Văn Dân để được chia sẻ cùng người vợ yêu quý – nhà văn Elena Pucillo Truong ngỡ là khoảng lặng đầy lo âu với cặp vợ chồng Việt – Ý này.
‘Trò chuyện với thiên thần’ và ‘Một phút tự do’ của cặp đôi văn chương Việt - Ý
Nhưng âm thầm trong những ngày đại dịch hoành hành, hai cuốn sách của họ vẫn được ấp ủ và vừa ra mắt bạn đọc tại Việt Nam như một sự song hành đầy ý nghĩa, cũng là tiếng nói mạnh mẽ cất lên từ đau thương của thế giới: Một phút tự do (tập truyện ngắn – tùy bút của Elena Pucillo Truong, Trương Văn Dân dịch) và tiểu thuyết Trò chuyện với thiên thần (Trương Văn Dân), do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành quý 2/2020.
Một phút tự do của Elena Pucillo Truong đã được bạn đọc biết đến với bản in do NXB Văn hóa Văn nghệ xuất bản năm 2014, đoạt giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2015; và được NXB Calibano Milano xuất bản bằng nguyên tác tiếng Ý với tên Un Istante di liberta cuối năm 2019. Tác phẩm gồm những câu chuyện nhỏ, như những lát cắt thân phận, cuộc sống con người trong mối quan hệ ràng buộc gia đình – xã hội qua cái nhìn đầy cảm thông thấu hiểu, tinh tế, nhân văn, như “liều thuốc” an lành xoa dịu đau đớn, bất hạnh. Một phút tự do cũng gây ấn tượng về một tâm hồn Việt, chất văn hóa Việt trong cô dâu Ý dung dị, hòa ái

Read Full Post »

Older Posts »