.
Trần Thị Hiếu Thảo
Tình yêu vốn mong manh như mây trời tơ mỏng, nhưng tình yêu cũng bền chắc lẫm liệt như núi thẳm rừng sâu. Cũng bền chắc như kim cương, sắc nguội. Không ai định nghĩa chính xác về nó, ở thể trạng nào đúng nhất? Song tình yêu mãi là ước vọng, mãi là giấc mơ đẹp nhất để rung cảm! Tác phẩm này được hình hành bỡi những đổ vỡ. Và giấc mơ hiện về. Song tác phẩm dừng lại…
Lời giới thiệu của TTHT.
Chương Một
Lệ Thương xuống ga thấy em bé bán báo, nàng chào gật đầu nhẹ, em mời mua:
– Mua sách, truyện, thơ, đủ thứ chị à. Hay lắm chị.
Nàng cũng vừa nhìn ra thấy tấm hình trên nền bìa sách, sao có một chút gì đó là lạ quen quen. Ngạc nhiên nàng cố nhìn lặng lẽ.
Thì em bé bán báo nói tiếp:
– Hay lắm đó chị, mua đi thơ nổi tiếng đó chị.
– Được, chị lấy quyển này.
Lệ Thương đưa cho em hai trăm đô.
Em bé bán báo trố mắt nhìn, thì ra em cũng không biết được là cô này Việt Kiều? Hay là lòng thơm thảo của cô. Em bảo:
– Sao chị trả cho em nhiều thế?
– Em cứ cầm lấy đi, coi như chị thưởng cho em cực nhọc.
Bé bán báo đưa tay phải chùi mồ hôi trên trán, cả rịn dưới cằm rồi bảo:
– Cám ơn chị, chúc chị may mắn. Em nói và rời khỏi ga.
Lệ Thương nhìn em đi khỏi. Cô lật coi từng trang sơ qua. Đúng là thơ của Nguyễn Dự. Nàng không thể tưởng. Chồng nàng thấy nàng chăm chú sách quá nên hỏi:
– Coi gì mà say sưa vậy em?
– Ừ sách truyện, thơ anh à.
– Mẹ ơi, mẹ ơi con thích cái ni này. Thằng bé con nàng vòi vĩnh kêu.
Thằng bé con nàng tên là Tommy, sinh tại Mỹ. Nhưng bé nói tiếng Việt khá rành. Vì Thương dạy nó. Và nàng chăm con rất kỹ, cộng với công ông bố nhạc sĩ Nhật Lãnh chăm con cũng thế.
Bé muốn mua những chùm bong bóng đủ các vật dụng, mà những người bán hàng rong đến bán. Nàng ngước mắt lên bảo:
– Con thích nói ba mua đi.
– Ừa ba mua cho con, đừng quấy để má xem sách. Nhật Lãnh vui vẻ chen lời bảo con.
Lãnh đã mua cho con, trả tiền cho chủ bán. Thằng bé mê man, hí ha hí hửng, nó nhìn mặt trời chói qua một chùm bong bóng, qua nhiều hình thể con vật; chó, mèo, thỏ, gà, có cả bướm, hoa, ngôi sao, thuyền biển v.v… Bé nheo mắt vui mừng dẫm chân và vỗ tay. Nhật Lãnh thấy con vui cũng cười, chỉ Lệ Thương say sưa đọc sách. Nàng đã ngồi một cái ghế của sân ga, để cho những hành khách giải mệt, hoặc chờ tàu. Nhật Lãnh chăm sóc thằng con trai ưa chạy nhảy, chàng vẫn đứng không xa lắm nơi đó.
Lệ Thương say sưa đọc rồi bỗng xếp sách lại. Nàng chẳng buồn để ý lắm về thằng con trai và cả chồng nàng. Nàng cứ lởn vởn một cái gì đó trong đầu. Nàng chợt nghĩ…
Đoàn tàu có dấu hiệu bắt đầu đến giờ chuyển bánh. Người xướng ngôn viên đã, đã lên tiếng báo giờ xuất bến. Mọi hành khách và cả nàng nghe rang rang, âm thanh cô phát thanh viên tỏa rộng.
Nàng và chồng cùng con lại bước lên tàu tìm chỗ số mình. Cả ba tìm chỗ xong yên vị. Bỗng nàng khép mắt lại mơ màng. Nàng không thể tưởng tượng nổi, người làm ra tập thơ này chính là nhà thơ Nguyễn Dự. Người nàng yêu cách đây bảy năm về trước, và nàng phải xa chàng để lấy chồng. Bỡi vì nhiều lẽ trong đời không như ước muốn của nàng!
Chương Hai
Số là ngày đó nàng bắt đầu thong thả. Ngày… tháng… năm…
Từ ngày chồng nàng qua đời, tuổi còn rất trẻ nhưng Thương chẳng hề yêu ai. Nàng, một mẹ, một con. Thương nuôi bé Ngân khôn lớn sắp đi vào đại học. Thương đi làm công xưởng ở Mỹ, yêu thơ, mến nhạc. Nàng hay đọc thơ, rồi muốn làm thơ cho khuây khỏa. Nàng lên trên một trang mạng, trang website Nx chơi thơ, thì gặp một nhà thơ mất vợ bốn năm tên Nguyễn Dự. Anh đã yêu nàng tha thiết, làm tặng cho nàng những bài thơ tình diễm lệ, dễ thương… Mạnh xúc cảm, làm Thương phải lòng vương vấn. Và hai người như thật sự yêu nhau. Chàng mạo muội xin số phone nàng. Nàng e ngại nhưng rồi cuối cùng Thương cho qua email gởi. Hôm đó chàng gọi nàng. Lần đầu tiên chàng gọi, nàng trái tim đập liên hồi. Dù Thương có nghe chàng nói trên email rồi.
– Em phải Thương không? Nghìn trùng xa cách nhưng sao anh nghe nhớ thương, và như đã từng yêu ở kiếp nào…?
– Dạ đúng là em. Nhưng anh hoa mỹ quá. Em chỉ coi anh như người anh thôi.
– Làm sao là anh em nhỉ. Khi con tim đã lên tiếng gọi. Anh làm thơ cho em đó.
– Thanks anh nhưng mình ở xa lắm. Làm sao mình có thể yêu nhau được. Trong lòng Thương đã dành tình cảm cho chàng nhiều. Song chuyện đời nàng phải nói thế. (Nàng và chàng chỉ gọi phone talk mà không thấy mặt nhau. Lúc đó nàng cũng còn nghèo phone kiểu cùi bắp… không có chương trình thấy mặt. )
– Em biết hôn? Anh có duyên với người Quy Nhơn nhiều lắm… Ơn nghĩa với người Quy Nhơn nhiều lắm. Bây giờ muốn làm rể đất Quy Nhơn nữa em có vui bằng lòng không?
– Anh mơ mộng quá. Em chưa thật sự hiểu ý anh?
– Đất Quy Nhơn … Trời văn đất võ. Có Quang Trung đại đế nổi tiếng. Có Bùi thị Xuân can đảm phi thường. Có nhiều nhà thơ hay. Anh lại mê nhất là thơ tình của Xuân Diệu và Hàn Mạc Tử. Vì anh thích làm thơ và yêu thơ hay…
– Em không có ở Quy Nhơn nhiều. Em chỉ ở đó vài năm khi giặc giã. Sau 1975. Em và gia đình về quê… Hơi xa Quy Nhơn.
– Cũng là một nơi- một tỉnh của Bình Định thôi. Nhưng em từng có ở Quy Nhơn mà, em đã uống nước tại Quy Nhơn khi vô tim phổi, là hít thở khí trời nơi đó rồi!
– Dạ em lúc nhỏ ở gần chợ ga Quy Nhơn xóm Bàu đó anh? Em hay ra chợ ga mua kem ăn, mua bong bóng thổi, mua dây thun về thắt rít. Và mua đủ thứ nữa…
– Nghe em kể dễ thương quá. Tại sao mà lúc đó anh không thấy được em nhỉ?
– Hihi…
– Vậy là em có khá nhiều kỷ niệm ở Quy Nhơn mà. Gien đất ấy thật phồn hoa, được sản sinh nhiều con người tài đức.
– Thanks anh quá lời, em sẽ ăn ké lời anh khen. Nhưng em không phải dân Quy Nhơn hiện giờ nữa. Hihi.
– Con người ai cũng có một quê hương để nhớ nhiều. Thấy thơ quê hương của em hay đó mà.
– Xin cám ơn anh ưu ái… mến dòng thơ ly hương của em.
– Thơ tình em vẫn hay.
– Em làm cho anh đó.
– Thật cảm động, vậy sao em không nói tặng cho anh một bài đi.
– Không nói để ai tự biết thì hay hơn, gấp trăm lần khi mình nói chứ anh?
– Thôi cũng được khi lòng em nói như thế coi như anh đã hiểu, anh cảm được thơ em. Tuyệt lắm!
Chỉ hai lần nói chuyện qua phone. Chàng gọi nàng một lần. Và nàng cũng đã gọi cho chàng một lần. Chỉ nghe âm giọng nhau nhưng chưa bao giờ thấy mặt qua phone.
Nhưng ông trời thật bất công, hay vô tình hay cố ý. Không biết nữa, chàng lại là người quá ghen. Mà nàng thì một người luôn quan tâm đến người khác. Và coi đó chỉ là những điều xã giao tối thiểu. Ấy mà một hôm chàng vô mail trách nàng. Thương mở e-mail thấy chàng gởi, nàng rụng rời giật mình thiệt. Lời chàng viết:
– Em có mê người ta không, mà cứ khen người ta, cứ đi làm như thế. Anh không chịu nổi.
Nàng trả lời qua hồi âm mail, chuyển sang facebook, nàng nhắn chat ở bên message:
– Em mới vào trang thì khen cho vui. Hơn nữa những bài thơ đó suy cho cùng cũng không dở lắm anh?
– Trời ơi thơ dở muốn chết, mà em nói không dở là sao, bỡi em lang bang, yêu iết lung tung, nên mới mê, và khen vậy thôi?
– Làm gì có. Em chỉ yêu anh thôi, những người đó em coi như bạn.
– Nếu yêu anh thì anh cấm không được vào khen họ, đến mức độ như thế.
– Không, anh đừng khó vậy mất tình cảm, chơi chung trang, động viên cho vui. Em thấy những bài dở ẹt trên fb đó, anh cũng khen đó!
– Anh là đàn ông khác hơn em? Anh khen kiểu bịt mắt đó mà. Hay cũng có thể là khen ma đó mà.
– Khen bịt mắt là khen làm sao hả anh? Còn khen ma là sao nữa anh?
– Thì anh khen như chẳng thấy, như bịt mắt nói đại cho lấy có vậy mà.
– Còn khen ma là làm sao anh?
– Khen ma là khen không có như ma đó. Em không nghe người ta nói chó sủa ma hã. Là chó sủa không không đó. Không thực đó…
– Trời ơi thiệt tình em hết biết, anh nói như vậy nha? Nhưng mà… em cũng có quyền, ai cũng có quyền vui chơi tý thôi! Nàng nói lúc đó giọng buồn hơn vui.
– Nhưng anh không bằng lòng, nếu em nói yêu anh? Mà em cứ nhì nhằng với mấy đám đó! Chàng nói vẫn cố ý sát phạt nàng.
– Lòng em trong sạch như gương. Anh em quen biết trên trang khen vậy thôi. Với lại em mới. Em không có ý gì cả. Em thề.
– Không có ý gì mà chỉ khen em một chút, còn em recomment em lại nói: “Chiều nay không ăn cơm thì em vẫn no là sao?”
– Ý giỡn chơi, mừng no thôi, có gì đâu anh?
– Còn nhiều người khác nữa. Ai cũng nói em lang bang yêu nhiều người đó.
– Anh nói chứ ai nói? Hổng ai nói hết chỉ vui thôi!
Ấy vậy. Sau lần đó Nguyễn Dự không hiểu vì lý do nào mà anh làm một bài thơ và có ghi tặng cho một người con gái ghi tên Ng. Ngọc Q. vào trang web Nx mà chàng đang chơi chung có mặt Lệ Thương.
Lệ Thương vào trang bắt gặp đọc. Bao nhiêu yêu thương thần tượng trong lòng nàng về chàng, bỗng sụp đổ hoang tàn. Và nàng cảm thấy thẩn thờ trước sự việc. Sau đó cô bỏ trang không chơi thơ ở đó nữa. Niềm vui trên trang thơ website này đối với cô cũng đã bế tắc, khép lại. Lệ Thương không hờn trách ai mà chỉ im lặng rút lui tự mình.
Nỗi buồn cô không tên tuổi, cô không biết trút vào đâu, cô muốn quên nhanh. “Thời gian như trăng xế qua mành. Thời gian ơi thời gian” Nàng buồn và tìm giải trí ở các ca nhạc hộp đêm ở Mỹ. Vì có một Ngân đã lớn sắp vào đại học nên nàng không còn lo gì. Có thể nàng tự nói mình cũng rảnh rang. Nên Thương muốn đi tìm một nguồn vui mới. Nàng muốn đi ca vào những dịp, để làm thay đổi trái tim tê lạnh của nàng, hoặc cho nguôi ngoai nỗi thống khổ cho một tình yêu đang ngự trị nàng…! Vốn có giọng ca nên chẳng mấy chốc cô được nhạc sĩ Nhật Lãnh để ý, lưu tâm. Cô thường hát hộp đêm vào cuối tuần ở các tụ điểm: nhà hàng Viễn Hương. Hoặc Câu Lạc Bộ Giải Trí- Nỗi Nhớ Mang Theo, Bến Hương Giang, Đà Lạt Trong Ta. Sài Gòn yêu Hà Nội. Cô thường hát nhất là bài “Thu Hát Cho Người” và bài “Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội” “Một Ngày Sống Bên Nhau” “Mùa Thu Lá Bay” “Ru Em Mười Ngón Xuân Nồng” “Biển Nhớ” “Áo Lụa Hà Đông” Là những bài ca ruột của nàng. Những bài hát đó, làm con tim cô rung động nổi bật nhất, trong đám ca nhạc hộp đêm với các địa điểm. Và cô cũng từng làm cho khán giả yêu cô qua những bài tình ca ướt át đó. Rồi là duyên bén nợ, cô đã có ý chuyển hướng muốn lấy Nhật Lãnh làm chồng từ khi anh ngõ ý.
Hôm đó, hai người ngồi bên nhau trong quán khuya. Họ uống coffee nóng. Sau khi giãn hát ở nhà hàng ra. Nhật Lãnh nói:
– Lệ Thương, anh muốn chúng ta là vợ chồng em thấy sao? Anh yêu em. Em chấp nhận không?
– Trời ơi. Anh trai chưa vợ em là gái có chồng mà, không được đâu. Giọng nàng thật buồn bã.
– Anh không cần phải phân biệt.
– Nói đùa chứ em còn con. Em chưa nghĩ tới hôn nhân lần nữa.
– Con em đã lớn rồi mà em!
– Nhưng để em hỏi lại con. Em thích vậy.
– Chúng ta có quyền. Em có quyền chứ hỏi cái gì em? Nhật Lãnh vui vẻ cười khỉ hơn là nhăn mặt.
– Em biết! Nhưng em sống cho con hơn, là em sống cho chính mình. Em ở vậy hiu hắt một mình trên bảy năm rồi, năm nay ba mươi rồi còn gì?
– Nhưng mà anh muốn…
– Muốn cái gì. Anh con trai chưa một lần nào vợ. Em ngại ba má anh chê em… Giọng Thương chân thành.
– Ba má anh dễ lắm, anh có vợ là mừng, không đòi hỏi chi cả. Năm nay anh ba mươi hai tuổi còn gì.
Lệ Thương làm thinh không dám nhìn anh. Lãnh giục:
– Con cái lớn nó đâu ở với mình, chúng ta nên kết hôn đi em. Hãy nói với anh đi Thương. Những bài hát đó coi như ít nhất em dành riêng cho anh đi… Thương nè…
Thương làm thinh hồn bỏ đâu đâu. Nhật Lãnh dẻo mồm bảo tiếp:
– Anh sẽ đưa em về “Hà Nội lót lá cho em nằm” và em sẽ hát cho riêng anh “Thu hát cho người”… mà anh mơ thích. Hi.
Nhật Lãnh thích nhất là Thương hát hay, đạt lắm những hai bài này, nên lấy ra diễu nàng mà cũng là thật nơi lòng anh!
– Anh cũng lãng mạn quá, chỉ là bài hát thôi. Chuyện chúng mình khác mà. Thương nói và cười theo mắt, một chút pha lẫn ngậm ngùi.
– Năn nỉ em đó làm ơn đi. Anh chờ đợi của trái tim em.
Thương vẫn không quay lại đối diện. Nàng ngồi buồn thiu im lặng.
– Trả lời anh đi, hãy yêu anh đi. Anh yêu em thật lòng rồi. Nhưng anh không thể lấy trộm trái tim em được.
– Lấy trộm trái tim em. Nàng nhắc lại câu nói và nhắm mắt mơ màng.
– Chứ sao em?
Bỗng Thương suy nghĩ một hồi. Lồng ngực cô như nghẹn lên một điều gì, nhưng cô ngước mắt lên bảo:
– Vâng thôi được, nếu anh không chê em, thực lòng yêu em. Em xin chịu làm vợ anh. Em cũng thấy OK. Vậy thôi em không cần chần chừ, để anh chờ đợi…
– Vậy hỡ! Em nhớ giữ lời. Nhớ nhất trí với anh nha! Nhật Lãnh tỏ ra mừng rỡ khôn xiết! Như người đi câu cá đã mắc lưới rồi.
Im một chút và ấp úng, nàng nói thêm:
– Nhưng đừng bỏ em nha… Thương kéo ánh mắt nhìn về phía chàng Nhật Lãnh.
– Làm sao bỏ em được. Bỏ vô thôi. Nhật Lãnh đáp thế.
Nhật Lãnh là một nhạc công chơi tiếng guitar khá là đặc biệt, và thổi kèn trumpet, cả kèn xasophone khá hay, đến nhức nhối. Anh vui tính. Có khi lại nghiêm trang. Anh kén vợ, nhưng bây giờ Thương lại lọt vô vòng ngắm “tìm vợ” của anh.
Và hai người thân thiện thường hát cho nhau nghe ở nhà hàng. Câu lạc bộ giải trí ca nhạc, tập tành các show có Thương hát, trong những đợt hội hè, đi trại camp, văn nghệ, vui liên hoan, lễ cộng đồng VN của tiểu bang, đám cưới, con cái của ai ra trường v.v… Họ đi sát với nhau gần như hình với bóng.
Rồi họ cưới nhau. Sau một năm nàng sinh con trai kháu khỉnh, đứa con đã thắt chặt tình yêu hai người. Lãnh rất yêu Thương.
Thương lãng mạn hơi nhiều nhưng lại hiền hậu. Đã qua một đời gãy gánh, chồng ra đi sớm bịnh chết bất đắc kỳ tử. Thương vẫn khiêm cung, giống những cô gái mới lớn, nhiệt tình, nhạy bén trong ca hát. Nhưng tính tình điềm đạm lại hồn nhiên, nàng có cả bao dung nhẫn nhục! Chính điểm này Nhật Lãnh lại thích lấy cô làm vợ hơn là những cô gái bạo dạn, tỏ ra văn minh, tân thời kia… Mà anh nhìn nhan nhản, phát cuồng, phát chán đi mất! Anh qua Mỹ diện HO với cha mẹ lúc anh lên hăm hai tuổi đến giờ, kéo dài mãi ba mươi hai tuổi anh mới có vợ. Từ ngày lấy Thương và Thương có con, anh dọn ra riêng ở. Ba mẹ vẫn bằng lòng.
Ấy mà năm nay chồng rủ về Việt Nam thăm chơi, nàng lại mua tập sách thơ Nguyễn Dự người mà yêu nàng một thời. Giờ lại gặp sách thơ in hình nàng. Lạ thật. Tại sao thế? Nàng giận quay lưng đi lấy chồng cho kết thúc cuộc tình. Thời gian đối với nàng như xóa bôi bao kỷ niệm, nó như đổ sông, đổ suối ra đi. Vậy mà…
Thấy nàng say sưa coi. Lãnh lại hỏi:
– Em coi gì say sưa thế, bộ thơ hay hã em?
– Cũng tạm thôi anh.
Con của nàng thằng bé kháu khỉnh thì ít vòi vĩnh nàng, khi lại có đồ chơi trẻ con bên cạnh, thì má Thương trở nên dư. Và bé có vòi vĩnh chắc chỉ với ba Lãnh mà thôi!
Đoàn tàu cứ chạy, nàng cứ đi trong những cảm nghĩ bâng khuâng. Và Thương hồi tưởng những chuyện xảy ra. Rồi tàu cũng đã đến nơi quê hương nàng trước.
Chương Ba Về lại Thành phố Biển- Quy Nhơn quê của Thương. Thành phố Quy Nhơn đang đón đợi chờ nàng khá lâu. Hai ngày ở khách sạn chỉ có nghỉ ngơi cho đỡ mệt, khi ăn uống lấy sức, chưa thăm ai. Lãnh có ý đưa vợ ra Huế, ra Bắc thăm trước.
Nhật Lãnh liền nói với vợ trong một khách sạn:
– Đi ra Hà Nội trước thăm quê nội anh nha em? Sau mình về thăm Huế rồi trở lại Quy Nhơn. Và mình có kế hoạch tiếp theo nhá Thương?
– Được mà, anh đi đâu là em ở đó thôi, với lại anh tính vậy cũng hợp lắm. Hai ngày nay vợ chồng mình chỉ thăm một vài nơi ở Quy Nhơn. Mới có 1/5 của dự định. Chúng ta mới chỉ đi ăn uống là chính? Sẽ trở lại mặn nồng hơn nghen anh. Anh Lãnh há.
– Ừa vậy nha, ta từ giã nơi này ít hôm ra Hà Nội và Huế nghe em cưng?
– Em nghĩ, anh tính như thế hay lắm. Nếu em về thăm gia đình ngoài quê trước, em sẽ bịn rịn không đi đâu được? Mà thời gian mình thì có hạn…
– Gia hạn lấy thêm ngày ở Việt Nam thế thôi, dễ mà em Thương cưng!
– Em không muốn vậy. Em muốn đi đủ thời gian ta về Mỹ thôi anh. Thương cười hiền lành bảo thế nhìn chồng.
– Thì anh luôn chiều em. Đúng không?
– Em hiểu, OK anh. Lịch trình đã thế, em chịu mà.
– Ừa được, anh đưa em đi Hà Nội trước. Lãnh nhắc lại.
Thế là vợ chồng con cái Thương, Lãnh hành trang lên máy bay Quy Nhơn-Hà Nội như chàng tính. Máy bay cất cánh theo lộ trình và hạ cánh mau lẹ. Nó hăng hái, sôi nổi, như cô gái xuân nồng nàn độ tuổi vào yêu, hoạt kích mạnh mẽ không chê vào đâu được…
Còn family họ thì tràn đầy sức sống yêu thương… Thương cảm giác như vậy.
Hà Nội đất thủ đô, đất Thăng Long ngàn năm văn hiến! Đây là lần đầu tiên Thương đến cô rất vui, lòng rộn ràng cảm quan. Chàng Lãnh vốn mê các chương trình Múa Rối Nước, Hát Câu Quan Họ, Hát Xẩm, Hát Đào Ví Dặm, nên chàng đưa Thương cùng đứa con đến xem. Đi khắp nơi để biết với những lễ hội, phong tục ca hát, vui chơi giải trí ở đây. Dầu chưa đi hết những nơi nổi tiếng, nhưng khoảng 1/5 cảnh vật và con người của những nơi ấn tượng hấp lực nhất chàng đã đưa trải qua. Lãnh đã đưa vợ con đến để mình thưởng ngoạn, mà vợ con cũng tường tận luôn. Anh tươm tất những dự định. Thương và thằng con rất là thích! Đi đâu nàng cũng nghe nhạc vang eng ẻng bên tai, và hứng chí thêm phong cảnh điệu đàng rất thích mắt ở Hà Nội.
Cứ như vậy chàng đi trước, nàng lẳng lặng đi theo chàng kế bên, ăn uống, ngắm cảnh, xem hình v.v… đi đâu hai vợ chồng như cái đuôi sam nối nhau, và như…
Thằng bé cu tý Tommy cũng đi theo sát nách, bé nghịch phá bên cạnh mà vui. Thật sự Thương quá hạnh phúc như ôm trọn đôi tay, khi nàng trở về trên quê hương. Nhưng trong lòng Thương có một cái gì đó gợn sóng mà cô chưa nói ra được. Thăm hết Hà Nội, những nơi đặc biệt mà Thương đòi hỏi, muốn ghé. Rồi đi bên chồng nàng bảo:
– Hà Nội là một thành phố nhiều hồ nhất của VN hã anh Lãnh?
– Đúng vậy đó là sự ưu đãi của thiên nhiên đã ban cho Hà Nội đó em!
– Ừa em hiểu mỗi nơi có một thế mạnh, mỗi nơi trời ban nét đẹp riêng.
– Đúng thế, vợ anh kiến thức giỏi lắm.
– Không tồi để anh thất vọng phải không? Thương nói khôi hài nhìn anh cười hơi lớn miệng. Cô tỏ ra phóng khoáng.
– Đúng vậy vợ anh xuất sắc nhiều môn.
– Người ta nói “văn mình vợ người ta” Em cám ơn chồng Lãnh của em không phải là người như thế.
– Sống cho nhau, anh làm cho em vui. Là anh vui rồi. Hơn nữa thật sự vợ anh, Thương đã như thế mà!
– Ngàn đời cám ơn anh. Nàng lại cười mím môi một cách sang trọng.
– Nhận cám chứ không nhận ơn nha. Lãnh chế ra câu nói vui lạ, chọc vợ Thương để cười. Thương nguýt chàng, nụ cười nàng nhẹ nhàng hơn, nhưng rồi nó như bung tỏa nở ra hơn, kỳ tích. Tựa giống một cô đào trong phim nào đó mà anh quên. Còn nàng đưa mắt nhìn chàng thật hạnh phúc lắm…
Hà Nội bao thắng cảnh tham quan, khi họ đã thăm xong. Ước vọng dấu yêu của họ, và họ nghỉ ngơi! Sau đó vài ngày Nhật Lãnh lại đáp máy bay cùng vợ đưa Thương với con trai về Huế thăm chơi. Đó là chuyến du lịch vòng quanh thứ hai. Quy Nhơn thủ phủ của nàng thì chưa tính?
Nói về gốc gác quê nội thì Hà Nội, ba mẹ lại có thời kỳ sống Huế, nhưng họ cũng vào Nam, bây giờ định cư Mỹ lâu rồi. Còn bà con gia tộc thì đi tứ tản, chả ai có mặt nơi này? Nên Lãnh đưa Thương và thằng nhóc con chỉ du lịch là chính yếu. Không cần phải viếng thăm ai, họ hàng nơi đây đã như mất gốc trôi rồi…
Tại Huế từ lâu nàng nghe Phú Văn Lâu nổi tiếng, nhưng chưa bao giờ đến. Hôm nay nàng đến cùng chồng, thằng bé con của nàng lúc nào cũng lui cui chạy loanh quanh. Nhật Lãnh xúc cảm trước cảnh Phú Văn Lâu. Chạnh lòng nên chàng muốn đọc bài cổ thi. Trước khi đọc. Chàng bảo:
– Thương em à. Đây là Phú Văn Lâu một cảnh đẹp của Huế, nên anh có bài thơ thì đọc thuộc lòng. Anh muốn cho em nghe nha, được không?
– Ừa anh đọc đi em nghe. Em thích mà.
Giọng chàng cất lên:
Chiều chiếu ra bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu, ai sầu ai cảm
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm.
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non!”
– Anh cũng thuộc thơ, hay quá đó anh Lãnh?
– Anh không giỏi thơ mấy, nhưng một bài thơ nổi tiếng hẳn anh cũng biết sơ, có khi sai sót vài từ.
– Em thấy đúng hết mà.
– Không đúng hết đâu?
– Vậy mà anh đọc được cho em nghe là khá rồi. Nhưng…
-Nhưng sao em?
– Thích anh ngâm hơn?
– Em nhiều chuyện quá, đàn sáo ở đâu đây mà ngâm thơ.
– Ngâm đại nghe cũng được vậy.
– Vợ anh điên quá! Mà anh yêu nha… Nhật Lãnh nói và ôm đầu vợ hôn.
-Thương chỉ cười hồn nhiên thôi. Và im lặng nhìn mắt chồng đang nhìn mình.
Lòng Lãnh lại thấy vui hơn, hôn vợ thêm, anh thỏ thẻ:
– Tối nay đi coi đua thuyền trên Sông Hương em nhé. Tuyệt lắm em!
– Anh đi đâu là em đi đó thôi.
– Nhóc của mình cũng mạnh tay mạnh chân quá em há.
– Ba ơi nói gì con đó?
– Má nói bỏ con ở lại Việt Nam đó. Nhật Lãnh đùa với con.
– Con hổng chịu đâu má ơi.
– Ba đùa đó con trai cưng của mẹ. Lệ Thương ôm đầu con hôn nhẹ thằng bé. Da thịt và tóc nó thơm quá. Nàng nhìn đôi giày, chiếc vớ và cả quần sọt, cùng với chiếc áo trắng tươi của con trai. Bé Tommy con của nàng ưa nghịch chơi, song quần áo thì bé luôn giữ sạch không cho trầy xước một vết bẩn. Nàng vui lắm. Hổng biết nó giống ai tính cách này!
Sau đó thì Lãnh chụp hình cho mẹ con nàng, và nhờ khách chụp thêm cho mình đủ vợ chồng con cái.
Cuộc đi tham quan của Nhật Lãnh, Lệ Thương ở Huế cũng tràn đầy hạnh phúc.
**
Và khi về lại Quy Nhơn thủ phủ của riêng họ. Nhật Lãnh bảo nàng. Khi anh trầm ngâm suy nghĩ về một người bạn, đúng hơn là một người em kết nghĩa. Chàng nói:
– Thương ơi, em cứ ở Quy Nhơn, anh vào Nam thăm người bạn. Người em Nguyễn Nhất Quận đó nha em. Nó có hùn với người ta mua nhiều đất, nhiều vườn cây ăn trái, nhiều khu du lịch nữa. Anh cần thăm nó. Được không em?
– Được anh cứ đi. Có cần em đi không anh?
– Không, anh dự tính rồi, anh dự tính… Nếu có thể trên một tuần anh về lại bên em.
Suy nghĩ một chút Lãnh bảo tiếp:
– Chắc em có bạn bè vì em sinh đẻ ở đây gần như vậy mà? Để con đi với anh cho vui. Em rảnh hơn nhé.
– Để con lại cho em.
– Không, con đi với ba thôi, má không cưng con bằng ba, con không cần má đâu! Bé mỉm cười, trên tay bé cầm một món đồ chơi điện tử “xịn” bảo với má thế. Tại một nơi khách sạn Thương đang ngồi trên giường niệm, chân cô dũi thẳng, sau cô co lại. Thương mỉm cười nhìn con, vuốt tóc Tommy:
– Má cưng con nhất, chứ sao lại nói má không cưng?
– Hi hi con nói đùa thôi. Con muốn đi với ba. Con sẽ về với má mà.
– Ừa, nhưng nhớ má nha.
– Cái chắc rồi chứ! Thằng bé ngỗ nghĩnh đáp.
– Chúc cha con sẽ lên đường bình an. Và con phải luôn nhớ má nha. Về với má để má khỏi nhớ nha!
– Hứa chắc với má mà!
Chồng Lãnh lắng nghe bé nói và đi tắm. Thương đã đi tắm trước rồi. Sau đó hai vợ chồng lại đi ăn tại khách sạn mấy món họ thích ở đây. Đó là món Chả Cá Quy Nhơn nổi tiếng, và Gỏi Cuốn Chả Ram ở đây ngon lắm, món Sứa Biển trộn đậu phụng có đu đủ, có rau răm cũng hết sức đặc biệt.
Đoạn, thằng bé về vào một phòng riêng của nó. Nghịch chơi game điện tử. Còn hai vợ chồng đã thay đồ ngủ. Họ ngủ bên nhau một giấc ngon lành. Sau khi say đắm yêu thương ân ái. Thường thì cuối cùng Lãnh hay lấy tay vẽ trên mặt nàng. Nàng chỉ mỉm cười và sau đó quay lưng ngủ… Nhưng dễ gì? Hôm nay Lãnh kéo nàng lại và họ tựa đầu ngủ bên nhau…
Thành phố đang hoạt động bên ngoài. Biển Quy Nhơn vẫn dạt dào sóng vỗ…
Rồi một ngày. Một ngày Thương nói tiễn chồng cùng với thằng bé ra bến xe ML. Lần này Lãnh mặc đồ tây vest âu, màu xám sữa. Thương trông anh phong độ đáng yêu quá. Nàng bảo:
– Không có em, thì không biết có cô nào chài không? Coi chừng quên đường về với em nha.
– Làm gì có vụ đó, em là nhất thôi. Nhất của đời anh rồi.
– Em đùa cho vui nha. Anh và con đi mạnh giỏi, em chờ về sớm nha!
– Chàng không nói chỉ gật đầu chứng tỏ. Lãnh chỉ lấy tay ôm vợ, rồi rời phả tay mình, như rời nàng…
Thằng bé hôn mẹ một cái mạnh, nhanh tức khắc bé lại bước đi theo ba Lãnh lên xe. Một chiếc xe khách đời mới như còn thơm phức nước sơn. Từ chủ đến thợ chuyên môn, tới khách ở đây, ai nấy cũng khá lịch sự, vẻ ôn hòa, nhã nhặn. Chàng liếng thoáng có lẽ là như vậy. Trông họ có vẻ văn minh và đổi mới nhiều.
– Tạm biệt má. Tommy bảo.
– Tạm biệt con yêu! Thương nhìn lên xe nói.
– Anh đi nhé em… Nhật Lãnh nhìn nàng đứng bảo thế.
– Em đợi anh về… Thương trả lời.
Và coi như họ tạm xa nhau… Nhật Lãnh đã gọi mua vé như ý chàng định. Vì Lãnh muốn đi chuyến này bằng xe khách. Tàu lửa, máy bay chàng đi khá nhiều rồi. Chàng không thích nữa! Chàng muốn thay đổi, phương tiện cách đi, du lịch một tý.
Chương bốn
Chồng lên xe khách, quay về lòng Thương lại ngổn ngang. Nàng chưa muốn gặp bạn bè, nàng muốn đi chơi một mình. Thương đang cần riêng tư trong cảm nhận! Biển Quy Nhơn tuy nhỏ nhưng có một nét đẹp riêng. Gợi đầy nhớ thương, thi vị như thảo mộc loài rong rêu… Thảo nào Hàn Mặc Tử đã có những vần thơ trác tuyệt ở đây. Khi trăng lên, khi tìm ra biển vắng… Rồi nàng lang thang trên bãi tắm một mình chiều nay. Nàng thích thế. Nàng nhớ chồng nhưng vẫn vui một mình được? Thương nhìn những hòn đá nhỏ nhô lên trên mặt nước, nàng thấy yêu và thích vô cùng. Bỡi nàng tưởng tượng mỗi hòn đá vô tri kia, biết đâu vẫn chứa được những linh hồn, những đa cảm tiếng nói riêng. Cùng những chiều sâu dung lượng bên trong thầm kín đó… Thương tưởng tượng. Nàng có cảm giác được điều đó, nó đang quấn lấy tâm hồn nàng. Và biển Quy Nhơn mấy hôm nay nàng đi, nước không trong xanh, chỉ một màu đục hơi xám, nhưng nàng yêu vô đến ngần. Có phải nó chính là một phần máu thịt của nàng chăng? Dù bất cứ hình thức nào. Quê hương của Thương mà, nên nàng xúc động lắm khi nhìn nó, với bất cứ hình thức màu sắc nào của biển!
Dạo một dọc quanh biển Thương hơi lãng mạn liên tưởng nhớ đến bộ phim “Nàng Tiên Cá” Lúc nàng coi khi còn bé. Nàng Tiên Cá có đôi mắt đẹp Thương thích lắm. Nàng là cô gái sống dưới nước, nhưng nàng khát khao cuộc sống trên bờ và Nàng gặp Hoàng Tử… Nhưng sau đó nỗi đau nàng thật tội nghiệp. Phim làm nàng khóc sướt mướt dạo đó. Mãi đến bây giờ hình ảnh vẫn còn chìm lắng trong tim nàng. Kỳ cục, nhất là bài tình ca bất hủ đó. Thương biết trái tim nàng đã mở rộng biên độ, cảm nhận khi đứng trước biển duy tư…
Quay về Thương nhớ lại Kỷ niệm nơi mình. Ngày xưa, nàng từng mơ ước gặp được Nguyễn Dự trong bãi biển này, tay trong tay để thương để nhớ, để tình để tự. Biết bao bài thơ nàng làm cho chàng, một thuở khi mới quen nhau. Nàng tự nhiên nhớ lại những bài nàng làm cho chàng. Nàng thật sự yêu mến say đắm một thuở!
Em ước làm cô dâu
Anh mơ làm chú rể
Anh đau thương dòng lệ.
Em ngang trái nào bằng…
Anh có mộng dưới trăng
Một thiên đường hạnh phúc.
Dẫu cuộc đời du mục…
Ta vẫn thiết để yêu?
Anh có nghe trong chiều
Hương thơm gây mùi nhớ,
Xin mình đừng cách trở
Mình sẽ về bên nhau…
Một ước mơ nhiệm màu
Em nuôi hồng ký ức,
Một ước mơ khó thực
Em vẫn mãi cầu mong…
Anh ơi có từng trông?
Cùng giống em như thế
Trên đời này có thể
Đêm ước mơ không thành…
Những gì chạy chung quanh
Đang có rồi mất biến,
Như bọt bèo của biển
Bởi gió lùa bình minh?
Anh ơi có chung tình
Em hỏi hồn anh đó
Nhưng anh đã thấy rõ:
Nơi lòng em cô dâu…!
Và khao khát quá nàng đã từng làm bài thơ trong dào dạt thương yêu gởi về.
Ngày em về bên anh
Ngày em về bên anh
Qua tháng ngày nỗi nhớ,
Qua tháng ngày cách trở
Tình đẹp hơn giấc mơ…
Để đêm hương tình nồng…
**
Ngày em về bên anh
Hàng me như ca hát,
Biển ru thêm dào dạt
Sóng mừng ta tương phùng…
**
Ngày em về bên anh
Vầng trăng không xa lạ,
Ngực chạm ngực ta ngã
Hoa tình ngạ thâu đêm…
**
Ngày em về bên anh
Rừng khuya như thức dậy.
Lá từ xa vui vẫy
Mở mắt hôn môi người…
Ngày em về bên anh
Như hoa giăng ngày cưới,
Thuyền ai như mắc cửi
Nói cười giăng mùa trăng…
Và bài thơ cuối cùng là lãng mạn nhất. Nàng thích nhất.
Mùa trăng mật…
Một mùa trăng mật Quy Nhơn
Đêm nghe sóng nhớ ngày ơn nắng tình…
Bên đèn hoa chúc lung linh
Mắt ai cười nụ xinh xinh tóc thề…
Không lả lơi, cũng đê mê
Thời gian như ngọng, đêm về… ngóng đêm…
Mơ ước và tình tự, nhưng hình ảnh đó đã nhạt nhòa, đã vụt khỏi tầm tay. Trong kỷ niệm đã trở thành dĩ vãng. Một thời xa lắc…
Và nàng lại nhớ nhiều đến hình bóng thật của chồng nàng, với sự hiện diện của Nhật Lãnh bên đời nàng, bên cạnh nàng. Chàng đáng yêu… Người chồng nàng trong khoảng đời sau. Nhật Lãnh thương nàng lắm, chàng tấm mẳn chu đáo, tử tế cho nàng hơn những ai? Chàng vị tha cho nàng nhiều lắm! Vì Thương có tật, hay lúng túng, không biết đem cái nào bỏ lại cái nào, khi có những chuyến xa nhà… Khi sắp đi đâu xa, chàng phải kiếm cho nàng từng đôi dép, từng chiếc áo, từng chiếc kẹp tóc, từng lọ nước hoa để sẵn. Từng cái ví nào đẹp nhất để mang đi. Chính chàng lựa cho nàng! Những thứ đó chồng nàng luôn help lo, tỉ mỉ khiến nàng bâng khuâng kỳ lạ…
Thương không muốn so sánh, nhưng ý thức tâm linh, cuộc sống sinh học, cho nàng cảm ra đủ thứ. Mường tượng nhiều điều khó nói!
Đi đâu cho đã rồi nàng một mình về lại khách sạn. Tắm rửa relax, nàng lại thẩn thờ tìm một cái gì coi vui. Trong khách sạn lọ hoa giả, lọ hoa thật. Mền đệm, chăn đắp, rèm buông, ti vi, tủ lạnh, cửa kính, hồ cá, hồ sen nhỏ v.v… Nàng nhìn khắp, rồi cầm lại quyển thơ. Nàng ngắm mãi tấm hình rồi dừng lại. Thương thở một hơi thở thật mạnh, như tự nhủ khi thấy lòng xao xuyến về con người làm thơ này:
“Ta muốn gặp lại người này ư? Dù chỉ là một khoảnh khắc cũng cần, hay không cần. Được hay không được nhỉ? Liệu ta có lãng mạn lắm hôn? Ta có gì quá quắt với chồng ta hôn? Nàng cảm thấy ta không sai lắm! Vâng có thể chỉ là một cảm xúc bé nhỏ. Ta không sai?” Thương quyết định.
Nàng tự trả lời cho câu hỏi đặt ra. Và nàng làm bộ trấn an. Chứ nàng không thể quên được bài thơ nàng mới đọc. Có lẽ. Thương đã ấn tượng ngay từ khi mua tập thơ. Bài thơ thật tha thiết Nguyễn Dự làm cho nàng ngày ấy, bài mang tên:
Vì … Gió ơi
Gió ơi chải tóc người thương
Tay ai hứng lấy trăm đường gió hôn?
Mưa nhiều nhẹ lướt cánh chuồn
Ra sông biển nhớ ngọn nguồn nước trao…
Chiều nay với những chiều nào
Tóc thơm, thơm nhẹ ca dao buổi đầu…
Miệng cười môi mấy máy môi
Gió ơi hát mãi nghìn câu ân tình…
Thuyền hoa chở nắng lung linh
Chở trăng, trăng cuộn dập dềnh bóng ai
Tình yêu ngọt mật sông dài
Hay trăm nghìn đắng thử ai cạn lòng…!
Bài thứ hai những hàng chữ in chạy lướt qua mắt nàng.
Có phải em về ?
Có phải em về với anh đó không?
Chân mây thấp thoáng áng mây hồng
Em đến em đi, hay… em lại
Anh còn hứng lấy những đợi trông…
**
Anh đón em về chẳng thuyền rồng
Chỉ là gió cát thổi mênh mông
Bên kia sóng cuộn là sóng cuộn
Anh quên đời quên cả mùa đông…
**
Xinh xắn bên em luống ngô đồng
Mắt về tha thiết trọn niềm mong
Cầm tay em khóc vui tương ngộ
Chim đã bay cao, thắp những vòng…
**
Chim đã bay cao, thấp những vòng
Điểm lên màu mắt những nhớ mong.
Bàn tay thon thả không che hết.
Tím cả chiều mong những ướt hồn…
Và một bài thơ khác chàng viết:
Quy Nhơn vẫn còn đó!
Quy Nhơn yêu nhiều du khách
Yêu Hàn Mạc… Một thưở xa xưa
Mưa vẫn xanh, hoa nở trắng bóng dừa.
Như nuối tiếc người con gái đi lâu chưa trở lại!
Chiều thì thầm, sóng gọi ấm vai người ngân mãi…
Lạnh khoang tàu, khi thấy một hoàng hôn?
Quy Nhơn ơi… Sóng bạc nức tiếng cồn…
Ta hóa đá… như bỡi vì ta lạc bến…!
Nàng không còn đọc nữa nhưng tiếng tơ lòng nấc lên, trong nỗi niềm khắc khoải, trải rộng sướt mướt tâm tư, đẫm cả hồn nàng…
Lệ Thương thấy có chút gì, nhớ thương quay quắt. Nàng quyết định muốn gặp lại cho được Nguyễn Dự một lần. Vâng dù chỉ một lần cũng đủ. Như một dự định mới nhất với nàng.
Nhưng làm sao để gặp Nguyễn Dư là một cái khó? Từ lâu nàng bỏ Facebook, bỏ email bỏ mọi thứ trên internet. Chỉ có thực tế, cuộc sống nàng tại Mỹ làm vợ, làm mẹ lại lần thứ hai. Với những đêm ca nhạc luôn có chồng bên cạnh. Thương đã không còn tơ tưởng đến Nguyễn Dự, nhưng lần này về Việt Nam nàng lại thấy khác. Nàng muốn, bỡi tập thơ trên tay. Cuối cùng rồi nàng vẫn tìm ra một phương pháp, nàng moi óc nghĩ ra. Thương muốn vào Phan Thiết. Nơi mà chàng, nàng dự định có nhiều trong mơ ước ngày đó. Trước hết vào ga Sài Gòn để tìm lại em bé bán báo nàng đã mua, là đầu mối cho mọi chuyện. Nàng nghĩ!
Bạn bè ở Quy Nhơn, Thương chưa kịp gặp cần ai, nàng muốn hoãn lại. Thương dự tính.
Thương đi vào Sài Gòn nhanh chóng bằng máy bay. Nàng chỉ mang theo một valise nhỏ chứa đồ. Nàng mang theo ít bộ, một quyển sách thơ, một vài lọ nước hoa, đồ trang điểm, còn kèm theo một cái xách tay cỡ nhỏ đựng tiền bạc. Ngoài ra không còn gì cả. (Thật tình tiền hai vợ chồng xài thẻ bấm gạt, chứ ít mang theo tiền mặt nhiều, vì họ sợ kẻ gian, nguy hiểm cho họ…) Lần này nàng ra tay tự làm lấy để đem đồ đi, chứ không có chồng Lãnh giúp. Nhưng nàng thi hành cũng gọn gàng và như đạt chỉ tiêu lắm. Nàng nghĩ thế mỉm cười…
Đến với phương tiện máy bay Sài Gòn, về khách sạn tắm nghỉ không quá hai chục phút. Không còn thời gian nghĩ ngợi gì hơn. Nàng vội vã tốc hành vào ga Sài Gòn tìm cho được em bé bán báo khi xưa.
Đến ga Sài Gòn. Thương đảo mắt tìm thì thấy em bé bán báo đó. Rất hên, em đã đến như nàng muốn. Thương nghĩ mừng lắm, vội vàng đến hỏi:
– Xin lỗi em. Em có nhớ chị không?
– Em nhớ chứ.
– Em trai, tôi muốn nhờ em một việc được hôn?
– Chuyện chi thưa chị?
– Em tên là gì? Cho chị biết để gọi.
– Em tên Ninh.
– Vậy Ninh tên thật dễ mến… Nói tới đó nàng lưỡng lự rồi làm thinh nhìn trân Ninh.
– Gì chị nói hết đi? Sao chị ngại gì?
– À em có biết nhà thơ, chủ là tác giả này hôn? Nàng đưa quyển thơ lấy từ trong xách tay nàng ra. Nàng như cảm động chớp chớp mắt hỏi nhanh như thế.
– Dạ em biết. Dạ chú đó nghèo, và đang làm bảo vệ một cơ quan hải sản ở Sài Gòn.
– Sao em rành chú vậy?
– Vì em bán được thơ chú nhiều người thích đọc, thỉnh thoảng có mời em đi ăn, và đôi lúc em mời lại chú cà phê v.v…
– Vậy em vào thương cảng Sài Gòn nói là. Thương bỗng ngập ngừng, dừng lại.
– Nói gì chị? Em bé Ninh nôn hỏi liền.
– Nói là có người muốn gặp chú, mời chú ra Phan Thiết. Có thể trên Đồi Mũi Né nha! Thương có vẻ chân thành.
– Vâng em sẽ nói. Nhưng sao em thấy chị có vẻ giống hao hao người hình bìa, mà chú in lên tập thơ.
– Không có đâu, chị chỉ là một người ái mộ thơ, fans chú thôi.
– Chuyện dễ mà chị, em mời chắc chú đi. Song mà em cũng không tin chắc lắm. Ồ… Vì sau này chú ít đi chơi xa…
– Em cứ nói có người mời.
– Cần cho tin tức gì về chị hơn không? Bé Ninh nheo mắt hỏi thêm.
– Không. Nàng thẳng thắn trả lời. Sau không đợi Ninh phản ứng Thương bảo thêm.
– Cứ nói là gặp tại đồi Mũi Né thế thôi em à.
– Vậy sao?
– Chị ở khách sạn sẽ ra, đừng nói gì khác hơn.
– Ừa, em sẽ làm theo lời chị.
– Chị rất mang ơn em đó. Cố gắng cho chị nha Ninh!
– Và làm cách nào em liên lạc với chị chứ?
– Em có thể tìm trên danh bạ để hỏi qua khách sạn Mường Thanh Phan Thiết, chị ở đó họ sẽ cho chị hay.
– Nhưng…
– Chỉ thế thôi khỏi cần điện riêng chị. Cám ơn em nhiều nha cưng.
– Vậy sao?
– Ừa vậy đó. Chị cho em tiền lộ phí đi tìm Nguyễn Dự nè.
– Dạ cám ơn chị. Ninh cầm lấy từ tay Thương gói kỹ, như món quà kỷ niệm. Ninh không biết là bao nhiêu. Ninh nhìn Thương gật đầu thêm. Em như thầm cám ơn và hứa lời trọng trách! Hai người đã chia tay nơi họ gặp gỡ.
Như thế là Ninh, em bé bán báo đi tìm nhà thơ Nguyễn Dự và Thương đã trở về với Phan Thiết. Nàng đi ra Phan Thiết bằng xe lửa, loại cao cấp xịn vượt nhanh. Nàng với lòng mong đợi, gặp lại người xưa, cố nhân một thời. Một cảm giác mà cô chưa từng thấy, trong trái tim mang cả niềm vui, nỗi buồn. Nó như lâng lâng đưa Thương vào cõi mộng…
Chương Năm
Thương nằm trong khách sạn mà lòng thương nhớ những chuyến đi của nàng từ Nam ra Bắc, Quê hương có nhiều thay đổi, song cuộc sống nơi dân dã vẫn còn nhiều lạc hậu và khổ cực, chưa đi lên đồng bộ lắm, với những bức hình mà nàng chụp lấy. Một khoảnh khắc, tình thương đọng mãi trong lòng! Thương tự làm một “chụp ảnh gia” ghi bằng kỷ niệm, để sau này mỗi khi nhớ lại. Đã là con người thì nên biết yêu thương chia sẻ. Dù là những bức hình, bức tranh vô ngôn ngữ, nhưng có thể nói chuyện với nàng thật nhiều ý nghĩa…
Thương thèm khát được như vậy! Với nàng tranh ảnh, là tiếng nói có hồn riêng cho người nhìn.
Nàng thấy quê hương thật sống động đáng yêu. Thiết tha máu thịt hơn mình tưởng. Rồi lại nghĩ đến người yêu cách đây bảy năm. Bây giờ nàng muốn gặp. Nhưng giờ hẹn, ngày hẹn của nàng với Nguyễn Dự sao mà xa xôi quá. Đến hôm nay nàng vẫn chưa nhận dấu hiệu, tin tức gì cả? Nàng không thấy bé Ninh trả lời. Thì ra chắc chàng từ chối rồi. Không sao? dù gì nàng cũng có lòng? Thương trấn an mình, và trải một hơi thở nhẹ… Trong cảm giác hỉ xả đó.
**
Thương đâu có ngờ trong khi đó Bé Ninh tìm lại nhà thơ Nguyễn Dự và gặp được anh, gặp được ở cảng Sài Gòn, tại khuôn viên anh làm việc bảo vệ giữ xe gắn máy. Tuy thế Ninh cũng qua bao gian truân ngõ ngách, Ninh đi xe bus tuyến đường Ninh khá thích. Sau đó một giai đoạn đi xe xích lô đạp thường, mới tìm ra chú Dự hôm đó. Ninh tới nơi chắc ăn, trả tiền xe xong. Rồi một mình ung dung đi tìm. Ninh lọt vào sân bãi thấy…
Chú đang ngồi một góc nhìn. Nguyễn Dự mặc chiếc áo sơ mi xanh nhạt, chiếc quần tây vải thường màu đen hơi cũ. Thấy Nguyễn Dự, Ninh kêu liền:
– Chú Dự ơi có tin này con cần nói chuyện với chú.
– Chuyện gì? Mà coi có bộ con nóng nảy vậy Ninh?
– Thơ chú bán đắt đỏ.
– Trời ơi tưởng chuyện gì? Chứ chuyện đó chú mừng cho con, cho chú…
– Nói chớ không phải, khác hơn chuyện này.
– Chuyện gì?
– Ra đây cháu sẽ kể, đi tìm một nơi tiện để nói chú Dự ơi.
– Vậy sao?
– Vậy đó chứ chú.
Hai chú cháu tự ra một quán nước cách chỗ Nguyễn Dự làm việc không xa. Hai người ngồi xuống Nguyễn Dự kêu nước cam. Ninh bắt đầu bảo:
– Chú ơi chú có người muốn gặp tại Phan Thiết- Đồi Mũi Né, họ cho tiền lộ phí đây.
– Ai vậy?
– Một cô nữ độc giả.
– Cô ta ở đâu, tên gì?
– Con không biết, họ chỉ nói muốn gặp chú thôi.
– Chú ngại lắm, nếu cô ta đã có gia đình thì thêm rắc rối. Nên về nói lại là chú từ chối thì tốt hơn. Nói chú có lòng cám ơn.
– Không! chị đó có một mình thôi, chị rất đẹp và hiền lắm chú à.
– Đối với chú đẹp không ăn thua gì, và cũng làm khổ cho chú, chú sợ lắm.
– Năn nỉ mà, nghĩ lại đi chú.
– Mà sao con biết người ta chứ.
– Chị có mua tập thơ chú con bán.
– Uh hum! Vậy sao?
– Con ra cùng nơi ấy, không ai dám giết chú đâu. Thằng bé nói một cách tự tin, giương cặp mắt to, vẻ thán phục nhìn từ Nguyễn Dự.
– Thôi được để chú nghĩ lại. Chú cám ơn con đưa tin.
– Vậy nha chú Dự!
– Oke con Ninh. Nhưng chú không dám hứa đi 100% là chắc chắn đâu?
– Cố đi mà chú.
– Có thể. Chú cố gắng thôi.
– Con hy vọng chú đi đi chú Dự. Không đi là coi chừng chú bị uổng đó.
– Trời thằng bé biết nói chuyện ghê ta. Nhưng mà…
– Nhưng mà, mà nhưng gì chú ơi. Coi như hân hạnh cho chú và cho con đó chứ. Cho chị đó nữa.
– Trời thằng bé Ninh ngày càng biết cách thuyết phục nha. Chú có lời khen đó. Song chú chưa dám tin là chú đi nghen.
– Thôi mà khen con mà chú không đi, thì cũng vô hiệu thôi với con.
– Ừ thôi để chú coi lại.
– Vậy nha. Con chim bồ câu này biết đưa thư. Giờ xin giã từ nha. Ninh liếng thoáng câu nói cảm thấy hay của mình, Ninh mỉm cười.
Nguyễn Dự đưa tay rờ đầu Ninh như thương mến, mà không còn nói gì nữa.
Ninh đưa tay ra bắt tay Nguyễn Dự. Và họ ôm vào nhau như tình thân lắm để rời, họ lịch sự nữa. Hai người đã rời khỏi quán nước. Nguyễn Dự trả tiền cho cô chủ quán xong. Cô chủ quán thấy vui vui nhìn họ không rời mắt, đến khi họ vào lối rẽ mới thôi. Nguyễn Dự tiếp tục vào trông coi bảo vệ. Bé Ninh về ga Sài Gòn cũng hai giai đoạn, của lộ trình như lúc Ninh đi. Rồi em dạo đi bán sách báo như thường ngày. Em rao:
– Báo đây, báo đây… Thơ ca triết lý, nhân cách con người, thời sự nóng hổi, xấu xa tốt đẹp, phù du, thiệt hơn, trong cõi nhân sinh có hết đây. Có hết đây. Xin mời, mãi vô mua… mua mãi.
Hôm nay như có điều vui lắm, em rao thật lớn miệng hơn!
Khi xong công việc bảo vệ xe gắn máy tại cảng tám tiếng. Nguyễn Dự lái chiếc xe Honda đời 92 của mình cũ kỹ trở lại căn nhà nhỏ bé, ở với con gái đã lập gia đình. Anh lên gác nằm nghĩ ngợi sự việc, lòng có chút như tơ rối. Nguyễn Dự lòng thấp thỏm nửa muốn đi, nửa muốn không đi. Anh lấy tập thơ mình ra đọc, bụng dạ lại như mơ tưởng điều chi xa xôi không rõ rệt. Anh chưa từng có cao vọng từ khi… Anh nhắm mắt suy tư. Một hồi khá lâu thì anh phải mở nhạc Của Trịnh Công Sơn nghe. Mà mỗi khi buồn anh ưa nghe lắm. Tiếng hát của Khánh Ly vang vọng lên hai bài.
“Gọi Tên Em Bốn Mùa” “Bốn Mùa Thay Lá ” Hai bản nhạc đó. Như nhạc ruột Nguyễn Dự nghe. Anh muốn như xoa dịu tâm hồn anh bằng những lời nhạc êm đềm, âm điệu du dương, ấm áp ru liêu trai của Khánh Ly. Rồi đến giờ cơm con gái bảo:
– Ăn cơm ba.
– Ba chưa ăn, để ba tự lấy cơm mà, ba mệt cần nghỉ tý.
Xong Nguyễn Dự tự động đi lấy cơm ăn, nhưng anh nuốt không vô, không hiểu vì đâu? Một niềm hân hoan xen lẫn bùi ngùi kỳ lạ, như một mùa bão giông sẽ đến chăng? Hay là một xuân ấm nồng nàn? Giống anh mừng mà lo. Như sợ một cái gì, rực sáng nhưng rồi thoáng đau tàn lụi, có thể thống khổ não nề xảy ra nữa? Lẽ nào, anh khó biết được lắm…? Anh ráng dập tắt bâng khuâng, và gắng nuốt bát cơm cho xong bữa.
Đoạn Nguyễn Dự quyết định cuối cùng phải ra một chuyến. Biết đâu “Người xưa tìm về” Mà thôi ai cũng được. Khi họ ái mộ mình là niềm vinh hạnh lớn của người cầm bút, người làm thơ… Anh tự khám phá ra ý nghĩ mới mẻ này hơn, cho nhẹ lòng đi, để ít bồn chồn.
Nguyễn Dự nói với con gái:
– Ba nghỉ phép mấy hôm đi Phan Thiết có chút việc đó con. Ba sẽ về trong tuần, hoặc ba đi thăm bác Thái luôn nha.
– Ba đi nhớ giữ gìn sức khỏe. Con gái nói.
– Vâng ba biết! Nguyễn Dự trả lời.
Nói thế Nhưng Nguyễn Dự lại suy nghĩ khác hơn nữa, ông lại không đi PT, và tiếp tục đi làm. Song ngồi đâu Nguyễn Dự cũng như lửa đốt trong chân. Ông lại thương Ninh có lòng khổ cực tìm đến ông, với những câu nói mời mọc thật thiết cốt. Với Phan Thiết lâu rồi ông chưa từng ghé, nhớ nhung cũng ăn mòn và nặng trĩu, nỗi từng hẹn hò với Thương rồi mất hút, sang bằng với những bờ cát loạn… Nghĩ thật nhiều…
Rồi Nguyễn Dự đã phải ra đi.
Khăn gói về Phan Thiết qua chuyến xe lửa, và về khách sạn rẻ tiền. Tắm rửa xong, anh mơ màng một thoáng hình bóng Thương ngày xưa. Anh lấy hết hình trong ví ra xem. Nếu không phải người xưa cũng không sao, miễn là người nào mời mình để gặp, cũng là hân hạnh lắm rồi. Nhưng tại sao anh không từ bỏ người xưa là Lệ Thương nơi mình trong cảm nghĩ nhỉ! Lạ chưa anh thắc mắc? Anh ngắm phòng ốc rồi tìm trong túi một điếu thuốc ba số để hút. Nơi này vẫn còn cho dùng, hút thuốc trong phòng. Từng làn khói nhả ra, Nguyễn Dự cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nhớ ơi là nhớ nơi này, anh từng ước hẹn cùng ai. Thế mà đã chôn vùi. Người xưa đã mất bóng… Trăng thề như cát bồi nhạt nhòa. Bây giờ nó đã lùi về quá khứ và như giấc mộng, đêm trường xóa tan… Anh từ lâu rồi không còn can đảm để dám nhớ…
Tới nơi đây, làm anh thao thức, làm anh hoang mang đủ điều, mừng rỡ và sợ hãi, vinh hạnh hoặc thương đau v.v… Nói gì nói, tâm trạng là tâm trạng. Nhưng đối đầu, anh phải chuẩn bị ra điểm hẹn với một độc giả nào đây?
Chương sáu
Thương đã chờ chàng ngồi một mình trên đồi cát bay. Đồi cát bay của Phan Thiết một cảnh đơn sơ mà quyến rũ lạ lùng. Đối với nàng trong bao màu cát nàng mến thương, hốt trên tay rê xuống nhìn rất là thích. Nàng rất là yêu đến kỳ lạ. Bây giờ đây nàng mới nghĩ ra, chứng minh được cho câu nói. “Với cát thì càng nắm chặt thì cát lại dễ đi ra khỏi tay mình” Nên nàng ghét nó. Nàng chỉ nắm một lần coi thử rồi thôi… Rồi nàng chỉ hốt lên rê chơi mà thôi. Nàng không dám nắm lại, sợ cái gì đó ám ảnh nàng, sự chia tay, sự mất mát! Thương thật sự muốn yêu thương hơn là ám ảnh. Nàng như nghe những lời tình ca thần thoại của biển. Biển đang hát rú lên, trong yêu thương từ đâu nhắn gởi, hay dù một lời ngăn cách đi chăng nữa…!
Trong khi chờ đợi hứng gió. Biển mát rượi, nhưng Thương có vẻ buồn vì nàng ngồi như thế ba chiều. Đây là chiều cuối cùng nàng thăm viếng Phan Thiết. Nơi mà ngày xưa chàng và nàng cùng ước vọng. Duyên tình họ đã gãy gánh. Nhưng hồn thơ chàng làm nàng sống lại trong đam mê, ru ngủ nàng hiện lại nguyên hình, như nàng công chúa bắt gặp vị vua yêu mến trong lòng, mà đành xa cách…
Nàng có gì tội lỗi không? Mặc nhiên niềm thao thức lại hiện về. Nàng nghĩ nàng ngốc nghếch, khờ dại, nàng vẫn chịu. Hoặc cho rằng thượng đế sẽ quở phạt Thương. Nàng cũng không biết phải làm sao? Thế sự sẽ sử sự nàng, nàng đành cam phận. Thương nghĩ vậy.
Và bất chợt Thương thấy bóng dáng Nguyên Dự đã đến, không phải là mơ chứ? Nàng thì thầm trong lồng ngực, trái tim đã đập liên hồi, hơi thở nàng lạ lẫm, nhanh chậm. Cuối cùng nàng chỉ trấn tĩnh, chờ đợi.
Nguyễn Dự đến thấy nàng đứng trên cát. Chàng chết lặng nửa người, không lẽ đây là Lệ Thương năm xưa? Cách xa nhau khoảng một trăm mét nhưng chàng đã nhìn ra đôi mắt ấy. Đôi mắt Thương, và sóng mũi nàng, vầng trán đó, lông mày này, dù Nguyễn Dự chưa một lần nào gặp, chưa một lần diện kiến. Nhưng chàng biết nàng rõ như in, như trong hai bức hình cách đây bảy năm nàng gởi về mà thôi.
Gió như mặt xuôi. Gió ơi, gió nơi này, giờ đây như trao lời du dương đến với chàng. Thân tình và thì thầm. Nguyễn Dự như bị cảm giác của yêu thương… Hình ảnh nàng thu nhỏ trong tầm mắt Nguyễn Dự, nhưng nàng trải rộng ra mênh mông trong trái tim chàng! Nàng bỗng mênh mông như biển lớn, hùng vĩ và bao la, lạ lẫm xen lẫn ngọt ngào…
Chàng cứ tiến bước đến gần. Nối bờ cảm xúc. Và Thương xúc động kêu lên.
– Anh…?
Nàng không nói được gì thêm trong cơn xúc động. Như tình yêu nghìn kiếp hiện về.
Nguyễn Dự đã đến nơi, không kêu nổi được chữ em. Chàng chỉ gỡ nhẹ tay nàng chụp lên vai mình, mắt trong mắt anh nói:
– Anh không mơ chứ. Có phải em là Lệ Thương của anh ngày xưa?
– Vâng em. Nàng bảo.
– Làm thế nào, em về chốn này hã em Thương?
– Em đã về nước, đọc thơ anh, cảm xúc em lại dâng trào, em không thể không gặp anh? Trong chuyến về Việt Nam lần này.
– Tại sao lại là như thế em ơi.
Trấn an niềm xúc động anh gắng nói thêm:
– Anh yêu em và chỉ một em thôi. Một trăm bài thơ kia cũng chỉ núp bóng dưới nhân vật em. Anh tặng cho ai đó cũng chính là tặng cho em. Em có biết không?
Lệ Thương nuốt hơi thở ở cổ. Cô không nói được gì. Nguyễn Dự nhìn nàng:
– Em trở nên kỳ lạ trong anh kể từ đó.
– Anh biết không? Sau đó em giận anh, em có chồng và chúng ta mất liên lạc. Bây giờ em về trong chuyến này có chồng, có cả con em nữa. Nhưng em muốn gặp lại anh. Vì em mua tập thơ trên một sân ga hình bìa…
– Vâng! Chính là em đấy, hình em được tái tạo với một nét khác hơn. Nhà họa sĩ Đinh Cường VN, và Picasso là họa sĩ trứ danh thế giới đã từng quan niệm“Chân dung giống nét vẽ tôi, hình vẽ giống mình chứ không phải mình hoàn toàn giống hình vẽ” Anh hiểu điều này. Anh cảm giác em và muốn thế, dẫu có người biết, không biết. Nhưng anh không đặt thành vấn đề. Anh chỉ cần biểu dương tâm hồn anh yêu thích, là đủ.
– Em không ngờ, em rất ngạc nhiên anh Dự ơi.
– Thật sự em có còn yêu anh không? Hãy nói cho anh nghe một lần đi Thương.
Thương không nói, chỉ nhìn chàng qua đôi mắt đầy quyến rũ.
– Em nói cho anh nghe đi. Nguyễn Dự có vẻ thúc giục.
– Em không muốn nói bỡi dư thừa. Có lẽ em yêu anh nhiều nhất. Em không bao giờ quên anh, nhưng chúng ta đã là hai lối rẽ. Em thật khổ…
– Hãy sống cho chính mình đi em. Nếu như, chứ khổ gì em?
– Chắc có thể…! Là không anh ơi. Lệ Thương nói thế, nhưng nhìn chàng đắm đuối trong đôi mắt mình.
– Thời gian đừng để trôi nữa. Bao năm qua anh vẫn nhớ về em, hãy về với anh. Lệ Thương như một loài hoa, thơm nồng tinh khiết và thủy chung? Tại em không biết? Anh yêu em biết ngần nào…?
– Em không biết, chúng ta đã bỏ mất cơ hội.
– Không, nghìn đời mãi mãi một kiếp này ta của nhau. Sống chết cùng nhau như bài thơ anh làm cho em. Bài thơ anh tặng cho em từ thuở ban đầu…
Chàng đọc và tưới vào lòng Thương một cách tự nhiên. Của ngày xưa, như ôn lại, chàng vẫn thường đọc cho nàng nghe thuở nào. Bài Mùa xuân có thật không em?
Tiếng chàng đốt lên hơi ấm pha lẫn chút bùi ngùi.
Là xuân sao em không về phố
Để mình anh tha thiết với trăng ngần.
Là xuân sao anh sợ con bướm vong thân
Lại tiếc nuối một một cánh hoa có thực
Là xuân sao hay đâu mùa hương mật?
Mà em yêu anh xa tít mãi nghìn trùng!
Là xuân sao cây lá cứ rưng rưng
Để đêm xuân anh đếm tay nhung nhớ
Là sắc xuân tím hoa, hoa mắc cỡ
Đón xuân nồng đừng bỡ ngỡ mất nhau…
Em chưa về anh thức trọn tình đau!
Thật sự bài thơ còn dài hơn thế kia. Nhưng chàng chỉ đọc bấy nhiêu. Để cho độc giả biết hết bài thơ xin chép hết vào đây luôn:
Biết không em mùa xuân đó qua mau
Mùa xuân đến anh như trẻ thơ nô nức
Ngó ngoài đồng, mượt cỏ nhung thổn thức
Ngắm trăng trên cành, con sóc chẳng lao xao?
Như mùa thu qua đi mùa hạ đẹp năm nào
Như con sông lớn không sầu chia giọt nước.
Như hai ta là một mùa xuân của mơ ước!
Nguyễn Dự đọc bài thơ nhìn trên môi Thương. Thương nhìn xuống cát bay quanh chân. Nàng cảm động muốn khóc, nhưng rồi lại nói:
– Chắc mình không tròn nợ anh ơi. Vì em còn thương con trai sau này của em. Nó mới lên sáu tuổi. Anh biết không?
– Hãy đem về nó ở bên anh. Anh làm cảng bảo vệ nuôi em và nó cũng được, đi đi em.
– Không dễ như anh nói đâu. Cả một vấn đề xáo trộn, đau nát tim em anh ơi. Tại sao ngày đó anh làm bài thơ để tặng ai làm chi? Mà đến giờ phải nông nỗi.
– Cũng vì quá yêu em, mà ghen mà tức nên làm thế thôi.
– Thật ông trời quá ác cho em, cho tình yêu chúng ta! Sao trời nỡ đọa đày chúng ta. Trời ơi là trời! Cho tôi chết còn sướng hơn! Thương lấy tay trờ lên miệng nơi cằm. Và nàng lắc đầu lia lịa như thấm thía nỗi đau đoạn trường, trong lòng nặng trĩu. Có lẽ nàng còn yêu Nguyễn Dự đó chăng? Thương tự hỏi.
Nàng muốn rên lên, và khóc lên cho nỗi đau kia bị xói mòn đi đến kết thúc. Nhưng nàng vẫn cố trấn tĩnh.
– Còn làm lại được mà em? Em cứ đơn giản hóa vấn đề đi Thương nè… Nguyễn Dự thuyết phục bằng trái tim lên tiếng như thế.
– Không, không thể anh, em yêu anh lắm nhưng đã muộn, gặp nhau để nói rằng em vẫn yêu anh, như yêu anh từ dạo đó. Mà bến đời đã tách bạch, rẽ chia ta… Và em một lần gặp anh ở đây. Chắc chỉ thế thôi, thank you anh! Em không thể làm cách nào khác hơn! Bây giờ thì Thương hoàn toàn hiểu được câu thơ hay của Xuân Diệu:
“Yêu là chết trong lòng một ít”
Thương nói tới đó và im lặng nghĩ. Trong thổn thức nghèn nghẹn. Cô khó chọn như đứng trước một bờ vực thẳm. Mà trái tim nàng đang làm trọng tài. Nàng lại chớp chớp mắt mím môi. Trong cây đắng cho chính mình.
– Thương không thể em? Hãy vì nhau, hãy vì chúng ta… Em đừng nghĩ gì hơn. Cứ đơn giản hóa là được hết em à.
– Không thể được anh. Em không thể tha thứ cho em. Thương nói đôi mắt nàng còn đầy ngấn lệ, mắt Thương không muốn rời mắt chàng. Những hạt lệ trong buốt như ngọc bỗng chảy xuống má nàng. Dù nàng không muốn. Nàng buồn bã ngước nhìn… Cơn mưa hạ lại bất chợt đến phủ lấy hai người. Thương cảm thấy đam mê hơn. Nguyễn Dự như cuốn vào thêm ấm nồng, tha thiết hơn. Chàng lẳng lặng nhìn vào đôi mắt, đôi môi Lệ Thương.
Đôi mắt của Lệ Thương đẹp an lành, hiền chan chứa tình cảm, đôi môi nàng dễ thương, kiêu hãnh, chân thành quyến rũ, tự nhiên… Mà không phải người phụ nữ nào cũng dễ có… Trong nàng đủ những nhân tố, viên ngọc quý của anh, mà anh đánh mất. Hay trời già bất công đã tạo ra ngang trái cho anh và nàng. Anh như nghẹn lại, mưa cứ rơi rơi. Anh không biết mình đang thức, hay tỉnh. Dù sao chàng cũng thầm cảm ơn một cơn mưa cho lòng anh chợt lạnh, chợt ấm! “Ôi những phút giây tình như thôi miên. Đau khổ và sung sướng chan hòa nhau.” Hai kẻ ướt nhượt vì mưa rào giăng đột xuất. Chàng, nàng từ trong tâm linh như muốn có mãi những hạt mưa kéo dài này. Lạnh xối vào da thịt. Nhưng lòng, trái tim nàng và chàng lại ấm vô cùng. Ấm từ những tư tưởng tâm thức sưởi đến dâng đưa…!
Thương bất chợt nhìn ra xa. Nàng thấy con nàng đến. Tommy.
– Kìa con em nó chạy tới. Nàng thấy thằng bé đã chạy lên quấn lấy chân nàng bảo:
– Má ơi má, má ơi, má của con! Má của con mà!
Nàng ôm con và khóc nhìn Nguyễn Dự trong lòng nàng tan nát. Hơn ngàn kim châm muối xát, đau đớn cho Thương vô bờ.
Vừa lúc thì thấy chồng nàng xuất hiện, Thương hoảng sợ bỏ chạy đến bên chồng.
Hai giọt nước mắt nàng còn ấm, còn gởi lại trên tay Nguyễn Dự như thật nóng bỏng đam mê… Cơn mưa vẫn trút như lớn hơn…
Một sự cố quá nghiệt ngã với nàng và cả hai, nàng chàng. Nguyễn Dự, Thương đều nhớ đến bài hát “Ru Em Mười Ngón Xuân Hồng” của Trịnh Công Sơn ngày nào nàng cùng Nguyễn Dự vẫn hát cho nhau nghe hai lần qua phone, nó như đang trở về với họ, trong trái tim họ. Lời nhạc đó đã trở thành bất tử trong chính giữa cả hai tâm hồn.
Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn
Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm
Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy
Nên mãi ru thêm ngàn năm
Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm
Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm
Cho vừa nhớ nhung có em giỗi hờn
Nên mãi ru thêm ngàn năm …
Hai người không còn gì khác hơn là nỗi đau đang quấn lấy một thực tại. Họ tiếc nhau như tóc xanh rụng đi vội vàng. Và chỉ có nhạc lòng làm họ giảm đi được nỗi đau thương ấy. Hay nhạc lòng ngàn năm thêm hờn trách dội về? Nói với họ xa xăm, châm biếm họ ngu xuẩn chăng? Tiếng hát xa xa của chàng, vấn vít tim hồng nàng. Bên chồng và đứa con thơ dại. Nàng đang đứng đó…
Cơn gió lướt nhẹ loàn qua khung cửa làm Thương chợt bừng tỉnh.
Mồ hôi nàng đổ dài, toát hột. Thương ngơ ngác. Đó là giấc mơ nàng chưa bao giờ nghĩ mà lại đến. Trong khi chồng nàng mua ticket để vợ chồng cùng thằng con trai tý hon Tommy, về Việt Nam trong tháng tới. Chồng con đang ở bên nội. Nàng nằm ngủ trong giấc mơ, một mình và thấy là lạ. Nàng mở mắt cảm giác thương yêu vẫn còn đọng lại tràn trề, mặc dầu có chút gì đó vô lý. Nàng chưa bao giờ nghĩ tới, là như thế!
Vừa lúc đó chồng nàng về. Thằng bé còn ở bên nội. Nàng nhìn chồng đăm đăm rồi ôm lấy chàng Nhật Lãnh. Nhật Lãnh gặp lại vợ dù nàng mới ngủ dậy. Anh vẫn sà xuống ôm hôn nàng như thói quen thường có. Với những nụ hôn đằm thắm không thiếu lãng mạn, của vợ chồng anh qua nhiều biển khơi mặn nồng, ấm áp… Họ đã thuộc về nhau, có đứa con thơ ràng buộc… Thương lại không để mất cơ hội, như có một chút gì lỗi trong giấc mơ. Nàng cởi khuy nút áo Nhật Lãnh và định cắn nhẹ vào ngực chàng, nhưng thôi không hiểu sao nàng cài nút áo chàng lại mà rằng:
– Em yêu anh, em là của anh mà thôi, nàng hôn lên cánh tay và bàn tay chàng. Vẻ nàng thật xúc động.
– Hừm em nói gì?
– Em rất sợ một giấc mơ. Em chỉ muốn yêu anh thật sự và chỉ có một mình anh trong trái tim em mà thôi.
– Anh có nói gì đâu mà em ngụy biện?
– Không! Em nói thật và em không muốn ngụy biện. Em xin thề.
– Anh vẫn yêu em mà. Nói gì xa xôi em Thương.
– Em vẫn hằng mong trọn vẹn bên anh. Anh Lãnh ơi.
– Anh hiểu mà cưng? Anh yêu em nhiều lắm. Em biết không?
Nàng nói và nhỏ hai giọt nước mắt trên ngực người chồng, một giọt nước mắt trên cánh tay người chồng và ba giọt nước mắt trên bàn tay người chồng. Thương lại ôm Nhật Lãnh và siết mạnh…
TTHT Mùa Thu 2013* ___________________
Lâu quá bận không vào, truyện này truyện dài… Nhưng cách viết ngắn thu gọn ngắn,như biên kịch lại cho bản phim… Cách viết mới. Nhưng mà vẫn là văn chương, vẫn nhiều nội tâm. vẫn nhiều tình tiết. Xin cám ơn bạn hỏi.
Mình ít có thời gian nên xin post giới thiệu , ai hạp thích thì đọc bạn ạ. Chúc vui…
Tryện ngắn hay tiểu thuyết vậy bạn ơi ?
Lâu quá bận không vào, truyện này truyện dài… Nhưng cách viết ngắn thu gọn ngắn,như biên kịch lại cho bản phim… Cách viết mới. Nhưng mà vẫn là văn chương, vẫn nhiều nội tâm. vẫn nhiều tình tiết. Xin cám ơn bạn hỏi.
Dài quá không đọc hết, nhưng xin likes để ủng hộ bạn hiền