Trần Thị Hiếu Thảo
Thu về gió nhẹ vướng chân ai
Xào xạc lá khô khắp nẻo đầy
Một chút ân tình trong như ngọc
Đã chạm vào hồn trong phút giây….
Tuyệt đẹp làm sao nhẹ như mây
Thơm như hoa bưởi giữa rừng cây
Mê ly, mê ly nàng mường tượng
Một mùa thu ấy ở chốn này…
… (Trích chiều thu cùng tác giả)
Chương một
Ngọc Tú học xong lớp 12, Tú vừa tốt nghiệp trung học. Giống như bao bạn bè làm đơn để thi vào đại học. Tú cần cái bản sơ yếu lý lịch cho đủ bộ hồ sơ nộp. Song Tú đi đến Ủy Ban nhân dân xã ba, bốn lần, họ toàn bảo để đó hôm sau lại lấy. Nhưng cô đến lại chẳng thấy chứng chi cả. Họ cứ để nguyên, nó buồn như rệp nằm trong góc cũ.
Cuối cùng Tú mượn người chị, con ông cậu ruột đi thoát ly làm cách mạng họ mới được chứng. Nhưng rồi kết quả điểm báo cũng giống như bạn bè, mà Tú không được giấy mời thông báo nhập trường. Trong lúc bạn bè, kẻ đi vào tổng hợp văn, kế toán thương nghiệp, kẻ kỷ sư, người bác sĩ, tệ hơn nữa là giáo viên các cấp: một, hai, ba v.v… Tú không được chi cả.
Tú rất thất vọng. qua nhà con ông cậu, chị Liên bảo:
– Lý lịch em phê chuẩn nhẹ lắm rồi, tại em không có đoàn viên làm sao em so với mấy đứa?
Ngọc Tú buồn hiu trả lời:
– Em xin nộp đơn mấy lần, nhưng khai lý lịch họ không cho em vào.
Người chị lắc đầu nói:
– Đành vậy thôi, chị không có cách nào giúp Tú khác hơn.
Sau đó Tú buồn, gia đình càng buồn thêm. Ba má cũng đã quyết định cho cô chuyển sang học nghề may.
Sáu tháng học may, Tú đã về mở tiệm tại nhà. Một vùng nông thôn, cô trở thành “thợ may rất là bất đắc dĩ.” Nhưng khách khá đông, nhất là những mùa vào tết, Tú phải dậy sớm để đón khách vì họ rất bận công việc. Một năm cái gì họ cũng dồn vào tết. Còn đi ngủ, Tú cũng đi ngủ rất muộn tới khi hai ba giờ sáng vì khách hẹn. Tuy nhiên Tú bỗng thấy vui và yêu nghề. Mỗi khi thấy khách hàng mặc vào áo quần ngắm nghía, chộn rộn mới, xúng xính… Nàng cũng vui lây!
Nàng có hai em gái phụ đơm khuy tra nút, song vẫn đuối đơ. Trong gia đình Tú là giữa, hai chị lớn phía trước và hai em nhỏ phía sau. Tú nằm giữa nàng tưởng tượng trung tâm như một cái nhân. Gia đình Tú năm người con gái, ba Tú có má nhỏ thêm hai trai, hai gái. Mẹ đẻ, tức mẹ Tú lúc đầu khi còn trẻ hay ghen, nhưng khi tuổi lớn hơn bà đổi tánh, thường đem con bà nhỏ về săn sóc. Tú lại rất mến yêu các em, con của má nhỏ, Tú hay tìm vải dư để may cho các em, cho tiền ăn quà vặt, mua sách vở, hoặc cho tiền đi coi phim, ca nhạc. Má lớn biết tánh Tú, ba cũng biết tính Tú chân thành, giàu bao dung. Nàng hẳn khác hơn những đứa con trong gia đình! Và chính thế ba thương Tú nhất!
Một năm hai mùa, Tú may đồ đạc đắt đỏ là mùa học sinh vô học, tức là mùa thu và mùa tết. Tú bận rộn trong hai mùa này còn thời gian khác thì rảnh hơn, thưa thớt hơn. Vì vậy mà tết đến Tú ít đi chơi như hai em Ngọc Thu và Ngọc Bích. Tết, Tú thường đi chúc các bà con lân cận, rồi thay tiếp khách cho cha mẹ đi vắng. Tú xem thơ, đọc truyện, nghe nhạc là chính. Ba ngày tết nàng hay mở đài nghe chương trình và ca nhạc của xuân…
Hôm đó mùng một, đầu năm tết mẹ nàng nói:
– Tú con, tết này có cơ quan Lâm trường và Chăn nuôi trạm hai Hoài Ân xuống thăm gia đình mình, gia đình chú Năm cùng một số gia đình khác. Nếu ba má đi vắng, con ở nhà nhớ lấy bánh mứt, chế trà, và rượu xuân mời họ dùng nha. Vì họ hẹn nhưng không có nói thời gian, má phải đi về ngoại một tý…
Nhìn Tú lắng nghe, má nàng bảo tiếp:
– Ba con đi nhiều nơi lắm, hẹn má mà giờ chưa thấy đâu? Má phải về bên ngoại để thắp nhang cho ông bà.
Tú biết gia đình mang ơn những người từ cơ quan trên đã cho phần ruộng, để ba làm ra lúa nuôi nàng ăn học, và nuôi những đứa em của má nhỏ. Đôi khi phải bán lúa để mua thuốc cho các em vì đau bịnh trái mùa v.v… Nàng nghĩ và nói lời với mẹ:
– Má yên tâm con lo được mà. Con nằm coi truyện có ngủ quên, họ đi ngang con mực sủa, là nó như báo hiệu con thức đón mà.
– Nhớ nha, các em con đứa nào cũng chưa chịu về ngoại. Tụi nó đi coi đua thuyền, ngựa đua… võ đài hết. Hai anh, hai chị vẫn chưa về. Mùng một là ngày về phía bên ngoại trước đó con!
– Mai con đi thăm, con may thức đêm mệt quá, đuối sức đuối mắt. Hôm nay con ở nhà sẽ làm việc má nói. Tú có lẳng lặng vẻ phân trần.
– Được tốt đó mẹ vui. Má Tú nói thêm:
– Nhớ nha tiếp khách, không mất lòng họ đánh giá gia đình mình không quý tình cảm đó con… Ba con dặn má rồi đó!
Má Tú nói và loay hoay đi kiếm mặc chiếc áo dài.
Tú nghĩ hai em Ngọc Thu và Ngọc Bích đi từ sáng sớm, ba thì vô nhà má nhỏ. Bây giờ đã gần mười giờ, hoa mười giờ trước sân cũng đã nở. Tú đưa mắt nhìn ra những cánh hoa mười giờ, khoe sắc với những loài hoa bên cạnh mồng gà, vạn thọ, hướng dương, cúc, lan… ba nàng trồng một dãy trước sân. Nàng thấy thương hoa mười giờ quá, vì nó nhỏ bé nhất, yếu đuối nhất! dễ thương nhất. Và Tú tựa vách nhìn nó. Rồi nhìn mẹ, bà Sâm đã mặc chiếc áo dài đi xuống thềm gạch, ra cửa…
Bây giờ má Tú mới thật sự ra đi. Má Tú không trang điểm nhưng nàng nhìn má mình đẹp thật. Nhà nghèo nàng thanh xuân, chưa có phấn son trang điểm huống hồ chi má! Nhưng má khỏi cần, má nàng trời cho cái đẹp, cái dịu dàng cái cần mẫn đã quá đủ. Ngọc Tú thầm nghĩ, nàng lại loay hoay đốt thêm mấy cây nhang và lấy thêm mấy bánh mứt bỏ ra khay hôp. Nàng bâng khuâng nhìn quanh cảnh tết. Khoảng mười lăm phút bất chợt, thì đoàn cơ quan Lâm trường và Chăn nuôi đến. Họ năm người, hai người lớn tuổi trên năm mươi, một người bốn mấy. Còn hai người thanh niên trạc khoảng hai mươi, hay hăm mốt. Thấy họ Tú dừng lại trước cửa như có vẻ chờ đợi.
Sau đó họ tới bước hiên nhà. Tú lễ phép:
– Cám ơn các chú và hai anh đến thăm nhà dịp xuân, nhưng ba má con đi vắng. Năm mới mời các chú và hai anh vào nhà ăn mứt, dùng nước trà.
Lưỡng lự một chút như cảm ơn họ. Tú bước vào nhà, lẹ làng hơn nàng nói thêm lần nữa:
– Mời các chú và mấy anh ngồi ghế uống nước ăn bánh mứt.
Mấy chú và hai chàng trai đã gật đầu, một vài người trong số họ cười vui vẻ và họ thả người ngồi vào ghế gọn gàng. Một người trong nhóm đứng lên giới thiệu:
– Các chú làm ở cơ quan Lâm trường và Chăn nuôi xuống thăm gia đình con nhân dịp tết, chú là chú Mân, còn đây là chú Chừ, đây là chú Đũa, đây là thanh niên tên anh An, đây là anh Cư – Đinh Cư làm cùng cơ quan.
-Dạ. Tú đáp lễ.
Xong ông quay lại nói:
– Đây là Ngọc Tú, con của chú Sâm, từ lâu các cháu nghe nói không thấy, hôm nay nhân dịp tết chú đưa xuống chơi cho biết. Ba má, mấy ngày tết không gặp cũng không sao. Có cháu ở đây thì được rồi. Biết đâu tuổi trẻ chúng bay lại yêu nhau, rồi bắt tao phải đi đám cưới.
Chú Mân nói tự nhiên, hề hà nhưng vui vẻ, làm Tú nghe thẹn hai má đỏ bừng. Tú cầm hộp hột dưa xuân bỏ ra khay thêm, mà má cô như đỏ hơn lạ kỳ, người như run hơn, cô thèn thẹn quá chừng phải mím môi…
Chú Mân đùa, hai chú còn lại cười nhẹ nửa miệng. Còn người thanh niên siêng cười khúc khích gục trên vai người kia, cắn nhẹ hột dưa và bảo:
– Cháu không dám đâu, họa may Đinh Cư đó. Đinh Cư lúc nào cũng lo cho chú Sâm nhiều… Cháu là An không có công chi cả.
Tú để ý người thanh niên hay nhìn nàng mỉm cười ngay từ đầu. Còn một thanh niên kia chẳng cười hoặc nói chi cả nửa lời, riêng đôi mắt khác lạ. Tú vẫn luống cuống với đôi mắt người con trai đó. Chẳng biết vì đâu khiến nàng… Tú từng nghe ba kể về hai vị thanh niên này. Một người tên An, một người tên Đinh Cư. Im lặng một phút trôi qua. Nàng như khe khẽ âm hưởng cao dần:
– Con rất vui khi các chú đến thăm gia đình năm mới, con cầu chúc các chú và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng. Một giây lặng thinh nàng lại tiếp:
– Hai anh, Tú xin chúc hai anh sức khỏe, an vui và có người yêu, luôn làm cho người yêu vừa ý…
Chú Mân cười:
– Chưa có người yêu nào, làm sao mà làm người yêu vừa ý chứ?
Người thanh niên hay mỉm cười kia cắn hột dưa tiếp, khúc khích thêm nữa bảo:
– Tú chúc sai rồi, chúng tôi chưa có người yêu.
Tú biện hộ:
– Nếu chưa có người yêu, thì em xin chúc sẽ gặp người yêu vừa ý.
Chú Mân chen vào:
– Đó, đó… cái tuyệt là chỗ đó, nhưng không chừng nhờ cháu giúp đỡ đó Tú?
Ngọc Tú hiểu được câu nói đùa: nửa giỡn, nửa thiệt, nhưng vui của chú Mân, cô thêm bẽn lẽn nhút nhát hơn. Thật ra Tú biết chú Mân khá nhiều, chú là người Đức Phổ nhưng làm việc ở cơ quan, chú là quản đốc hay lên xuống chơi với chú Năm và ba nàng thường hơn những chú kia.
Sau khi nhấm nháp ly rượu xuân Tú mời, chú Mân nói tiếp:
– Anh Sâm chuẩn bị tết chu đáo quá, có hoa mai, hoa vạn thọ, hoa thược dược, cúc, đào, lan… đủ hết trước sân. Hoa nào cũng đẹp cả. Trông nhà ấm cúng và trang trọng, không khí xuân nhà anh Sâm thật tuyệt. Lại có cô gái đẹp như đại diện cho cả một trời xuân… Rất tiếc chưa gặp anh Sâm để làm câu thơ vịnh, để đối ẩm cho vui. Mai tôi lại về gia đình rồi Đức Phổ rồi…
Những người đi chung trong đoàn ít nói hơn chỉ cắn hột dưa ngắm cảnh. Sau đoạn, chú Mân bảo:
– Như vậy cũng được rồi Tú, chú Mân đại diện cơ quan đứng lên chúc tết cho Tú và gia đình. Chú bảo: “Mong một năm mới an khang thịnh vượng nhất đến với gia đình và các cháu”
Ngẫm nghĩ điều chi, chú Mân lại tiếp:
– Vì thời gian eo hẹp chú và cơ quan còn đi thăm những nhà khác, biết đâu chừng rồi gặp ba con? Hy vọng đầu năm là như vậy! Riêng con năm mới có một người yêu như ý. May đồ thêm đẹp, thêm đắt số, sắc diện mãi xuân nhé Tú.
– Dạ con xin cám ơn chú có lời chúc mừng đến với gia đình và cá nhân con. Tú lắng nghe và trả lời; đứng khép nép, trong chiếc áo sơ mi màu hoa cà và ôm đôi vai trắng ngần của mình.
-Được rồi. Chú Mân gật gù bảo thế.
Tuy trời xuân, thời tiết năm nay không lạnh lắm. Nàng cảm giác và nói thêm:
– Xuân hơi lạnh như không lạnh lắm. Trời như muốn mưa xuân lún phún mà không, đủ đẹp nhỉ? Con nghĩ.
Tú nói và ngập ngững nhìn cảnh vật bên ngoài. Sau bảo thêm:
– Hay là mấy chú các anh cứ ngồi chơi ăn hột dưa ăn rim mứt tý đi, ba cháu sẽ về.
Chú Mân và mọi người bắt chước nhìn ra sân ánh nắng yếu ớt nhưng đã đủ tươi mát. Chú Mân còn nhìn sang ra ngoài đường lộ, xa hơn bọn con nít đang đi đổng và kéo những dây pháo đù màu, và nào quần áo chúng xoe xua cho tết. Thỉnh thoảng có một vài ông đứng tuổi làm sang che dù, bà tay mang bánh để đi mừng tuổi. Đó đây vài cô gái tóc thả chấm lưng hoặc thắt rít, đứng đợi người yêu: chàng trai tóc chẻ ngôi, hay chải xược chàng đủng đỉnh đang đi đến với nàng… Chú Mân thấy vui vui, giải thích chuyện mình.
-Không được, thời gian không cho phép con à. Thôi để mấy chú đi nhiều nhà nữa. Mà sao Tú không đi chơi? Người ta đi chơi ngoài đường đẹp quá kìa.
-Dạ cháu may thức kiền nên hơi mệt, không được khỏe lắm chú. Vả lại cháu ít đi vào mùng một. Hơn nữa…
– À nói chứ cháu đi nữa thì ai tiếp đây? Đúng không?
– Dạ… Một lúc làm sao? Không thể làm nhiều việc chú há! Tú nói và cười tươi tiết lộ.
– Y bài đó cháu Tú à!
Những người đi theo, họ thiệt sự ít nói chỉ đợi chú Mân và Tú nói họ nghe. Họ hết nhìn cảnh vật trong nhà rồi nhìn ra phong cảnh bên ngoài. hết nhìn cây mía trong nhà lại nhìn ra cây nêu đầu ở góc, cách hai mét trước sân gạch. Họ hết nhìn bàn thờ hoa lá trên bàn, lại nhìn những gió xuân bên ngoài nàng cúc, nàng lan khoe mình trãi mộng…!
– À nếu hai chú và hai anh ở không được, thì thôi. Tú xin cám ơn lời chúc mừng của chú, và Tú sẽ có lời nói lại với ba má.
Tận hồi nãy giờ khách ngồi, nhưng Tú cứ đứng và cô lại mân mê vạt áo bảo thế.
-Vậy nhé Tú được rồi há … Chú Mân nói lời cuối thêm.
Tất cả đoàn, họ đã đứng lên rời ghế.
Trước khi đi Đinh Cư đã nhẹ nhàng bước đến bàn thờ tiếp những cây nhang lẻ, không hiểu sao Tú cảm thấy mến người con trai này, mặc dầu anh chưa bao giờ nói gì nửa câu. Nàng nghĩ chỉ là “thần giao cách cảm” bất chợt, nhưng rất lạ kỳ.
Tú có gì hơi bất ổn. Có một gì đó dồn nén trong nàng. Tú có cảm giác, nhưng nàng cố giữ lấy vẻ tự nhiên, giữ lễ độ khuôn phép …
Chương hai
Đã qua tháng hai, vào giữa tháng ba may vá cũng thưa thớt, ít hàng. Thật sự Tú vẫn thích như vậy. Cứ như là tháng chạp có lẽ mạng sống của nàng sẽ giao cho thần chết cướp mất! Đang loay hoay với mấy tấm vải dư, Tú dự định cắt thành chéo làm ô vuông xanh, đỏ, tím, vàng, và vải bông hoa trộn màu để làm bao gối cho đẹp. Ông Sâm, ba của Tú đến bên Tú và nói:
– Mùa này cũng rảnh con hĩ. Lúa mình trên đó sắp trổ đòng chín, chim chóc tới ăn phá hết. Con có thể đi xe đạp lên trên đó coi cho ba, đuổi nó dùm ba. Hoặc con xuất hiện vỗ tay, thấy bóng người là chúng chạy hết. Đại khái là như vậy. Rồi chiều tối chim về tổ, con về. Nếu không đuổi thì kết quả, lũ chim cưỡm hết thóc từ trong thời trứng nước, chỉ còn trơ xương chót và gốc rạ? Nên …
Bà Sâm nghe ông Sâm nói vậy thì phản đối:
– Không được đâu ông. Tú rất là yếu đuối, làm sao ông bảo nó qua đèo lội suối được. Đèo Bằng Lăng đá lởm chởm, dốc và hang ổ nhiều. Con Tú, nó té xe sẽ dập mặt mày ở đó. Nguy hiểm lắm, sao ông không mượn bên chú nó lo luôn?
– Chú nó lo nhiều lắm rồi, mình làm anh chị thấy vậy coi không được. Tôi mới nghĩ ra cách này chứ, công việc nhẹ nhàng. Tú làm được, vui thú nữa bà đừng lo.
Ngưng tý ông giảng nghĩa thêm:
-Năm ngoái Tú nó gánh kiệu cho tôi cùng má nhỏ nó đi xa tuốt Mỹ Tài, nó không rớt đài, bao nhiêu bạn nó đứt bóng từ Mỹ Chánh. Tú giỏi tôi biết bà đừng coi thường.
– Nhưng sau đó về nhà nó bịnh một trận, ông không thấy sao?
– Thì bịnh đau là chuyện bình thường… Thôi bà không cho con đi cũng không sao. Tôi sẽ nói với chú nó kiếm, người bên đó lo dùm luôn nữa vậy.
Tú nghe ba mẹ nói chuyện, cô ngưng tay cắt vải bảo:
– Con đi được mà, nếu hai em Ngọc Bình, Ngọc Thu thì đi không được. Nhưng con má đừng lo, con đi an toàn thôi. Hơn nữa con cũng muốn đi ra ngoài thiên nhiên một chút…
– Hứm! con lại có tài binh ba.
– Lớn rồi, con biết cỡi xe cẩn thận. Xe đạp mình tốt cái thắng mà! Không tệ đâu. Từ hồi nghỉ học. Học may con chăm vô may vá, cũng cần thay đổi không khí một chút má…? Nàng nói và tiếp tục với nghề. Tay tiếp tục cắt vải chéo.
– Con thì lúc nào cũng thương ba, bảo vệ ý kiến ba, nhưng má chỉ thương con, lo sợ rủi ro vậy thôi. Con biết không?
Ba của Tú nói tiếp:
– Bà thấy anh em cơ quan họ đối xử mình tốt, lâu lâu họ muốn con gái mình thăm viếng, nói chuyện vãn cũng vui. Hơn nữa tôi phỉnh thằng Đinh Cư hoài nó trông. Lần này tôi nói Tú sẽ đến đuổi chim ăn thóc lúa, con sẽ giúp nó. Coi bộ nó thích, nó mong lắm. Làm ăn thì phải có cách xã giao và quan hệ thân mật. Vui vẻ người ta mới giúp mình, ích kỷ và hủ lậu ai mà lo cho mình, bà nghĩ coi?
Tú hưởng ứng nhẹ:
– Đúng rồi đó má, không sao đâu! Con đi như đi dạo ngoại cảnh, công việc lại cần hiệu quả như ba nói. Con thích mà!
– Nhưng con không nên có tình yêu với ai trên đó nha. Thằng An, thằng Cư gì cũng coi như anh em thôi.
– Tình yêu đâu phải một ngày một bữa, chắc chắn rồi má nghi ngờ chi cho mệt.
– Ừ thận trọng nha con!
Nàng mỉm cười ngưng tay nữa và trả lời:
– Con hiểu mà!
Cuối cùng sau ngày nói chuyện với ba má, Tú đã đi lên miền sơn cước. Nàng đi bằng cây xe đạp. Lúc đó sườn liếp của Nhật cũng khá lắm rồi. Gia đình Tú không giàu, nhưng chiếc xe đạp ông Sâm ưu tiên sắm cho những đứa con gái ông cho ổn, để những đứa con gái ông ra khỏi nhà, khỏi bị lo lắng, khó xử. Ông từng thầm mong như thế!
Hôm đó Tú đi xe đạp vượt qua thôn Lạc Sơn, gió hơi ngược chiều thổi mạnh, rít rát cả da. Nhưng cô vẫn vui đạp xe băng qua đèo Bằng Lăng, và đổ xuống dốc rất sớm. Trăng sao chân núi đã lặn hết rồi, chỉ để lại một khoảng trời nhỏ nhưng có vẻ mênh mông trước mắt. Tú nhìn về phía Tây có lối mòn dẫn vào khá rộng, nàng nghĩ lối này chắc trúng đường rồi.
Tú có cảm giác, nàng thích không khí mát rượi, trong lành cỡi vào lòng nàng ở đây. Ôi một buổi sáng thật tuyệt đẹp! Nàng cảm giác những cành lá xanh biếc của bằng lăng rất nhiều đâu đây như đang mùa trở giấc! Và chúng như hứa hẹn mùa hoa bằng lăng xao xuyến gởi nụ, để tô thắm giang sơn nơi này đẹp hơn! Nàng nhìn thấy hoa lá ven vệ đường, cùng hương thoảng từ không trung, đã làm cho nàng nhận một chút bâng khuâng kỳ lạ, len lỏi …
Thế nhưng là Tú không còn thời gian để thưởng thức cà kê nữa. Nàng phải dắt bộ xe đi vào, chừng chỉ cách lộ mười mét, và nàng gặp đụng con suối ngoằn ngoèo. Nhìn qua con suối đá lởm chởm, đủ hình thù, nhưng nước chảy cạn trông thấy bóng. Tú càng nhìn thích thú hơn, nàng lại thấy một người con trai đẹp đang ngồi lom khom nhặt từng quả sắn (mì) gọt sẵn bỏ vô nồi. Bàn tay anh mạnh mẽ gọn gang,và thao tác. Tú đang theo dõi “Bức tranh của anh”, thì Đinh Cư đang đột ngột đứng lên, anh bắt gặp cô đang bên kia suối nhìn mình. Cư lính quýnh, anh như không tin vào mắt mình. Như một phản xạ tự nhiên, một cái gì chạy ngang qua trái tim, làm cả lòng anh xao xuyến vô bờ khó nói. Anh cố trấn tĩnh nhanh và vội vàng hỏi:
– Tú em đến đây hã, bỗng nhiên anh có mơ không? Có thật là em đến đây không vậy?
Tú cười, nụ cười hồn nhiên nhưng thoáng buồn hơn vui. Cô đáp:
– Thật chứ còn gì mơ, em đi đuổi chim ăn thóc mới trổ cuối đòng. Nhưng em không biết đuổi cách nào? Anh chỉ em nghen. À chú em gởi cho anh và chú Mân trà cúc uống, với thuốc bom cho dưa leo, cho bí đỏ nữa đây anh! Trong bịch này.
Tú nói và chỉ vào chiếc xách lát nhỏ cô treo trên ghi đông xe, phía trước xe.
– Cám ơn em! Cư nói thêm:
– Em đến thì anh mừng rồi, mọi người đều mừng nữa. Anh qua dắt xe đạp cho em nha. Em không quen lại té nước đó…
Tú bỗng dưng hóa ra như quen biết Đinh Cư từ bao giờ. Cô cảm thấy thân mật cho anh qua dắt xe cô, nắm tay cô. Tú nhìn gương mặt rám nắng của anh, có đôi mắt và chiếc mũi đẹp làm sao! Chiếc mũi cao và nhỏ, thon gọn và nhẹ nhàng. Tú đưa mắt nhìn bộ đồ xanh đã ngã bạc màu của anh, giữa chốn này, nhưng nó đẹp lắm, đẹp đến nổi nàng không thể tả được! Hình nó như đã làm cho Tú giây phút chạnh lòng. Dù chỉ là một vài phút xao động nhỏ nhoi! Tú nghĩ thế.
Tú đã để Đinh Cư nắm tay dìu qua suối cô đi một cách dễ dàng. Đinh Cư tiếp tục dắt cây xe đạp vào nhà, và Ngọc Tú đi theo anh. Cư nhíu mày bảo:
– Tú, anh không ngờ em đẹp quá, anh ngẩn ngơ khi gặp em hôm tết.
– Em nghĩ em không được như vậy đâu.
-Đừng khiêm tốn. Cư nói và mỉm cười, cô nhìn hàm răng trắng, đẹp đều của anh.
Hai người đã đi hơn hai phút, thì đến căn nhà của cơ quan đóng, Cư bảo tiếp:
– Bây giờ em vô nhà ngồi đây. Anh ra suối đem khoai sắn, khoai mì luộc cho em ăn và anh sẽ dẫn em ra ruộng. Đây là lần đầu tiên em tới. Anh nghĩ là em không biết ruộng em là đám nào, và đám nào phải không?
– Đúng rồi ba em nói, anh chỉ dùm cho em. Ba bận việc phụ thợ xây nhà nuôi heo cho má nhỏ.
– Anh biết.
Cư nói rồi ra đi suối nhanh nhảu trở vào liền. Tú chưa kịp nhìn ở phòng khách cơ quan anh treo. Tranh ảnh toàn là các năm giải hình qua bóng đá thể thao, và hình các nam, nữ danh ca, được anh cắt dán. Tú cũng rất ưa ngắm. Nhưng miệng nàng cứ nói:
– Anh cứ chỉ đường em theo anh mà!
Tú vẫn còn mê ngắm. Cư giục:
– Bộ thích ngắm những bức tranh đó hã? Lâu rồi em!
– Đâu có lâu lắm anh, mấy ca sĩ, và mấy đội bóng thể thao này nổi tiếng mới vài năm đây mà!
– Ừa, vài năm là lâu rồi, anh ái mộ nên dán coi cho vui mà. Thôi mình đi em, chiều về em nhìn ngắm nữa nha …!
– Dạ!
Tú nói đứng lên lấy trà cúc, thuốc trong xách đặt ra bàn, rồi như gật đầu ra hiệu cho Cư, và đi theo chàng.
Cư đưa Tú ra bãi dưa leo và bí đỏ của chú nàng trước, Tú mê làm sao khu vực làm hoa màu của chú. Những trái mướp khẳng khiu trên giàn, những trái dưa leo đong đưa qua các chùm cây cài chái nhánh, những trái bí đỏ nằm la liệt ngổn ngang thật đẹp, hoặc phơi mình hoặc được bọc bỡi một ít rơm khô mù phủ kín… những cây ớt nhiều màu, những cây cà chua trông chúng thật dễ thương cả! Tú ngắm mãi mà không chán mắt! Nàng ôm những cái bí đỏ lên hôn một cách ngây thơ, làm Cư thấy vui hẳn lên. Anh cười bảo Tú:
– Em có thích cuộc sống như vầy không?
– Thích chứ, đẹp thật!
– Ước gì em lên mãi nơi đây, thì anh thấy yêu cuộc sống, anh yêu đời hơn.
– …?
Tú chỉ cười nhẹ mà không trả lời gì hết, nhưng Cư trông ý nghĩa vô cùng trong mắt Tú.
Sau đó Cư phải dẫn Tú thăm ruộng là chính yếu. Cô bẽn lẽn theo anh cách đó không xa, bốn đám ruộng trước mặt là của ba nàng, và năm đám của chú Năm kế tiếp, và còn lại của một số người khác…
Gần đó một cái chòi, ba Tú và chú Năm có làm qua các mùa đông đã xiêu vẹo, nhưng cũng còn ngồi được. Cư đưa tay chỉ và bảo:
– Tú, đó là cái chòi, em mỏi chân tới đó ngồi, ăn cơm khi đuổi chim hoặc em làm chi cũng được. Em tới đó ngồi đi nha! Anh đi hái thị cho em. Mùa này trong rừng đã có ít thị chín lắm, thơm ngát, em nghe không?
– Em có nghe mùi thơm thoang thoảng, em đâu thấy chim đến đâu mà đuổi anh Cư? Tú đảo mắt nhìn một giấc, cô thêm thích lạ…
Cư vui vẻ đáp:
– Có chứ, còn sớm đấy. Nó trưa mới đến, khoảng trưa trưa, một chút…
– Vậy à nhưng cũng tội nghiệp mình đuổi nó, nó kiếm gì để ăn anh?
– Nó bay đi chỗ khác, nó kiếm nhà nào giàu không đuổi nó ăn, hay em muốn làm phước cho nó ăn, ba em sẽ đánh đòn em đó.
– Thì khó xử, nhưng em hy vọng nó đừng đến thì tốt hơn…
– Anh cũng mong như thế, giờ anh đi nha. Em lại ngồi chòi kia đi. Cư nói và chỉ tay thêm một lần nữa về nơi chòi nhỏ.
Hai người hiểu và chia tay nơi ô ruộng.
Cư bỏ vào rừng hái thị. Tú ngồi chòi vơ vẩn ngắm mây trôi…
Anh đi hái thị xong anh không đến chỗ Tú liền, mà Cư quay về trại, nấu cơm nếp dẻo thật nhanh xong, anh mới đi đến chỗ Tú. Anh cứ để mặc cho Tú chờ khá lâu. Lòng Cư vui rộn ràng nỗi niềm khi trở lại, anh huýt sáo vang vang. Anh nấu thật nhanh, mà cơm nếp nấu một, hai lon thú thật mau lắm! Xong mang theo nồi cơm nếp dẻo đi theo anh. Anh chuẩn bị đãi cho Tú hôm nay. Vì có mấy khi nàng lên miền sơn cước này!
Về Tú, đã đứng ngồi, đuổi chim gần hai, ba tiếng đồng hồ mà Tú không thấy chim bay đến như ba diễn tả? Nàng chỉ thấy một vài con lượn lờ sà xuống rồi vỗ cánh bay cao, Tú nhìn nó mỏi mắt, rồi nó mất hút. Tú đợi Cư quá lâu nàng không thấy anh trở lại.
Hôm nay nàng đến không có đông người, chú Mân, chú Chừ, chú Đũa và những ai họ đi đâu hết. Thì ra Tú chợt nhớ lại hôm nay là chủ nhật. Thường chủ nhật và thứ bảy họ đi về nhà, hoặc họ đi chơi xa hết…
Ngọc Tú đang thả hồn qua thiên nhiên, trước mặt nàng cách mấy đám ruộng, xa xa là dòng sông quanh co uốn khúc. Bên kia là cánh đồng nhỏ, xa xa hơn nữa là những đồng cỏ chăn nuôi. Hướng Tây nàng đứng là rừng. Sau lưng là cải rau đậu, rau quả của Cư. Của những người đơn vị Lâm trường và Chăn nuôi. Họ muốn canh tác để cải thiện đời sống ở đây!
Tú cảm thấy hay hay, đất trời tạo hóa đã ban cho vùng này như một bức tranh khá thơ mộng. Nàng nghĩ xa xôi rồi nghĩ gần, bây giờ mình không đi đại học, nhưng cũng có nghề may rồi. Tú chấp nhận cuộc đời không than vãn. Mai đây nàng cũng phải lấy chồng, năm nay là mười chín, Tú nhớ hoài lời nàng trả lời với ba:
– “Con thấy chưa cần ba, thời nay cũng tân tiến rồi, lấy chồng không nên muộn mà cũng không cần sớm lắm. Vì trẻ quá là không biết dạy con, hoặc không biết nhường nhịn nhau, dễ gây gổ, đổ vỡ ba à.”
Nhưng suy cho cùng chắc Tú cũng chưa gặp được người ý trung nhân mà thôi! Chứ nếu như gặp rồi thì dễ gì … Đã mấy lần Tú trả lời với ba về hôn nhân như thế.
Nàng đang suy tư đâu đâu. Cư đến bất ngờ, chàng xách theo một bịch nylon thị thơm ngát, hương lừng, và mang theo nồi cơm. Anh đến bên chòi:
– Tú em, anh hái thị xong về nhà nấu cơm nếp dẻo cho em ăn luôn. Nếp này nếp nàng Hương, cơ quan anh canh tác để lại một ít cho tụi anh. Hôm nay anh nấu tặng em…
– Trời ơi, anh đi đâu lâu quá, làm em sợ hãi. Tú như giật mình xuýt xoa.
Cư liền bảo:
– Em sợ gì?
– Sợ ma.
– Anh không tin em sợ ma. Hơn nữa cảnh vật ở đây thoáng, quang đãng làm gì có ma mà em sợ?
– Có chứ, thấy vậy nhưng em nhát lắm.
– Vậy à, biết vậy anh trốn bụi hù dọa em chơi.
Cư nói và nở nụ cười nhíu mày, mỉm chi. Tú trông nụ cười anh hiền lành, đẹp, nàng thích thật!
Cư nói tiếp:
– Em thích thị không? Một vài tháng sau sẽ nhiều lắm. Nay chỉ có một ít thôi. Nhưng anh cố hái.
– Công anh lớn quá há. Và nàng nắm lấy bịch thị từ tay chàng đưa.
– Thì ừa…hừm…
– Gì nữa anh?
Chiều nay đem về cho hai em Ngọc Thu và Ngọc Bích, bây giờ ăn cơm nếp đi.
Chàng tiếp tục bảo:
– Em ngồi xuống đi, anh cũng ngồi xuống chòi này bốn người ngồi được mà.
Tú nhìn anh rồi nhìn trời. Cư bảo tiếp:
-Cái chòi trông có vẻ đơn sơ xiêu vẹo, nhưng nói ngã cũng hẳn là chưa đâu. Mà trông còn đẹp thi vị nữa đó chứ! Ngồi xuống đi em!
Tú vâng lời ngồi. Cả Cư cũng ngồi xuống. Cư chạm nhẹ vào tóc nàng nói:
– Tóc em đẹp và thơm thật, em lên đây hoài, anh nhìn thấy em chết cũng ưng.
Tú lúng túng không nói chi cả. Sau một hồi Tú thong thả đùa:
– Nếu mà nhìn em anh chết, thì em không dám lên để anh sống chứ?
– A, được chết, có em thấy em, anh cũng không ân hận nữa.
– Thiệt không đó, đừng xạo em nha. Nàng cười nụ. và đặt bịch thị vào một góc gần mình đê ngồi.
– Thiệt mà. Cư sung sướng bảo.
Cư tiếp tục nói thêm:
– Thôi ăn đi em, kẻo đói bụng.
– Em có đem cơm đó chứ, em quên để ở phòng khách cơ quan anh. Với lại em định khi đói là quay về ăn.
– Có. Anh có thấy rồi nhưng, để chốc nữa mình về ăn, bây giờ anh đãi em chính món này anh nấu đây nè! Cư nói và gỡ ra đưa cho Tú những miếng ngon anh dự định, Tú phủi tay cho sạch hơn, nàng cầm lấy những hạt cơm nếp nạt anh nấu, mà miếng cháy và cứng đanh anh giữ lại tay anh để ăn…
Cơm nếp rất là khó nấu. Cái nồi hầu như cháy hết một nửa, đã vậy anh nhường cho Tú miếng xịn, miếng dở anh lãnh phần. Tú thật sự cảm động. Cô cảm giác biết ơn anh: một bữa ăn rất ngon nhất đối với cô như chưa từng thấy…
Sau đó Cư giấu một cây đàn guitar gần đó, (khi anh từ nhà mang ra lúc nãy) anh để Tú ngồi chòi. Anh vào lấy rồi đem ra bảo:
– Cuộc sống anh còn có cây đàn này.
– Anh cũng biết chơi đàn hã anh?
– Chút chút thôi đấy.
– Biết hát luôn hã? Nàng cười trong sáng và hỏi thêm như thế.
– Cũng chút chút thôi. Cư cười có vẻ bí hiểm và trả lời.
– Cái gì anh cũng chút chút hết cộng lại là nhiều. Tú như phân trần hơn như thế.
– Em nói chuyện thật vui Tú à, và em biết không? Nếu thiếu nó, cây đàn này chắc hẳn anh buồn lắm. Bây giờ anh đàn hát cho em nghe, cho vui nha. Em có thể hát theo anh nha Tú.
Cư nói xong và hát lên một bài hát ngoại của Liên xô “Hãy hát lên tiếng hát trên đồi”. Nhạc vui. Sau đó chàng bắt qua nhạc trữ tình bài thơ, được chuyển sang bài hát Ngậm ngùi của Huy Cận- Thơ Việt Nam. Để cho họp khung cảnh chàng và nàng hơn! Chàng thoáng nghĩ và ít ra chàng cũng rất thích bài này. Giọng chàng cất lên. Cư đệm thêm tiếng đàn guitar. Anh thong thả hát…
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi…
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau,
Em ơi! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ…
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…
Tú nghe hồn nàng như nhập hồn theo chàng. Hai người coi như lạc vào cõi mộng thiên thai. Tiếng hát chàng làm mê ly tận tim phổi nàng. Một giọng ca trầm ấm, cao có thấp có. Chàng hát có lúc thánh thoát êm ả như ru, có lúc náo nức rạo rực thốt lên theo cung đàn, làm nàng say sưa. Niềm đam mê nàng hát theo. Hai người như không biết đâu là thời gian hay không gian để ngừng lại. Cả Cư và Tú đã đi vào một thế giới âm nhạc, của một chiều tím trên miền sơn cước. Thật ngoạn mục, thật tự nhiên đáng yêu. Và mê man đắm đuối! Hai người đều như quên đi, đắm chìm, và không nhận ra là như thế!
Sau đó. Tú vui lẫn bùi ngùi nói:
– Anh hát tuyệt mà!
– Cám ơn em không chê. Cư đáp lễ.
Và thời gian còn lại với họ là âm nhạc. Thắm thoát trời đã chiều. Mặt trời hạ dần xuống núi, chim muông bay về tổ. Tú vẫn thấy vài điểm sao trên bầu trời… Vầng trăng xuất hiện sớm phương Đông, nhưng chưa tỏa sáng được, bỡi còn sự hiện hữu của mặt trời! Song như đã báo một khung cảnh đêm sắp về, tất phải có! Nàng nhìn những đám ruộng sương sa như đã có, se se chút đỉnh, nhưng đẹp hãi hồn, đẹp ơi là đẹp. Như thơ như mộng, trong một chiều trở giấc, lạ lùng…
Một thế giới lặng lẽ vào ban đêm, đầy yêu thương của nó…
Tú và Cư đã ra chòi rời khung cảnh một ngày. Nàng quyến luyến và phải về lại gia đình như ba nàng bảo. Cư bước song đôi bên Tú. Anh bảo:
– Em có thể ở lại, một chút, trăng lên tỏa sáng anh đưa em về.
– Không được em phải về thôi, có thể mai mốt em lên. Em rất thích phong cảnh và khí hậu ở đây.
– Có thật không hay em nói dối?
– Thật chứ, em không biết vì đâu? Nhưng em cảm giác dễ chịu ở chốn này.
Lời Tú làm cho trái tim Cư xúc động vô bờ. Anh đi bên nàng trái tim đập mạnh hơn, anh chỉ vác trên vai một cây đàn hôm nay anh đem về. Còn những gì để đó. Anh cầm tay Tú bảo:
– Tú, anh sẽ trở lại em khỏi cần dọn chi?
Nhưng Tú đã vén gói gọn và xách đi theo bên anh, để đem về trại.
Chẳng mấy chốc họ đã đến doanh trại cơ quan. Vài ba ngôi nhà liên kết được cơ quan bỏ tiền xây dựng. Cư mời Tú thêm ly nước nhưng Tú không uống. Cô lại ngắm những tranh hình như buổi sáng đến. Đoạn cô bảo:
-Thôi em về nha. Chiều tối rồi, mai hồi em lên nha!
– Ước gì em ở lại bên anh.
– Bậy mà em đâu dám?
– Anh đùa thôi.
– Em sẽ lên lại mà!
Cư chớp đôi mắt nghe:
– Vâng anh mong vậy!
Và Cư dắt xe đạp ra cho Tú, tự nhiên anh cảm thấy buồn. Tú cũng không khác chi anh? Bỗng nhiên nàng xốn xang lời mẹ dặn. Nàng tự thầm hỏi “Mình có gì vượt quá không”, rồi Tú nói lại với Cư:
– Chúng ta gặp lại mà… em nhắc lại. Em về nhá anh!
– Vâng em đi đi! Chạy xe cẩn thận nha em!
– Có té mới biết đau tốt mà!
– Em không nên nói sẩy.
– Em đùa thôi, em sợ té lắm chớ bộ?
– Nếu mà anh thấy em té là anh đứng tim trước đó.
– Hừm… Tú lại lắc đầu và nhoẻn miệng.
Cư lại cười buồn. Cư chia tay nàng ở ngả suối, hai người vẫy tay tạm biệt mấy lần.
Bây giờ Cư buồn, lặng lẽ hiu quạnh đi vào, ngắt một lá rừng bỏ miệng mà không hay! Anh tự nhiên mới thấy thấm tháp câu hát của người xưa, mà mẹ anh vẫn hát ngày nào. “Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội người xa người… tội lắm người ơi… Thà rằng không biết thì thôi biết rồi mỗi đứa một nơi hỏi ai không là buồn?”. Tuy rằng anh mới quen Tú. Nhưng hình như đã yêu thương từ độ nào, như sợ sự chia tay nào xảy ra! Anh suy tư sợ lắm!
Anh lại thấy nhớ mẹ ghê gớm với câu hát này. Và Cư cảm thấy héo lòng hơn nữa, khi anh trở về doanh trại một mình. Anh miên man trong cảm tưởng…
Chương ba
Tú đã đi rồi, chiều đó là chiều chàng buồn nhất trong đời kể từ ngày anh lên làm đội trưởng đội canh tác ở đây. Tú đi rồi chiều chủ nhật này, sáng nay anh vui bao nhiêu thì giờ đây anh buồn bấy nhiêu! Cư cảm giác anh không thể ăn cơm chiều nổi, và anh lên giường trùm mền nằm, quấn kín đầu mở radio nghe, miên man, hoang tưởng! Đài lấn dữ dội anh không buồn sửa. Sau anh bấm nút tắt hẳn, Anh mãi suy nghĩ về cô gái mang tên Ngọc Tú này.
Đến chiều, chú Chừ lùa bò về, thấy anh như thế. Chú liền bảo:
– Đinh Cư có đau gì không? Trùm mền ngủ sớm vậy. Sáng giờ con có bơm thuốc cho mấy đám ruộng bị bông hôi hút hết không? Con chậm trễ cơ quan quở trách đó.
Cư chợt nhớ nhung ra, nhưng trời tối rồi anh trả lời:
– Con quên mất sáng mai con làm. Cư nói đầu vẫn trùm kín. Chú Chừ chợt nghĩ, cười bảo:
– Thôi nói gì nữa mới gặp một ngày mà tương tư. Sáng nay có cô bé thợ may Tú đến phải không?
– Dạ cô ấy đến nhưng về rồi.
– Thảo nào chỉ mới một ngày mà tương tư như lâm bịnh.
Cư vẫn trùm mền:
– Con yêu cô ấy mất rồi, chú đừng cười con.
– Thả mền ra đây nói chuyện với chú. Chú và chú Mân giúp con.
Nghe nói, Đinh Cư bỏ buông mền xuống như không hay, anh chổm ngồi dậy đến bên chiếc ghế chú Chừ đang ngồi.
– Chú có cách giúp con không? Con muốn cưới cô ấy làm vợ. Cư nói và chớp đôi mắt hơi buồn.
-Nhưng cô ấy có cảm tình với con không?
– Con nghĩ có chút chút.
– Thôi được ông Sâm không khó lắm, bà Sâm cũng vậy. Nhưng hãy để từ từ đừng vội, hỏng hết.
– Nhưng con nghèo quá, không biết họ chịu không?
– Thì khó là chỗ đó, chứ mày thì đẹp trai rồi, nhưng gái nông trường cả khối gì cô đẹp, sao không yêu? Lại mới gặp mà thầm yêu người ta! Thôi lo cơm nước ăn chiều đi. Chú liệu có cách giúp cho, nhưng trước hết, cần nhất con bé Tú đó phải yêu con mới được.
– Con sẽ cố gắng thuyết phục… Chắc chắn chú nói vô cho con nha.
Im một chút chú Chừ nói tiếp:
– Chắc chắn rồi, không nói vô cho mày làm sao nhờ mày được!
Cư nghe chú Chừ nói vậy anh hơi vui trở lại, và đi lo chuẩn bị cơm nước cho ông bố nuôi. Anh không gọi bằng ba hay bố mà cứ gọi bằng chú Chừ. Cơ quan túc trực ba người ở đây, còn những khi canh tác làm gì họ điều động công nhân từ Gò Loi lên, và chiều xe đưa rước công nhân lại chở về… Họ có rất nhiều khu vực canh tác trong vùng phụ cận này!
Tú về nhà đêm đó lại không ngủ được, cô thao thức với vầng trăng, cô nhìn trăng như muốn hỏi trăng. Vì đâu. Vì đâu…? Tú lại mơ màng nhớ nhất giọng ca của chàng. Tú cứ muốn hướng về miền sơn cước, người con trai họ Đinh đã làm cho cô xao xuyến bâng khuâng, kỳ lạ. Tuy chưa in đậm trong tâm trí nàng, song Tú đã có cảm giác khó quên. Tú cũng đặt ra câu hỏi mình có yêu chàng không? Hay là phong cảnh hữu tình đã làm cho nàng chạm lòng, động cảm. Chàng có sự cuốn hút trong tim nàng, hay vì ơn nghĩa con người? Chàng là người để cho nàng quí trọng hay đã đạt đến, chàng là người nàng sống không thể thiếu? Mất chàng nàng có thể đau thương, hay mất chàng, nàng không thể sống nổi? Tú chưa bao giờ biết yêu ai ngoài công việc. Nàng chỉ lo học hành và rồi bước sang nghề bất đắc dĩ. Nhiều người con trai thợ bạc, thợ vàng, tán tỉnh trong huyện, Tú vẫn dửng dưng, sao hà cớ gì người con trai này chốn miền sơn cước lam lũ, làm thuê làm mướn, áo bạc sờn vai, đã làm cho tim nàng thổn thức… Nàng như muốn hỏi với vầng trăng đêm nay biết bao lần, Nhưng ngắm rồi lặng thinh. “Hay chỉ là riêng ta thì khóc mà trăng lại cười”…?
Nàng biết tình yêu cũng thường nghiệt ngã và ngang trái. Nếu nàng yêu Cư thật, liệu ba mẹ nàng và các em nàng có chịu không? Chúng luôn muốn người anh rể chúng có xe nổ chở chúng đi chơi, hoặc chúng mượn. Chớ ai lại muốn anh rể có với câu xe đạp không nên thân, cọt kẹt bao giờ…
Và các anh chị nữa, nhưng sao nàng muốn lấy Cư làm chồng. Lạ thật. Tú cảm thấy xấu hổ khi phải kiềm chế trái tim. Ngọc Tú không cho ai biết sớm với trái tim mình như vậy. Hôm nay…
Nàng có mang những quả thị đó về cho hai em, hai cô em vẫn còn đi học. Biết cái lý lịch xấu học không làm gì. Ba nàng vẫn không cáo buộc các em nghỉ học sớm? Ngọc Thu lên lớp chín, còn Ngọc Bích đang lớp tám. Thấy chị mang thị về cho, thì vui lắm. Hai em cứ mãi hôn hít, hát vè:
“- Thị ơi thị rớt vào bị bà. Bà hun bà hít chứ bà không con”.
Nhưng Thu rồi dọa la Tú.
– Chị đừng có nói chị yêu mấy anh trên đó nha? Chị là tiểu thơ, chị không chịu nổi cuộc sống lam lũ chân lấm tay bùn đó đâu? Sao có một ngày lên đó, mà như chị có bị ai hốt hồn. Tụi em không đón anh rể miền sơn cước đâu!
Tú nghe nói trúng phóc tim đen mình, nhưng Tú cố chống chế:
– Chỗ ba chú làm ruộng rẫy, chị lên đuổi chim thôi, làm gì chị đi yêu mấy anh đó mau được…?
– Nhớ nghe, hôm nào mấy anh đó xuống, tụi em không cho vô nhà đâu hị hị…
Tú làm thinh, em nàng Ngọc Thu lại châm chọc tiếp:
– Nhớ nghen, quà thì ăn nhưng hôm nào xuống đây, tụi em không tiếp, không cho vô nhà đâu.
Lời của Thu như gáo nước lạnh tạt vào mặt Tú. Làm Tú bực tức. Bỗng nàng quạt lại với câu nói:
– Chị thách em đó, chỗ ba mình và chú làm ăn. Tụi em dám làm ba và chú mất mặt không?
– Dễ sợ phản công đột xuất há?
– Không có ruộng họ cho, thì em lấy tiền đâu ra mua dụng cụ để cho chị và mấy em mình học tập, mấy năm nay? Tiền đâu lo giỗ chạp, mời gọi họ hang về, tiền đâu nuôi con má nhỏ. Mấy em phải biết cái nghĩa…?
– Chị có yêu anh An, hay anh Cư gì đó không? Đừng nói lòng dòng.
– Không! Tú bực mình đáp cụt ngủn.
– Tiếng hát và cây đàn guitar đó không nuôi sống chi nổi đâu. Chỉ để hát trên rừng cho vượn nghe thôi.
– Em đừng có xúc phạm người ta được không?
– Quyền em nói, xúc phạm gì? Chị đừng lậm quá.
Ngọc Thu nói thêm:
– Yêu nên binh mà. Hát bậy bạ núi rừng, hát hay đã làm ca sĩ nơi thành đô, thì cũng đỡ cho chị, ổng chỉ hát giun dế nghe thôi.
– Em đừng có nhiều chuyện được không? Chị xin nhắc lại.
– Nhiều chuyện gì hè hè, nếu chị yêu anh ấy tụi em đập nát máy chị.
Thấy em Ngọc Thu, em kề mình tấn công. Tú không nhịn được bảo:
– Tại sao em làm vậy, em là em của chị mà. Em không là mẹ chị? Chị có quyền mà. Em đừng có nói quá như vậy.
– Ạ à… Nhưng chị đi học hết chữ hết nghĩa làm chi? Đi học may làm gì, không biết chọn chồng để đi lên thành phố hay thị trấn, mà chạy chui về, yêu một người để nhận lấy tai họa nghèo đói chứ!
– Em đừng nói vậy. Ở đời đâu phải thành phố là giàu sang hết. Ở nhà quê nhưng biết canh tân, biết hạch toán cũng khá thôi. Hơn nữa… Hạnh phúc không có nghĩa là tiền trên hết.
– Lậm ai rồi đó. “Hạnh phúc không có nghĩa là tiền trên hết” Ha Ha.Yêu ai rồi đó. Em nghe ba má định gả cho chị một người rồi đó. Coi chừng!
Ngọc Thu nói tới đó, như tuyên bố hoặc cảnh báo và bỏ đi, Tú ráng chạy kéo tay và hỏi cho được:
– Ai vậy sao chị không nghe? Chị chưa yêu ai mà. Thu nói chị nghe lạ quá.
– Em nghe nói sơ sơ. Họ rất muốn chị, họ sẽ đi hỏi cưới chị. Nhưng… em, nghe chưa được chính xác.
– Trời ơi cái gì kỳ vậy? Sao chị chưa hề nghe biết?
– Chị đừng hỏi má. Má nói em mách lẻo, xẻo mồm em. Tại vì ba má nói để coi ý chị, và cho anh ấy sẽ gặp chị đó.
Tú hình dung và nhớ lại những gì Ngọc Thu nói với nàng tối qua. Khi nàng nhớ đến hình bóng Cư. Thiệt ra Ngọc Thu không có gì ghét Tú. Ngọc Thu chỉ sợ chị Tú vì yêu mà khổ cho chị mình thôi. Thật ra Tú là người con gái sướng nhất nhà, và được cưng nhất nhà. Chưa bao giờ nàng ra ruộng nhiều hơn hai em để phụ gia đình, hoặc như vô rừng đào từng cái củ mì, như hai em nhỏ hơn từng làm. Bỡi vì hai em nhưng to cao phốt phát, mà Tú thì lại yếu đuối và mảnh dẻ. Trong nhà ai cũng có vẻ cưng nàng!
Chương 4
Ba ngày tiếp theo người con trai chú Năm lên đuổi chim và bơm thuốc sâu cho đám mè ra hoa… Ngày tiếp đến thứ tư, ba Sâm lại đều nàng.
Ba điều Tú lên một lần nữa để đuổi chim, không cho nó ăn phá lúa. Tức là ba ngày nàng không thấy mặt Cư nàng tưởng như ba thế kỷ. Và Cư còn tưởng như ba nghìn tỷ không được gặp nàng để yêu…
Tú vui vẻ nhận lời ba, và đã lén may trong đêm một chiếc áo gối nối các rẻo dư để tặng cho Cư, mà lòng nàng rạo rực những câu thơ của ai khi nghĩ đến tình yêu hạnh phúc đó là:
Hôm nay ánh nắng nhuộm vàng
Cho tôi xin hát tình chàng tình ca
Hôm nay trời đất trổ hoa
Cho tôi muốn nói rằng ta yêu chàng
Hôm nay tình quá cả làng
Nhìn em, em bước… cung đàn yêu thương.
Lòng nàng muốn ngân nga, khoái cảm thưởng thức lời thơ đó. Khi đến lần này Tú đến không thấy Cư ngồi nơi suối, Bao nhiêu thương nhớ nàng ấp yêu nơi lòng, dâng ngập mắt môi. Chỉ còn chờ cơ hội thôi, nhưng nàng thấy nhớ ơi là nhớ. Nàng dạn dĩ hơn và dắt cây xe đạp qua con suối trong. Những nơi đây hoa lá như vui mừng đón đợi bước chân nàng. Những cụm hoa bằng lăng như sắp bung ra, nàng thiết tưởng. Có vài con chim chao lượn trên mặt nước nàng không biết tên gì, và nó chạy biến đâu mất nhanh? Nàng ngơ ngẩn nhìn… Tú đã xoắn một chút lai quần lên cao. Nàng đi nhẹ nhàng cẩn thận dắt xe và lội qua, coi như mọi việc đã ổn.
Thấy Tú, chú Chừ reo lên vì chú vừa bước ra khỏi cửa, lùa bò đi ăn sáng.
– Có người yêu đến thăm rồi, không chạy ra đón Cư?
(Còn tiếp theo)
TTHT viết 2012.
Chúc bạn năm mới tâm thân thường an lạc và có thêm nhiều sáng tác mới
Thanks bạn Đã có máu yêu văn học thì làm món quà cho hậu thế! Và trời cho nhiều trải nghiệm- tư liệu trong tim để viết mới viết hay!
CHúc vui nha
TÌNH giao cảm YÊU qua ÁNH MẮT…TƠ TƯỞNG qua lời nói CHÚ TÂM…TIM thôi thúc cứ muốn XÍCH gần…Từng bước TIẾN LẦN theo gót Chân…TÌNH Cảm ĐẬM khi đã KỀ CẬN…Cảm thêm từ CHĂM SÓC QUAN TÂM…Đèo BẰNG LĂNG đến CHÒI ĐUỔI CHIM…BỌC QUẢ THỊ HÁI TẶNG để đó!…Đặc biệt BÀN TAY gợi Chú Ý…Lột MÌ-GẢY ĐÀN-Lẻn Hái THỊ…CƠM NẾP một,hai lon VỪA NO…Đêm về mơ nghĩ lời HÁT CA…Yêu như vậy”THỂ TÂM CÓ CẢ?”Tình yêu ÁNH CHỚP-Gặp VÀ Luyến Lưu…Câu chuyện DẪN DẮT-ĐỌC THẤY NHƯ…Như là ĐỊNH MỆNH như là KỲ NGỘ…Tình cờ-bất ngờ-CHỜ Xem Thử…CƯ-TÚ…?
wow Lời comment của LTND thật là duyên dáng đáng nể..Tình tiết được show thật đúng tỉ mỉ rất thích…tuyệt vời nha”
Vậng”Như là ĐỊNH MỆNH như là KỲ NGỘ…Tình cờ-bất ngờ-CHỜ Xem Thử…CƯ-TÚ…?(LNDH)
Mời bạn theo dõi phần sau… Có chút thật trong đó của mối tình, còn phong cảnh,nhớ cái tết.VN thật đáng yêu!.. Đây là một thử thách viết cho t/y mới lớn và bối cảnh hơi một chút cay nghiệt, nhưng nhờ vậy mà được mối tình thật thơ mộng … Coi như mình khỏi đi thực tế. Chưa chắc người đi thực tế viết hay? nếu như không có tư chất văn chương!
Một lần nữa xin cám ơn bạn LNDH.
Chúc: HappyVN New Year!
Truyện tiểu thuyết HT viết hay nghiêng về tính thời sự- giai đoạn nào đó , Nhưng nó lại đi xa hơn: mang một vẻ văn học yêu kiều…Đáng nể HT một cây bút giàu cảm xúc cho văn học…
Cám ơn ST đã vào xem trang XN với truyện tiểu thuyết -phóng sự của HT. Mỗi cây bút đều có ưu thế mạnh yếu khác nhau. Nhưng viết về cảm xúc tuôn chảy bao giờ cũng để lại hơn là viết bằng duy lý …định đề…
Nhưng viết bằng cảm xúc chưa chắc hay nếu thiếu đi kỷ năng độc đáo…
Chúc ST hưởng một cái tết như ý.
sự kiện HT đưa ra …để đi đến viết một mối tình thật dễ thương… Một lối viết cũ mới kết họp,.. Văn phong:sáng tỏ, rất hồn nhiên gọn gàng và đọc cảm động…
Chúc cây bút mạnh và luôn có hồn!
Mùa xuân an vui chị Thảo nhé.
Thaks TH Đã nhắc đến sự kiện điểm nhấn mở đề của t/p.
Mời bạn coi phần hai sẽ nóng bỏng hơn, lãng mạn hơn .Vâng! văn phong là tự chất, cái thần, tâm hồn mình toát ra thôi..
Happy VN new Year!
Truyện mình không viết dài lắm,nhưng không ngắn lắm 9Mà chắc ngắn thôi) cầu nối giữa kịch bản phim và văn học…hihih. Một thể thức Thảo chọn lối mới hiện thực và lãng mạn hình tượng nhiều trong t/p… trong đó nói gì của ý tưởng t/p
Thân ái
Tác phẩm này mình coi đâu đó mà chưa nhớ …Một truyện dẫn dắt thật dễ thương! văn tả cảnh của Tác phẩm gợi được hồn nhân vật …văn truyện tả về tết như níu kéo ta yêu thích và hình dung “Tú đưa mắt nhìn ra những cánh hoa mười giờ, khoe sắc với những loài hoa bên cạnh mồng gà, vạn thọ, hướng dương, cúc, lan… ba nàng trồng một dãy trước sân. Nàng thấy thương hoa mười giờ quá, vì nó nhỏ bé nhất, yếu đuối nhất! dễ thương nhất. Và Tú tựa vách nhìn nó. Rồi nhìn mẹ, bà Sâm đã mặc chiếc áo dài đi xuống thềm gạch, ra cửa…
Bây giờ má Tú mới thật sự ra đi. Má Tú không trang điểm nhưng nàng nhìn má mình đẹp thật. Nhà nghèo nàng thanh xuân, chưa có phấn son trang điểm huống hồ chi má! Nhưng má khỏi cần, má nàng trời cho cái đẹp, cái dịu dàng cái cần mẫn đã quá đủ”(Trích)”…
Chú Mân và mọi người bắt chước nhìn ra sân ánh nắng yếu ớt nhưng đã đủ tươi mát. Chú Mân còn nhìn sang ra ngoài đường lộ, xa hơn bọn con nít đang đi đổng và kéo những dây pháo đù màu, và nào quần áo chúng xoe xua cho tết. Thỉnh thoảng có một vài ông đứng tuổi làm sang che dù, bà tay mang bánh để đi mừng tuổi. Đó đây vài cô gái tóc thả chấm lưng hoặc thắt rít, đứng đợi người yêu: chàng trai tóc chẻ ngôi, hay chải xược chàng đủng đỉnh đang đi đến với nàng… Chú Mân thấy vui vui, giải thích chuyện mình.(Trích)
Những người đi theo, họ thiệt sự ít nói chỉ đợi chú Mân và Tú nói họ nghe. Họ hết nhìn cảnh vật trong nhà rồi nhìn ra phong cảnh bên ngoài. hết nhìn cây mía trong nhà lại nhìn ra cây nêu đầu ở góc, cách hai mét trước sân gạch. Họ hết nhìn bàn thờ hoa lá trên bàn, lại nhìn những gió xuân bên ngoài nàng cúc, nàng lan khoe mình trãi mộng…!(Trích)
Tác phẩm miêu tả tâm lý nhân vật mỗi người một nét riêng -rất ấn tượng
Chúc HT một mùa xuân như ý….
Thanks Tím Huế đã đọc và trích ra những văn phong, những đoạn Thảo miêu tả cảnh tết và nhập vào tâm hồn các nhân vật. Đó là sự thật cảnh tết quê mình lúc Thảo mới lớn 19-20. Thảo dùng ngôn ngữ diễn đạc lại thôi… Cám ơn ông trời cho Thảo nhiều tư liệu… bô não đã ghi nhận. Thảo miêu tả lại được bạn ngưỡng mộ, yêu chuộng …”Tác phẩm miêu tả tâm lý nhân vật mỗi người một nét riêng -rất ấn tượng”( trích lờiTím Huế)
Happy VN New Year
Năm mới an vui. . Thêm nhiều tác phẩm mới nhé.
Tanks bạn… Viết quá nhiều nhờ công nghệ thời nay… nên viết nhanh. Cảm xúc mạnh nên viết thong thả…ThườngThảo đầu tư đâu ra đó “khung- hình dung “,rồi mới viết…Nhưng bắt đầu để viết phải có những xuất phát sự thật những tình tiết lớn ..
Thanks so much!
Dài quá chưa kịp đọc nhưng vẫn chúc mừng .
thanks bạn …Happy VN new year!
Truyện ngắn hay truyên dài ?