.Nguyễn Hữu Khánh

.
(mượn tựa nhạc thơ Phạm Duy , Phạm Thiên Thư )
.
Đêm cắn đôi chia xẻ nữa bình minh.
Ngày tháng bảy dùng dằng con gió muộn.
Cuối cầu Sông ta nhìn phù sa ngược .
Bụi lúa thơm hương tóc lúc xa người .
Ta không muốn trở về chốn bụi bặm phồn hoa.
Nhưng nơi bụi bặm là nơi ta trú ngụ.
Nơi không có loài vành khuyên hót lời phụ họa.
Lúc nắm chặt tay em dò dẫm bước qua cầu.
Gã tha hương đêm nhìn đầu sóng bạc.
Trong sương khuya lộng tưởng mình , tráng sĩ đã qua sông.
Con sông lạ muôn đời con sông lạ .
Ta tìm hoài chi cái tuổi trẻ biệt tăm .
Bên kia đường màu tường mới quét xong.
Ngày cứ hết và đời ai rồi củ kỹ.
Đường gió bụi trăm ngàn phương hướng thở.
Như môi em phai nhạt bởi phấn hương.
Có buổi chiều nào với sách vở năm xưa.
Em hãy đọc nhắc dùm ta giòng chữ củ.
Ngày gió dữ vẫn thổi tràn trên rơm rạ.
Hốt bay đi bao mộng mị lúc xa trường.
Áo nào buồn hơn chiếc áo đáy rương.
Khi lật lại tìm hương nếp cũ.
Em mười tám ta hơn hai mươi tuổi.
Yêu mê điên thuở chiến tranh tàn.
Hơn ba mươi năm. Trời ! Đã hơn ba mươi năm.
Ta tha hương tóc bạc. Nhớ . Trở về.
Sót lại dăm cây nhìn hàng cau cũ.
Nén giọt nước mắt nào tràn ứa….Sớm mai quê.
Đêm cắn đôi chia xẻ nữa bình minh.
Ngày tháng bảy dùng dằng con gió muộn.
Cuối cầu Sông ta nhìn phù sa ngược .
Bụi lúa thơm hương tóc lúc xa người .
Ta không muốn trở về chốn bụi bặm phồn hoa.
Nhưng nơi bụi bặm là nơi ta trú ngụ.
Nơi không có loài vành khuyên hót lời phụ họa.
Lúc nắm chặt tay em dò dẫm bước qua cầu.
Gã tha hương đêm nhìn đầu sóng bạc.
Trong sương khuya lộng tưởng mình , tráng sĩ đã qua sông.
Con sông lạ muôn đời con sông lạ .
Ta tìm hoài chi cái tuổi trẻ biệt tăm .
Bên kia đường màu tường mới quét xong.
Ngày cứ hết và đời ai rồi củ kỹ.
Đường gió bụi trăm ngàn phương hướng thở.
Như môi em phai nhạt bởi phấn hương.
Có buổi chiều nào với sách vở năm xưa.
Em hãy đọc nhắc dùm ta giòng chữ củ.
Ngày gió dữ vẫn thổi tràn trên rơm rạ.
Hốt bay đi bao mộng mị lúc xa trường.
Áo nào buồn hơn chiếc áo đáy rương.
Khi lật lại tìm hương nếp cũ.
Em mười tám ta hơn hai mươi tuổi.
Yêu mê điên thuở chiến tranh tàn.
Hơn ba mươi năm. Trời ! Đã hơn ba mươi năm.
Ta tha hương tóc bạc. Nhớ . Trở về.
Sót lại dăm cây nhìn hàng cau cũ.
Nén giọt nước mắt nào tràn ứa….Sớm mai quê.
Cái tựa thơ cuốn hút người đọc
Thơ vừa quen vừa lạ.
Nỗi niềm tha hương thật buồn.
Hỡi em ….. mây đã qua cầu. Bài thơ hay.
Trời Sài Gòn sẽ mát đi nhiều nếu người ta luôn gặp áo lụa . Và tôi cũng vậy .
Bài này hay hơn những bài thơ trước anh Khánh ơi.
Cám ơn thiện ý dành cho bài thơ của Khungcuahep .
Thơ lãng mạn. Buồn da diết.
Người ta còn lãng mạn. Đó là điều mà tôi tưởng đã mất tăm từ lâu. Cám ơn bạn.
Đầy chất lãng mạn .
Nếu được như vậy, tôi sẽ luôn thấy lòng mình vẫn mới khi tưởng nhớ. Cám ơn bạn.
Những nỗi buồn cứ tiếp nỗi những nỗi buồn làm nên giòng chảy trong thơ.
Sẽ luôn luôn khi người ta tưởng nhớ mỗi chặng đời không hạnh phúc.
…” Con sông lạ muôn đời con sông lạ .
Ta tìm hoài chi cái tuổi trẻ biệt tăm . ” Thích lắm huynh Nguyễn Hữu Khánh.
Cám ơn nhã ý của Kao Văn Tam.
4 câu thơ cuối rất hay .
Cám ơn anh Đào Trí.
Thơ đọc thích
Bạn thích, tôi cảm thấy an ủi.
Chào anh Khánh. Thơ buồn,ý thơ có nhiều nét mới. Mình thích ý ” Áo nào buồn hơn chiếc áo đáy rương.” lạ lắm
Chào Viết Ngoạn, rất vui vì nhận xét đó.
Có gì đó hao hao như phong cách âm điệu những câu thơ cổ điển phương Tây.
Mình hoàn toàn không hể để ý khi phóng bút, Hẽm Nhỏ ạ!
Reblogged this on aitrinhngoctran's Blog and commented:
Bình minh đêm cắn nửa!
Ngày dùng dằng cơn gió!
Khi xa hương tóc lúa
Ta không về phồn hoa!
…Thiếu vành khuyên phụ họa!
Em dò dẫm qua cầu…
Phía sau đầu sóng bạc
Gió dữ tràn rơm rạ…
Đáy rương buồn chiếc áo!
Ta tha hương tóc bạc!
Dăm cây cau cũ sót!
Nén nước mắt tràn ứa!
-”Hỡi em mây giờ đã…
Qua cầu,bóng đi xa?!”
Cảm xúc nghe như là…
”Có gì đó xót xa!?”
Bạn hiệu đính gọn lại mình thấy vô tình nó lại còn đặc sắc hơn nữa. Cám ơn aitrinhngoctran
Cái tựa hay quá, nó nâng bài thơ lên. Còn câu thơ cuối mình thích ba từ “sớm mai quê”.
Rất đồng ý với Maimaiyeuthuong.
30 năm – trên ngọn tình sầu.
Ngậm ngùi.
Ngậm ngùi để đôi lúc còn ru ta nhe Đông Dương.