TRƯƠNG TẤT THỌ
Lời nói đầu:
Trong bài viết Hai màu hoa (19-8-2013) của tác giả Huỳnh Ngọc Nga, tôi có viết lời com: “Tôi ngưỡng mộ vì nội dung câu chuyện và cả văn phong mộc mạc dễ thương của một người con quê hương xa xứ. Khi đọc tự dưng tôi có cảm giác ớn lạnh sau lưng vì xúc động. Chúc mừng bài viết thật hay của chị.” Và chị trả lời: “Nhưng đọc tới chổ nói nghe ớn lạnh sau lưng thì Bếp hết hồn luôn. Trời đất, điệu nầy khi đọc bài chắc phải để dành sẳn aspirine ngừa cảm…động rồi đó…”Đôc xong bài viết này hy vọng chị cũng sẽ ớn lạnh như tôi…
Mẹ tôi hình chụp năm 1948
ĐƯA MẸ GIÀ BỊ UNG THƯ VỀ SỐNG CHUNG
Khi những người ký các quyết định hô hào mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con chưa sinh ra thì suốt nhiều trăm năm gia đình tôi chỉ có từ 1-2 con. Tôi sống cô đơn từ nhỏ và khi về già mẹ tôi cũng cô đơn như tôi. Cụ ở nhà đơn chiếc tại Q 1, cách chợ Bến Thành độ 700m cách nhà cố diễn viên Thanh Nga chừng 100m. Chúng tôi có gia đình và nhà riêng tại Thủ Đức. Cụ bị ung thư từ cung từ năm 88t trên cơ địa nặng 22kg. Chăm sóc sức khỏe cho cụ là cả một vấn đề lớn, nhất là khi cụ lại sống đơn chiếc tại Q1. Tôi quyết định mời cụ về sống với chúng tôi.
NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN KHI PHỤNG DƯỠNG MẸ GIÀ
Mẹ tôi-tiểu thư nhà giàu- vốn đã khó lại càng khó hơn ở tuổi 82, bị ung thư tử cung, chỉ cần nêu ra những thực tế đó, đủ biết tôi phải đối diện với bao khó khăn trong thời “hậu bao cấp, tiền mở cửa”.thập niên 80
Trước hết là điều trị ung thư, ai cũng biết cần hóa trị, xạ trị, phẫu thuật…nhưng mỗi phương pháp điều trị đều có những hậu quả gây hại. Vì vậy sau khi đắn đo suy nghĩ và tham khảo anh em đồng nghiệp về việc điều trị liệu có tăng tuổi thọ cho cụ hay càng làm cho cụ thêm mất sức và suy sụp sức khỏe. cuối cùng chúng tôi chọn phương pháp bồi dưỡng cho cụ để tăng cường thể lực mà không điều trị. Chúng tôi dành riêng cho cụ một phòng và một cháu bé sai vặt cho cụ vì hai vợ chồng đều đi làm. Thuốc men và ăn uống dinh dưỡng thì vợ chồng tôi lo. Vệ sinh cho cụ là một vấn đề, có tiền thuê người giúp việc cũng không được nhất là cụ hay bị ra máu gây ghê sợ cho người săn sóc. Vợ tôi chuyên chăm sóc bệnh năng nên đảm nhận phần lo vệ sinh cho cụ.
CHUẨN BỊ ĐÓN NHẬN NHỮNG CƠN ĐAU UNG THƯ VÀ NGÀY ẤY ĐẾN…
Đường nào cũng đến La Mã. Đến năm cụ 92t, chúng tôi nghĩ đến việc ngăn chặn đau theo khuyến cáo chuyên môn,đó là ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau vì các tác dụng gây hại của thuốc Thế là chúng tôi dùng các thuốc ngăn chặn đau từ liều nhỏ rồi tăng dần để cơ địa vừa quen với tác dụng phụ của thuốc vùa dung nạp trên lĩnh vực chống đau. Vì vậy trong nhà có bệnh nhân ung thư mà hàng xóm láng giềng không ai nghe tiếng kêu la thảm khốc.
Mối liên hệ giữa mẹ chồng nàng dâu vẫn tốt đẹp, mẹ tôi coi vợ tôi là con gái nên mấy đứa cháu họ gọi bằng cô thay vì bằng thím. Khoảng 4 giờ sáng ngày 10-3-1997, mẹ tôi gọi vơ tôi dậy, qua phòng cụ để nghe cụ dặn dò. Cụ vẫn khỏe, vẫn bình thường tưởng chừng như không hề đau yếu. Dĩ nhiên có tôi đi theo. Sau khi đăn dò xong, tôi còn nghe vợ tôi hỏi “Mạ thích ăn gì?” (Những món ăn vơ tôi làm riêng chọ mẹ tôi), sau đó vợ tôi làm món ăn rồi đút từng muỗng cà phê cho cụ ăn. Ăn xong tôi nghe cụ bảo “Cho mạ miếng nước con” sau đó cụ được đỡ nằm xuống ngủ tiếp. Chúng tôi cũng đi ngủ lại. Sáng chúng tôi đi làm lúc 7g, khi đến ngã ba Cát Lái, cháu bé ở nhà gọi điện khóc báo “Bà đi rồi”. Thế là tuy bị ung thư nhưng mẹ tôi ra đi yên lành nhẹ nhàng trong giấc ngủ.
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
Một vấn đề hành chánh tưởng chừng dễ dàng nhưng lại gặp rắc rối, đò là giấy khai từ. Nguyên hộ khấu thường trú của mẹ tôi ở Saigon nhưng mất tại Thủ Đức. Giữa lúc tang gia bối rối thì lại gặp vấn đề thủ tục. Cụ quá lớn tuổi nên khi đưa cụ đi chúng tôi không xin tạm vắng tạm trú. Về nguyên tắc giấy khai tử phải do nơi thường trú cấp. Rắc rối là do không tạm vắng nên địa phương thường trú không cấp và nơi tạm trú cũng không cấp. Chúng tôi phải vượt qua khó khăn để có giấy khai tử, từ đó mới xin được giấy mai táng. Một vấn đề khác đó là thăm dò ý kiến của cụ vài tháng trước đó xem cụ thích hỏa táng hay chôn cất (giữa Saigon kiếm mảnh đất để chôn là cả vấn đề), thế nhưng cụ lại muốn chôn cất. Thế là phải chạy vạy kiếm đất để làm nơi yên nghỉ chọ cụ.
NƯỚC MẮT TRONG TANG LỄ
Một cụ già bệnh nhân ung thư qua đời tuổi 92, thì có gì mà phải khóc. Dĩ nhiên tôi không khóc. Thế nhưng một anh nguyên Thứ Trưởng đang họp văn phòng phía nam cấp bộ khi nghe tin đã rút ngắn cuộc họp vội vã cùng văn phòng xuống Thủ Đức viếng. Nhìn cảnh anh và các anh chị cấp trưởng, phó đang quì viếng quan tài, trong khi Phó TGĐ và văn phòng một công ty liên doanh khác đang chờ vào viếng, thốt nhiên tôi xúc động, vào phòng riêng để mặc nước mắt tuôn rơi và báo cáo với mẹ rằng “Chúng con đã phụng dưỡng mẹ tận tình lúc cuối đời và nay mẹ đi xa, biết bao người thành đạt trong xã hội đang đến tiễn mẹ đi, khiến mẹ ấm lòng khi rời xa chúng con. Ngoài kia rất nhiều người đang tiễn đưa mẹ kia. Con hãnh diện vì đã làm tròn bổn phận làm con với mẹ lúc tuổi già bệnh hoạn, neo đơn…”
MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT SAU KHI QUA ĐỜI: BÀI THƠ “NÉT CƯỜI”
Hai ngày sau khi mẹ mất, một người lạ đến thăm. Chị mang theo món quà đặc biệt từ Hà nội vào của nhà thơ lão thành lừng danh Khương Hửu Dụng –năm ấy 90t, Năm 1975, sau 50 năm xa cách nhà thơ đã từ Bắc vào Nam tìm và gặp được mẹ tôi tại Saigon. Kỷ niệm ngày gặp lại Cụ đã sáng tác riêng bài thơ “Nét cười” để tặng mẹ tôi và in vào tập thơ của cụ. Đến năm 1997, nghe tin bệnh tình mẹ tôi đã trở nặng, cụ vội nhờ con gái là chị K. mang tập thơ vào Nam với lời cụ đề tặng mẹ tôi, nét chữ đẹp rắn rỏi: “Thân ái tặng em Tăng Thị Duyên, cuộc đời thơ anh – Hà Nội 9-3-1997”. Vì đường xá xa xôi, chị vào trễ hai hôm và tập thơ được kính cẩn đặt trên bàn thờ để chị kính viếng và kính tặng. Đó là kỷ niệm cuối cùng của nhà thơ Khương Hữu Dụng với gia đình tôi. Tình cảm đẹp giữa hai cụ đã được tôi viết trên SGGP Thứ bảy năm 2005 mà nay tôi chưa tìm lại được
NÉT CƯỜI
Nét cười năm chục năm xưa
Bỗng nhiên thoáng hiện một trưa Sài Gòn
Trong vui sao gợn chút buồn
Trong mừng sao gợn chút hờn bâng quơ!
Hỏi: Bây giờ là bao giờ?
Nửa hư, nửa thực, nửa ngờ, nửa tin.
(8-1975)
(Trích tập thơ Khương Hữu Dụng)
TÁI BÚT CÙNG CHỊ HUỲNH NGỌC NGA
“Tôi ngưỡng mộ vì nội dung câu chuyện và cả văn phong mộc mạc dễ thương của một người con quê hương xa xứ. Khi đọc tự dưng tôi có cảm giác ớn lạnh sau lưng vì xúc động”
Khi đọc tự dưng tôi có cảm giác ớn lạnh sau lưng vì xúc động vì khi ấy, thấy sự trái ngược trong câu chuyện hai màu hoa với cuộc đời mình, tôi có cảm giác linh hồn mẹ tôi hiện lên, cụ đang đứng sau lung tôi, vuốt nhẹ sống lưng tôi và cụ thì thầm: “Con trai mẹ giỏi, đã lo cho mẹ chu đáo lúc tuổi già, khác biệt 100% với những đứa con bất hiếu trong chuyện này…” và tôi có cảm giác cụ đang hôn lên tóc tôi. Chính từ đó tôi bị lạnh sống lưng. Tôi lạnh sau lưng không phải câu chuyện chị viết mà lạnh sau lưng vì hồn thiêng mẹ tôi hiện về vuốt nhẹ lưng tôi bằng lỏng vì tôi và hôn lên tóc tôi. Bây giờ chắc chị đã hiểu…
TTT
Rat cam dong truoc bai viet cua bac si ! cam on bác sĩ da cho e mot tam guong sang
Cám ơn nhận xét của Hoàng Thủy.
TTT
Đọc bài viết cảm động quá anh TTT à! thật ngưỡng mộ tấm lòng hiếu thảo của vợ chồng anh !đó cũng là niềm hạnh phúc cnhé!
ho tất cả “mẹ & gia đình anh” chúc anh sẽ nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống !
Hình mẹ anh đẹp & quí phái lắm ! vào thời đó với nét đẹp đó rất khó kiếm! chúc mừng anh…,Chúc sức khỏe
“Hình mẹ anh đẹp & quí phái lắm ! vào thời đó với nét đẹp đó rất khó kiếm! chúc mừng anh…,Chúc sức khỏe”
Anh cám ơn em đã có lời khen nhưng anh buồn ở chỗ cụ đẹp hiền dịu thế mà sao đẻ ra đứa con xấu tệ, xấu hại, mòn mỏi kiếm một mảnh tình vắt chân mà kiếm không ra. Sau có một em BS thấy ế vợ tội nghiệp, dẫn về làm áp trại phu quân. Nhờ đó anh mới co vợ đó. Anh em mình lúc nào cũng vui em nhỉ…
TTT
Chào Anh Tất Thọ!Mẹ của Anh-Một tiểu thư khuê các về già…Không may mất bệnh nan y ..Thật là…Buồn!An ủi có được là tình thương con cháu.Nhất là được con dâu-Phúc đức lắm mới hưởng được điều ấy Và thêm một điều hạnh phúc riêng tư -rất ấm lòng Người mất Đó là ..Tình bạn thơ-Dù đến muộn!Có lẽ”Nét cười” đem theo xuống tuyền đài mãi mãi không tan Đọc xúc động rất nhiều..
Cám ơn nhé.
TTT
Đọc cảm động quắ
Cám ơn Mai hoa và Chút chít
TTT
Đau xót nhưng lòng thanh thản phải không anh !
Chi co tinh thuong moi giup me bot dau don
Cám ơn ghita và Xuân Tùng
TTT
Thật cảm động và đáng trân quí
Một bài viết rất cảm động và ý nghĩa…anh Trương Tất Thọ và chị nhà quả là môt người con hiếu thảo vẹn tòan…HKC thật sự ngưỡng mộ anh.
Chúc anh sức khỏe – tràn đầy hạnh phúc.
Cám ơn Kim Chi đã quá khen. Nhưng hoàn thành trách nhiệm bổn phận làm con cũng nhiều gian nan lắm. Nhưng tâm hồn thanh thản.
Chúc vui khỏe nhiều nhen.
TTT
Wúy chù chà ui, chỉ một mình anh TTT với 1 cây mandolin mà em nghe bản nhạc HÈ VỀ như có cả một ban nhạc hòa tấu với nhiều nhạc cụ, âm thanh của nhạc khúc ấy lúc thì rộn ràng vui nhộn lúc thì nhẹ nhàng khoan thai -anh đàn hay tuyệt cú mèo luôn – hởi con người tài hoa ơi…chúc mừng anh TRƯƠNG TẤT THỌ đa sĩ nhé : Thi sĩ – Văn sĩ – Ca sĩ – Nhạc sĩ và DƯỢC SĨ nhé.
Cảm ơn anh đã cho thưởng thức tiếng đàn hay của anh, chúc anh sức khỏe – tràn đầy hạnh phúc.
Kim Chi ơi,
Em mua cho anh 3 lạng yến sào loại A nhé để anh về chưng với đường phèn kết tinh được từ những lời khen ngọt ngào của em qua bài Hè về để năm tháng dù đi qua mà tuổi xuân anh vẫn còn ở lại để làm thơ “tiệng Huệ” yêu em:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hại nhịp,
Anh chạy theo Chi không kịp, anh mệt quá…O chi ơi…
TTT
“O chi ơi…” Xin lỗi O Chi ơi…
Cam on anh gioi thieu. Em o trong so, khong tien nghe. Chieu ve se nghe sau. Doc loi gioi thieu cua chi/cô Kim Chi em da thay hay roi.
Linh
(Thây Hùng Lân là thây day vo lòng piano cho em hôi con em con là “baby” ddó.)
Nhà thơ hoàng Kim Chi ơi,
Họm trước em có yêu cầu anh đàn cho em nghe, nay chìu ý em, anh đàn một bài rất xưa: “Hè vể” của Hùng Lân với một nhạc cụ nay bị lãng quên, đó là đàn mandoline. Em nghe anh đàn nhé. Link:
Nghe xong em cứ tận tình chê ông già tai biến liệt nửa người còn bày đạt đàn nịnh đầm nữa…
Em ganh tỵ quá đi ,tng85 1 mình HKC mà không tặng cho TKL !
“Em ganh tỵ quá đi ,tng85 1 mình HKC mà không tặng cho TKL !”
Thôi mờ! Đứng ganh tỵ mờ. Các cô em gái cô nào anh cũng thương mười phân vẹn…12 cả (nay có thêm “chị” Ngọc Nga với Phương Linh ở phương trời Tây nữa). Lần khác sẽ tặng em một nhạc phẩm làm tâm hồn em chao đảo, nghe xong em sẽ yêu…chồng em liền. Chờ nhé, đừng ganh tị nữa nhé.
TTT
Viết hay,chân tình
“Viết hay,chân tình”
Thật vậy sao? Cám ơn nhé.
TTT
Cậu bac sĩ thân mếnn của chị,
Sang dậy, lo việc nhà xong, chuẩn bị đi chộ, chị lại mở máy vào xứ nẩu trước và gặp ngay bài mà chị đợi mấy hôm nay. Đọc xong,cảm động vô cùng, vì câu chuyện đầy tình nghĩa gia đình mà cũng vì bút pháp trong sáng của cậu.
Viết đôi lời chắc không đủ xứng đáng với bài viết của cậu, để chị đi chợ rồi chiều về chị viết tiếp cảm nghĩ của cị cho cậu thêm nghen.
Cậu hại chị rồi, vì đi chợ hôm nay chắc trong đầu chị bị xáo trộn không mua sắm gì được tốt rồi cậu bác sĩ ơi.
Chị “còm” cũng hay như chị viết văn vậy. Tặng chị một câu nói dễ thương: “Tôi không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả mà tôi chỉ giữ hình ảnh một buổi chiều có nắng vàng nhuộm lên mái tóc chị Nga đi chợ thôi”. Tái bút: Nhớ đừng bị xáo trộn khi đi chợ nhé. Chị gọi tôi cậu em là được rồi vì mới có 70 mà xin vào hội bảo thọ người 100 tuổi thì còn quá…trẻ.
Thân mến
TTT
hihihi… chi Nga ơi, chết chị rồi!!!
“Ổng” lớn hơn chị đó! Sao kêu CẬU EM ngọt ngay vậy?
“Ổng” lớn hơn chị đó! Sao kêu CẬU EM ngọt ngay vậy?”
Hichic, xin nhận chị Huynh Phương Linh làm chị luôn nhé…
TTT
Dạ thưa không dám.
Đã thoáng 1 giây em tính đùa theo, kêu “EM ƠI!”, nhưng rồi nghĩ không thể giởn mặt với người đức độ như… Cậu. (Không dám kêu anh, vì các Cậu của em cũng ở vào tuổi Cậu do má em là con trưởng)
Em là chi cả trong nhà, nửa đời phải đóng vai chị hai gương mẫu nên ớn lắm rồi. Nếu có cơ hội được làm em, ngu sao từ chối.
Anh là con một, không được hưởng sự rần rần náo nhiệt của một gia đình nhiều anh em, thiệt là tội. Nhưng nếu cần được an ủi, hãy nhớ vẫn có những lần “đụng trận” bà chị nầy đã từng đỏ mặt thề với Trời Đất là “Tao từ mầy. Từ nay cấm gọi tao là chị Hai!” để bi nghe “ông em” “phán” lại cho 1 câu cũng không nhẹ đô hơn bao nhiêu…….
Em không dám tự quyết định kêu anh hay Cậu. Cho Cậu quyết định đó. Muốn có đứa cháu hay đứa em đều tùy.
Linh
“Nếu có cơ hội được làm em, ngu sao từ chối.”
Giảỉ quyết ngắnn gọn cụ thể: Chọn Phương Linh làm em. Linh đọc họat cảnh sau:
Em Linh 5t, tóc bum bê đang ngồi đánh nẻ trước nhà. Anh Thọ 10t di chơi về, sè sẹ đến gần rồi véo tai bé Linh, bé Linh tức quá khóc ré lên. Mẹ anh (bà cụ trong hình) từ trên lầu bước xuống, âu yếm hỏi bé:
-Sao con khóc?
Biết được mẹ cưng, bé nũng nịu “mét”:
-Anh Thọ ảnh véo tai con…
Mẹ chúng ta quay lại la anh:
-Sao con chọc em?
Anh cười khò khò đáp:
-Con thấy bé ngồi đánh nẻ dễ thương quá nên con chọc cho nó…khóc chơi…
Chịu không?
Anh TTT
“…Em Linh 5t, tóc bum bê đang ngồi đánh nẻ trước nhà. Anh Thọ 10t di chơi về,…..” ?
“““““““““““““““““““““““““““
Tời đất quoi là tời..! Dzẫy,té ra “Em Linh” nhà ta đã “trên 65” rầu sao,tời?(anh Ba-Tê nhà mình đã “trên 70″_chênh nhau đúng 05 “tủi”?)
“Dzẫy,té ra “Em Linh” nhà ta đã “trên 65″ rầu sao,tời”
Đúng rồi đấy VR ơi, liệu mà xưng hô cho phải phép với em gái anh đấy. Anh gởi mail clip “Mẹ tôi” cho VR nhờ đưa lên Youtube hộ anh nhé. Lâu ngày không upload anh quên rồi. Gấp giùm anh nhé. Anh mail cho em liền đây. Cám ơn và nt cho anh biết nhé.
TTT
+/ Thì em chai vẫn thường gọi là “chị huynh phuong linh” đó thôi,chứ có bao giờ gọi khác đi đâu? (Chị mình cũng thuộc hàng(thứ tự) “Lão bà bà” na,ta?)
+/ Em chai cũng “không rành” vụ chuyển đổi này lắm đâu!(trình độ “vở lòng vi tính” mờ?) nhưng, em nghĩ rằng_nếu_anh quên mất mật khẩu để vào(hình như nó đã mặc định trên máy của anh rồi mờ?) thì anh có thể “khai báo” lại từ đầu(tạo tài khoản mới) mà?_em chai nghĩ như vậy!
Cám ơn Vinh Rùa. Anh thuộc dạng “ngu trường kỳ thông minh đột xuất”. Em mới nói sơ qua là anh làm được liền, đư lên you tube nè. Link mẹ tôi: http://www.youtube.com/watch?v=6zrKkK9ehfA&feature=youtu.be. Đúng là không thầy đố mầy làm nên. Cám ơn thầy rù nhé.
@ Anh Ba-Tê : Không có chi_bởi,em chai nghĩ là “ai cũng phải làm như thế” kia mà? Nhưng có điều_anh chai đã… “giết” em chai bởi “cú tin nhắn lúc 3:30 sáng đó, anh chai! (Ơn trời…mọi chuyện rồi cũng qua…truông!)
anh Vinh, Nói nho cho mot minh anh nghe thoi: ci bo ong chi? ngán nhi ty, so bi nhi ty la. Anh co buc minh ddieu chi cu noi voi nhi ty….
Đừng “kiu” Tời bớ Vinh Rùa, em Linh “tủi” hảy còn thơ, tóc “bum bê” vẫn xanh mượt mà, mới có “năm mí” hà.
sẳn dịp hỏi luôn, “Quỷnh Rua” cầm tinh con gì vậy? Nói cho rõ để bếp kêu cho vai vế chứ rũi lớn hơn Bếp mà cứ hảo bằng hữu hoài coi bộ không suông lổ tai chút nào hết.
Xin sửa lại “để Bếp kêu cho đúng vai vế”. Hơn 2 gi72 khuya rồi, Bếp buồn ngủ quá nên gỏ sai tùm lum.
Kính xin gia chủ ra tay nghiã hiệp, don bàn hương án cho ba anh em nhà em: đại ca Trương Tất Thọ, nhị tỷ Huỳnh Ngọc Nga và tam muội (Trời! sao giống phim Tàu quá) Huỳnh Phuong Linh kết nghiã anh chị em từ nay…..
Cám ơn nhiều
tam muội
Xin lỗi viết trật chỗ
Linh
Cám ơn trời đất, ở hiền gặp lành. Qua hơn nữa thế kỷ mồ côi mồ cút, nay tôi đã có được cô em gái ở hậu phương xa. Hai anh em tôi giờ đây đã…tóc bạc như nhau. Hihi, nếu tóc em vẫn còn xanh thì lỗi tại anh là người chiến binh xa gia đình lại “ít” tuổi nên nhìn nhầm. Muốn biết anh, em cứ vào google search gõ Truong Tat Thọ em sẽ có mấy triệu doc để đọc.
Chúc em trẻ mãi, đẹp mãi, đừng mét mẹ khi bị anh ký đầu nhe.
Anh TTT
Kính moi anh check facebook cua anh
Linh
Linh ơi, anh vào facebook rồi, chưa thấy gì. Đia chỉ facebook của em?
Ten em tren do la Lene Huynh. Co 2 trang lan, do con em làm cho em. 1 cai hinh con khi? con em khong con xài nua, dung vô ddó (nhung em cung moi chu thich may tam hinh de anh biet ai la ai). Anh vo trang co cái hinh con khi già ngôi doc báo. Moi anh coi hinh o trang ddo cho biet gia dinh em, coi nhu em gioi thieu chông con em út cua em voi anh.
Linh
“Ten em tren do la Lene Huynh”
Em vui lòng cho đia chỉ vi tính FB ủa em vì vào google search chỉ thấy Huynh Lê, Lê Huynh…Cám ơn em.
DDia chi FB la gi, noi dung cuoi, em khong biet.
Moi lan muon kiem ai, em viet ten la trang do hien ra.
Em da kiem ra trang cua anh khi viet Truong Tat Tho, du that ra trang anh ten Tho Truong Tat. (Mien viet du 3 chu la no hien ra mot dong ten de minh lua).
(hhi, em cung da lén lén vô trang cua “ông chu?” (Ngô Quang Hiên) thay hinh con ong chu dep trai qua chung….)
Anh viet o cot tim kien ban, ten Lene Huynh, no se ra 2 trang, anh vo trang co hinh con khi ngoi doc bao la duoc ha, thu lai di.
Linh.
Thấy rồi em gái. Thấy hình con khỉ thông thái đang ngồi đọc báo. Anh bèn ứng khẩu tặng em: “Thương em không biết để đâu, ngồi cạnh con khỉ…ký đầu nó khóc chơi”. Vậy là anh em mình gặp nhau rồi. Lời tiếng Anh của bài Trưng Vương khung cửa hẹp trong FB của em kể lại một chuyện tình rất cảm động với lời của người bị nạn khi xe chạy qua nhà thờ có người yêu đang đợi nói rằng: “Nói với Laura rằng tôi cần nàng, Nói với Laura rằng tôi yêu nàng. Nói với Laura rằng đừng khóc nữa (dù tôi có chết) thì tình yêu tôi dành cho nàng sẽ không bao giờ chết…” Kiếm cà phê ra mắt anh anh sẽ kể cho nghe, bảo đảm không hay sẽ không uống cà phê đâu…
TTT
Ông anh nầy thiệt là ngộ! Hình như anh ham làm anh chỉ là để ký đầu người ta??
Biết vậy chừng nào gặp anh em sẽ đôi nón bảo hộ.
Anh có check tin nhắn trong facebook của anh chưa? anh Hiệp, ban em trên facebook chào anh đó, chạy ra chào lại người ta đi (Em đã xin lỗi anh Hiệp sẵn rồi, vì nghĩ anh không có hay vô facebook)
linh
Kính xin gia chủ ra tay nghiã hiệp, don bàn hương án cho ba anh em nhà em: đại ca Trương Tất Thọ, nhị tỷ Huỳnh Ngọc Nga và tam muội (Trời! sao giống phim Tàu quá) Huỳnh Phuong Linh kết nghiã anh chị em từ nay…..
Cám ơn nhiều
tam muội
Em gái,
Anh ra mắt gia đình mình bằng clip anh nói chuyện trên đài TH. Em xem trên You tube link sau:
Em xem thấy anh nói chuyện có…”được” không. Giấu chị Nga nhé, để chị ấy biết lại…la anh em mình há. Clip này quay năm 2010 đó em.
Thân
TTT
Nữa đêm nữa hôm không ngũ mà ngồi viết computer, nhị tỷ la là phải. Còn vậy nữa em méc nhị tỷ chú không dấu dùm đău.
Nghe nhi kỷ kêu anh là bác sĩ, trong đăy lại là kêu anh dược sĩ? Anh học một lượt hai trường hay cái trước cái sau? Dượng em đậu vô 2 bên một lượt, ổng tiếc, không nở bỏ bên nào hết nên học 1 lượt 2 bên một thời gian, nhưng rồi đành phải ngưng bên dược. Anh học nổi 2 bên ổng sẽ bái phục anh đó!
tam muội
Cô em Phương Linh thân mến,
Không đủ sức học hai trường đâu em ơi. học một trường dược, đồng thời viết cho 3 tờ báo trong đó có phụ trách mục Y học cho mọi người, lại đàn cho 3 ban nhạc ở đài truyền hình để tự kiếm tiền học đại học không làm phiền cha mẹ cũng đủ ngất ngư rồi em ạ.. Anh có vợ là bs và em họ cũng là bs cùng viết mục y học với anh nên chị Nga thương Cậu em đa tài và gọi nhầm đấy. Anh của em chỉ là DS nghèo nghe gió kiếm thôi em ạ. Tuy nhiên mây chục năm mang kiến thức y học phổ cập cho mọi người cũng giúp anh học thêm được nhiều điều hay. Khi hôm anh gởi tin nhắn cho anh VR lúc 3g30 sáng làm anh ấy bị mất ngủ. Em xin lỗi anh VR giùm anh đi. Cám ơn em.
TTT
Anh co xai facebook khong?
Có em ạ. Em vào link https://www.facebook.com/tho.truongtat sẽ thấy clip mẹ tôi anh và chị làm để tưởng nhớ mẹ anh và anh VR post lên.
Em thấy anh nói chuyện trên VTV 1 được không? Cho ông già tí tiền đi uống cà phê đi.
TTT
1000lần cám ơn anh cho em biết nhiều điều mà em chưa biết. Đặc biệt là lúc nầy em đang nuôi cháu ngoại cho con gái em học thi.
“bổ ngữa!” hahaha.. ông anh của em khôi hài thiệt dễ thương. Lời cảnh cáo dí dỏm nầy sẽ hiệu nghiệm lắm. Từ nay, nếu xài thuôc bổ, em sẽ cân nhắc là liệu có “bỗ ngữa” không đây.
Linh
Chết mồ Bếp rồi bà con xứ nẫu ơi. Có ai cứu Bếp giùm không? hu hu..
Đại huynh 3T ơi, sao đại huynh ác chi mà ác dữ vậy? Bấy lâu nay tiểu muội cứ tưởng đại huynh là hàng em út (tính về tuổi tác) vì nhớ có lần đọc còm của nhân vật quen thuộc nào đó trong xú nẫu (muội quên tên rồi) có nói là Nguyển đăng Trình, Ngọc Thơ, TTT…đều là “ngựa” với nhau.Muội thích chí tử trong bụng và thầm nghĩ rằng “A ha, nơi đây ít ra ta cũng là đại tỷ” vì chính Ng.ngọc Thơ kêu tiểu muội bằng Ý tỷ mà, có nghĩa là ngựa 1954 cùng tuổi với cô em gái của muội. Bây giờ đại huynh mới chịu “xì” ra hơn con ngựa70, lơn hơn 1 con giáp chẳn chòi.
Tính muội vốn lụp chụp,lanh chanh hay nói theo đúng ngôn từ miền Nam là “sớn sác” nên thường phải xin lổi thiên hạ vì những lổi do tính sớn sác đó gây ra hoài. Nay xin lổi thêm lần nữa trong đời, không phải chỉ xin lổi Trương đại ca (đừng lầm với Trương vô Kỵ nghen huynh) mà còn xin lổi với bác Phó Nguyễn ngọc Thơ nữa. Bác nầy cũng ác ôn lắm, muốn cho tiểu muội giảm thọ hay sao mà cứ để muội kêu Thơ đệ ơi, Thơ đệ hởi hoài không chịu một lời sửa sai giùm cho em út nó nhờ. T
Muội vốn là chị cả trong nhà, ở Ý với bạn bè lại gần như lớn tuổi nhất (chỉ thua 1, 2 người thôi) nên ở đâu muội cũng tưởng muội là “đại lảo bà bà”. Vô Xứ nẫu, ban đầu muội cũng kêu Sáu Nẫu bằng anh, nhnưg sau đ ósáu Nẫu cho biết chỉ đáng tuổi em của muội và xưng em với muội như em út trong nhà, việc nầy càng làm muội tin tưởng sự già nua của muội hơn. Nhưng những ai muội biết rõ tuổi tác lớn hơn muội, muội cũng xưng hô kính cẩn lăm chứ bộ, kính lão đắc thọ mà, như các đại huynh Mang Van Long, Trần bảo Định, Đổ Hồng Ngọc, v.v…chẳng hạn.
Ông bà mình hay nói “cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo” coi vây mà đúng lắm vì bây giờ muội lắc lưỡi để biến “cậu em 3T” thành “đại huynh 3T” cũng còn kịp để đuợc đại huynh tha lổi mà, phải không? Gật đầu đại xá cho tiểu muội đi,để muội còn viết lời còm cho huynh về bài viết trên nữa chứ. Cả Pnó Tông tông NNT cũng ký đơn đại xá cho “cựu”” tỷ Ý nghen.
Được nhuưvậy, tiểu muội chân thành cám ơn tất cả và bắt đầu vô còm đây.
Hì hì dzui thật ,chị Nga ơi
Không biết thì hổng có “tội “
Không biết thì hổng có “tội”
Biết rồi thì “tội” bằng mười bạn ui.
Dzui gì mà dzui, “tui” rầu thấy mồ đây né.
Thưa chị Hùnh Ngọc Nga,
Để chị khỏi bận tâm, tôi xin đáp: “Tôi còn nhỏ dại ngây thơ lắm, Chỉ thích làm…em chẳng thích gì”. Tặng chị một chuyện vui vui: Tôi quen với khá nhiều bạn gái U-30,40, họ thường gọi tôi bằng anh (nhất là khi nghe tôi hát “Chưa gặp em, anh đã nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như…em”, đến khi quen thân rồi, khám phá ra tuổi thật của tôi, các nàng ngơ ngác nói một câu rất đáng yêu rằng “Vậy ra ra anh lớn hơn…ba em?” tôi gật đầu và điềm nhiên hát cho các nàng nghe “Trop jeune encore pour vivre à deux, Trop jeune alors pour d’e^tre heureux…(còn rất trẻ để sống chung đôi, còn rất trẻ để hạnh phúc…) Chị cứ yên tâm làm chị tôi đi. Tôi là con một nên khát khao tình cảm. Mơ có một bà chị để nhõng nhẻo, mơ có một đứa em để bắt nạt mà nhỏ lớn toàn chơi với súc vật. Sợ tôi buồn, có lúc gia đình nuôi cho tôi đến 22 đứa em hổ lốn 2 chân 4 chân gồm chó mèo gà, sáo, sóc…Nay có được một người chị nơi phương trời Tây cũng hạnh phúc lắm chị ạ để tôi có hứng hát bài Arrivederci Roma…” (viết sai đừng cười).
Vậy là chúng ta giải quyết xong: “chị vẫn là chị yêu dấu của đời em”, thế chị Nga nhé. Tôi cũng sẵn sàng làm em chị…Phương Linh nữa cơ đấy. Chúc chị vui khi có một đứa em polyvalent như tôi.
Thân ái
TTT
Trời đất, “em” còn thưa gửi với “chị” nữa sao? hu hu…
Cứ coi như chị là con ông bác, tôi lớn tuổi hơn nhưng con ông chú. Lỡ rồi, goị luôn. hihi
“Cứ coi như chị là con ông bác, tôi lớn tuổi hơn nhưng con ông chú….”
“““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““`
@ Theo VR thì : Hổng có “cứ coi” gì cả,mà là “ông bác-ông chú” này là “anh-em Cô-Cậu” nên khác “họ”; đã là khác họ thì phải là “thông gia”; mà, muốn thông “gia”(nhà) thì phải…(đập)phá vách ngăn nhà(?).Khi nhắc đến “phá vách” thì VR lại liên tưởng đến câu hát : “…Ước gì mình đừng ngăn cách, ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay.”
Thôi thì VR gửi tặng bài hát này cho anh,chị (trúng đâu thì trúng_trật thì đừng la thằng em chai nghịch)_nhé?
Ở đâu có ông VinhRùa là ở dó vui nhộn. Ông “dịch” kiểu nầy nguy hiển lắm đó nghen!
Linh
Không đâu huynh phuong linh! VR “dzịt”(dịch) theo 2 cách :
+/ Dzịt theo kỉu thông “gia”(da? nhà?…?)
+/ Dzịt theo kỉu “xưng hô” theo cách người Trung_Nam bộ : anh_em (trai) của người phái nữ được gọi bằng “Cậu”…tất! (trong trường hợp của anh Ba-Tê và chị HNN thì từ “cậu em” chuyển thành “cậu anh” khó gì?)
Thì bởi ở trong Nam có chuyện kêu em trai bằng cậu nên Linh mới kêu Cậu Thọ viết hoa để biết là Cậu thiệt chớ không phải cậu em.
Em phải ngưng, thằng con chờ, phải chở nó đi bơi. Hẹn gặp lại
Linh
Chèn đét ơi, chị em chú bác gì kẻ họ Trương, người họ Huỳnh?
Nhưng được rồi, “chị em cô cậu” cũng đúng điệu bà con lắm chứ. Vậy “qua” làm chị hén?, hi hi.., nhớ Tết hổng có đòi tiền lì xì đó nghen. Hể đòi bao đỏ là “qua” tự động xuống chức làm tiểu muội liền để đòi tiền ngược lại đó.
“Nhưng được rồi, “chị em cô cậu” cũng đúng điệu bà con lắm chứ”.
Nhắc đến chị em cô cậu tôi mới nhớ có một em cô cậu rất nổi tiếng là giảng sư đại học y khoa Saigon thời 1967-1975. Trong gia đình, cậu ta là em tôi, ở trường tôi là SV của cậu. Thôi định mệnh đã an bài, chị chấp nhận thương đau làm chị tôi vậy. Đảm bảo Tết không đòi lì xì vì sợ “hồi mã thương ” nặng ký hơn. Chiều qua Trương văn Dân, Helena, Kim Loan, Kim Chi, NNTho có ghé thăm túp lều tranh của tôi. Ai cũng cảm thương người nghệ sĩ nghèo sống côi cút một mình…
Tôi biết chị là người thông minh vì tôi đọc đâu đó thấy có câu những người có óc hài hước là những người rất thông minh. Riêng em gái Phương Linh không những thông minh mà còn…nhỏng nhẻo nữa.
Thân ái
TTT
@ Chị Huynh Ngoc Nga nè :
+/ “Chèn đét ơi, chị em chú bác gì kẻ họ Trương, người họ Huỳnh?” : Đó là “chú-bác” là anh em cô cậu(nên khác họ)>>đến “chị em mình”(con chú-con bác) khác “họ” là đúng rồi? (bà con thông nhà(gia) đời “ông-bà” lựn,chị à!)
+/ “Đừng “kiu” Tời bớ Vinh Rùa, em Linh “tủi” hảy còn thơ, tóc “bum bê” vẫn xanh mượt mà, mới có “năm mí” hà.
sẳn dịp hỏi luôn, “Quỷnh Rua” cầm tinh con gì vậy?…” :
_ VR không đến nỗi không hỉu “tủi” của “Út tỷ huynh phuong linh” khi đọc cmt này : “…thằng con chờ, phải chở nó đi bơi…” ?(nghĩa là “con” của linh còn “nhỏ”) thì lấy đâu ra huynh phuong linh lên tới… “lão bà bà”?
_ VR không còn nhớ….nhưng căn cứ vào “khai sanh” đi học(thay đổi nhìu lần) thì VR thuộc “đít khỉ-đầu gà”(theo Âl)_còn theo Dl là “Gà-Gaulois” đấy nhé? Bà chị thít kiu dzì cũng đặng…( em, cháu…)
@ huynh phuong linh : “…Anh co buc minh ddieu chi cu noi voi nhi ty….” : “nhi ty” đây là “chị Nga hay chị linh”? Chớ còn VR kiu chị linh là “Út tỷ”(chị Út_trong “3 anh em nhà Ba-Tê”) kia mờ? Nhưng,như VR đã nói : “Ơn trời…mọi chuyện rồi cũng qua…truông!” rồi nên, Út tỷ & anh Ba-Tê đừng bận tâm làm chi cho…mơợch(mệt)….!
Anh Vinh viết môt cuốn tự điển đi đặng em tra mỗi khi đọc phản hồi của anh.
Đọc câu nào cũng phải ngẫn ra 1 lát, để rồi cười khi hiểu được ý anh muốn nói gì.
Tuổi con gà… vậy là hơn em 1 chút xíu rồi. Em là con chó cò nằm co ro trong xó bếp (má em hay nói vậy).
Thằng út là khi khổng khi không bác sĩ cho hay em có bầu đã được 5 tháng mà không hề hay biết. Lúc đó em đã già rồi nên sợ, tính “bỏ”, nhưng nó đã lớn tới nổi có muốn “bỏ” luật cũng không cho phép. Nó mới quả thiệt là “út sót” đó anh. Nay tuy nó mới 12t nhưng má nó đã là một bà già rồi. Đừng có suy theo nó mà tưởng em còn….nhỏ
Nhị Tỷ là Tỷ Nga đó. Lén báo cho anh biết : Tỷ Nga đang có tin vui lắm. Tạm để yên cho tỷ lo chuyện nhà cửa nội bộ của tỷ đi , đừng kêu réo làm tỷ phân tâm tội nghiệp. Chuyện gì thì em không dám thèo lẻo thêm nữa đâu, sợ tỷ ký đầu cái tội nhiều chuyện. Anh có muốn biết chuyện gì thì rán đợi tuần sau dí theo hỏi tỷ đi, đừng hỏi em.
Linh
@ Út tỷ linh :
+/ “….… vậy là hơn em 1 chút xíu rồi. Em là con chó cò nằm co ro trong xó bếp….” : Dzẫy là gặp “thông nhà(gia)” nữa rồi đây, Út tỷ ạ! (nói nhỏ với chị Út : Bà “làng”(xã) nhà VR cũng là “chó”_nhưng là “chó sói” chơ hổng phải “chó cò” nên nó… “dzí”(ví) con gà để “mần thịch” quoài chứ gì?)
+/ “…..Nay tuy nó mới 12t nhưng má nó đã là một bà già rồi. Đừng có suy theo nó mà tưởng em còn….nhỏ….” : “ngu” mới đi “suy theo nó” !
+/ “…Tỷ Nga đang có tin vui lắm….” : VR “đoán” chớ hổng cần “chờ mà hỏi” : Chị í…sắp hoặc đã_lên chức “Bà” (chớ hổng lẽ…sắp có baby?)
Thâu râ`u, chac nhi ty gian em roi. Hom qua em kêu cua (o bên kia) ma chi khong tra loi … huhuhu
@Chào Nga Tỷ!
Đệ là “cậu út” thiệt (dzừa bước qua “ngũ thập tri..” xuân à), còn Anh TTTcũng đang là “cậu út”…rất thiệt! Hổng tin Nga Tỷ nhìn “nụ cừ”…méo hoàn đồng của Ảnh coi_ Chẻ hơn ba con giáp ấy chứ?(Tỷ liếc xem Ảnh đang cừ phái chí kìa!)
Dzẫy là 50/50 đúng- sai hề… một chùm Tỷ hén!Chúc cả nhà “mùa xuân dzìa trong mùa thu” ấm êm như Quynh…Cao Quảng Văn thâu!(cừ)
Thơ đệ đệ,
Đúng là trời còn thương ngu tỷ nên xui khiến cho trong đám Ngọ già còn sót được 1 con Ngọ “chẻ” là Thơ đệ để tỷ không nghe nửa hồn thương đau vì bị thình lình bay chức “chị”.
Thơ đệ với Sáu Quỷnh ai là Út, hổng lẻ ngu tỷ phải đặt Út 1, Út 2 hoặc Út Trà Huế với Út Trà Xanh để phân biết hai Út? Nhớ cho ngu tỷ biết sớm sơm để còn vô danh sách các Ut lừng danh của Xứ Nẫu nghen (để đừng lầm lẫn với các Út cải lương như Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Út Hiền, Út Hậu….).
Ngu tỷ còn phải xếp cho Sáu Nẫu vô bảng phong .. đệ với các Út nữa chứ nếu không cậu ta sẽ than van rằng sao ngu tỷ thiên vị hổng công bằng.
Dạ! Đệ là “út sót” heo chứ hổng phải ngựa_các cụ rặn đau nên bị lép, sau « út Sáu Nẫu » nữa đấy Tỷ!Dzậy mờ nhà Nẫu chưa hết Út đâu Tỷ quơi! Các cụ mùa đông ngấm bão lũ Miền Trung, lạnh thấm buồn, còn ráng… thim Út Sáu Quýnh, Út Còi Thi Ca… cho đủ đậu bóng Út_ đá sân « chồm hỏm » đấy!Đã thương đau « bị lép, bị quýnh, bị còi… » dzẫy mà mấy út em còn bị Các quynh đì lụm banh… xói cả trán ngắt ngư luôn đây!
(Nói thầm thâu_Tỷ đừng mét dzới mấy… chả nghen!)
Anh Trương Tất Thọ thân quý,
(y như tiểu muội đã xưng hô cho anh Trần bảo Định vậy đó nghen)
Bếp xin lổi tội “phạm thượng” với anh lần nữa, hu hu.., và may phước là muội đã đi chợ hồi sáng an lành và đã ăn cơm chiều, rữa chén xong xuôi rồi mới mở máy đọc phản hồi của bác sĩ, chứ nếu không chắc ăn cơm vừa ăn vừa run lập cập, rữa chén chắc cũng rớt lung tung vì bài viết của anh đó..
Muội nhớ trên diễn đàn hải ngoại cách đây ít lâu có 1 bài viết về các cách hành động của 1 chàng trai khi vợ và mẹ bị chìm tàu, mà người đàn ông đó chỉ cứu được 1 người thôi (hoặc mẹ,hoặc vợ). Bài viết nêu ra các giả thuyết và tùy theo từng giả thuyết mà cho biết chàng trai đó là người nước nào. Các giả thuyết đó Bếp nhớ đại khái như sau:
– chàng trai cứu mẹ (vì mẹ là đấng sanh thành)
– chàng trai cứu vợ (vì vợ là người chia xẻ cuộc đời, là cái xương sườn của chàng ta)) .
– Không cứu ai hết
– Nhảy xuống chết chung
Muội không nhớ rõ tên quốc gia của chàng trai trong các trường hợp sau, nhưng chỉ nhớ thật rõ chàng trai cứu mẹ là người Việt. Bài viết còn nói con rai Việt Nam thương mẹ hơn tất cả mọi thứ trên đời.
Kể dong dài như vậy để muội nói rằng muội hổng ngạc nhiên chút nào trước sự hiếu thảo của đại huynh đâu, vì huynh là con trai VN lúc đó mà. Muội chỉ ngạc nhiên trước tấm lòng dâu thảo của đại tẩu tẩu thôi. Thường trong cuộc sống, mẹ chồng nàng dâu hay xung khắc nhau lắm, có nhiều khi “bằng mặt chứ chẳng bằng lòng”. Nhưng ở đây, anh đã kể cho mọi người thấy chị nhà là một Thoại Khanh thời đại, tuy không cắt thịt nấu cháo cho mẹ chồng nhưng chị nhẩn nại chăm sóc bà cụ chi li chẳng khác gì con đẻ. Cũng có thể chức năng 1 bác sĩ cho chị sự nhân ái đối với người bịnh, nhưng chăc chắn tình yêu với chồng đã tăng thêm vào đôi tay chị sự cần mẩn, dịu dàng khi chăm sóc bác gái.
Muội tin là trong niềm đau mất mẹ, anh được bù đắp bằng tin yêu rõ rệt hơn của nghĩa vợ chồng. Ở điễm nầy, anh cho muội chúc mừng anh chị nghen.
Ngoài ra, có 1 điều muội rất chú ý trong bài viết trên của anh, đó là cách chữa trị bịnh cho bà cụ. Cách anh giúp bác tránh được sự đau đớn do ung thư hoành hành.khiến muội nghĩ anh nên vitết rõ ràng hơn về đề tài nây cho những ai có thân nhân bị bịnh tương tự có thể áp dụng để giảm đau cho người bịnh. Tạm thời, muội sẽ chuyển bài viêt caủ anh cho các bạn ngoài xứ nẩu đọc trước nghen.
cám ơn anh đã giữ lời hứa với muội, bị đau mắt mà vẫn cố gắng viết bài. Một bài viết đầy tình người, tình con thương mẹ, tình dâu hiếu với mẹ chồng, gói trọn trong tình tha nhân của hai vị bác sĩ đối với bịnh nhân và quan trọng không kém là anh cho mọi người học hỏi thêm trên phương diện y học phương cách chống đau cho nguời bị bịnh ung thư.
Ngoài ra, đọc giả còn thưởng thức được những vầng thơ hay của thi nhân Khương hữu Dụng và được ngắm vẻ đẹp thanh thoát, quý phái của thiếu nữ Viêt Nam ngày trưcớ qua bức hình cổ kính của bà cụ mẹ anh.
Tóm lại, bằng hữu xứ nẫu đừng trách Bếp sao choán chổ nhiều quá cho trang còm vì thực sự viết đầy bao nhiêu cũng.chưa gọi là đủ đền bồi công bác sĩ 3T đã cống hiến cho chúng ta 1 bài viết tuyêt vơi như trên. Và riêng Bếp, không biết có đủ để xin lổi tội thích làm chị hai của Bếp hay không?
Trương huynh ui, anh đã thànhcông rồi đó vì muội còn đang ớn lạnh xương sống đây, nhưng không phải vì bị ám ảnh bởi bóng ma ở phần tái bút anh ghi mà ở “cậu bác sĩ ” bỗng biến thành lão trượng 70, hi hi..
Những giòng còm cuối ngày (bây giờ ở đây là 1 giờ 30 rồi đó), mong đem sự thoải mái cho anh và các ban. Cho muội kính lời thăm đại tẩu nha.
Chúc anh chị mọi sự an bình, vui khoẻ.
Cám ơn những lờ khen của chị. Về lĩnh vực chuyên môn, có lẻ tôi sẽ viết một bài nghiêm túc để mang lại lợi ích cho mọi người, tuy nhiên sợ không phù hợp với trang văn nghệ Xứ Nẫu. Xin phép chị trưa nay tôi nấu canh cà chua ăn vì được chị khen, “em” đây mũi phì đại…Chị muốn nghe tôi nói chuyện trên đài TH và xem người đẹp tặng hoa cho tôi, mời chị vào link http://youtu.be/0ileNyVEFzA. Chị sẽ thấy em chị còn…trẻ lắm.
Chúc chị vui.
TTT
Món quà văn nghệ tặng chị huỳnh Ngọc Nga và em gái Phươngng Linh, iếng đàn của Trương Tất Thọ qua nhạc phẩm Hòai cảm của Cung Tiến (đàn mộc, không qua xử lý kỹ thuật nâng cao)
Link:
Càm ơn đã chịu khó nghe.
TTT
Hom nay “chi” moi ranh de mo link nghe “em” dan ban nhac ruot ra ngay còn di hoc va mai den bay gio do cung la ban nhac lam “chi” nao lòng nho lai nhung gi bo lai sau lung. Ngon dan cua “em” khong thua nhac si chuyen nghiep chut nao het.
Noi gion cho vui, Bep cam on Truong huynh nghen, Anh da tai qua, chac hoi truoc chi nhà cung xuat chung lam moi “nam” duoc day cuong cho anh vào “chuong” hen. Khen anh nhung Bepi lai phuc tài chi do.
Linh muoi co dong y voi chi khong?
“chi nhà cung xuat chung lam moi “nam” duoc day cuong cho anh vào “chuong” hen”
Nói chi chuyện ấy thêm…đau lòng lắm người ơi. Nói chị đừng cười chứ tôi thuộc dạng đàn ông…ế vợ. “Hắn” thấy tôi cô đơn hoàn tán tôi nghiệp mới dẫn về nhà nuôi cho bữa cơm bữa cháo phiếu mẫu sống qua ngày. Từ đó tôi bị “kẹt” trong tay hắn luôn, đành ngậm ngùi than thở: “tiếc thay một kiếp tài hoa, bừng con mắt dậy hóa ra…vô chuồng”. Chị nghe thêm bài “Hè về” chỗ tôi com nhà thơ HKC, đàn mandoline chơi, một nhạc khí nay bị lãng quên.
“Tôi đã trót sinh ra là nhạc sĩ,
Bao đêm trường cặm cụi viết hòa âm,
Mi mineur dệt tình khúc âm thầm
Cho ai đó và chút tình ngây dại..”
TTT
Một câu chuyện rất đáng cảm kích
Cám ơn Minh Văn
TTT
Bà cụ , anh TTT và chị là những tấm gương sáng.
Hy vọng làm được một điều gì đó tốt đẹp trong cõi vô thường này…
Anh Thọ,
Những giãi bày của anh trong “Ngày ấy, chúng tôi đã chăm sóc mẹ bị ung thư như thế nào?” rất thật. Tôi tin có thể vì lẽ tế nhị nào đó anh đã cất giấu bớt một số hành vi hiếu thảo và trách nhiệm của con & dâu đối với người Mẹ mắc bệnh nan y… [Ai lại kể lể mình là hiểu tử?]…. Đơn giản là lứa tuổi chúng ta may mắm được tiếp thụ một nền giáo dục tài đức vẹn toàn. Chỉ với môn Đức dục, Công dân giáo dục & Nhị thập tứ hiếu, Tâm hổn cao thượng cũng đủ để chúng ta biết thế nào là cách đối nhân xử thế “vào trong tử tế ra ngoài fair play” rồi. Thuở ấy con cái tệ bạc với cha mẹ mới là chuyện lạ!
ngựa hoang chỉ chia sẻ với anh chừng ấy…
Thời thơ ấu, cấp 2, nhũng cuốc Đắc nhân tâm, Tâm hồn cao thượng, 7 bước đến thành công vẫn thường được tôi đọc, chắc cũng được ảnh hưởng đến cuộc sống. Đồng điệu?
TTT
Anh Trương Tất Thọ có một hiền thê thật đúng nghĩa, đó là phúc phận không phải ai cũng nhận được trong đời. Xin cầu chúc cụ bà an tĩnh dưới suối vàng.
Cám ơn Trần Thi Ca. Việt Nam có câu “Nhà của cha mẹ là nhà của con cái nhưng nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ”. Thế nhưng tôi đã làm được điều ngược lại. Mẹ chồng sống với nàng dâu cũng “mệt” lắm chứ không đơn giản. May mà suốt 5 năm tôi không phải xử lý tình huống nào, đỡ nhức đầu.
TTT
Bài viết vừa cảm động vừa bổ ích
“Bài viết vừa cảm động vừa bổ ích”
Cám ơn nhận xét của…Hà Thanh (tôi cố tình nhầm khi ngày xưa tôi đàn cho đài truyền hình kiếm tiền học đại học thì chị Hà Thanh cũng là ca sĩ nổi tiếng vai đàn chị so với PHQ, Trang MD…có hát trong ban tôi). Hy vọng bài viết đạt được hiệu ứng hiếu thảo và kêu gọi lòng con biết nghĩ đến cha mẹ già khi các cụ chỉ còn biết nương tựa vào con cái.
Cám ơn bạn
TTT
Chào anh Trương Tất Thọ,
Bài viết của anh rất bổ ích (ngoài các chi tiết rất cảm động), tôi đã “copy” và gởi đến một người bạn đang bệnh tật… ngay sau khi đọc xong.
Tuy không có dịp gặp anh nhưng tôi vẫn đọc tất cả những bài viết của anh trên xunau.org. Mong anh luôn được vui, khỏe.
QS
“tôi đã “copy” và gởi đến một người bạn đang bệnh tật… ngay sau khi đọc xong.”
Đọc thấy lời com của anh từ trưa nhưng để suy nghĩ đến giờ này mới trả lời để thể hiện sự trân trọng đối với anh. Tuy mình ít gặp nhưng tôi vẫn nhớ đến hình bóng anh, đúng điệu “prince charmant”. Cám ơn đã phổ biến tấm lòng người con đến với mọi người. Chúc sức khỏe
TTT
Đọc “ngấm” xúc động! Em xin chia sẻ “ký ức hiếu tử” của Anh Ba Tê hén!Chúc Anh luôn phẻ đở được dịp… “ ớn lạnh sau lưng”,nhớ mẹ suốt đời nghen!
Cám ơn em nhé. Người già thường cô đơn, con cái biết nghĩ đến sẽ giúp các cụ an ủi và hạnh phúc lúc cuối đời. Đó cũng chính là bổn phận tr1ch nhiệm và cái đức của đạo làm con, phải không em.
Anh TTT
Đọc truyện về mẹ qua truyện kể của anh, Chulan xúc động vì tình mẫu tử, vì sự hiếu thảo của vợ chồng anh với mẹ. Anh chị là tấm gương sáng cho chúng em học tập. Kính.
Chulan biết không. Bây giờ nhiều lúc đọc báo thấy con cái “xử” cha mẹ lúc tuổi già, tôi không hiểu được. Tôi “mê” cụ nhất là khoảng nấu ăn, chưa có ai nấu món “canard à l’orange’ nấu cam với rượu vang kỹ lưỡng và ngon như cụ (theo chủ quan của tôi). Cụ là tiểu thư Huế ngày xưa nên rất quan tâm đến công dung ngôn hạnh. Khi học thi tôi sướng lắm, khoảng 9 giờ tối cụ chưng gà tơ với thuốc bắc mang lên lầu cho tôi ăn, ngon hết xẩy con cào cào. Còn quá nhiều kỷ niệm Chulan à…
Thân ái
TTT
Ai phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già,
Phúc người ấy như cúng dường mười phương, ba đời chư Phật.
Xin chúc phúc cho anh Trương Tất Thọ.
Cám ơn lời chúc của bạn.
TTT
Trong nước mắt là nụ cười của mẹ dành cho anh,anh Thọ ơi !
“Trong nước mắt là nụ cười của mẹ dành cho anh,anh Thọ ơi !”
Sợ nhất là những ngày cuối đời, cái đau ung thư làm bệnh nhân vật vã mà người thân không làm được gì. Thế mà mấy ngày trước đó cũng như đến khi cụ ra đi, tất cả diễn ra êm đềm bình lặng, chỉ như một giấc ngủ sâu. Đó cũng là phước mẹ và con cháu. Điều đó cũng thật đáng mừng đó Hồng ạ.
Cám ơn hồng nhé
TTT
“Cám ơn hồng nhé” Xin lỗi: Cám ơn Hồng nhé.
Viết cảm động quá
“Viết cảm động quá”
Cám ơn Minh Huy.