A lô, tôi là ký giả Nhiệt Tâmcủa báo Viên Giác đây, xin cho biết ai ởđầu giây bên kia vậy?
Chào ông, tôi Corona đây. Ông có nhớ chúng ta có buổi hẹn phỏng vấn hôm nay không?.
A, chào cô.Tôi nhớ chứ. Tôi đãđịnh gọi cô trước, không ngờ cô nhanh tay hơn tôi. Và xin lổi, tôi xưng hô như vầy cóđưọc không, vì thật sựnhìn bề ngoài của cô qua báo chí, Tivi tôi chẳng biết giới tính, tuổi tác của cô thế nào.
Tùy ông, muốn kêu tôi thế nào cũng được, danh xưng chỉ là tướng giả của thế gian. Ông là một Phật tử,ký giả cho một tờ báotôn giáo, ông có nghĩ vậy không? Vả lại, hiện giờ chẳng ai coi tôi là người như mọi người, họđặt để cho tôi một cái tên ban đầu là Corona, rồi họ lại lấy lý do nầy, nguyên nhân nọđể sửa đổi thành Covid-19. Vì khởi đầu bằng chữ Cô trong cách phát âm của mọi nơi và theoý nghĩa tiếng Cô của ngôn ngử Việt nênông có thể coi tôi như một nguời nữ, trẻđể xưng hô.
Một người nữ bé nhỏ, xinh xắn như một vương miệng hoàng gia?
Tôi nghe tiếng ông cười nhẹ, nói chuyện với nhau trong nhân cách người, nhưng tôi chắc ông không nhìn tôi như một con người, đúng không?
Cười là bản tính tự nhiên của nhân loại, xin côđừng ngạc nhiên, nhất là dân Việt chúng tôi, vui hay buồn, thương hay ghét, hài lòng hay bất mãn chúng tôi đều dễ cười, chỉ khác cách cười vàý nghĩa của nụ cười mà thôi.
Sao ông lại ngưng, nói tiếp đi nhưng nên nhớ tôi tiếp chuyện với ông không phải để nghe ông nói vềnụ cười của người Việt các ông đâu nhé.
Vâng, tôi trở lại đề tài chính của chúng ta đây. Thực ra trong mắt người đời thường của tôi bây giờ cô là một khối cầu nho nhỏ biết cửđộng nhưng trong cách nhìn của một ký giả phật tửthì cô là môt chúng sanh có sự sống, cái chết khi đến vàđi trong cõi đời nầy. Và tôi rất ngạc nhiên vì không nghĩlàcônhận lời chobuổi nói chuyệnhôm nayđểcó thể trả lời giúp chúng tôi những điều đọc giảmuốn biết về cơn đại dịch toàn cầu hiện nay do chính cô gây ra.
Á há, tôi là thủ phạm của cơn đại dịch toàn cầu hiện nay? Theo cái nhìn của con người các ông thì quả như vậy. Nhưng cũng chính vì thế nên tôi chấp nhận buổi nói chuyện hôm nay theo lời yêu cầu của ôngđể làm sáng tỏ vấn đề hơn. Tôi không thích bị gánh riêng mình tội tội sát nhân, phá hoại xấu xa trong cơn đại dịch nầy.
Vậy thìđược rồi, chúng ta bắt đầu lại buổi nói chuyện hôm nay nghen.
Tôi đã sẳn sàng.
Vậy thì trước tiên xin cô cho tôi biết giới tính, tên tuổi và nguyên quán cội nguồn của côđể tôi có thể giới thiệu rõ ràng về cô cùng mọi người được không, thưa cô Corona?
Ồ, lại chuyện tuổi tên, nguồn gốc của tôi nữa? mọi người đã biết hết rồi mà. Ông há chẳng kêu tôi là Corona đó sao? Hay ông lại khéo giả vờđể kiễm tra tôi như lũ hacker trên mạng internet thường mượn danh kẻ khác đi gieo rắc tai ương cho người khác không? Ơ kìa, sao ông lại cười nữa?
Xin lỗi cô, Cô Corona, tôi cười khi nghe cô nói đến lũ hacker nguy hiễm gieo tai ương cho người mà nhớđến sự sợ hãi của con người khi nhắc đến tên cô vì họ thường ví von lũ hackers đó chẳng khác virus Corona chút nào. Côđừng giận khi tôi ghép chữ virus đứng trước tên cô vì tôi chỉ nói theo tin tức truyền thông từ mấy tháng nay thôi.
Ông ký giả thân mến ơi, tôi không giận ông chút nào đâu vìđó là sự thật. Chúng tôigiống nhauthật, giống ở sự phá hoại vàđến bởi lòng tham, tính độc ác của con người. Chỉ khác là hacker hành động theo tính tham lam độc ác của chúng. Còn tôi, tôi phá hoại con người vì sự sống còn của chính bản thân tôi. Và tiếc thay, cóthể tôi sẽ không có mặt trong thế giới nầy nếu con người không mời gọi tôi đếnđể bây giờ tất cảđang phỉ mạ, nguyền rủa tôi.
Cô nói sao? Chúng tôi mời gọi côà? Vô lý.
Ông hãy để tôi từ từ nói rõđây. Đừng ngắt lời tôi nhé.Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, tại Vũ Hán bên Trung quốc người ta bàng hoàng phát hiện một bịnh lạ làm chết người nhanh chóng, thường bộc phát sau mười bốn ngày bị lây nhiễm, gọi nôm na là bịnh viêm phổi. Thoạt tiên, thiên hạ nơi đó (để tránh dùng chữ chính quyền sở tại, có thể gây rắc rối thêm trên sân chính trị) rao lên rằng bịnh phát ra từchợ bán hải sản và động vật hoang dã, nhưng đến nay giả thuyết nầy vẫn còn trong vòng tranh cãi. Một số các nhà bác học nghiên cứu khẩn,họ tìm ra nguyên nhân phát sinh từ một loại virus và họ đặt tên là virus Corona. Những ngưởi muốn chính xác hơn họ thêm tên thành phố đầu tiên nơi Corona ra đời tức virus Corona Wuhan (tiếng Việt của ông gọi là Vũ Hán). Nhưng, chính trị lại thích sự rắc rối, hay nói đúng hơn để tránh đụng chạm tên thành phố của “đại cường” Trung quốc nên virus Corona Vũ Hán được Tổ chức Y tế Thế giới gọi là CoViD-19 theo các chữ viết tắt từ mẫu tự Latinh với:
Colà Corona = vương miệng (hình dạng của virus nhìn theo chiều cắt ngang giống như vương miệng).
Vilà Virus (theo nghĩa tiếng La tinh làđộc tố hay độc dược)
D làviết tắt nghĩa “” bịnh tấn công nhanh” (từ chữ Disease của tiếng Anh)
19 là 2019 túc năm xuất hiện bịnh dịch viêm phổi
Vậy bây giờông đã biết nguồn cội của tôi chưa? Tôi tên Corona Vũ Hán, biệt danh CoVid-19. Tôi còn rất trẻ, mới được sinh từ cuối tháng 12 năm 2019, tính đến nay tôi chưa đầỵ 5 tháng tuổi. Quê tôi ở thành phố Wuhan hay Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của miền trung Trung quốc. Ông biết Vũ Hán chứ?
Biết, nhưng chỉđại khái thôi qua bài thơ Hoàng Hạc Lầu nổi tiếng của Thôi Hiệu, một thi sĩđời nhàĐường, Chỉ tiếc là thời gian cô cho tôi phỏng vấn có giới hạn nên tôi không thể nói về bài thơđó cũng như ngôi lầu Hoàng Hạc
Ôngchỉ biết Vũ Hán qua thơ văn thôi sao? Nếu vậy đâu có liên quan gìđến tôi, đến sự “bành trướng” theo đúng chủ nghĩa của nhà cầm quyền Trung cộng. Thôi,tiện thểđể tôi nói về “quê hương nguồn cội” của tôi cho ông nghe luôn và cả một chút về Hoàng Hạc Lầuđể thử xem một virus như tôi có rành văn học nhưông không nghen. Ông đừng ngại thời gian giới hạn để phỏng vấn tôi, Số người bị lây nhiễm hôm nay lên khá cao ở khắp nơi rồi, tôi có thể nghỉ ngơi một ngàyđể hầu chuyện cùng ông cho đến khi nào ông muốn ngưng thì tùy. Thú thât, được một nguyệt san nhà chùa phỏng vấn là một điều vinh hạnh cho tôi nên khi ông tìm tôi đểđề nghị buổi nói chuyện này tôi dồng ý liền, ông thấy không?
Vũ Hán là thành phố lớn nhất của tỉnh Hồ Bắc miền trung Trung quốc bao gồm Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương nằm trên sông Dương tử vàđược gọi là ngả rẻ 9 tỉnh của quốc gia nầy, với dân số trên dưới 11 triệu người. Tạm gát qua lịch sữ khá lẫy lừng của nơi đây trong quá khứ mà Hoàng Hạc Lầu của Thôi Hiệu là một dấu ấn son.Người đời nay biết đến Vũ Hán như một Chicago của Trung quốc hay trung tâm chínhvềvăn hóa, giáo dục, thương mại, tài chính, kinh tế, chính trị tại miền trung Trung quốc. Ngành giao thông, Vũ Háncó hàng chục tuyến đường sắt, đường bộ, đường cao tốc xuyên qua các tỉnh lớn, nhỏđể kết nối với các thành phố lớn khác cũng như các đường bay viễn liên khắp cùng thế giới. Kể dài dòng như vậy đểông biết tầm quan trọng của Vũ Hán và hiểu tại sao tôi chọn nơi đây để chào đời.
Tại sao, thưa cô CoViD-19? Thật tình tôi chưa hiểu chi hết. Nếu nói vềđịa thế, dịa hình Vũ Hán là quan trọng để cô chọn làm nơi chào đời thì còn nhiều nơi khác quan trọng hơn như thủđô Bắc kinh hay thành phố Nam Kinh, Hongkong, v.v.v. chẳng hạn
Tại sao à? Dễ biết lắm. Có hai lý do tôi chọn Vũ Hán làm khởi điễm. Thứ nhất vì tuy là một con vi khuẩn bé nhỏ nhưng tôi lại rất yêu thơ văn. Trên thế giới nầy có bao nhiêu nơi sản sinh ra những văn, thi sĩ lỗi lạc để lại bao kiệt tác cho đời nhưng có lẻ không đâu tôi thích bằng Vũ Hán với những truyền thuyết thơ văn lãng mạn đượm chất thần tiên của nơi nầy vào thời xa xưa.
Ậy ậy, xin lỗi cô, cô CoViD-19 duyên dáng. Chúng ta cóđi lạc đề không khi đang nói về y lý binh tật cô lại chuyển sang đề tài văn học? Chuyện văn học là chuyện rất mênh mông, nói cả ngày cũng khó có thể hết, chúng ta đang dùng đường điện thoại để bàn luận với nhau, tôi e mình lạm dụng hệ thống truyền thông nầy nhiều quá không thưa cô?
Ồ, ông ký giả Phật tử của tôi, sao ông lại chận lời tôi? Có phải chính ông tìm tôi để phỏng vấn cho tờ báo Viên Giác của ông không? Ông chỉ cần nghe tôi nói và thu ghi lại rồi cho các đọc giả của báo Viên Giác biết về tôi, về con virus đáng ghét đang làm chao đảo cả thế giới nầy, trong thời điễm màcó phải con người các ông muốn vượt qua tất cảđể không chỉ biến đổi địa cầu mà còn muốn thống trị cả ra ngoài vũ trụđến các thiên hà, các hành tinh khác hay sao? Và hãy nghe tôi nói bằng cái tâm lắng nghe thường hằng của một Phật tử rồi tự soi rọi vào trong tâm thức của ông mà thấy tại sao có tôi, có cơn đại dịch nầy? Còn nữa, tôi có thật sự chỉđem đến cho con người toàn tai ương thôi, hay còn những mặt khác cũng đáng quan tâm hơn không?
Nếu cô nói vậy thì tôi xin lỗi và mời cô nói tiếp, tôi lắng nghe và thu âm đây.
Không sao, đó chỉ lời nhắc nhở thôi. Chúng ta đã dừng lại ởđâu rồi? A, ở chổ nói về tính đam mê thơ văn của tôi và Vũ Hán là nơi thích hợp tôi chọn đểra đời.
Ông có biết không, hơn 3.000 năm trước, nơi đây đã là một đaị cứ quan trọng của thời Chiến quốc với Hàm Dương là thủ phủ của nuớc Tần (tiên thủy của nhà Hán sau nầy). Vào thế kỷ thứÌÌI, thành lũy được xây dựng để bảo vệ Hàm Dương (206)), Vũ Xương (223), năm 223 cũng được xem là năm thành lập Vũ Hán.Và Hoàng Hạc Lâu màông nói đến lúc nãy nằm nơi đây, trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn trên bờ sông Dương Tử. Đây là một trong tứđại danh lâu nổi tiếng của Trung quốc. Ngôi danh lâu Hoàng Hạcđược xây lần đầu tiên vào năm 223 đời nhà Ngô thời Tam quốc, trải qua bao tang hải thương điền nóđã bị phá hủy và xây cất lại 12 lần, mỗi lần tái dựng lại cao hơn vì có nhiều tầng hơn.
Tên gọi Hoàng Hạc lầu cóđược từ một truyền thuyết nhân gian. Chuyện kể về một tu sỉđắc đạo thành tiên tên Phí Vân Vi, một hôm cỡi hạc đi ngang núi Xà Sơn thấy cảnh đẹp hùng vĩ giữa núi, sông và bên kia là Ngủ hồ diễm lệ bèn dừng lại ngắm. Người đời sau từ nơi tiên cỡi hạc bay đi mà xây nên một ngôi lầu gọi là Hoàng Hạc lầu. Ngày xưa, ngôi lâu nầy làđiễm hội tụ thi hội tao đàn của các danh nhân mặc khách.
Năm 1957, chiếc cầu đầu tiên của sông Dương Tửđươc xây dựng, Hoàng Hạc lầu có phạm vi nằm trên địa bàn xây cất nên bị trưng dụng vàđược dời đến địa điễm mới cách vị trí cũ khoảng 1km. Tháng 10 năm 1981, Hoàng Hạc lầu được tái thiết đến tháng 6.1985 khánh thành với nguyên vật liệu hiện đại có thang máy tân trang. Hiện nay ngôi danh lâu nầy nằm trong công viên Hoàng Hạc và lànơi thu hút du khách khắp nơi từ trong đến ngoài Trung quốc.
Ông nhà báo, ông có muốn nói gì không về ngôi lầu Hoàng Hạc nầy?
Tôi chỉ biết nơi đây về bài thơ Hoàng Hạc lầu của Thôi Hiệu và chút đại khái về ngôi lâu nầy mà thôi. Xem ra cô rành phong thổnơi đó hơn tôi, tôi còn biết nói gì nữa đây. Và thật lòng, tôi chỉ muốn được nghe cô nói về dịch bịnh hơn là thơ văn nơi nầy vìđây là bài phỏng vấn vềbịnh viêm phổi chứ không về lầu Hoàng Hạc.
Đấy, đấy chúng ta đi gần đến nơi ông muốn đến rồi đó.
Vậy là sao?
Ông không thấy ngụý của tôi à?Ông đã làm thinh, vậy tôi nói đây. Thơ văn là cái đẹp cũng như bao cái đẹp khác của con người tạo ra, nếu nhân loại chỉ theo đuổi cái đẹp thì tôi không bao giờ có mặt hôm nay Tôi là siêu vi khuẩn như bao siêu vi khuẩn khác có rất tự lâu đời, có trước cả con người nữa kìa, đến nay con người hay đúng hơn các nhà bác học vẫn còn đang tranh cải về nguyên thủy của chúng tôi. Chúng tôicó mặt ở bất cứ nơi nào có sự sống và có thể tôn tại bằng cách tự lắp ráp trong các tế bào chủ. Chúng tôi là tác nhân truyền nhiễm chỉ phát triển được khi ở trong nhân tế bào sống của một sinhvật khác. Không ai tìm ra được nguồn gốc của tổ tiên chúng tôi vì chúng tôi không tạo hóa thạch. Chúng tôi đến và tiếp cận trong thế giới động/thực vật nói chung và con ngưòi nói riêng khi có môi trường thích hợp.
Tôi biết điều nầy rồi. Nhưng có gì liên quan đâu giữa đồng loại của cô và thơ văn mà cô vừa ca tụngđâu?
Dĩ nhiên, vì ai cũng có thể biết về các loại siêu vi khuẩn qua học hỏi ở trường hoặc nhanh chóng hon cứ vào siêu tự điển Wikipedia là biết chúng tôi. Liên quan giữa cái đẹp và cái xấu của con người tác dụng lớn lắm đến sự hiện diện của chúng tôi đó chứ. Ông có biết cái đẹp và cái xấu của con người là những gì không?
Cô muốn nói đến phương diện nào? Vật chất hay tinh thần? Lấy theo chữ nghĩa nhà Phật thì con người có Phật tính và Ma tính và mọi thứ đẹp xấu, hay dở đều do lục căn, ngủ uẩn của con người mà ra tùy theo ảnh hưởng của Tâm Nhiểm do Ma xui hay Tâm Tịnh do Phật dạy.
Hay lắm, ông đang bắt đầu đi vào đề mục chính rồi đó. Ông nói tiếp đi.
Được rồi, tôi sẽ nói nhưng cô phải cho tôi biết là cô không hạn chế thời gian cho cuộc nói chuyện nầy chứ? Từ đầu buổi đến giờ thay vì tôi phỏng vấn cô về cơn đại dịch thì ngược lại hình như chỉ có cô nói đa số toàn chuyện ngoài lề và tôi chẳng có dịp để hỏi han gì nhiều với cô được cả.
Ông thật nóng tính, tôi cứ nghĩ người làm báo phải trầm tỉnh hơn người thường chứ, Tôi đã bảo hôm nay tôi dành hết thời gian cho buổi nói chuyện nầy rồi mà. Trở lại với cái Đẹp và Xấu do Tâm Tịnh xui hay Tâm Nhiễm dục đi.
.Cô làm tôi có cảm tưởng như đang giải thích Phật pháp cho cô nghe hơn là phỏng vấn cô. Theo tôi hiểu, nếu con người có cái Tâm Tịnh sẽ tạo nên những cái đẹp vàTâm Nhiễm sẽ tạo ra những cái xấu. Cái đẹp là xây dựng, cái xấu là phá hoại, tiêu hủy. Chuyện nầy có ảnh hưởng đến cô à?
Tôi muốn nói chính con người tạo môi trường cho chúng tôi có cơ hội hoạt động, nếu không chúng tôi chỉ là những con siêu vi khuẩn ngủ như đã ngủ từ hàng triệu năm nay. Mỗi loài vi khuẩn có những thích nghi riêng để thức dậy mà sinh sôi nẩy nở. Hẳn ông đã biết là đến bây giờ người ta vẫn chưa biết chúng tôi là một dạng sống hay chỉ là những cấu trúc hữu cơ bám vào các sinh vật sống để tìm cuộc sống cho mình. Các nhà bác học đã gọi chúng tôi một cách ngộ nghĩnh là “những sinh vật sống bên lề cuộc sống”. Nếu thế giới con người chỉ hướng thiện, tạo những cái đẹp từ vật chất đến tinh thần như biết sống đoàn kết yêu thương, canh tác trồng trọt, học hành và sáng tạo những cái đẹp qua văn, thi, họa, nhạc, chế biến những vật dụng hữu ích cho đời sống, v.v..thì chắc chắn không bao giờ chúng tôi hòa nhập được vào đời sống của con người vì những cái tốt, cái đẹp đó không thu hút chúng tôi, chúng tôi sẽ mãi lang thang trong vũ trụ như từ trước khi có con người hiện diện, như những khách lữ hành lang thang tìm nơi trú ngụ.Phải có oán khí, độc tâm và những cái xấu hợp lại mới đủ lực hút kéo chúng tôi, “những con vật bên lề cuộc sống” thành “những chứng nhân thú vị sống giữa con người”.Từ khi con người xuất hiện trên thế gian nầy, ông biết đến nay có bao nhiêu cơn đại dịch khác nhau đã hiện diện không?
Nhiều lắm, côđừng dò xét tôi đó nghen. Tôi không phải là một quyển sửđể có thể kể vanh vách cho cô nghe về các trận đại dịch như một cậu học trò trả bài cho cô giáo. Côở trong thế giới bíẩn của đồng loại cô, chắc chắn cô phải biết rõ hơn tôi rồi. Nhưng để cô hài lòng, tôi tạm kể những cơn đại dịch chính qua các bịnh chết người theo từng thời điễm theo ghi chép của truyền thông tựđiển Wikipedia qua mạng internet đây:
Đại dịch lớn nhất tính theo thời gian có thể kểđến đại dịch Athen của Hy Lạp vào năm 430 trước công nguyên, bịnh khởi sự từ sốt, khát nước, cổ họng và lưỡi có máu, da đỏ và tử vong. Bịnh truyền qua Ethiopie, Ai Cập, Lybie vàcóđến hai phần ba dân số các nước nầy đã chết.
Từ thời cổ đại của đế quốc La Mã, người ta đã nói đến dịch Antonine xảy ra từ năm 165 – 180 TCN, các nhà khảo cổ học vẫn chưa biết rõ nó là bịnh đậu mùa, dịch hạch hay sởi chỉ biết bịnh được mang về theo đoàn quân viễn chinh Thập Tự giá từ Trung đông trở lại La Mã. Dịch nầy còn được gọi là dịch Galen, tên của một y sĩ người Hy Lạp đã mô tả tình trạng dịch bịnh nầy. Bịnh dịch đã gây tử vong ước khoảng 50 triệu người và tàn phá quân đội La Mã lúc bấy giờ.Đặc biệt làở thời kỳ nầy, lần đầu tiên người ta đã biết dùng biện pháp cách ly để tránh sự lây lan dễ dàng của dịch bịnh.
Sau công nguyên, vào năm 250.tại Carthage, bịnh dịch hạch lại xuất hiện khiến người dân hoảng sợ di tản đền các nước Bắc Phi, Ethiopie, Ai Câp, La Mãlàm số người tại các xứđóchết vì lây lan lên cả chục triệu.
Năm 444, dịch nầy tấn công nước Anh khiến Anh phải cầu cứu người Saxon.
Năm 541, cũng lại dịch hạch, xuất hiện tại Ai Cập, lan rộng khắp Palestine, Byzanthyne lan dần qua khắp các nước vùng Địa trung hải làm chết cả trăm triệu người, kéo theo sự sụp đổ của Đông La Mã làm khủng hoảng kinh tế, chính trị như một điềm tận thế và cuối cùng để mởđầu cho sư lớn mạnh của Kitô giáo.
Trong hai thế kỷ tiếp theo bịnh lại tái hồi qua chuột và bọ chét, giết gần 26% tổng sốdân trên toàn thế giới.
Và trận đại dịch kinh hoàng khắp châu Âu của thế kỷ thứ 14 tính từ khoảng 1347-1351 với hơn 200 triệu người chết do bịnh dịch hạch phát cũng từ loài chuột truyền sang người và sử sách gọi là dịchCái Chết Đen. Dịch xóa bỏ 1/3 dân số toàn thế và tiêu hủy gần 60% dân số châu Âu. Sự thay đổi nhân số, kinh tế làm biến đổi cả chính trị nước Anh lúc bấy giờ,
Thế kỷ thứ 15, năm 1492, khi Kha Luân Bố đặt chân lên thềm lục địa châu Mỹ, mởđầu cho các cuộc tìm mỏ vàng, kéo theo đoàn người Tây ban Nha sau đó ở vùng biển Caribie cũng là lúc họ mang các siêu vikhuẩn các bịnh mà thổ dân nơi đó chưa từng cóđể thiếu kháng thể chống nào dịch hạch, sởi và nhất làđậu mùa và giang mai. Dân bản địa gần như tuyệt chủng khi số người nơi đó bị lây lan vàchết lên đến 90% khắp từ Bắc tới Nam.
Tại Nga, năm 1817 xuất hiện bịnh tiêu chảy khiến khoảng một triệu người chết. Bịnh xuất phát từ nguồn nuớc bẩn và thức ăn bịô nhiễm. Với sự phát triển của ngành hàng hải lúc bấy giờ của Anh và các nước châu Âu tiếp cận biển qua đường thương mại , quân sự nên bịnh truyền đi hầu như khắp thế giới làm hơn 150.000 người tử vong. Năm 1885, đã có vaccin chống trị nhưng đến nay bịnh vẫn thỉnh thoảng tái hiện nhất làở các nưóc nghèo dân trí thấp, sống thiếu vệ sinh.
Năm 1885, dịch hạch tái xuất hiện, khởi nguồn từ Trung quốc rồi lây lan sang Ấn Độ, Hông Kông. Tổng số người chết lên đến 15 triệu. Đây cũng là lý do cho dân Ấn nổi dậy chống sựđàn áp của người Anh vì họ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đại dịch bắt đầu lắng xuống vào khoảng năm 1960 khi Ấn đãđộc lập nhưng dịch hạch vẫn thỉnh thoảng trở lại dùđã có thuốc trị, thuốc ngừa. Lý do vì vấn đề vệ sinh và dân trí thấp.
Cúm Nga, 1889, đây là dịch cúm đáng kểđầu tiên, bắt đầu ở Siberi và Kazakhstan lan dần đến Mosca rồi truyền sang Ba Lan, Phần Lan và các nước khác ở châu Âu. Đầu năm 1890, dịch lan qua Bắc Mỹ và châu Phi khiến 360.000 người chết.
) Cúm Tây Ban Nha, 1918, tức lúc tàn thế chiến thứ nhất. Đây là một trong những cơn đại dịch kinh hoàng khủng khiếp nhất của lịch sử con người vì đã giết trên 50 triệu nạn nhân trên thế giới. Loại cúm nầy khởi nguồn từ Trung quốc theo dân Tàu sang Canada lao động làm đường sắt rồi họ vào châu Âu. Tại bắc Mỹ, cúm xuất hiện ở Kansas vào đầu năm 1918 vàđến tháng 10 năm đó hàng trăm người Mỹđã chết. Châu Âu cũng bị lây nhiễm chết chóc tràn lan nhưng tính trạng hổn độnsau thế chiến lần nhứt mới chấm dứt nên không nước nào dám lên tiếng. Duy có Tây ban Nha vì không tham chiến nên khi phát hiện bịnh cúm chết người kia họđã loan tin đi cùng khắp vì vậy Cúm được mang danh là Cúm Tây Ban Nha. Đại dịch cúm này đã tự nhiên biến mất vào mùa hè 1919 có lẻlúc đócon người đã có kháng thể thích nghi.
Cúm châu Á, 1957. Cúm khởi đầu tại Hồng Kông, sau đó lan rộng khắp Trung quốc và lây sang Hoa Kỳ, Anh. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu, nóđã loại bỏ 140.000 người ra khỏi quảđia cầu. Năm 1958, dịch cúm đã giết tất cả 1.100.000 người trên toàn thế giới mà trong đó người Mỹ chiếm 116.000 ca tử vong. Ngày nay đã có thuốc ngừa và khống chế dịch cúm nầy.
HIV/ AID, 1981. Bịnh nầy xuất phát ở châu Phi vàđến nay người ta chưa khẳng định được vi khuẩn có từđơi hay khỉđột, chỉ biết rằng bịnh lây lan qua đường máu (từ các vết thương), quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, Khi bị nhiễm, người bịnh mất dần tính miễn dịch rồi chết từ từ. Hiện giờ chưa có thuốc trị nhưng đã có thuốc làm chậm sự phát triển của căn bịnh nầy. Tính đến nay đã có 35 triệu người chết vì AID.
Dịch SARS, 2002-2004 Bịnh cũng gần giống như Covid-19 vì cũng là một chứng bịnh hô hấp ở con người, gây ra bởi virus Sars, bùng phát ở Hồng kông vàlan ra 37 nước trên toàn thế giới, hại 774 người chết vì dịch. Dịch Sars vẫn được mọi ngươi quan tâm theo dõi dù không xuât hiện thường xuyên trong những năm sau nầy, các nhà nghiên cứu dịch bịnh e ngại rằng bịnh nầy sẽ trở lại trong tương lai.
Dịch cúm Ebola, 1976-2014 (?) Đây là một dạng Cúm vô cùng nguy hiểmBịnh đã từng xảy ra ở Tây Phi (Congo, Sudan) năm 1976, Sau đó vào tháng 2 năm 2014 cũng tại Tây Phi một dạng virus giống như virus Ebola tái xuất hiện nhưng lan rộng hơn qua Guinea, Sierra Leon và Libie. Đã có hàng ngàn người chết vì dịch Cúm nầy. Số người bình phục rất ít. Hơn nữa, virus Ebola lẫn trốn và đánh lừa y học thế giới rất tài tình. Một người được chửa khỏi bịnh nầy không có nghĩa là virus không còn nữa, nó vẫn còn đó và quay trở lại phá hoại hệ thần kinh người bịnh một thời gian sau. Người ta tiên đoán dịch Ebola có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào trên thế giới và cuộc chiến đấu giữa nhân loại và virus Ebola vẫn còn đang tiếp diễn.
……..
Ông ký giả, ông còn đó không?. Tôi vẫn lắng nghe nhưng sao ông lại ngưng lâu vậy? Hay ông cần nghỉ ngơi, uống chút nước cho thấm giọng? Nếu ông cần nghỉ ngơi, chúng ta có thể tạm ngừng và tiếp tục khi nào ông muốn.
Cámơn cô, chúng ta nên trao đổi luận bàn hết trong ngày hôm nay đi vì hạn cuối để ra mắt tập san Viên Giác không còn bao lâu nữa mà tôi thì bận bịu quá và cô chắc gì còn tự do được dài lâu để chúng ta nói câu tái ngộ. Thật tình, tôi ngưng nói vìđang suy nghĩxem có cần phảiliệt kêthêm cho côbiết các trận đại dịch khác như dịch phong thời thương/trung cổ, dịch sốt rét, dịch sốt xuất huyết, dịch sởi hay đi thẳng tới dịch Covid-19 của cô đây.
Vậy mà tôi cứ tưởng ông mệt vì nói hơi dài không ngừng nghỉ. Thực ra vì phép lịch sự nên tôi đểông liệt kê những cơn đại dịch của thế giới và cũng để cho ông nhớ lại sự tai hại, nguy hiểm của những “con quái vật sống bên lề cuộc sống” chứ tôi có lạ gìđâu nhũng cơn nổi loạn của đồng loại tôi. Tôi biết, biết hết mọi biến chuyển của từng giai đoạn trổi dậy của họ, biết cả cách chống trở, phòng ngừa của con người nữa kìa.
Con người các ông thật thông minh, Biện pháp cách ly đã khiến đám siêu vi khuẩn chúng tôi gặp khá nhiều trở ngại,đủđể cơ thể con người thích ứng với chúng tôi mà tự sinh kháng thể khiến bao lần chúng tôi phải rút lui. Đó là chưa kể những cái đầu thông minh của các ông trong công cuộc tìm kiếm vaccin đểthống trị chúng tôi, chẳng hạn như cuối thế kỷ thứ 18, một bác sĩ người Anh tên Edward Jenne đãđặt nền móng dùng vaccinđể trị ngừa dịch bịnh. Nhờ vậy, hai thế kỷ sau, năm 1980 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bốbịnh đậu mùa dường như không trở lại nữa trên trái đất này. Việc tìm kiếm các vaccin thích ứng để ngăn ngừa các chứng bịnh khác cũng liên tiếp diễn ra sau mỗi mùa đại dịch và ngay cả bây giờ các chuyên gia y tế hiện đang ráo riết làm việc để tìm vaccin hũy diệt chúng tôi, virus corona/Covid-19.
Cám ơn cô, cô quả thực không khác gì ma xó, thấy và biết tất cả. Vậy thì cô nói tiếp đi, nguyên nhân thứhai cô chọn Vũ Hán làm đất quê nhà. Thú thật, tôi đang nghe khô rát cổ họng, không hiểu vì lúc nảy tôi nói hơi nhiều hay vì đang bị nhiễm cúm của cô lây lan.
Cũng có thể đấy nhé, sau buổi nói chuyện nầy ông nên đi khám nghiệm là hơn. Ngày xa xưa, khi có một cơn đại dịch những ai bị nhiễm có thể coi như mang bản án tử hình vì y học chưa tiến triển, con người chưa thích nghi lắm với các loại siêu vi khuẩn, nếu có chỉ là các danh y hay các thiền sư đạo hạnh đi trước lịch sử y học mà thôi. Chẳnghạn Việt Nam của ông có thiền sư Tuệ Tỉnhđã biết trị cúm bằng lời dạy: bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
Nghĩa là tạm ngưng sinh hoạt tình dục. Hít thở đều đặn ở nơi thoáng khí, có thể tập thêm khí công, giữ thần khi mạnh mẽ, lạc quan, tâm hồn sao cho trong sạch. Xem nhẹ vật chất, làm lành, lánh sai trái. Tập thể dục thường xuyên. Và phương thuốc trị Cúm của thiền sư đây: giã tỏi, pha nước ấm rồi tẩm dung dịch ấy vào mấy cái băng vải. Quấn những cuộn băng ấy vào các chốt cửa. Rồi cũng dung dịch tỏi ấy dùng nhét nhẹ vào cửa mũi, mỗi ngày hai lần. Ngoài ra, cần rửa tay bằng nước sạch nhiều lần trong ngày và súc họng với nước muối mỗi khi đi đâu về.
Nếu tôi nhớ không lầm thìđây là một đoạn trong Tân Nam Hoa Kinh của bác sĩ Trần Như Luận phải không cô?Hay quá, nhưng đó chỉ trị bịnh Cúm hay còn dùng cho các dịch bịnh khác nữa?
Là ký giả, ông phải rành hơn tôi chứ. Ông cứ ngược dòng thời gian để thấy số tử vong ngày xưa cao hơn thời cận đại rất nhiều, cho dù cùng một thứ dịch.
Cô nói đúng, ngày xưa con người chưa thấu đáo nhiều về khoa học, cả vấn đề vệ sinh cũng không thấy rõ nên sự lây lan tiến rất nhanh. Tuy nhiên, qua nhiều lần đại dịch, con người quan sát để dần biết cách hạn chế sự lây lan và tìm cách ngăn ngừa bằng biện pháp cách ly.
Giờ thì cô vui lòng nói rõ nguyên nhân thứ hai khiến cô chọn Vũ Hán là nới xuất phát được chưa? Xem chừng chúng ta đi ra ngoài đề mục khá xa có thể làm độc giả mõi mệt và tôi đang lo sự giới hạn trang báo dành cho mỗi ký giả chúng tôi nữa côà.
Ông làm tôi thất vọng rồi ông ký giảơi. Tôi tưởng ông đang sống trên một đất nước dân chủ tự do phải khác hơn nước Trung quốc quê tôi chứ, nơi đó mọi thứđều có khuôn khổ, nếu không nói là bị giới hạn, kiễm duyệt, mọi lời nói đều phải xem xét trước sau, nếu không là..toi theo..dịch. Nguyên nhân thứ hai tôi chọn Vũ Hán làm điễm khởi hành vìđó là nơi có trung tâm sinh học lớn nhất của Trung quốc, có những địa điễm buôn bán động vật hoang dã, hải sản nổi tiếng để tôi dựa vào đó mà gây hoang mang trong mọi giới, vàmột phần cũng vì sự bóp chẹt tự do của thể chế Trung hoa nói chung và Vũ Hán nói riêng mà tôi dễ dàng lan tỏa khắp mọi nơi. Ngày tôi mới xuất đầu lộ diện, một bác sĩcủa một bịnh viện tại Vũ Hán đã thấy và báo động, nhưng ông biết đó, cái xứ thiên triều nầy đâu để ai muốn nói gì thì nói, họ cho rằng ông bác sĩ loan tin thất thiệt tạo hoang mang trong dân chúng và bắt ông làm bản tự kiễm rút lại lời báo động trên. Tội nghiệp, saukhi làm bản tự kiễm cũng là lúc ông đã bị lây nhiễm và chết không ít lâu sau đó cùng lúc dịch bùng phát khắp thành phố này. Mọi người và gia đình ông bác sĩ oán trách sự kiễm soát tự do ngôn luận đưa đến thảm hoạ cho muôn vạn người. Nhưng tôi, tôi cám ơn chếđộđộc tài nầy vì nếu mọi việc được tuyên bố sớm tôi đã bị “điều tra” tìm hiểu và bị ngăn ngừa không được chu du theo các tuyến lưu thông nối liền Vũ Hán cùng quốc tế. Và nghĩ cũng lạ, những diễn biến như vầy mà gần mười năm trước có người đã biết rồi, ông tin không?
A, cô muốn nói đến nhà văn David Quammen của Mỹ, có thời gian sống tại Vũ Hán, ông làtác giả quyển “Spillover Evoluzione di una pandemia” đã xuất bản năm 2012 phải không? Nội dung của quyển sáchnày như một lời tiên tri về sự xuất hiện một siêu vi khuẩn từ trung tâm sinh học Vũ Hán, sau đó làm nên cơn đại dịch vì lan toả khắp nơi. Vậy ra đâu là sự thật? Cô từ tự nhiên đến hay do con người chế tạo mà có?
Tôi dành câu trả lờiđó cho các cho các chuyên gia khảo cứu sinh học để xem sự thông minh của nhân loại đi đến đâu. Con người các ông tự hào với đôi tay và khối óc các ông đã khám phá vũ trụ, chinh phục muôn loài nên tôi muốn thử xem các ông xác định thê nào về con siêu vi khuẩn bé nhỏ nầy.
Thật là thú vị, một vi khuẩn bé nhỏ biết yêu văn thơ, biết tính toán nơi khởi xuất chẳng khác gì một chính trị gia, một nhà quân sựđại tài đang thao chuyển đường đinước bước trong một cuộc chiến tàn khốc không đạn nổ, bom rơi. Tôi phải nói gì về côđây, cô Corona Vũ Hán?
Thực ra lũ siêu vi khuẩn chúng tôi có mặt tưhàng tỷ, vạn triệu năm trước, chúng tôi vật vờ tìm nơi trú ngụở bất cứ nơi nào có sự sống thích hợp với bản năng của mỗi loại siêu vi. Con người các ông sinh sau đẽ muộn nhưng đã tạo cho chúng tôi bao cơ hội tốt để thấy thế gian nầy không nhàm chán, để cho chúng tôi có nơi phát triển tính chất của chính mình. Ông có nhớ lúc đầu tôi nói là chính con người đã mời gọi chúng tôi không?
Có và tôi đang chờ cô giải thích tiếng “mời gọi” lạ lùng đó vì con người chẳng ngu dại gìmời gọi bịnh hại chính con ngưòi.
Tôi không tin làông ngây thơđể không biết ý nghĩa động từ “mời gọi” tôi đang dùng đâu nhé. Có thểông giả vờ không hiểu để muốn nghe tôi xác đinh lại những gìông đã vàđang nghĩ. Nhưng không sao, tôi chìu ýông vậy, ông nhà báo thân mến của tôi.
Ha ha, giữa cô và tôi, chưa biết ai tinh quái hơn ai, cám ơn nhảý của cô, tôi đang tiếp tục lắng nghe và thu âm đây. Ông chủ bút báo VG chắc sẽ bực mình khi thấy tôi kéo dài lê thê bài phỏng vấn nầy. Tội của côđấy nha.
Lại đổ lỗi cho tôi nữa rồi, gán cho tôi chưa đủ tội giết người qua bịnh hay sao mà nay lại còn thêm tôi chiếm lấn trang báo? Thôi, tôi ngừng ởđây vậy.
Ồ, cô Corona, nói chuyện với cô từđầu đến giờ tự dưng tôi có cảm tưởng chúng ta làđôi bạn đang bàn chuyện thế gian nên tôi đùa chút thôi mà côđã giận rồi sao? Tôi xin lỗi cô vậy. Côhãy ởlại tiếp tục cho hết bài phỏng vấn nầy đi, được không cô?
Trời, ông coi tôi như một người bạn? Ông làm tôi cảm động quá, lần đầu tiên một con người nhìn một siêu vi khuẩn như bạn, tôi có nghe lầm không?
Không, cô không lầm cô Corona à. Là một Phật tử, tôi thấm nhuần thuyết “Phật là chúng sinh, chúng sanh là Phật” nếu không có chúng sanh sẽ không có Phật và ngược lại.Cô là một sinh vật sống, vậy tính ra cô cũng là chúng sanh trongcõi ta bà nầy, màđã là chúng sanh tuy khác tầng cao thấp trong cuộc sống, trong môi sinh vậy thì sao tôi không thể coi cô là bạn nhất là khi chúng ta đã cùng nhau bàn luận gần mấy giờ hơn. Mùa Phật đản sắp đến, tôi nghĩ cô sẽ không phiền khi nghe tôi dùng nhiều lý giải, ngôn từ nhà Phật. Đối với người con Phật, ai cũng có thểlà thiện tri thức của mình, ngay cả kẻ không coi mình là bạn. Với Phật tử chân chính, không có ai là kẻ thù cả. Ngày xưa, Đề BàĐạt Ma, kẻ bao lần hại Phật, bao lần dùng mưu giết Phật, vậy mà Phật vẫn đề cao ông ta, vẫn coi đó là người giúp Phật tinh tiến hơn trên đường hành đạo. Vì thế, mong cô hãy tin thiện tâm, thiện ý của tôi khi nhìn cô như một người bạn hơn là kẻ thù của mọi người hay của riêng tôi.
Ồ, ông vừa vén mở cho tôi một bức màn đen tối mà tôi nhìn thấy ở loài người tự bấy lâu nay. Nhưông biết đó, chúng tôi chỉ hòa nhập vào thế giannầy khi có hấp lực tương ứng với môi trường phát triển của chúng tôi. Đó là một môi trường xấu với những bợn nhơ từ tinh thần đến vật chất của con người mànhân loại từ nguyên thủy đến nay có bao giờ toàn thiện dù họ vẫn uênh oang tựca tụng “nhân chi sơ tính bản thiện”. Từ khi còn là loài vượn, loài khỉ chưa là hẳn là người họđã phân chia nhauthành đoàn thành nhóm khác nhau. Đến khi đã tiến hoá thành người thì sự chia rẻ càng rõ rệt hơn, khác biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữđẩy họđến những tranh giành cấu xéđể gọi là chiến tranh…
A, a…cô Corona, đừng nhìn con người về sự khác biệt chủng tộc vìđó là sự tiến hóa tự nhiên của vũ trụ cho tất cả mọi loài, chính họ siêu vi khuẩn của nhà cô cũng có hàng trăm loại khác nhau để tạo ra hàng trăm thứ bịnh cho con người chúng tôi mà.
Ông nói đúng, nhưng họ siêu vi chúng tôi dù có chia năm chia bảy cũng không gây chiến tranh giữa đồng loại với nhau. Chúng tôi chỉ tìm nơi sinh sống, những tai hại chúng tôi gây ra cho giống khác chỉ là nhu cầu tồn tại, phát triển và dừng lại ởđó. Có thể vì chúng tôi không có sự thông minh siêu việt như con người nên chúng tôi không biết giết đồng loại ngay cả khi cuộc sống đầy đủ, không dùng mạng sống của chính “bà con” mình làm trò tiêu khiển. Tôi đã rùng mình ghê sợ khi đi qua hàng chục thế kỷđể thấy những trò chơi man rợ thời trung cổ trên các giác đấu trường nơi thiên hạ reo hò cổ vủnhìn máu giữa người và người hay người và thú loang đổ một cách phi lý. Và ngày nay, các cuộc chơi đấu bò, các sàn quyền Anh vô nhân đạo người ta bỏ tiền ra để mua vui trên sinh mạng kẻ khác, dù là thú hay người cũng là mạng sống. Những buổi tiệc thừa mứa thức ăn vung vẫy máu của những con vật bị giết trước khi lên giàn bếp chưa đủ thỏa mãn tính dữ của con người nên họ bày ra trò giết chóc ăn não hầu ngay trên bàn tiệc, cười vui thích khi nhìn con vật kêu gào khốn khổ, thật là tột cùng hơn thú tính. Sao con người các ông ác vậy?
Ngoài tâm độc, con người còn có cả lòng tham, tham sở hữu, tham tiện nghi. Để có những thứđócác ông dùng trí thông minh cho ra những sáng tạo tuyệt vời để cung phụng cho cuộc sống ngày thêm phong phú, muốn vượt quyền tạo hóa làm chủ cả mấy dãy thiên hà. Vô tình hay hữu ý các ông khuấy động cả luật thiên nhiên, lấp sông, dời núi, phá rừng chiếm cảnơi sinh sống của các loài thực/động vật khác. Những khíđộc đi từ kết quả các công trỉnh nghiên cứu của các ông làm ô nhiễm môi trường của cha trời, mẹđất. Những cái xấu trong tánh ác, lòng tham của con người tạomuôn ngàn điều kiện cho chúng tôi có cơ hội đến với cuộc sống của các ông.Tôi coi đólà lời mời gọi, lực thu hút hấp dẫn chúng tôi thành hình cuộc chung sống với con người.
Cô kê khai hết chưa tính xấu của con người? Côđừng quên con người vẫn định nghĩa mình là một động vật như bao động vật khác, chỉ hơn muôn loài ở trí thông minh. Đồng ý với cô chúng tôi có nhiều tính xấu, nhưng chúng tôi cũng có lắm cái hay, sao cô không chịu thấy? Nếu có những kẻ xấu thích tạo nổi đau cho người và các con vât khác thì cũng có những tấm lòng bao dung sống vì muôn loài. Côđãquên những bịnh viện cứu người, cứu vật; những hội đòan bảo vệ thiên nhiên, động vật gần tuyệt chủng; những cái hay, cái đẹp trong văn học, nghệ thuật, những phát triển kỷ thuật về công, nông nghiệp đã cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn xưa. Và tôn giáo, chỉ có con người mới có tôn giáo. Tôn giáo hướng dẫn con người sống cóđạo đức hơn, biết điều lành nên làm, điều dữđể tránh, cho nhân gian tìm về cái thiện tự tâm của mình.
Không, không, ông sai rồi ông nhà báo ơi. Tôi đã lặng im nghe ông biện bác cho đồng loại của ông vì thấy quả thật có những điều đó nhưng vấn đề tôn giáo ông đưa ra thì không nhưông nói đâu. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu cuộc chiến dữ dội mang danh tôn giáo.Nào thập tự quân thời trung cổ với những đức Giáo hoàng thân chinh đi từ châu Âu đến miền Trung đông xa xôi để chiến đấu với những đạo quân Hồi giáo.ỞẤn Độnhững cuộc tàn sát anh em trong một quốc gia chỉ vì khác biệt giữa Hồi giáo vàẤn giáo (Bà la môn giáo) mà thánh Gandhi bị giết, vàẤn đã phải chia thành ba địa bàn vớiẤn, Pakistan và Afganistan. Còn nữa, khối Hồi giáo tuy mang danh cùng một giáo chủ Allah Mahomed nhưng laịđánh nhau tưng bừng giữa Iran và Araba Saoudid chỉ vì kẻ theo nhánh Sunniti còn người lại chọn Sciìti. Vàđâynữa, cũng một chúa Jesus nhưng bắc Ái nhỉ Lan bao lần đổ máu với Anh chỉ vì biệt phân giữa Thiên chúa giáo và Tin Lành giáo. Phật giáo các ông tuy hiền lành không gây chinh chiến nhưng cũng chia nào Bắc tông – Nam tông, nào Tiểu thừa – Đại thừa.
Đó là tôi chỉ nói đại khái những chứng thực điển hình về cái màông cho làđại diện cho phẫm hạnh đạo đức, thiện tâm, thiện tính của con người. Tôi không chấp nhận đây làđiễm son của nhân loại đâu nhé. Ngược lại, theo tôi, tôn giáo là nguyên nhân đưa con người đến chổ tồi tệ nhất vì con người dựa vào đóđể gây chiến tranh.
Nhưng….
Không , ông hãy để tôi nói hết, đừng ngắt lời tôi. Tôi không cố ý bôi bác tôn giáo mà chỉ muốn phản ảnh về những tốt đẹp của danh từ này do ông đưa ra thôi.Nhưôngđã nói, từ xa xưa đến nay có bao nhiêu cơn đại dịch làm chết người như rơm rạ. Thế nhưng ông có nhìn kỹ tình trạng chung trước những cơn kinh hoàng đó của nhân loại hay không? Có phải những thời kỳ tiền đại dịch đa số toàn là chiến tranh hoặc đang diễn ra hoặc vừa chấm dứt hay không? Theo tôi biết, chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc và phá hoại, sụp đổ. Thống khổđau thương dođó bay ngút trời cao hơn cả khói lửa chiến chinh. Oán khí từ người, hơi độc từ khói lữa, tinh thần lẫn vật chất nhân loại kiệt quệ cũng là lúc loài siêu vi khuẩn chúng tôi nương theo đó mà hoành hành thể chất con người. Tùy tình thế mà mỗi loại dịch chúng tôi xuât hiện, vùng nóng dịch sốt rét, vùng lạnh dịch cúm, vùng kém vệ sinh dịch hạch, v.v.. và khi đã thuần quen thì các loại dịch có thểđến bất cứ nơi nào con người mang chúng theo bằng mọi phương tiện giao thông. Có thể nói chúng tôi là kết quả từ việc làm xấu của con người gây ra, không phải tự nhiên mà chúng tôi có mặt.
Lần nầy với dịch Corona Vũ Hán, mặc cho mọi giới đoán tìm nguyên nhân vàđến giờ vẫn chưa hiểu tôi từđâu đến. Ha ha, vìông đã coi tôi là bạn thì tôi cũng hé lộ vài điều đểông biết lý do nào tôi có mặt giữa nhân gian hôm nay. Nầy nhé, có phải khoảng hơn hai thập niên nay chiến tranh luôn khi ẩn khi hiện khắp cùng thế giới không? Vùng Trung đông lúc nào cũng sôi sụt đạn bom vì dầu hỏa, vì tôn giáo với nào Do Thái-Palestine, nào Mỹ – Irak, rồi Iran-Mỹ-Araba Saoudite, Syria nhỏ bé nhưng cứ làm hai anh đại cường Nga-Mỹ tranh đua và kéo thêm anh Thổ Nhĩ Kỳ nhập cuộc cũng tưng bừng không kém. Khu vực Nam Ánào yên khi Ấn phải luôn canh chừng hai anh láng giềng Pakistan và Afganistan. A, cái anh chàng Afganistan nầy lúc nào cũng gây rối loạn với nhóm Taliban khiến khi thì anh Nga, lúc anh Mỹ phải bùđầu tiêu hao tiền tài, nhân lực. Vàđây, vùng Đông Nam Á của quê hương ông nữa, ông nhà báo của tôi ơi, ông láng giềng Trung quốc phương Bắc của Việt Nam luôn quấy nhiễu hải đảo và bờ biển của nước ông và các nước thân cận như Phi luật Tân, Nam Dương, Mã lai Á phải không? Đólàchưa kể anh Cao ly (Bắc Hàn) cứđìđùng phóng thử hỏa tiển xuyên lục địa làm thót tim cháu con của Thái Dương Thần Nữ. Tôi chưa nói đến châu Phi, hang ổ của ISIS, tổ chức khủng bố Hồi giáo nay liệng bom chổ nấy, mai đánh phá chổ nọ cộng thêm nhũng vụ bắt cóc tống tiền như cơm bửa. Còn nhiều nữa, nhiều lắm những cuộc binh đao đương đại mà tôi không thể nào kể hết.
Đó là chiến tranh, cái đau thể chất của con người tạo cho con người, độc hơn cả loài siêu vi chúng tôi vì chúng tôi không giết đồng loại, sự chết chóc chủng loại khác chúng tôi gây ra chỉđể mưu cầu sự sống, sự trường tồn của chúng tôi mà thôi. Ngoài ra con người không biết bảo tồn gia tài thiên nhiên mà MẹTrái Đất đãưu ái dành tặng muôn loài.Phá hủy phong thổđãđành khi dời sông, lấp núi, các ông cònđể cháy cả những khu rừng lớn trên thế giới nhưởÚc đầu năm nay vàở Nga, ở Brasile năm 2019. Những khu rừng dó là những lá phổi tuyệt vời màđất trời sinh ra để lọc cho con người hít thở bầu không khí trong lành. Rừng cháy, băng tan muôn thú mất môi trường sống nên tràn tuôn hoà lẫn vào môi sinh của con người. Và nhưông biết đó, siêu vi khuẩn có rất nhiều loại sống trong vài loài thú như dơi, khỉ, chuột. Nếu con người không giết chóc thì làm gì có siêu vi khuẩn bịnh AID, SARS và cả cúm CORONA tôi đây bị nghi ngờ lây lan từ những con vật khốn khổ luôn bị săn đuổi kia.Đường tìm nguồn sống của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục. Việc con người tìm phương tự cứu, con người cứ tiến hành. Đến khi nào cuộc chạy đua có kẻ mệt mõi để dừng lại thì thôi. Và theo sử liệu thì phần thắng luôn nghiêng về các bộ não thông minh của con người. Đôi khi cuộc thư hùng lại bất phân thắng bại, cơ thể con người tự tạo được chất đề kháng, siêu vi chúng tôi rút lui lùi lại nghỉ ngơi, tìm tòi phương thức để chờ cơ hội tái tấn công, vì vậy mới có những đại dịch tái xuất hiện sau môt thời gian, thời gian đó dài ngắn tùy cách sống của con người
Giờ thìông hiểu rõ những điều mà chúng ta vòng vo từ nãy giờ chưa. Tôi nghĩ là không vôích khi chúng ta đi khá xa ngoài đề dịch bịnh viêm phổi hiện nay, Vì những chuyện bên lềđó cho ông và tôi hiểu nhau như hai người bạn chứ không là hai kẻ thù, để con người biết câu “tiên trách ngã, hậu trách nhân” màđừng đổán sát nhân, phá hoại lên đầu những kẻ “sống bên lềcuộc sống” như chúng tôi. Và nhất làđểđồng loại của ông hiểu rằng quảđắng hôm nay họ nhận là kết quả những nhân dữ họđã gieo qua mỗi chu kỳ dịch bịnh. .
Ô, Cô Corona tuyệt vời của tôi. Câu kết luận của cô không khác chi thuyết nhân quả của Phật giáo chúng tôi. Côđã chứng minh cho tôi biết cô là một siêu vi khuẩn “trí thức”, hiểu biết sâu rộng. Thực ra, những điều cô nói không phải chúng tôi không biết. Các hội nghị giữa những đại cường trên thế giới hàng năm đều có những buổi hội thảo về môi sinh để giảm bớt việc làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất, nhưng như côđã nói, lòng tham của con người vôđáy, tính ích kỷ khôg nghĩđến kẻ khác của nguyên thủvài quốc gia như Trung quốc, Mỹ khi không ký vào bản hiệp ước thoả thuận hạn chế các công cuộc sản xuất có hại cho môi sinh đã làm tình hình khí hậu trái đất trở nên tồi tệ hơn. Và bây giờ thì con người đang chia sẻ cơn khủng hoảng toàn bộ mọi mặt trong cuộc sống mà những con số lây nhiễm, tử vongcứ lên cao không dừng lại.Tính đến ngày 29.4.2020 hôm nay, một ngày trước khi tôi giao nạp bài báo cho anh chủ bút VG, thì trên toàn thế giới có 3.127.519 người bị lây nhiễm và 217,569 người chêt. Đặc biết số người chết ở Mỹ cao nhất trong vòng hơn một tháng, 58.355 người, vượt hơn cả sô quân nhân tử nạn tại chiến tranh Việt Nam của gần nửa thế kỷ trước. Tôi tự hỏi, có ai không trong số những người tử vong vìdịch viêm phổi năm nay lại là những người đã trởvề từ chiến trường thuở nọ. Nếu có thì quả làđịnh mệnh.
Cô có tin vào định mệnh không cô Corona?
Tôi vẫn nghe con người thường hay nói về hai tiếng nầy và hiểu đó làđiều gìđó mà một người hay một nước không thể tránhđược trong cuộc sống. Tôi cũng không biết nó có hay không để trả lời câu ông hỏi.
Nếu cô không vội chấm dứt buổi điện đàm hôm nay vì chúng ta đã nói hết về chủđềđại dịch Corona Vũ Hán thì cô cho phép tôi nói vài điều sơ lược về nhân sinh quan của Phật giáo nhân mùa Phật Đản sắp tới đây, trước để giải thích những nghi ngại về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, sau để cô biết định mệnh là gìđối với Phật tử chúng tôi.
A, được vậy thì còn gì bằng. Tuy là siêu vi khuẩn nhưng không hiểu sao tôi lại thích học hỏi tìm tòi về văn hóa của loài người mà tôn giáo nằm trong văn hóa phải không ông? Ông cứ nói, tôi sẽ lắng nghe với sự trân trọng. Chỉ sợ cuộc điện đàm quá lâu sẽ làm ông mệt mà thôi. Phần tôi, ông đừng lo, một siêu vi khuẩn không biết mệt mõi bao giờ, chúng tôi làm việc không ngưng nghỉ, cứ nhìn kết quả lây lan, chết chóc vì corona nầy thì biết siêu vi tuy bé nhỏ nhưng mạnh mẽ vô cùng.
Cám ơn cô, thực sự không hiểu sao mấy hôm nay tôi nghe hơi mệt. Nhưng thôi, để không phí thì giờ của chúng ta, tôi xin nói đây. Trước hết về danh từ tôn giáo.
Tôn giáo người thường hay gọi làĐạo, Đạo là con đường, nơi đây có nghĩa là con đường tâm linh, do một đấng anh minh sáng tạo. Trước khi có con người không có tôn giáo. Vì thế chúng ta cứ hiểu theo nghĩa giản dị nhất là tôn giáo do con người tạo ra. Nói như thế cũng không đồng nhất hẳn vì Thiên chúa giáo, Hồi giáo cho rằng Chúa trời hay Allah tạo ra vũ trụ, tạo cả conngười dù Giáo chủ của Thiên chúa giáo là Jesus được sanh sau Phật Thích Ca khoảng624 năm và trước giáo chủ Hồi giáo khoảng 550 năm. Mỗi tôn giáo cóđường lối khác nhau về nhân, sinh quan cuộc sống. Ngoại trừ Phật giáo,các đạo khác đều tin vũ trụ và con người do một đấng tối cao sáng lập trong khi Phật giáo chủ trương không nói đến gốc nguồn nhân loại mà chỉđưa ra con đường giải thoát sao cho chúng sinh thoát khỏi lầm than vì Sinh, Lão, Bịnh, Tử. Nơi đây, tôi không đề cập chi tiết đến các tôn giáo khác mà chỉ nói những gì tôi học hỏi được về Phật giáo mà thôi.
Tôi nghe tiếng ông ho, hơi thở nhọc mệt. Ông khoẻ không? Hay ta tạm ngừng cho ông nghỉ ngơi rồi sẽ bàn luận khi nào ông khá hơn nghen. Ông bị dương tính viêm phổi rồi đó, tin tôi đi vì tôi là thủ phạm tạo bịnh nầy mà.
Không, dù bịnh hay không tôi cũng muốn nói đểcôbiết sâu rộng hơn về Phật giáo với ao ước mong manh là cô sẽ hiểu lý lẻ cõi vô thường mà tự xét lạinhững gì cô làm mấy tháng nay. Vả lại, việc gì có thể làm được hôm nay tôi không muốn chờđến ngày mai vì biết ngày mai mọi sự có như ta mong muốn hay không.
Thôi được, ông nói đi, nói vềông Phật của ông đi.
Sao cô lại nói vậy? Phật chẳng của riêng ai mà là của giáo lý người tìm ra để truyền lại cho đời. Giáo lýấy trước công nguyên 624 năm chưa có. Thời gian đó tại một tiểu quôc tên Ca Tỳ La Vệ thuộc bắc Ấn, gần Nepalhiện nay, hoàng tử SĩĐạt Ta mở mắt chào đời vào ngày trăng tròn tháng 4 Âm lịch (có sách lại nói là ngày mồng 8 tháng 4 AL) với sự hân hoan tột cùng của vua cha Tịnh Phạn và hoàng mẫu Maya. Sau 7 ngày, hoàng hậu Maya mất,hoàng tửđược dìruột là bà Gotami thay thế chăm lo. Nhiều nhà tiên tri đãđoán sau nầy Hoàng tử sẽ là một bâc thánh nhân khiến vua cha lo sợ nên tìm cách giữ chàng tuổi trẻ bằng cuộc sống nhung lụa sung sướng của cung vàng điện ngọc bao bọc bởi bốn bức tường thành. Năm 19 tuổi, hoàng tử kết hôn cùng công chúa Da Du Đà La. Nhưng vật chất đủđầy vẫn không làm chàng an dạ. Một ngày kia chàng lần ra bốn cửa thành và lần đầu tiên chàng biết thế nào là con đường khổđau của sanh, lão, bịnh, tử. Cùng lúc đó công nương, vợ chàng, hạ sanh hoàng nam Ru hầu La khiến chàng càng thêm bối rối nhưng tiếng gọi của tình gia đình đành phải đầu hàng lòng quyết tâm tầm đạo cứu đời của chàng hoàng tử trẻ. Người đời sau có kẻ phê phán cho rằng đó là hành động thiếu trách nhiệm của kẻ làm chồng, làm cha, sự bất hiếu của người làm con. Tính trên mắt nhìn của đời thường thì chẳng sai nhưng nếu nghĩ lại kết quả của ngày hoàng tử thành đạo sau nầy ta mới biết đó là lúc dũng mãnh nhất của chàng để nghiến răng gạt bỏ tình riêng tìm đường cứu cả chúng sanh, tất nhiên cứu cả gia tộc chàng qua phương thức thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Bỏ mọi cao sang trần thế sau lưng, đổi nhung bào cùng một đạo sĩ, chàng khoác mãnh y vàng thô sơ lầm lũi đi tìm thầy học đạo trong cuộc sống cơ hàn bửa đói bửa no. Từđây người ta không gọi chàng là hoàng tử nữa màchàng chính thức trở thành tu sĩ hay sa môn CồĐàm.
Hay thật, người đời từ nghèo quyết tâm chịu gian nan cực khổ làm giàu để có cuộc sống cao sang đó là chuyện thật bình thường hay đã quen khổ nghèo mà bước vào đường tu chịu khổ thì cũng chẳng có gì lạ. Nhưng một vị hoàng tử dám từ bỏ hêt đời nhung gấm, uy quyền để xuất gia tầm đạo cứu đời thì quả thật phi thường. Rồi sao nữa ông? Tôi nghe thật thú vị rồi đấy,
Thoạt đầu, chàng gia nhập cùng nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau để tu theo lối khổ hạnh, một phương thức mà các tăng nhân thời đó cho là con đường duy nhất đểđạt đạo. Sự khổ hạnh hành xác làm tăng sĩ CồĐàm suýt mất mạng vìđói khát. Nhờ sự cúng dường sữa và cháo sữa của các thiện nữ chăn bò trong vùng, ông phục hồi sức khoẻ vàđề ra thuyết Trung đạo trong lối tu hành, không ép xác cũng không lợi dưỡng, thuyết Trung đạo nầy cũng áp dụng trong mọi cách sống đời thường để cho ta có sự chừng mực hơn khi đối xử với người, với ta.
Sư Cồ Đàm sau đó nhập định dưới cội BồĐềở Bodh Gaya với quyết tâm nếu không tìm ra đạo sẽ không rời nơi thiền định. Đêm thứ 49 rạng ngày 50, Ngài chứng ngộ, đắc pháp thành Phật, tận diệt vi tế phiền não, vô minh. Tìm ra phương pháp giúp chúng sinh thoát sanh tử luân hồi, Theo lịch Phật, đó là ngày mùng 8 tháng chạp Âm lich năm 589 trước công nguyên.
À, mà nầy cô Corona, cô biết sanh tử luân hồi chứ?
Biết chứ, tôi nghe con người nói hoàiđể hiểu đólà sự tái sinh, nhưng thật tình tôi không hiểu do đâu mà cóđiều đó.
Đó là căn nghiệp hay nghiệp, là những gì ta làm tiền kiếp vàứng trả cho ta ở kiếp hiện tiền. Đời thường gọi nôm na là thuyết nhân quả, gieo gì gặt nấy.
Trời, nếu vậy kiếp nầy tôi vì cuộc sống màhại người bịnh rồi chết, kiếp sau tôi có phải bị người giết trả không?
Trảđủ côà, không chạy đi đâukhỏi, bởi thế người ta gọi làđịnh mệnh. Cuộc trả vay, vay trả cứ luân chuyển không ngừng, đắm chìm trong đau khổ trầm luân. Đó là một trong những lý do thái tử Tất Đạt Ta muốn tìm đường giải thoát cho chúng sanh màbỏ cung vàng điện ngọc dấn thân tầm đạo.
Vậy con đường giải thoát thế nào? Tôi muốn biết để thoát khỏi kiếp siêu vi nầy.
Căn bản của Đạo là Tứ Diệu đế và Bát chánh đạo rồi từđó khai triển rộng ra. Cô có nhớ lúc đầu cô chê bai Phật giáo chia nhiều phân chi Nam tông, Bắc tông, Đại thừa, Tiểu thừa hay không? Thực sự, con đường giải thoát rất cao thâm, vi diệu không phải ai cũng hiểu và hành đạo dễ dàng, chính vì thế mà có chữ tùy duyên. Tùy duyên là tùy căn cơ, phẩm hạnh, trình độ khả năng, vùng miền mà nói đạo. Pháp Phật vốn không hai, con đường đi đến Đạo có nhiều nẽo, tùy cơ duyên của mỗi người rồi từ từ sẽ tinh tiến hơn lên để cuối cùng chung về một điễm, đó là sự giải thoát khỏi sanh tử,luân hồi. Tôi có thể thí dụ chuyện đi chùa, niệm Phật cho cô thấy rõ hơn.
Kẻ hạ căn đi chùa, niệm Phật khi cần cầu xin điều gìđó rồi cúng bái dâng lễ vật
Với người trung căn thì chuyện cầu xin không có mà chỉ cần tu dưỡng tính tình để tâm an, trí sáng.
Với người thượng căn thì vượt lên cao hơn nữa, không có chuyện cầu xin, dưỡng tính mà làđể vuợt thoát ra khỏi các nẽo luân hồi.
Nói như vậy không có nghĩa là khó tu, duy nhất chỉ cần đức tin, lòng thành thì căn cơ nào cũng thấy Phật. Đặc biệt Phật ởđây là chính tự tâm mình tìm thấy con đường giải thoát chứ không phải ông Phật ngồi trên bệ mà ta quỳ lạy đâu nghen cô. Phật giáo có câu thường được mọi người nhớ nằm lòng như câu kinh nhựt tụng là “Phật tức Tâm, Tâm tức Phật” bởi thế Phật Thích Ca luôn nhắc nhở chúng sanh “Ta là Phật đã thành còn chúng sanh là Phật sẽ thành”. Nói như thếđể cô hiểu rằng ai tu nấy chứng chứ không phải dâng hương đảnh lễ cho nhiều rồi thành Phật được đâu.
Đây là tôi chỉ nói sơ lược về một phần Phật giáo, muốn hiểu rõ hơn phải đọc kinh sách tức Pháp Phật, tìm cao tăng nhờ giảng dạy. Tăng cũng là một phần quan trọng của đạo Như Lai, không có các bậc thầy, chỉđọc kinh sách những người thường khó mà hiểu được giáo pháp của Phật. Bởi thế khi quy y tức khi muốn làm đệ tử Phật chúng tôi hay nói quy y Tam Bảo tức quy y Phật, Pháp vàTăng.
Xin lỗi cô, Phât giáo nhiệm mầu vi diệu như biển cả mênh mông, tôi không tin mình đủ khả năng để nói hết cho cô tận tường. Ngày xưa có những sinh thú muốn thoát kiếp thành người để dễ tu hơn, chúng đã thường ẩn mình nơi cửa Phật để nghe kinh sớm tối. Cô cũng có thể làm như vậy sẽ mở rộng tầm hiểu biết nhiều hơn,
Và hơn nữa, tôi cũng bắt đầu nghe hơi khó thở, hy vọng chỉ là sự mệt mõi bởi cuộc điện đàm chứ không phải đồng loại côđang bắt đầu đùa giởn với buồng phổi của tôi. Tôi không biết siêu vi cô thế nào nhưng thiết nghĩ cô cũng nghe quá dài thời gian chúng ta bàn luận cùng nhau. Thú thật, tôi không nghĩđây là một cuộc phỏng vấn nữa mà là một buổi trao đổi hiểu biết về nhiều khía cạnh quanh chủđềđại dịch Corona Vũ Hán. Cô có thấy thế không, cô bạn bé nhỏ của tôi?
Ông nói đúng, ông nhà báo à. Đây hơn cả một cuộc luận bàn trao đổi vì cảông lẫn tôi đều hỏi và nói nhiều như nhau chứ không có kẻ hỏi người trả lời như một cuộc phỏng vấn bình thường.
Tôi cám ơn chữ bạn ông dành cho tôi và tôi cảm xúc để nhận tình bạn đó, một con siêu vi cũng là chúng sanh thì tôi cũng có cảm xúc như bao chúng sanh khác phải không ông? Và tôi cám ơn ông nhiều hơn nữa về những giảng giải Phật giáo, cho dùông nói chỉ làđại cương chưa rõ ràng nhiều chi tiết. Ông nghĩ sao, nếu tôi muốn quy y làm con của Phật? Chắc Phật sẽ nhận tôi chứ? Nhưng không sao, tôi sẽ tìm một ngôi thiền tựđể sớm tối nghe kinh, sẽ từ bỏ cách sống phá hoại sự sống của kẻ khác, chỉ mong một tương lai xa xôi nào đó, tôi thoát kiếp thành người để làm một người cóích cho xã hội, tạo cái đẹp cho đời để những cơn đại dịch không có môi trường hình thành khuấy rối nhân gian.
Ông xem tôi có thể nép mình một nơi nàođó trong Viên Giác tựđể sớm chiều nghe kinh kệđược không?
Tùy cô, miễn sao côđừng thâm nhập vào cổ họng chư thiện tín của chùa làđược rồi. Nên nhớ làm chết người, tức sát sanh là năm trọng cấm của Phật đạo đó nghen cô.
Ông kể tôi nghe thêm vể năm giới cấm đóđi. Nghe xong tôi sẽđi liền cho ông nghỉ ngơi.
Ngủ giới cấm đó là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu..Đức Phật không bắt Phật tử phải tuân theo triệt để, cũng không hăm dọa nếu không tuân theo là phải bị hình phạt, giữ giới hay không là do chính tự ta thích ứng. Ngủ giới như năm thành trì giúp ta tránh sa ngã vào những cái xấu, không tạo nghiệp dữđể có một kiếp sau tốt đẹp hơn, Ai tu nấy chứng, ai làm nấy chịu là một phần cốt lõi của đạo từbi. Phật là thầy chỉđườngta bước chứ không là người quyết định đời sống của chúng ta.
Cám ơn ông thêm lần nữa. Nhờông nói rõđiều nầyvà nhân danh tình bạn giữa chúng ta nên tôi xin từ giảông thật nhanh để trảông về cuộc sống, vì thú thật, tôi đang ở trong ông mấy hôm nay đó, cuộc điện đàm chỉ là sự giao cảm giữa hai chúng sinh đang cùng nhìn về một ngày trọng đại và chỉ có ngày đặc biệt nầy mới làm rung động hai tầng tri giác cho chúng ta có cơ duyên bàn luận vớí nhau. Đó là ngày Phật Đản, ông có nhận ra điều đó không? Giờ thì tôi đi đây, tôi trả hơi thở lại cho ông và mang theo tấm lòng vị tha của một người bạn, một thiện tri thức tuyệt vời. Chúc ông chóng bình phục.
Cô Corona, cô Corona…
&&&
Ồ, ông ấy đã thở nhịp khá đều đặn trở lại rồi, thưa bác sĩ. Không hiểu ông ta mơ thấy gì mà úớ kêu Corona, bác sĩ có nghe không? Sốt cũng hạ xuống bình thường 36 độ.
Tốt quá, vậy là thuốc mới thử nghiệm có kết quả khá lăm. Chúng ta có thểáp dụng cho các bịnh nhân khác theo chương trình đãđịnh. Tạm thời cứ tiếp tục liều lượng thuốc như vậycho ông ta thêm một tuần nữa xem sao. Thôi, chúng ta sang phòng khác đi.
Nhiệt Tâm vẫn nằm im như chưa tỉnh cho đến khi tiếng chân của bác sĩ và y tá trực xa dần. khi chắc chắn không còn ai chàng mới từ mở mắt. Chung quanh vắng lặng, chỉ có chàng tỉnh giấc. Đây là phòng chờ hồi phục loại lều tạm dựng ngoài sân bịnh viện Fernando của thành phố chàng đang ở. Đưa tay bóp trán, chàng nhớ lại hình ảnh cuối cùng lúc ở nhà, trước đó là những cơn ho khan rát cổ họng, sau là những cơn sốt đi kèmvới cơn nôn thốc văng vãi thức ăn tồn đọng trong bao tử chàng mấy ngày qua, cho đến lúc chàng mệt lả, người nóng nhưđốt thì vợ chàng đã bấm máy phone gọi xe cứu thương đến và người ta đưa chàng đến đây, nơi dành cho những người bị nhiễm sốt viêm phổi do virus Corona Vũ Hán lây lan.Đưa mắt nhìn quanh nhưđể tìm ai nhưng chỉ thấy những giường bịnh chung quanh chưa trống giường nào. Chàng nhắm mắt lại cũng không thấy được dáng mình với chiếc điện thoại bàn ngồi phỏng vấn siêu vi chuẩn Corona. Một giấc mơlạ lùng sống động trong ngày Phật đản giữa con người và một “sinh vật sống bên lề cuộc sống” Những lời cuối cùng của sinh vật bé nhỏ Corona làm chàng bồi hồi xúc động, có nhiều điều chàng chưa kịp nói hết cùng cô bạn nhỏ và làm sao để côấy hiểu rằng trong những tai hại côđem đến cho thế gian này cũng có những điều tốt lành nhờ cô màcon người tìm lại đươc. Chàng thở dài, nghiêng người mở hộc tủ bàn thuốc kề bên giường để lấy chiếc iphone và bấm số gọi về nhà báo tin chàng đã tỉnh, nhắn thêm vợchàngđem gấp cho chàng cái PC xách tay để viết bài gửi ông chủ bút báo Viên Giác theo lời hứa nộp bài khá muộn màng.
&
&&
Độc giả báo Viên Giác trong Tập san số đặc biệt kỷ niệm 41 năm ngày thành lập, ngạc nhiên khi thấy lá thư của anh chàng ký giả Nhiệt Tâm viết cho visrus Corona như sau
Cô Corona thân mến
Tôi đã bình phục, không biết nhờ thuốc của bác sĩ chẩn mạch cho toa hay nhờ côđã bỏđi trả lại cho tôi sự sống. Nhờ vào đâu đi nữa, tôi vẫn cám ơn cô thật lòng. Vì có trao đổi cảm nghĩ bàn luận với nhau nên tôi chợt nhận ra rằng cô có lý nhiều hơn tôi. Cái lý của một siêu vi tồn tại từ triêu, tỷ năm xưa nên nhìn thấu đáo tâm địa con người. Nhưng nếu chúng ta cứ chì chiếc chuyện thiện ác thế nhân chắc trần gian nầy không sao sống nổi. Mọi việc đều cóhai chiều xuôi ngược đối chấp nhau, vì cóđối chấp nên mới có trần gian và không có chi để gọi là sự tình cờ mà tất cảđều nằm trong định số. Và tôi thiết nghĩ, sự hiện diện của côở thời điễm nầy cũng nằm trong định số. Định số của luật nhân quả mà con người đã gieo bấy lâu nay nên giờ gặt quả.
Côđã tìm được tôn sưđể thọ giáo chưa? Tôi rất vui khi trong gia đình nhà Phật có thêm một đứa con ngoan đang tìm đường thiện đểđi.
Trời đất cũng công minh, nên trong cái xấu luôn có cái tốt đi kèm hầu hóa giải phần nào vận rũi của mùa đại dịch. Vì có cô, bịnh tràn lan gây chết chóc, đa số các quôc gia trên thế giơi đều tùy theo mức tai hại nhiều ít của dịch bịnh màra lịnh cách ly theo thời gian dài hay ngắn.Nhưng cũng nhờ vậy mà con người tự nhìn lại để sống có quy cũ nề nếp hơn trước.
Bị cách ly không được ra ngoài, gia đình đầm ấm hơn xưa, bàn ăn luôn đầy đủ các thành viên trong gia đình khác hẳn lúc cha, con, chồng vợ vì giờ giấc làm việc, hoc hành màít khi trọn vẹn bên nhau.
Các ông chồng chịu khóchia sẻ cùng vợ việc nhà, chăm sóc con cái tận tình nhiều hơn. Đây cũng là thời gian các bà nội trợ trổ tàibếp núc bị bỏ quên bấy lâu nay. Con cháu quan tâm nhiều đểđiện thoại hay gặp cha mẹ , ông bà qua “chat” thường hơn.
Các cô cậu học sinh hư hỏng hay bỏ lớp đi chơi giờở nhà học tập qua mạng internet đều đặn hơn.
Các chuyên gia có thời gian để nghiên cứ công việc hoàn hảo hơn
Nói chung, con người biết sống chậm lại và quan tâm đến người thân nhiều hơn cho tình người, tình gia đình thêm khắn khít.
Cô thấy đó, bao nhiêu cơn đại dịch đãđến rồi đi bằng cách nầy hay cách khác, con người bao lần tưởng bị diệt vong nhưng họ vẫn còn đóđến hôm nay.
Tình bạn giữa chúng ta trong mùa Phật Đản tôi tin không là việc tình cờ màlà mốiduyên bằng hữu có tự một thuở nào. Vậy thì, mong cô tìm được tôn sư thọ phái quy y vì nhờ vậy biếtđâu trong vài kiếp nữa chúng ta lại sẽ gặp nhau vui mừng trong sắc diện của con người để cùng nhau hành thiện tạo nhân lành cho nhân gian tránh được những cơn đại dịch kinh hoàng.
Nhân đây xin gửi cô bài thơ Hoàng Hạc lầu của Thôi Hiệu do Tản Đà dịch ngữ, để cùng nhớđịa danh Vũ Hán nơi cô chào đời cho ta cóđược thân tình bằng hữu kỳ lạ ngày hôm nay. Hạc vàng bay mất để lại cảm tác cho thi nhân, Còn cô, cô siêu vi bé nhỏ, côđi lại cho tôi một giấc mơ thần kỳ khó phai.