.
Nguyễn Huỳnh
Tôi rặc gốc nông dân, nên ăn thường chọn những món no lâu,chắc ruột. Nhưng sáng nay tôi ngẫu hứng bước vào một quán cháo lòng.
Quán khá đông khách, tôi chen vào ngồi cạnh ba bố con, người cha trông phờ phạc, tóc tai sáng ra chưa kịp chãi. Anh ta không ăn, ngồi cau có đút cho thằng con nhỏ chắc đang học lớp 2, lớp 3 gì đó và luôn miệng quát tháo thằng lớn ăn nhanh cho kịp giờ học. Đối diện với tôi là hai người đàn ông quần áo bảnh bao tôi nghĩ là viên chức. Qua cách nói chuyện tôi biết họ là bạn của nhau. Bên còn lại là một đôi vợ chồng già, bà vợ không ăn gì. Chị hầu bàn hỏi tôi ăn gì, tôi không hiểu, trả lời : “ Cháo lòng “. Chị ta nhăn mặt : “ Nhưng ăn cái gì, ruột, phèo, gan, tim…?” Tôi nói : “ Gì cũng được.” Dường như câu trả lời của tôi chưa xác đáng nên chị ta lần chần chưa bước đi thì một cô gái tóc nhuộm vàng, quần áo thiếu trước hụt sau bước vào dõng dạc : “ Cho tô tim, cật, lưỡi, cuống họng, phèo, nạc nhớ là không gan, dồi!”. Tôi hất hàm về phía cô gái, nói đại cho xong: “ Cho tôi giống như cô kia”. Bà vợ của đôi vợ chồng già thốt lên nho nhỏ : “ Mô Phật ! “. Cô gái ném chiếc túi xách xinh xắn xuống bàn và đồng thời ném về phía tôi một cái nhìn, dường như trong ánh mắt cô bảo : Gìa mất nết!
Cho hai thằng con ăn xong, người cha tính tiền. “ Hai mươi bốn ngàn” Chị chủ quán tay lia dao không ngớt nói không ngoái lại. Tôi thấy mặt anh ta hơi tái đi: “ Uả, tô nhỏ mà?”. Chị chủ quán vẫn không ngoái lại: “ Dạ đúng đó anh, mười hai ngàn một tô.”. “ Hôm trước có mười ngàn ?”. “ Dạ, hôm nay tăng giá rồi anh. Thời buổi mà!”. Người cha từ da mặt tái tía chuyển sang đỏ hồng và sau cùng là tím ngắt, và cơn phẫn nộ có lẽ còn cao hơn sự xấu hổ, anh ta gào lên: “ Cái con đĩ mẹ nó, sáng nào cũng đưa đúng hai chục ngàn, chỉ đủ để ăn xôi. Á, chúng mày thấy chưa, lại đòi ăn cháo!”… Chị chủ quán ôn tồn bảo, lần này chị ngừng tay và ngoái đầu nhìn lại: “ À thôi, giá cũ cũng được. Thời buổi gì lạ quá, cả cháo còn không có mà húp nữa”. Khi bước ra khỏi quán, anh ta hì hục dắt chiếc xe cũ mèm thời xe Trung Quốc, và bỗng hét toáng lên như tất cả nỗi uất ức dồn vào thằng con trai lớn “ A cái thằng này, mày lơ ngơ láo ngáo đâu vậy. Đời có gì hay ho mà nhìn. Như cục cức!” . Tôi nhìn theo dáng ba cha con trầy trật tới trường, hy vọng cơn giận của anh ta rơi rớt đâu đó.
Hai người đàn ông trước mặt tôi chắc cũng cám cảnh, thở dài bảo :” Thật khổ. Tao nói thật với mày chứ ai mà giải quyết hai vấn đề giáo dục và y tế mà người dân không tốn đồng nào thì tao bầu làm Thủ tướng“. Anh còn lại khục khặc với miếng tiết lợn trong miệng. Anh kia bảo tiếp: ‘ Đầu năm học biết bao là khoảng tiền phải lo, vậy mà nhà trường khuyến khích bố mẹ nên mua cho mỗi đứa con một Laptop cài sẵn 3G để chúng giải toán trực tuyến.” Anh còn lại nhả miếng tiết ra khỏi miệng bảo: “ Cái ông đó nếu mà còn sống tới hôm nay thì chắc kêu trời như bộng” ‘ Mày nói ông nào?”. “ Ông Lạc Long Quân chứ ông nào. 100 người con thì làm sao lo nổi.” Tôi sém tí phun miếng cháo trong miệng.
Một người đàn ông trạc tuổi tôi bước vào quán. Anh ta mặc độc một chiếc quần sọc bó sát, vai vắt chiếc áo thun màu trắng mỏng dính. Tôi nghĩ anh ta vừa đi tập thể dục buổi sáng về. Trên thân thể đen nhẻm, với những cơ bắp chắc nịch, bụng vằn lên sáu múi còn đọng lại những giọt mồ hôi khỏe khoắn, trên cái cổ bụ bẫm nghênh ngang một sợi dây chuyền vàng to đùng. Gã nói như thét : “ Tim, phèo, dồi trường, lưỡi, cuống họng và nhiều huyết”. Người hầu bàn mang tới cho anh ta một tô cháo to và một đĩa thịt mập ú như yêu cầu dõng dạc. Gã ngồi cạnh tôi, chỗ của ba cha con khốn khổ nọ, và ngồn ngộn ăn. Người vợ của đôi vợ chồng già lấm lét nhìn gã : Mô Phật ! Tôi thấy cô gái diêm dúa lúc nãy liên tục đưa đẩy ánh mắt qua gã to con vạm vỡ. Sau khi tính tiền cô ta còn đung đưa đôi mắt và ngây ngẩy cặp mông trước khi ra khỏi quán. Tôi muốn ném trả lại cô ta bằng chính ánh mắt cô ta lúc trước : Con gái mất nết! Nhưng đã kịp dừng lại và tự cười cho chính mình.
Thương cho những mảnh ghép cuộc đời trong quán cháo. Mình thích những góc nhìn nhân văn trong tạp bút của anh.
Rất vui. Tromg thời gian tới sẽ còn những mảnh ghép lạ hơn . chúc buồn.
Những câu chuyện ngăn ngắn của anh đôi khi làm người đọc phải đau khi đọc đó anh.
Cảm ơn bạn. Chuyện viết thật sự không dụng công, nhưng thấy hiệu quả bất ngờ.
Chỉ là những ghi chép ngắn,bất chợt nhưng Quán cháo vẫn tràn đầy sức sáng tạo
Cảm ơn bạn. Cảm nhận bằng tấm lòng trắc ẩn sẽ làm nên sự sáng tạo.
Tự dưng nhớ đến cuốn tiểu thuyết Cay đắng mùi đời. Chỉ trong một quán cháo đã biết bao nhiêu là thiên cố sự
Có thể là như vậy. Cảm ơn. Chúc vui.
Chiền nay sẽ đi ăn cháo lòng để cùng cảm nhận cái cảm giác đắng cay cùng tác giả đây
Có thể bạn không thấy đâu. Riêng tô,i nguyên tắc cảm nhận là tự nó dẫn dắt, không kiếm tìm , truy cứu. Có thể viết quá với thịnh tình của bạn. Cảm ơn bạn đã có cảm nhận về sự cay đắng mà hồ dễ mấy ai thấy được.
Cái này gọi là gì nhỉ …văn phê phán hiện thực chăng…viết thật hay
TKS bạn.
Đã là cháo lòng còn phải hỏi!? Có gì trong lòng cứ mà phơi!Bày ra nuốt lại cứ thế trôi…Phân biệt ý thích -thiệt khổ đời!Giá cả nữa kìa đề cập tới…”Mười ngàn-mười hai ngàn rồi chửi!”Cục súc…ôi cũng lại miệng người!”Tiền -bạc-ăn-uống -đủ chuyện đời!Giống như tô cháo ăn nóng hổi?Và còn phải là cay xé môi! Như thế mới là ăn đã đời!Lòng con động vật vào bụng Người”Bỗng dưng có đủ chuyện để nói…Cháo Lòng tôi!?”
Tôi thì khác , xưa nay vẫn vậy, không biết chị đang nói gì .
Đời thế mà khổ. Viết và cảm nhận thế sự thật sâu sắc.
TKS bạn đã khen về sự cảm nhận. Tuy nhiên, đời không khổ, nếu như ta không chấp nhận.
Trong quán cháo và biết bao nhiêu là .mồi u hoài nhân thế.
Ngắn mà độc thiệt
Thuốc đắng giã tật, bạn.
Tác giả viết rất thật, rất sinh động khiến tôi tưởng như coi một khúc phim ngắn.
Ngắn, nhưng kịp khiến người coi bùi ngùi thương cảm.
Xin cám ơn và mong được đọc nhiều hơn.
Thất sự không phải một lần, mà nhiều lần để ý từng nhân vật. Ăn hết tiền mới được một mẩu chuyện nhỏ. Hè!
cái sự đời nó thế đó anh Nguyễn Huỳnh ạ.
Dạ, thế thái nhân tình hôm nay nó vậy anh.
Dám đá giò lái mấy bộ lận ha.
Đây là cmt mà tôi rất thích. Nhận ra và thấy được cái bất cập, bất công là điều tôi muốn giãi bày.
Mấy mẫu nhân vật hơi nhiều nhiều cá tính đấy.
Vậy mới tạo nên mẩu chuyện ngắn mà không nhàm cán, bạn
ha ha ha ! Lâu không gặp Nguyễn Huỳnh! Đọc quá đã…
Ô anh Ngô Đình Hải, sao cứ gặp tui là anh ĐÃ, mong ngày gặp anh cho phỉ chí tang bồng.
Cám ơn anh Nguyễn Huỳnh đã thường xuyên gửi bài nghen. Hôm nào có dịp vào Saigon thì alo !
Rất vui khi anh trả lời, rất hiếm. Sợ anh không dám đăng những bài tôi viết thôi, chứ Xứ Nẫu trên mạng và ngoài đời là quê hương ruột rà của tôi, có cơ hội bày tỏ đã thỏa lắm rồi. Cám ơn anh đã công phu gầy dựng trang nhà. Tất nhiên, một ngày nào đó tôi ước ao gặp những anh em đã rất gần chữ nghĩa nhưng còn xa mặt. Rất mong.
Lau qua khong dduoc ddoc bai cua ong. Hy vong ong van binh an, khoe manh.
Viết thật hay….Vậy chắc anh phải ăn ở quán cháo này hàng trăm lần mới có những quan sát tinh tế như vậy !
Hic . Cuối cùng là đá khéo thật hay
Không dám. Khoảng này tôi rất tệ. Cảm ơn bạn nhận ra tôi muốn nói điều gì.
lần sau ăn cháo thì nhớ tạp bút này.
Viết đau quá !
Chính đời đang đau hằng ngày, không phải tôi viết đâu bạn.
Doc den doan cuoi : “….. Trên thân thể đen nhẻm, với những cơ bắp chắc nịch, bụng vằn lên sáu múi còn đọng lại những giọt mồ hôi khỏe khoắn, trên cái cổ bụ bẫm nghênh ngang một sợi dây chuyền vàng to đùng. Gã nói như thét : “ Tim, phèo, dồi trường, lưỡi, cuống họng và nhiều huyết”. Người hầu bàn mang tới cho anh ta một tô cháo to và một đĩa thịt mập ú như yêu cầu dõng dạc. Gã ngồi cạnh tôi, chỗ của ba cha con khốn khổ nọ, và ngồn ngộn ăn. Người vợ của đôi vợ chồng già lấm lét nhìn gã : Mô Phật ! Tôi thấy cô gái diêm dúa lúc nãy liên tục đưa đẩy ánh mắt qua gã to con vạm vỡ. Sau khi tính tiền cô ta còn đung đưa đôi mắt và ngây ngẩy cặp mông trước khi ra khỏi quán. Tôi muốn ném trả lại cô ta bằng chính ánh mắt cô ta lúc trước : Con gái mất nết! Nhưng đã kịp dừng lại và tự cười cho chính mình.” .
– Tim tôi nhói đau !
Than oi :” Thật khổ. Tao nói thật với mày chứ ai mà giải quyết hai vấn đề giáo dục và y tế mà người dân không tốn đồng nào thì tao bầu làm Thủ tướng “.
Anh Cao Đinh Thục ơi,khỏe không ? Cố gắng chiến đấu chống bệnh tật nghen. Đừng buông xuôi. Cầu mong an lành sẽ đến với anh.
Xin anh đừng nhói tim đau, nhất là khi anh đang bệnh. Nhưng dù sao rất cảm kích trước tấm lòng của anh.
Kinh chuc som lanh binh.
Xin loi, rat xin loi tu nay toi khong xai duoc ten cung com. Khong biet vi sao bam ten thiet la loi binhbien mat. Chi co the goi loi binh voi ten nay, cho toi khong co y xai ten o dday voi ba con o nha. Xin thong cam.
Chuyện quá sống thật, Tác giả không tả trong tô cháo lòng có bỏ nhiều tiêu, nhiều ớt, nhiều gừng nhưng đọc xong Bếp vẫn thấy tô cháo vừa nóng vừà cay, cay đủ chảy nước mắt .
Nhưng cũng thú thật nghen anh Nguyễn Huỳnh, nhìn hình minh hoạ của bài, Bếp nhớ tô cháo lòng trong chợ Cần Đước của những năm 60-70 quá chừng, ngon không thể tả, những miếng dồi nướng dồn thịt xã, ớt thơm nức mũi. Bây giờ về tìm lại chẳng thấy đâu, các gánh cháo hay tiệm cháo lòng những nơi Bếp ghé ăn xong đứng dậy chẳng nghe gì hương vị tô cháo lòng chợ quê ngày nào.
Cám ơn tác giả, một bài viết để ngẩn ngơ cảm xúc chuyện đời và nhớ lại vị hương ngày cũ.
Cảm ơn chị đã rướm nước mắt dù không ăn cháo với đầy đủ gia vị. Tuy nhiên món cháo tôi dâng cho chị cũng không thiếu ngọt bùi chua cay.
Đề tài ,cách viết giản dị mà cứ nhoi nhói đau khi đọc xong những dòng cuối .
Thế thái nhân tình thôi Thượng Hiền. Tai nghe mắt thấy mình chỉ việc viết mong sao đừng sai lỗi chính tả là được ( Thật sự mình viết tay rất ít khi sai, nhưng đánh máy thì lạ quá, cứ ngờ ngợ có đúng không)