Từ Sâm
Thằng Tài, bạn học cùng xóm, giờ là Việt kiều, nhà khoa học có tiếng. Mới về nước, nó rủ tôi bằng giá nào cũng tìm thăm thầy giáo cũ. Sau hai ngày, chúng tôi đã đến ngôi nhà nhỏ nằm bên suối, mái tranh ẩn dưới vườn cây. Sân rộng, thầy ngồi trên ghế băng. Vài ba cái bàn bằng gỗ ván để thô. Khoảng chục đứa trẻ mười, mười một, xanh xao vàng vọt như chúng tôi ngày trước. Chúng vừa thiếu ăn, như vừa qua đợt sốt rét rừng, co ro quanh thầy vòng quanh ngọn lửa.
“Trò nào chưa ăn sáng thì ăn”, thầy vừa nói vừa bưng rổ bắp luộc đang bốc khói đặt lên bàn. Dăm ba đứa vừa cạp bắp vừa đùa giỡn. “Trò An làm gì mà mọc sừng thế kia”. Thầy kéo thằng An ốm như cò hương vào lòng và xoa lên đầu nó. “Dạ hôm qua con ra suối trượt chân té vào đá, mẹ con bóp nước tiểu hết đau rồi”. “Sáng nay thầy có khách các trò nghỉ”, thầy dặn.
Bọn trẻ đã về hết. Thầy đút cái thước kẻ vào vách tranh như đút gươm vào vỏ. “Dạ con là Tài và đây là Sĩ ở làng Nguyệt Ánh xã Tân Minh thầy nhớ không”. “Sĩ thì thầy hơi quên nhưng Tài thì thầy làm sao quên được, thực tình thầy cũng muốn gặp em. Già rồi, lực bất tòng tâm mà tìm em thì bóng chim tăm cá”.
Mắt thầy mọng nước. Mấy chục năm rồi. Thầy như con hạc gầy trong gío đông. Lật trang thời gian cũ, ký ức còn vẹn nguyên.
“Hôm đó, gíá mà con quay lại, thầy tha lỗi cho con”. Tài nói, giọng run rẩy.
“Chuyện đã qua rồi”. Thầy an ủi.
Thầy chủ nhiệm lớp tôi. Tài “khỉ đột”, biệt danh của nó. Ngồi bàn đầu, thầy có ý cho nó nhìn lên, ai ngờ nó chuyên nhìn xuống. Cái thằng tính nào tật ấy, khi thầy viết bảng nó quay mặt lại ném cục đất ướt vào đứa này, vứt con thằn lằn chết vào đứa nọ làm cả lớp hoảng sợ. Nhắc đến lần thứ ba nó vẫn không chừa, thầy giơ cây thước gõ vào đầu nó, cây thước gãy đôi rơi xuống sàn khô khốc. Mắt thầy khờ dại, đờ đẫn, tay run rẩy, buông xuôi. Mắt nó đỏ lựng rồi chuyển sang tím tái. Nó chạy ra cửa. Thầy gọi theo, bóng nó xa dần.
Nó là con một, được cưng chiều, mà lại con của cán bộ huyện phụ trách văn xã.
Thấy con về sớm, hỏi ra, biết chuyện. Mẹ nó sờ lên đầu thấy cục u bằng quả trứng gà thêm cái miệng rống như tiếng trống, thế là có chuyện. Chuyện
vỡ ra như tổ ong. Thầy im lặng. Buổi sáng chào cờ sau đó một tuần, thầy hiệu trưởng đọc quyết định, trong đó có câu “không thể chấp nhận người thầy như thế dưới chế độ tươi đẹp XHCN…”. Thầy vẫn im lặng.
Thầy bị thôi việc và cái “án” đó ghi vào lý lịch nên không bao giờ được ở trong ngành giáo dục.
Thầy nở nụ cười, các nếp nhăn gạch chéo nhau như cài liếp . “Thầy về quê, không ruộng, không vườn, lại mang án kỷ luật nên không thể vào bất cứ cơ quan nào. Hết đường làm ăn, thầy đi kinh tế mới và chọn nơi này làm quê hương thứ hai. Cái lớn nhất mà thầy có được là vẫn theo nghề dạy học, dù dạy không lương, không biên chế”.
“Trước khi bàn giao thầy chủ nhiệm mới, thầy có ghi vào học bạ của Tài “Thầy xin lỗi em và gia đình sự việc vừa qua, nếu được uốn nắn em sẽ trởthành người có ích sau này”, thầy chậm rãi. “Khi hết cấp chuyển học bạ con mới biết, mẹ con cũng ân hận lắm. Nhờ cái thước của thầy mà con tiến bộ dần. Con tìm thầy để giải tỏa nỗi đau mấy chục năm nay khi nghĩ về thầy. Hôm đó con chọi đá với mấy đứa xómdưới…”. “Thầy cũng nghĩ như thế, nhưng cuộc đời tình ngay lý gian, trọngcung hơn trọng chứng con ạ”. Nói đoạn, thầy vào nhà lấy từ hòm gỗ cũ một vật gói gém cẩn thận. Lớp giấy báo cuối cùng được gỡ ra. “Thầy coi nó là một kỷ niệm và lấy đó răn mình khi xử sự”. Thằng Tài không tin nổi mắt mình, nó cầm hai mảnh gỗ nhẹ tênh, mỏng dính gắn vào nhau. Vết gãy được hàn gắn, liền thành một khối, như vết thương được băng bó lành lặn – cây thước kẻ gãy đôi.
Cái thước kẻ làm thay đổi cuộc đời nó và cũng làm thay đổi cuộc đời thầy.
Ngoài kia suối vẫn trong vắt, nắng vẫn ngập tràn. Lũ trẻ ríu rít từ trường về nhà như bầy chim mới ra ràng.
Nha trang ngày Nhà giáo VN- 2011
Đây cũng là bài học giáo dục đáng ghi nhớ anh Từ Sâm ơi !
Cám ơn Hong Nga , ai cũng có 1 cây thước trong cuộcđời bạn a.
Ngày xưa hay giờ cũng vậy vẫn nên có cây thước kẻ để răn đe,nhà văn ơi.
Cimi nói đúng đó, Ngày xưa thương cho roi cho vọt, ngày nay thương cho lời ngọt ngào….nên trẻ thành tào lao.
Vậy là cây thước kẻ phải cám ơn nhà văn Từ Sâm nhé
TS phải cảm ơn cây thước kẻ mới đúng bạn Vy nhé.
Cách viết đúng là dung dị mà đọc thật cảm động.
Cám ơm Nga Ba chia sẻ bài viết của TS. Chúc bạn vui vẻ va sk
Oh !ngày xưa mình thường xuyên bị đánh,kể cả bị bộp tai vì tội học dốt,muốn phát khùng luôn. Giá mà gặp vị thầy này nhỉ !
Học dốt có thể thành công trong cuộc sống vì sự thành đạt nhiều khi tự học hơn là học thầy. TS cũng đồng ý với bạn là nếu gặp thầy tôt thì sự thành công có thể cao hơn nữa. Chúc bạn thành công trong cuộc số nhé. Cám ơn bạn đã đọc bài của TS
Bây giờ mà đụng đến cây thước thì thầy giáo có nguy cơ đứng đường . Tệ thế !
Ngày xưa đã đứng đường bây giờ không đứng đường mà dựa vào..tường bạn nhỉ
Cách viết đơn giản mà cảm động anh Từ sâm ơi !
Cám ơn sự cảm động của Ngucong. chúc bạn hp
Ngày xưa đi học cũng bị thầy dùng thước kẻ đánh ” quắn đít ” mà có sao đâu…Tình nghĩa thầy trò vẫn vẹn nguyên. Thậm chí cha mẹ còn cám ơn thầy
Bạn VHoc con con cái ngày xưa là gà vườn con cái ngày nay là công chúa nên đụng một cái là có vấn đề ngay.
cái roi bây giờ cũng nên có trong trường học. Mình nghĩ như vậy có đúng không cã nhà ?
ok anh tôi cũng nghĩ như vậy nhưng luật lệ không cho phép nên …thôi
Cái thước vẫn có trên bàn giáo viên, để kẻ và gạch!
bây giờ thước nhựa có đánh cũng ngứa tay chúng nó thôi,
Một đôi khi lỡ lời, lỡ tay… làm ta mất một vài thứ. Song, trong cái mất sẽ có cái được. Đúng không anh TS?
Đúng như vậy có những cái đáng phải đau thì mới có ngọt ngào. Chúc Chế vui vẻ
Kỷ niệm này thật gần gũi với nhiều người. ngày xưa mình cũng ăn nhiều thước kẻ,biết đâu nhờ đó mà nên người.
nói chung giáo dục bằng thước thì cũng có cái dở và cái hay, chỉ bằng cách sữ dụng thước thế nào mới là tài của thầy giáo.
Lúc còn ở Việt Nam, một người học trò của tôi, tên Huỳnh Văn Hải, nhà ở Gò Vấp, biết tôi ưa ăn mít, vườn nhà có trái mít chín, đã đạp xe mười mấy cây số đem tới cho tôi dù tôi chỉ là cô giáo cũ, không còn dạy em nữa. Tình nghĩa của em là món quà quý giá mà tôi cất trong lòng suốt gần bốn mươi năm, giúp tôi vượt qua được nhiều thất bại, buồn bã về sau trong đời sống cực khổ vất vã nơi xứ người.
Nước mình nghèo gì nghèo, chớ tình nghĩa thầy trò của mình thì có thể tự hào được là không thua ai hết.
Ngày xưa thầy trò có cái tình nhiều hơn thời nay cũng vì …không có chuyện mua điểm mua bằng như bây giờ. cám ơn PL nhé
Tình nghĩa thầy trò trong vắt,đẹp.
Thời của chúng ta là thế, tôn sư trọng đạo. THời nay không biết có nhiều vậy không, tui tin rằng cũng có …rất nhiều
A Thi thân mếm, cái cao cả của người thầy là CHO, chức phận của học trò là NHận, cách cho và nhận cũng có tính văn hóa phải k anh?
Khi phải dùng đến cây thước kẻ thì trái tim người thầy đã phải quăn đau rồi.
Dúng như vậy a KHungcuahep. người mẹ nào đánh con thì trong lòng mình đau nhiều hơn
Thầy giáo viết hay quá. Kính chúc anh ngày 20/11 tràn đầy niềm vui
TS cám ơn Thanh Hùng . NHưng TS không phải là thầy giáo mà là một người làm thuê kiếm sống. Chúc bạn vui khỏe .
Nhân ngày nhà giáo,kính chúc anh Từ Sâm hạnh phúc,sức khỏe nha !
Cám ơn Hien nguyen chúc HN vui vẻ cả năm nhé
Cô giáo lớp nhì của Bếp tên Lang, cô vui vẻ, năng đông nhưng vô cùng nghiêm khắc, đó là người mà Bếp đã tả trong Thu Vàng Mấy Tuổi được đăng trên Xứ Nẫu năm ngoái. Trong lớp khi ấy có một bạn học của Bếp tên Gấm, có lần không hiểư Gấm phạm lỗi gì và bị cô kêu lên phạt khẻ tay bằng thước bảng sắt. Gấm lúc đó có đeo một chiếc nhẫn nhỏ bằng kim loại quý, cô đánh mạnh thế nào mà chiếc nhẩn bị nứt và gãy lìa sau đó. Thế là cha mẹ Gấm đến tìm hiệu trưởng để khiếu nại. Thời đó là thời nghề giáo được tôn trọng tuyệt đối, ông hiệu trưởng Phùng văn Hào đã xữ là cô Lang không có lỗi chi hết, cô chỉ làm bổn phận giáo dục nghiêm minh học trò có lỗi, chiếc nhẫn gãy là vì kim loại mong manh, không vì cây thước bảng bằng sắt. Có lỗi bị phạt là lẽ thường.
Bếp kễ lại câu chuyện thật nầy để so sánh hai cây thước bảng, cùng đồng để dạy dỗ, nhưng cách phân biệt phân xữ của hai thời đại khác nhau thật xa. Nếu hỏi Bếp ai đúng, ai sai, Bếp sẽ trả lời tấm lòng thấy giáo hướng về sự dạy dỗ học trò của mình luôn luôn đúng, cây thước bảng tự nó vô tội. Lớp học của Bếp thời đó bước vào là thấy trên tường treo các câu “Không thầy đố mày làm nên”, “Có học phải có hạnh”.ngày xưa rất nhiều. Thời bây giờ trong lớp nếu có các biểu ngữ, thì chúng được viết về chiều hướng khác xưa rất nhiều.
Cám ơn chi Nga nhiều . Ý chị thât là sâu sắc. Nghề giáo bây giờ khen cũng được mà chê cũng chẳng có gì sai vì ngoải tôn sư học đạo của trò…cô thầy còn phải sống nữa… mà lương thì ..chắc chị biết rồi.
Một câu chuyện giáo dục có ý nghĩa trong ngày 20/11
Cám ơn bạn đã chia sẻ. chúc Nguyễn Thu hạnh phúc và sức khỏe
Đòn roi ( nhè nhẹ thôi,răn đe là chính )đôi khi cũng là cách giáo dục không tồi ,miễn là người thầy hành xử đúng với trái tim người thầy
Thương cho roi cho vọt của người xưa làm cho con người trưởng thành nhưng không phải ai cũng coi trọng điểm mạnh của nó. Chúc bạn Hoa khỏe và vui vẻ,
Viết hay,cảm động.
Cám ơn lời bình của coccoc
DDoc, kho ma cam dduoc nuoc mat.
Chị Linh có thuở học trò tươi đẹp nên chi hay cảm đông với thân phận của các trò phải không?. Nước mắt là của hiếm trên đời đó không phải ai củng có được.
Roi xuống mang cả yêu thương…Muốn Trò nên Người không còn sai phạm!ĐÁNH THƯƠNG kèm cả Khuyên răn Nào phải ĐÁNH GHÉT lòng chẳng nghe đau!?CÂY THƯỚC CÂY ROI theo Thầy…Xưa như Thế đó thời nay NGHỊCH nhiều!Roi đánh Trò không chịu hiểu!Đó Tình Thương Thầy”Yêu chiều PHẢI NGOAN!?”Trẻ nhỏ nông nổi hay CÀN!Roi đòn -UY THẾ để TRẤN hiếu động ”Cây Thước kẻ gãy đôi” đường!-May còn trẻ hiểu”Cội nguồn tình thương”THẦY TRÒ?”Buồn cho số phận đưa đò!Đò đưa vất vả xác xơ đò chìm! Nghề giáo một nghề thanh liêm Ưu đãi biệt ngộ Tổ Tiên ngó nhìn???
Lời bình cùa aitrinhngoc tran như một lời cảnh tỉnh của cuộc sống. Cám ơn bạn nhiều nhé