Chợ Gò Chàm xưa thuộc tổng An Ngãi, huyện Tuy Viễn (ngày nay thuộc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn), cách trung tâm thị xã An Nhơn khoảng hơn 1 km vềâ phía Bắc. Địa điểm chợ tọa lạc là một khu gò đất, rộng chừng 2 ha, phía Bắc giáp sông Gò Chàm, phía Tây giáp quốc lộ. Thời thuộc Pháp, nơi đây nhiều chí sĩ đã bị xử tử.
Posts Tagged ‘NGUYỄN THANH QUANG’
Chợ Gò Chàm và kẻ sĩ Bình Định
Posted in Văn xuôi, Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged NGUYỄN THANH QUANG on Tháng Sáu 9, 2014| 8 Comments »
Tìm hiểu nhân vật lịch sử Ngô Tùng Châu
Posted in Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged NGUYỄN THANH QUANG on Tháng Bảy 7, 2013| 11 Comments »
Nhân vật lịch sử Ngô Tùng Châu được xem là trung thần của nhà Nguyễn Gia Miêu, thân thế và sự nghiệp của ông được chép rất đơn sơ trong “Đại Nam chính biên Liệt truyện”, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn và một số sử sách sau này: “Danh nhân Bình Định” (Bùi Văn Lăng), “Nhân vật Bình Định” (Đặng Quí Địch) … Vừa qua, hậu duệ đời thứ 7 của ông, cụ Ngô Tùng Thuật 83 tuổi, cung cấp một số tư liệu về Ngô Tùng Châu chưa được sách sử ghi chép.

Cổng và bình phong Lăng Ngô Tùng Châu ở Gò Tháp thôn Thái Định (nay là Thái Thuận), xã Cát Tài, huyện Phù Cát.
Cụ Ngô Tùng Thuật 83 tuổi, hiện đang ở thôn thái Thuận, xã Cát Tài, huyện Phù Cát. Là hậu duệ đời thứ 7 thuộc phái nhứt của Ngô Tùng Châu, cụ là người trực tiếp chăm sóc mộ phần và tế lễ Ngô Tùng Châu cùng vợ và hai người con trai của ông. Hiện nay, cụ Ngô Tùng Thuật đang giữ hai bản sắc phong (bản dịch) của Ngô Tùng Châu, bài vị của vợ ông, các cặp đối liễn của Thượng thư Bộ Binh – Phạm Liệu, Đào Tấn, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo, Lâm Tăng Sum, Đốc học – Ngô Lê Tố và tư liệu dòng tộc ghi chép về thân thế sự nghiệp Ngô Tùng Châu. (more…)
Lê Đại Cang một biểu tượng về cái tài cái tâm của kẻ sĩ
Posted in Nghiên cứu và phê bình văn học, Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged Lê Đại Cang, NGUYỄN THANH QUANG on Tháng Một 9, 2013| 17 Comments »
NGUYỄN THANH QUANG
Lê Đại Cang là một vị nho tướng, từng cầm binh dẹp loạn Chân Lạp, đánh đuổi quân xâm lược Xiêm La. Hơn bốn mươi năm làm quan dứơi ba triều vua (Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị), gần hai mươi lần thăng thưởng quan tước, năm lần giáng chức, một lần kết án “trảm giam hậu”. Khi là Thượng Thư Bộ Binh kiêm Hữu Đô Ngự Sử, lúc là “đoái tì binh dõng tiền quân hiệu lực”, khi là phạm nhân bị hạ ngục chờ chém. Dù trong hoàn cảnh nào, Lê Đại Cang vẫn “ngạo nghễ” trên đỉnh cao tài năng, bản lĩnh và nhân cách. Năm 2011, hậu duệ Lê Đại Cang phát hiện và nhận lại 4 đạo sắc phong do vua Thiệu Trị ban cho ông cuối cuộc đời làm quan, được chùa Bảo Thọ (Giác am) lưu giữ hơn 160 năm, đã khẳng định thêm một hình ảnh, một nhân cách, một tấm gương về cái tài cái tâm của kẻ sĩ cho hậu thế .
Giáo sư, viện sĩ Trần Đình Sơn – một niềm tự hào của người xứ Nẫu
Posted in Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged Giáo sư, NGUYỄN THANH QUANG, viện sĩ Trần Đình Sơn on Tháng Tám 1, 2012| 2 Comments »
Giáo sư, Viện sĩ Hàn lâm khoa học Paris – New york – Eurozone, Tiến sĩ quốc gia Cộng hòa Pháp: Trần Đình Sơn, sinh ngày 28.8.1939 tại thôn Cảnh An, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước.
Nguyễn Trung Trực – một anh hùng dân tộc đặc biệt
Posted in Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged NGUYỄN THANH QUANG on Tháng Bảy 2, 2012| 1 Comment »
Nguyễn Trung Trực – vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ XIX có câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”, tên tuổi ông là niềm cảm phục và tự hào của người dân Nam bộ. Thế nhưng, không phải người Bình Định nào cũng biết gốc gác của ông là ở Bình Định…
1. (more…)
“Phủ” đơn vị hành chính ở Bình Định ngày xưa
Posted in Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged NGUYỄN THANH QUANG, Quy Nhơn., Đại Việt, Đồ Bàn on Tháng Sáu 9, 2012| 3 Comments »
Bình Định là vùng trấn biên của Đại Việt dưới thời Chúa Nguyễn, có địa giới hành chính rộng hơn gấp nhiều lần so với nhiều phủ khác. Đến thời Minh Mạng là 1 trong 29 trấn trực thuộc trung ương và là 1 trong 11 tỉnh lớn…
Đồn Thứ – một kiến trúc sơn phòng đặc biệt của Trường Lũy Quảng Ngãi – Bình Định
Posted in Chuyện lạ, Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged NGUYỄN THANH QUANG on Tháng Sáu 1, 2012| 1 Comment »
Đến nay, sau 7 năm nghiên cứu khảo sát thực địa, các nhà khoa học thực hiện Dự án Di tích Trường lũy tìm thấy khoảng 100 đồn. Đã khai quật khảo cổ 3 đồn thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay, Viện Khảo cổ học Việt Nam đang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định khai quật khảo cổ di tích Đồn Thứ thuộc thôn La Vuông, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn. (more…)
Hành trình các đô thị cổ
Posted in Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged cửa Kẻ Thử, Gò Bồi, Hành trình các đô thị cổ, Lê Vân, NGUYỄN THANH QUANG, Quy Nhơn., Đầm Thị Nại, đô thị Nước Mặn on Tháng Năm 21, 2012| 2 Comments »
Đầm Thị Nại trải dài trên một khu vực rộng lớn, bao gồm nam Phù Cát, bắc Tuy Phước và một phần của Quy Nhơn ngày nay. Về giao thương, đầm Thi Nại có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, nơi đây đã ghi dấu sự hình thành, suy tàn, dịch chuyển và tồn tại các đô thị: Nước Mặn, Gò Bồi và Quy Nhơn.
Dấu xưa Quy Nhơn (bài 3):
Posted in Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged Lê Vân, NGUYỄN THANH QUANG on Tháng Năm 17, 2012| 6 Comments »
Quan trấn thủ Quy Nhơn – Trần Đức Hòa qua tư liệu truyền giáo Đàng Trong |
“Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong 1631” của Cristophoro Borri, được viết từ những năm 1621 – 1622, khi ông truyền giáo tại Nước Mặn (Phước Quang, Tuy Phước, Bình Định) và được xuất bản năm 1631 tại Roma. Sách viết bằng tiếng Ý, trong đó có sử dụng một số chữ quốc ngữ thời kì phôi thai và được dịch sang tiếng Pháp, Latinh, Hà Lan, Đức, Anh vào những năm 1631 – 1633. Đây là tác phẩm đầu tiên của một tác giả châu Âu viết về “xứ Đàng Trong” gồm 18 chương. Trong đó, Cristophoro Borri dành hẳn 2 chương (9 và 10) viết về một người Quy Nhơn – quan trấn thủ Trần Đức Hòa. (more…) |
Dấu xưa Quy Nhơn (bài 2)
Posted in Xứ Nẫu, Người Nẫu, tagged Champa, Dấu xưa Quy Nhơn, NGUYỄN THANH QUANG, Sự hình thành làng xóm của người Việt, thuyết phong thủy. on Tháng Năm 13, 2012| 3 Comments »
Quy Nhơn, tên gọi của thành phố – tỉnh lỵ Bình Định hiện nay có từ cuối thế kỷ XIX, nhưng trong lịch sử, địa danh Quy Nhơn xuất hiện lần đầu vào năm 1602 với tư cách là một phủ thuộc đạo Quảng Nam của xứ Đàng Trong, đơn vị hành chính có địa giới còn rộng hơn tỉnh Bình Định hiện nay. Nhân 410 năm (1602 – 2012) “khai sinh” địa danh phủ thành Quy Nhơn. Xin giới thiệu loạt bài “Dấu xưa Quy Nhơn” nhằm phác thảo “một chân dung” Quy Nhơn trong tiến trình lịch sử qua góc nhìn văn hóa.
Bài 2: Miền đất tụ linh , tụ phúc (more…)