Trương Văn Dân
Âm thanh náo nhiệt và những bài hát vô hồn, nhạt nhẽo như tra tấn người nghe! Người người, từ bạn bè cô dâu chú rể đến bà con quyến thuộc… ai nấy đều tranh nhau micro để bước lên sân khấu, mỗi người mỗi cách, ca hát, lắc lư nhảy múa để thể hiện cái tôi của mình.
Có lẽ đó là cơ hội để họ phô bày “kỹ năng”, giải phóng những ức chế cá nhân thường ngày bị chôn sống giữa đám đông vô danh, lạc lõng trong lòng đô thị.

Minh họa: Tuấn Anh
Hình như đám cưới nào cũng vậy! Tổ chức nơi đâu cũng thế! Công nghệ cào bằng đều có một công thức và quy trình có sẵn; nơi nào cũng giống nhau, đám cưới nào cũng na ná. Nhận được thiệp mời, đến chờ cả tiếng vì ai cũng đến trễ. Nghi thức vội vàng, hấp tấp. Ngôn từ sáo rỗng. Nơi đâu, lần nào sự ồn ào phản cảm vẫn luôn là hằng số. Khai tiệc trễ, thế nhưng sau “giờ thứ 20” thì thức ăn dọn ào ạt, trái cây, tráng miệng liên tục bưng ra, vội vội vàng vàng để đuổi khách phải rời bàn trước 21 giờ.
Gặp lại mấy người bạn cũ sau thời gian dài bặt tin nhau, chúng tôi tay bắt mặt mừng nhưng thời gian và không gian không cho phép nói chuyện được nhiều. Tiếng hò hét, gào rú từ sân khấu cùng những tiếng dzô dzô liên tục áp đảo mọi câu chuyện tâm tình.
Sau khi cố gắng nói vào tai mà vẫn không nghe rõ, chúng tôi đành trao đổi qua nụ cười. Tuấn nói: “Ồn quá. Hôm nào rảnh gặp cà phê đi?”. Thành chụm đầu hai ngón cái và trỏ của bàn tay phải theo hình chữ O đưa ra trước mặt: “OK”. Còn “đại gia” Sơn mặt lầm lì, anh vốn ít nói, cũng mỉm cười “Được quá đi chứ!”. Vậy là vui, bạn bè cũ, lại là đồng hương… chắc hôm đó sẽ có bao điều để nói.
– Nè Trung, tài khoản Facebook của mầy tên gì?
Khi Tuấn hỏi, Thành và Sơn đều có ngay thông tin. Còn tôi thì ú ớ. Lâu nay cũng có nghe nói về Facebook nhưng vẫn chưa dùng. Thấy thái độ lúng túng của tôi, Thành bảo tôi lấy giấy ra ghi rồi giải thích: “Ngày giờ hẹn, địa điểm trao đổi qua “inbox” cho tiện”!
Kể từ khi xuất hiện các mạng xã hội, bạn bè, người quen gặp nhau hình như chẳng còn hỏi thăm địa chỉ hay số điện thoại mà chỉ hỏi “tài khoản Facebook”!
Thực ra thì cũng đúng thôi! Khi chỉ qua cú click chuột mà mọi người có thể liên lạc, thăm hỏi, trao đổi thông tin và ôm trọn thế giới trong tay thì sao phải mất thời gian, công sức đi lại để gặp nhau? Nhanh, gọn. Mà còn miễn phí.
Vậy nên không khó để nhận ra là điện thoại thông minh (smartphone) hiển hiện khắp nơi, nhiều người trong túi có không chỉ một, mà tới hai, ba cái. Duy có thằng “cù lần” “lạc hậu” như tôi, đến giờ mà vẫn còn sử dụng chiếc cùi bắp, chỉ có hai chức năng nghe và gọi.
***
Trên đường đến nơi hẹn, khoảng cách từ nhà không xa nhưng suýt có hai tai nạn. Thì có gì đâu! Trên đường phố, bao nhiêu người vừa chạy xe vừa cúi gằm mặt vào “chiếc hộp điện tử” để đọc và trả lời tin nhắn.
Chưa bao giờ sự xao lãng trở nên toàn diện như hiện nay. Cảnh quen thuộc là tài xế vừa lái xe vừa nghe điện thoại, người đi bộ đeo tai nghe hay vừa chạy xe máy vừa bấm bấm tin nhắn… mọi người cứ tự nhiên làm việc này mà đầu nghĩ đến việc khác.
Lưỡi dao công nghệ thông tin đang cắt lìa con người khỏi không gian xung quanh mình. Nó phá hủy sợi dây liên kết giữa con người với thế giới thực tại. Bao người đang trở thành “nô lệ” vào chiếc smartphone mà không hay biết.
***
Quán cà phê Hội Ngộ là một nơi yên tĩnh, đầy cây xanh và cách xa phố chính. Nhìn quanh quất chưa thấy ai, tôi ngồi đọc báo ở một bàn gần cổng để chờ các bạn.
Vài phút sau Tuấn đến. Anh kéo ghế ngồi đối diện. “Đến lâu chưa?”. Tôi vừa nói “mới đến” thì anh đã cho tay vào túi lôi cái điện thoại di động ra và hỏi cô phục vụ: “Password wifi là gì, em gái?”.
Trong khi chờ cà phê, Tuấn ngồi cúi đầu, ngó chăm chăm vào màn hình điện thoại. Thi thoảng anh ngước lên nhìn tôi: “Xin lỗi nhé! Tao phải trả lời vài tin quan trọng. Mình chờ Thành và Sơn đến rồi nói chuyện luôn thể!”.
Tôi ngồi lật tờ báo mà đầu óc nghĩ ngợi mông lung. Ngày xưa nhà tôi gần nhà Tuấn nên chúng tôi rất thân nhau. Đi học, đi chơi, đạp xe hái hoa, bắt bướm; từ chơi tạt hình đến đá banh, bóng rổ, lúc nào cũng vui vẻ bên nhau và hai đứa thường tán đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Tốt nghiệp đại học, ai cũng đều bận bịu mưu sinh, ít có thời gian gặp gỡ.
Nhìn dáng Tuấn cúi đầu tôi chợt nhớ đến thời học luyện thi, bạn chăm chú cúi đầu trên trang sách. Nhưng bây giờ trang sách được thay bằng một chiếc hộp hình chữ nhật, giống như những hành khách mà tôi thường gặp trên xe buýt, tàu hỏa. Những chuyến xe không còn là cơ hội để gặp gỡ, làm quen; chất xúc tác đến từ sự thân mật, gần gũi hình như đã biến mất. Những người bạn ngồi gần mà tai người nào cũng gắn tai nghe, các cặp tình nhân ngồi tựa đầu âu yếm, nhưng không còn thủ thỉ những lời yêu thương mà dán mắt vào màn hình điện thoại. Bữa điểm tâm, vợ nói chuyện học của con, chồng liếc vào màn hình, hay ngược lại. Đôi khi điện thoại còn là một cái cớ bận rộn để tránh đối thoại.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện của một phụ nữ vừa đọc trên trang đời sống lúc nãy, cô miêu tả chiếc điện thoại thông minh của chồng là “kẻ thứ ba”. Một phụ nữ khác than phiền là cùng nằm trên giường ngủ nhưng vợ và chồng sống trong hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Có khi chồng còn “yêu” vội để có thời gian trả lời tin nhắn trên Facebook.
Xã hội hôm nay luôn khó khăn về những quan hệ giữa người với người. Một xã hội đang bị tách rời và không còn khả năng đối thoại với người xung quanh. Chúng ta dường như không còn sống cho những giây phút quan trọng. Chúng ta đang có mặt mà không hiện diện. Ngồi nơi đây mà trao đổi với bạn bè ở Pháp, Đức hay ở Mỹ. Chúng ta lấp lửng với hiện thực, suốt ngày chạy đua với thời gian và chiếc điện thoại trên tay.
Mỗi giây phút trong đời bỗng trở thành một cái cớ để chụp hình, quang cảnh nào vớ vẩn cũng đủ cho một cuộc ghi hình tự sướng (selfie). Chúng ta đánh giá tầm quan trọng của những khoảnh khắc, dựa vào số lần like nhận được trên Facebook.
Chúng ta vô tư chạy, hồn nhiên chụp ảnh… nhưng chẳng ai nhận ra là mình đã và đang đánh mất điều quan trọng nhất còn lại trong đời: sự riêng tư.
Có phải là đoàn tụ gia đình không nếu mọi người ngồi vào bàn ăn mà không ai rời chiếc smartphone của mình? Hay chỉ là gần đó mà vẫn xa cách núi sông.
Rồi thông qua chiếc điện thoại kè kè bên cạnh mỗi người đang mở cửa, cho phép cả thế giới được bước vào trong nhà mình.
Đứa cháu của tôi có lần thú nhận, đi đâu mà quên cái điện thoại là thấy như bị lạc ngoài hoang đảo, bơ vơ, mất phương hướng! Nó còn nói là ăn không ngon, ngủ chẳng yên…
Thấy không khí im lặng khá lâu, Tuấn ngẩng lên, lí nhí xin lỗi. Thấy tôi im lặng, anh mỉm cười giải thích là vì công việc nên đã lệ thuộc vào smartphone lúc nào không hay: “Sáng thức dậy, vật đầu tiên tìm là điện thoại. Tối đi ngủ, vật cuối cùng buông ra cũng là điện thoại. Khi điện thoại hết pin là thấy bứt rứt”.
Tôi ậm ừ cho qua nhưng trong lòng cảm thấy khó chịu. Tôi biết rất nhiều người cảm thấy bất an, thiếu tự tin khi không có điện thoại, thường liếc mắt kiểm tra dù không có bất kỳ thông báo nào.
Các bạn Thành và Sơn vẫn chưa đến. Tôi lật lật vài trang báo nhưng chẳng có gì để đọc. Toàn là tin tai nạn giao thông hay các vụ lừa đảo, bắt bớ vì tham nhũng. Khi gọi vài cuộc điện thoại vớ vẩn cho đỡ sốt ruột thì Sơn đến. Anh cho biết là trên đường đến bị kẹt xe hơn 30 phút. Vừa bắt tay anh vừa hỏi:
– Thành chưa đến sao?
Tôi vừa lắc đầu thì từ túi quần của Sơn phát ra một tiếng “tíc”. Sơn lôi chiếc điện thoại ra, bấm bấm. “Chà, chờ mãi hôm nay mới thấy thông báo đây!”.
Anh hồn nhiên ngồi xuống, dán mắt vào màn hình, xin lỗi phải dành vài phút để trả lời gấp cho khách hàng.
Nắng lúc này đã lên cao. Dưới bóng cây phượng đang nở những chùm hoa đỏ rực, tôi ngồi yên lặng quan sát những giọt nắng xuyên qua lá soi lốm đốm trên mái tóc và khuôn mặt Tuấn, Sơn thành nhiều vùng đen, trắng. Gió lay. Những vùng đen và trắng như ảo và thực chập chờn, lay động, có khi trộn lẫn vào nhau.
Khó thể phủ nhận chiếc điện thoại thông minh giúp con người kết nối với thế giới rộng lớn, liên lạc công việc nhanh chóng nhưng nó cũng khiến con người bị phụ thuộc và ít dành thời gian, quan tâm thực sự cho những người quan trọng trong cuộc sống. Tất cả những đối thoại trực tiếp đều bị thay thế bởi những tin nhắn. Mọi liên kết bằng ngôn ngữ đã bị giảm thiểu. Những người quen, thật và ảo, bày tỏ sự quan tâm bằng những cái “like” trên mạng thay vì nhìn nhau trực tiếp.
Truyền thông. Quảng cáo. Công nghệ. Tất cả đang góp phần dạy dỗ và huấn luyện lớp trẻ lớn lên theo cách tách rời thực tại.
Nhưng cuộc đời có thể bị khép trong một chiếc hộp điện tử? Có thể dửng dưng với hiện thực xung quanh mà do lỗi kết nối, liên kết với những gì ở tận đâu đâu?
Tôi nghĩ thử thách lớn nhất của con người hiện nay là giáo dục để kết nối trở lại!
Đang ngẫm nghĩ thì điện thoại reo. Thành! Anh cho biết đêm qua đi nhậu về, ói mửa rồi vật vã, thức suốt đêm. Sáng nay còn mệt và trên đường đến cà phê với chúng tôi anh lại bị té xe. Không nguy hiểm gì, nhưng quần bị rách gối nên phải chạy về nhà. Trễ rồi, chắc không đến được…
Nghe xong thông báo, Tuấn ngồi nhổm dậy, nhìn đồng hồ: “Ui chao, hơn 10 giờ rồi à?”.
Sơn cũng hỏi: “Trễ vậy sao?”.
Chưa ai kịp nói gì thì Tuấn đề nghị: “Lát tao có cuộc hẹn. Hay bữa khác mình gặp nhau nói chuyện đi!”.
Sơn nói “OK” rồi đứng lên. Tuấn cũng ngồi dậy. Rồi cả ba cùng về.
VN khi chơi Facebook hay YouTube… hãy cẩn thận, nhất là LIVE STREAM và xài SHARE trong những vấn đề “nhạy cảm”. HÃY nhớ lấy điều này nhé, vì sống trong một đất nước “ĐTài” không giống như những nước “TDoDChủ..” như người ta tưởng… Chúc bình an! ‘Nên im lặng là VÀNG’; cách tốt nhất trong lúc này để giúp cho VN trở thành nên một đất nước tươi đẹp văn minh giàu mạnh… như những nước “PHƯƠNG TÂY”… Là hãy làm và áp dụng như những gì RB đã chân tình đề nghị khuyến khích như trên, nó sẽ mang lại một HIỆU QUẢ tuyệt đối tốt đẹp mỹ mãn cho VN. Đây là một “SECRET” mà RB vừa mới ‘FIND OUT’. “Gậy ông đập lưng ông”. Hãy tin RB. Thanks! Mô Phật. Xin mượn bài viết của anh Dân quý yêu để chia sẻ.. vài điều “vô dụng” của thằng em. Xin cảm ơn anh. LOVE! Thật sự RB rất ghét những gì “GIẢ DỐI…” của những kẻ chỉ biết “TUYÊN TRUYỀN LÁO KHOÉT” như những “Gs Ts GIẤY” dày đặc.. của một nhà nước mà không có một quốc gia nào trên thế giới này giống như VN hiện nay!! Xin lỗi XN, nếu không cảm thấy “vui”, xin xóa dùm comment này của RB. Thanks! Thật sự VN mình đã MẤT rồi quý vị ạ! RB chỉ muốn “cứu gỡ” lại thôi vì… Mà tại sao mình phải “LUYẾN LƯU” chi vậy nhỉ cho mệt óc. Hihihuhu..!
“CÒN NƯỚC CÒN TÁT”
Đã mấy năm nay tu tập thiền
Xứ Nẫu Hương Xưa… giúp luyện công
Văn chương thi phú như kinh kệ
Dùng để viết ra lúc xuất thần
Thân ái kính chào!
Watch “CD THƠ TỊNH – NGUYỆT PHƯỢNG – NGỌC SANG DIỄN NGÂM” on YouTube
Lấy ‘TĨNH trị ĐỘNG’, đó là như một phương cách “Cách mạng tháng Tám” như “họ” đã xài, tận dụng… thành công như vài thập kỷ… mới gần đây. Good luck!
Giọng kể lạnh sắc nhưng xót xa từng con chữ. Không bài xích nhưng đúng là cũng báo động khi người với người không còn cần nhìn vào mắt nhau mà chỉ cần nhìn vào smartphone thôi…
Một thế hệ thực sự cô đơn.
Không ai có thể làm bạn với mình…ngoài chính mình…
Phải không, nhà văn Trương Văn Dân?
Nhà phê bình đẹp dễ thương quá. RB xin chào, lâu quá không gặp. Thương quý lắm!
Rong Biển cũng còm…dễ thương quá chừng…
Đoán mãi… mà không biết/nhớ là bằng hữu nào đây???
Quý mến.
HKO
Đọc phải suy nghĩ nhiều về xã hội mới và những mối quan hệ trong xã hội mới cái xã hội được gọi là hiện đại
Lâu quá mới rãnh để về thăm “nhà”, gặp đúng Dân đang hiện diện, đọc xong cứ như thấy mình trong chuyên dù chẳng có tên.
Nhà văn không mấy trẻ nầy vẫn bấn rối hoài với những hiện trạng hàng ngày trong xã hội. Tối ngủ có yên được không Dân khi biển đời đang dẫy đầy những làn sóng hổn độn mới?
Xã hội hiện đại ” hại điện ” được nhà văn phô bày thật sâu sắc & nhân văn.
DDa la can binh the ky roi. Chi con cau xin the he tre do thong thao xu dung nhung phuong tien nay gop phan vao viec xay dung xa hoi, khong chi giai tri.
Em đọc lần đầu trên Thanh Niên. Đọc lướt lại lần hai vẫn thấy hay anh Dân ơi. Nhưng nếu giờ đây cuộc sống thiếu vắng hẵn những phương tiện nghe nhìn hiện đại thì đời sẽ buồn biết bao!
Truyện hay nhưng cuộc sống hiện đại không có face và smartphone thì sẽ buồn như thế nào?
Tác giả nói lên những xót xa của mình trước một xã hội hiện đại đang quay cuồng trong cơn lốc những giá trị đơn thuần vật chất. Sự xót xa đó suy cho cùng cũng chính là lòng yêu cuộc sống không bao giờ lụi tàn trong tâm hồn tác giả
Viết hay.
Thế giới nhân vật của anh Trương Văn Dân đa dạng và đầy sức sống, dù đó chỉ là những nhân vật phản diện , nhân vật ngoài lề
Nói thật RB rất quý trọng yêu mến huynh lắm! Nhưng cũng phải nói thật là anh thuộc dạng người phong kiến cổ hủ lỗ sĩ. Anh nên ĐẬP cái điện thoại CÙI BẮP của quynh là vừa. Thân mến!
Smartphones cũng như những Trang mạng xã hội ngày nay vậy. Biết tận dụng chúng, sẽ mang đến cho ta nhiều điều tốt đẹp, lợi ích cho đời cho người..; còn nếu không biết tận dụng chúng, thì coi như chúng ta y hệt như những ngài “tuyên giáo” LÁO vậy. Thành thật! Mô Phật.
Đã đập cái “cellphone CÙI BẮP” của anh chưa anh Dân?
Watch “Samsung Galaxy Note8: Do Bigger Things” on YouTube
NHƯNG em recommend anh nên dùng ‘a LG smartphone’ thì đỡ hơn — Rẻ rẻ và đầy đủ ‘features’ nữa — SÂM.. bổ cho anh hơn BẮP.. hehe. (iPhone thì RB miễn bàn vì… Chỉ có VN mình GIÀU mới có thể xài nổi thôi!) Quý mến. Thân chào anh!
Thư giãn cuối tuần
by RB
Cứ thắc mắc mãi chữ “Showbiz” ở Việt Nam mình thường nói đến; nó có ý nghĩa như thế nào so với từ “Show business” mà người Mỹ đã định nghĩa…?
Thật sự nghĩ chưa thấu đáo được. Thôi thì cứ tạm dịch ra tiếng Việt là:
Showbiz = ChưngHàng; còn
Show business = Quảng cáo doanh nghiệp
Đồng ý everyone (mọi người)? Nếu không (If not) thì coi như chúng ta cùng vui thư giãn cuối tuần vậy.
Xin xem:
“Showbiz (in VN) Vs. Show business (in US)”
🔣🔣🆎🆎🔣🔣🆎🆎🔣🆎😮😄
Nếu đem so sánh một quốc gia với một gia đình thì chúng ta có thể cho là một so sánh khập khiễng, nhưng xét cho kỹ thì chúng có cùng một bản chất “same same”. Một đất nước hay một gia đình mà có một “NỀN TẢNG” vững chắc, nhân bản, tự do… thì có buông lỏng hay chơi.. sao cũng được, ta không lo sợ hoặc lo lắng gì cho lắm về… Nhưng đối với một đất nước hay một gia đình không có gì là VỮNG CHẮC mà cứ chơi hay “bắt chước” chơi theo kiểu… như những nước phương Tây phương Đông có TỰ DO – NHÂN BẢN – NHÂN QUYỀN, thì chỉ có nước chết chắc. Mong “quý ngài” hãy xem xét lại.. để thay đổi… THANKS. Một điển hình là:
– Kinh tế thị trường tự do trong một thể chế tự do tư bản. Đó là một CHÂN LÝ.
– Kinh tế thị trường định hướng XHCN theo một thể chế “tự do tư bản ĐỎ”. Đó là một “TAY LÝ”. Không lụn bại, không kiệt quệ, rồi ngã cái đùng ĐỘT QỤY chết, thì mới là chuyện LẠ.
Nói một lần này nữa thôi, rồi RB sẽ không bao giờ nói nữa. Sẽ ráng VÔ NGÃ, tịnh tu.
Thành thật! Mô Phật.
Em cũng chỉ một cái điện thoại cùi bắp thôi anh ơi.
Viết hay quá. Xã hội hiện đại thì con người và những mối dây tình thân ràng buộc ngày càng xa lắc xa lơ.
”Tôi LẠC HẬU-Điện Thoại CÙI BẮP”Bạn bè TOÀN Người trên MẠNG ẢO…Chẳng một ai BẠN TRONG THỰC TẠI!MƠ lắm có được MỘT KHÔNG GIAN….Ôi Thời buổi”GẦN xa xa GẦN…”Ai cũng CẦM TAY Điện Thoại NHỎ NHẮN…Nghe Miệng CƯỜI hay MẾU…Nghe TIN…Người HIỆN HIỂN nếu Điện Thoại XỈN….!!!?{Cùi Bắp bỏ lăn lốc NẰM YÊN…Càng thấy Tội nghiệp BUỒN THIỆTTÌNH?!}