TRƯƠNG TẤT THỌ
Không hiểu sao tôi lại yêu mến các Thầy cô giáo dạy tôi nhiều như thế, đến mức hình bóng họ in hằn dấu chân kỷ niệm trong tâm hồn tôi. Nửa thế kỷ trôi qua mà vết chân thời gian vẫn đong đầy trong tâm tưởng của người học trò ngày xưa…
Cấp 3: Thầy Tấn, Thầy Tri, cô Bùi Khương trường Cường Để
Từ lớp 9 tôi vào học trường Cường Để Qui Nhơn và cũng “thăng hoa” hơn hồi cấp 2. Tôi vào học trường Cường Để khi trường còn ở trường cũ trên đường Võ Tánh rồi sau đó mới chuyển qua trường mới.
Trường Cường Để cũ (1960) trên đường Võ Tánh (tác giả ngồi bìa trái)
-Cô Bùi Khương
Hồi học trường Cường Để, tôi rất thương cô Bùi Khương, phu nhân Thầy Bùi Khương, cô là cưu nũ sinh Marie Curie, dạy Pháp Văn đồng thời cũng là GV chủ nhiệm. Học trò miền Trung mà được một cô giáo học trường Pháp ở Saigon dạy Pháp Văn thì tuyệt cú mèo nên chúng tôi ái mộ cô lắm. Kỷ niệm “êm đềm” nhất với cô , là khi tham gia công tác hiệu đoàn, tôi hỏi cô thứ hạng tháng vừa qua, cô chỉ cười nói:
-Tháng nào cũng phê em giỏi, khá hoài nên tháng này cô phê khác…
-Cô phê sao cô?
Cô cốc đầu tôi rồi cười bí mật:
-Khi phát sổ liên lạc ra sẽ biết…
Quả nhiên đến giờ chủ nhiệm, cô phát sổ tôi thấy cô phê một lời phê rất đặc biệt, “không đụng hàng”, đó là :
-Hạnh kiểm: Ngoan!
-Học lực: Nhỏ mà học giỏi, đáng khen!
-Chuyên cần: Khá!
Tôi khoái chí nhìn cô cười và bắt gặp cô nhìn tôi đầy thương mến, cười trên đôi môi và cả trên ánh mắt. Tôi nhớ mãi lời phê ấy của cô như là một kỷ niệm khó quên thời đi học
-Thầy Vương Quốc Tấn
Tôi thương thầy Tấn nhiều vì thầy là cây vợt bóng bàn của ĐHSP Huế, đàn ghi ta cũng khá, có tâm hồn âm nhạc (hình như tôi giống Thầy). Về trường, thầy phụ trách bộ môn bóng bàn và tôi là vận động viên chủ lực của trường, đoạt các chức vô địch mang danh dự về cho trường, tham dự vòng chung kết toàn quốc… Dưới sự lãnh đạo của thầy, đội bóng bàn trường đoạt luôn chức vô địch thanh niên tỉnh làm thầy khoái qúa dẫn chúng tôi ra nhà hàng đặc sản Ngũ Châu ăn bồ câu quay. Những ngày chủ nhật, thầy hay đạp xe ra nhà tôi chơi, đàn hát với tôi rồi chở tôi trên xe miti (tức ngồi đòn giông mi tóc) đi dợt bóng bàn. Mối liên hệ giữa tôi với thầy Tấn vừa là thầy trò vừa như anh em kể cả những lúc tôi chọc quê thầy khi bắt gặp thầy chở “nàng “ đi chơi trên xe Jeep ca pô cao ở vùng quê (nàng của Thầy học chung lớp với tôi)
Ngày 20-11 năm 1997, vì bận việc, tôi bảo tài xế mang quà đến tặng thầy, thấy tên tôi, thầy phán “Cậu này hồi xưa học giỏi lắm!”. Nghe nhân viên báo cáo lại, tôi sướng rên mấy đìu hiu.
Thầy Lê Nhữ Tri: Tấm lòng vị tha của người Thầy
Nhà tôi có qui luật bất thành văn: tháng nào tôi đứng vị thứ từ 1 đến 5 thì tôi là chân lý, nói gì ba tôi cũng nghe, cũng khen. Nếu đứng từ 6 đến 10 thì tạm ổn. Còn đứng trên 10 thì tôi là tội đồ, Bị la đủ thứ, đủ kiểu. Trong số các nội qui trường Cường Để lúc đó có khoảng vắng mặt giờ làm bài tập thì bị điểm O. Tháng đó tôi bị bệnh vắng giờ làm bài tập toán (hệ số 3) nên tôi bị 3 con 0, kéo điểm trung bình không lên nổi. Tháng đó tôi đứng 27/52. Biết rõ tôi nên Thầy Tri chủ nhiệm phê: “Học lực khá!.” Về nhà trình sổ cho cha, tôi bị trận lôi đình, Thầy Tri cũng bị văng miểng. Ông ghi vào sổ hiệu đoàn “ Yêu cầu Thầy giải thích vì sao trò Thọ đứng 27 mà thầy phê là học khá? và bắt tôi phải đưa cho Thầy Chủ nhiệm giải thích cho ông nghe.
Khi tôi đưa cho Thầy Tri đọc, ông cười hiền lành nói: “Ông cụ khó nhỉ?” rồi viết giải thích về nội qui và sức học của tôi bị vướng nội qui nên đứng thấp. Nếu gặp người Thầy bị chạm tự ái như vậy thì chắc sẽ “đì” tôi ngay. Tháng đó tôi sống trong địa ngục nhưng cuối năm tôi vẫn đứng hạng ba.
(Đệ tam Cường Để, tác giả hàng đứng thứ hai từ bên trái qua)
Học thường xuyên đứng nhất
Đại học: GSTS Mai Trần Ngọc Tiếng, GSTS Nguyễn Hạc Hương Thư
Lên đại học tình cảm Thầy trò phai nhạt đi. Dĩ nhiên có nhiều người để nhớ nhưng nhớ nhất là Thầy Tiếng và cô Thư.
Năm thứ nhất đại học
Thầy Tiếng: “sếp thể thao”
Năm thứ nhất tụi tôi học ở dược phòng nhiều hơn ở trường. Những hôm đi “cours”, tôi thường đánh bong bàn ở trường và thấy một “ông già” cười cười nhìn tôi đánh, tôi đoán chắc dạy trong trường nhưng chưa biết ai. Có lần tôi nghe ông nói với một đàn anh:
– “ Thằng nhỏ này ở đâu mới đến mà đánh khá quá…”
Tôi mỉm cười nghĩ thầm:
-Bố không biết chứ con từng đại diện học sinh tỉnh Bình Định dự vòng chung kết toàn quốc ở Saigon đấy.
Sang năm sau tôi mới biết đó là Thầy TS Mai Trần Ngọc Tiếng dạy môn vi trùng học và trưởng bộ môn thể thao của trường. Ông hiền ơi là hiền, thi vấn đáp vào gặp ông, ông chỉ cần nhìn mặt, cười miếng chi rồi hỏi dễ, lính của ông “phẻ”.
Cô Hương Thư: ngưỡng mộ…
Lên năm thứ 5, tôi học môn dược lực học với GSTS Hương Thư. Trong nhóm tôi có một anh học rất giỏi. Chúng tôi thường học ở thư viện văn hóa Pháp. Sau khi đậu thi viết, chúng tôi vào vấn đáp với cô. Tôi nghe cô hỏi bạn tôi:
-Bài thi viết anh khá nhưng có nhiều điểm khác với bài giảng của tôi…
Bạn tôi đáp:
-Tụi em học ở Centre culturel francais nên thường tham khảo tài liệu đoạt giải nobel để đưa thêm vào tài liệu học.
Cô khen hay và chấm bạn tôi đậu cao. Nếu gặp thầy khờ khờ thì đã tự ái chấm rớt rồi.
Cô rất hiền và tôi ngưỡng mộ cô vì cô biết nâng đỡ sinh viên giỏi dầu làm bài khác bài giảng của cô.
HỌC TRÒ XƯA VỚI TẤM LÒNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Vào một dịp Tết, các anh chị em thuộc lứa tuổi khá lão làng đã tổ chức họp mặt tất niên và chúc Tết các Thầy Cô từng dạy dỗ hơn 40 năm về trước. Nhìn các Thầy Cô đang ở lớp tuổi thượng thọ ngồi đây vui tất niên cùng học trò xưa, lòng tôi lại nao nao với những kỷ niệm một quãng đời sinh viên hoa mộng đã qua…
Các học trò cũ bây giờ người tóc muối tiêu, người tóc muối…trắng, quây quần đọc thơ mừng thọ, chúc Tết những bậc sinh thành ra trí tuệ của lớp trí thức ra trường cách đây 50 năm đã vẽ nên hình ảnh tôn sư trọng đạo mà thế hệ SVHS ngày nay đôi lúc lỡ…quên. Các học trò cũ quên mất vị trí ngoài xã hội để vẫn là những sinh viên ngày xưa mà nay đã vị thành…tiên “quậy “ hết biết. Một đồng nghiệp khởi xướng văn nghệ với giọng ca mượt mà của chàng trai…30 đang yêu và đáng được yêu: “Chưa gặp em tôi đã nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng…” (Mộng dưới hoa-Phạm Đình Chương))
Rồi chàng khác thì nhắn gởi với người bạn gái “tam thập niên tiền nhị thập tam” câu hỏi đậm đà yêu thương mà chắc ngày xưa chàng chưa kịp hỏi: “bây giờ tháng mấy rồi hỡi em, lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm…”(Bây giờ tháng mấy-Từ Công Phụng)
Riêng tôi thì đến chọc chị T. (hiện là Phó Giám Đốc một công ty Dược) có giọng nói ngọt ngào của người con gái sông Hương , núi Ngự, nhắc lại chuyện ngày xưa thực tập chung với nhau và tôi nói với nàng rằng:
-O tên T còn tôi cũng tên T, (tiếng Huế: O là cô)
O nói giọng Huế tôi mê quá trời”.
Kết quả trông thấy : nàng thụi tôi hai phát vào người tôi và phạt một ly bia “chăm phần chăm!”.
Anh Sáu H.-nguyên Bí thư Đảng ủy Sở Y Tế – cũng chứng tỏ giọng ca vượt thời gian, trẻ mãi không già với “Ai đã từng đi qua sông Cữu Long giang, sông Cửu Long Giang, ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn 307…”( tiểu đoàn 307-…
Nhận bằng tốt nghiệp từ GSTS Mai Trần Ngọc Tiếng
Sau lễ chúc Tết và dự tiệc, các thầy cô ra về. Tất cả học trò xưa đồng loạt đứng dậy tiễn đưa.
Nhìn các bóng dáng kính yêu đang dần khuất xa tầm mắt, lòng tôi chợt xao xuyến bâng khuâng vì bao nhiêu năm tháng đã đi qua nhưng kỷ niệm về các thầy cô lúc nào cũng đầy ắp trong tâm hồn tôi.
Theo giòng thời gian, tất cả rồi sẽ nhạt nhòa, qua đi nhưng lòng biết ơn các thầy cô giáo đã có công vun đắp dạy dỗ cho người học trò năm xưa sẽ không hề nhạt phai theo năm tháng.
Xin tạ ơn thầy cô…
50 NĂM GẶP LẠI THẦY CÔ XƯA…
TRƯƠNG TẤT THỌ
Nhận lời mời của Trương Văn Dân và Ngô Thanh Hùng, hôm nay 17/11/2013 tôi…chạy Show. Đầu tiên tôi đến café Du Mien Phú Nhuận dự họp mặt văn nghệ sĩ nhân dịp ra mắt tập san Quán Văn số 18, hát tặng Helena nhạc phẩm Aline sau đó 12g tôi “bay show” qua Sông Trăng của nhà thơ Văn Công Mỹ hội họp với anh em cưu học sinh Cường Để gồm cả hai trường nam nũ.
Các Thầy Cô cùng cựu học sinh Cường Để
GẶP NHAU TAY BẮT MẶT MỪNG
Người ta thường có câu gặp nhau tay bắt mặt mừng, nhưng tôi đến hơi bị rụt rè e lệ. Không ai biết tôi trừ em Ngô Thanh Hùng. Giữa tôi và Hùng có một kỷ niệm khá dễ thương. Hôm đầu gặp nhau cũng ở Sông Trăng cách đây vài năm, hai anh em cùng trường tìm hiểu nhau.
Hùng hỏi:
-Anh vào Cường Để năm nào?
Tôi nghe không rõ nên trả lời: “1964”.
Hùng vui vẻ đáp;
-Vậy anh trước tôi 3 năm chứ gì. Tôi vào 1967. Tôi “Ừ!”
Rồi anh em nói chuyện “tám” vui vẻ mọi thứ trên đời. Và tôi kể tiếp việc xa Cường Để vào Đại học năm 1965. Lúc đó Hùng mới ớ người ra hỏi:
-Vậy anh tốt nghiệp Cường Để 1964?
Tôi gật đầu, Hùng cười xòa nói:
-Vậy anh vào năm 1957, lúc ấy em mới…2 tuổi. Vậy anh lớn hơn em mười mấy năm lận. Tôi tỉnh bơ gật đầu. Cậu không ngờ gặp trúng ông già còn…xuân
Sau vài thoáng giây bở ngỡ vì không ai biết mình, một lát sau tôi gặp được những khuôn mặt thân quen như Văn Công Mỹ, Thanh-phu nhân của VCM-Nguyễn Đăng Trình, Lê Đình Giáo, Võ Xuân Đào, Khà Khà v…v.. nên hết bở ngỡ.
THẦY TẤN ÔM HÔN SAU 50 NĂM XA CÁCH
Gặp Thầy Tấn tôi rất mừng và hỏi ông:
-Thầy nhờ em không?
Ông cười, phang ngay:
-Trương Tất Thọ chứ gì. Gặp mày tau mừng quá ! Đọc báo Sai gon Tiếp Thị thấy mày bị tai biến nhưng Trời kêu không dạ, nay thấy mày đi được là tau mừng rồi.
Xin những người hình thức trong ngôn ngữ đừng bận tâm. Thầy trò tôi thân nhau nên Thầy Tấn mày tau với tôi là chuyện bình thường. Thầy đi với cô. Khi tôi gặp cô thì tôi và cô tay bắt mặt mừng, rất thân mật. Đơn giản tôi và cô học chung lớp, ngồi cách nhau một bàn, nhà lại là hàng xóm của nhau, là bạn thân suốt 3 năm đệ nhị cấp. Sau 50 năm mới gặp lại, không mừng, không thân thiết làm sao được. Tôi lên sân khấu nói rõ mối quan hệ giữa tôi với Thầy Tấn và hát tặng Thầy Cô nhạc phẩm « Mộng dưới hoa ». Cô mang hoa lên tặng bạn ngày xưa còn Thầy lên hát chung với tôi rồi sau đó ôm hôn tôi thắm thiết. Khi tôi xuống sân khầu, tôi bèn ôm hôn lại Thầy. Vui nhất là cô MC rất có duyên đã giới thiệu tôi là cựu học sinh Cường Để khóa…tiền bối đã đến dự.
Từ trái sang phải : trò cũ TTT, Thầy Vương Quốc Tấn, phu nhân Thầy Tấn, BS TNA « «dâu » của trường
TRÌNH ĐỘ ÂM NHẠC RẤT CHẤT LƯỢNG
Ban nhạc chơi khá gồm cả organ lẫn guitrist là học sinh Cường Để làm buổi sinh hoạt thêm vui tươi và chất lượng. Ngoài ra còn có thêm hai điều cần khen : đó là các món ăn đậm đà hương vị quê hương Bình Định của Sông Trăng do phu nhân của Văn Công Mỹ nấu ăn rất ngon, hơp khẩu vị. Còn một điều rất thích thú nữa, đó là trình độ cảm thụ âm nhạc của các bạn cựu học sinh Cường Để khá cao. Các bài hát có nội dung gợi nhớ trường xưa được sắp đặt công phu, in photo đàng hoàng để các bạn cùng hát. Ban hợp ca Ly rươu mừng, Trường Làng tôi, Hiệu đòan Cường Để…hát tốt, đi bè hay. Những người hát đơn ca tương đối hay, chọn nhạc thể hiện có trình độ thưởng thức nhạc làm tôi thích thú. Một điểm nhỏ nhưng đáng yêu là các Thầy Cô đến dự đều có những món quà nhỏ mang về.
Thời nay học trò đối với các Thầy Cô mà có được những tình cảm chân thành đậm đà như chúng tôi đã làm thì xin thưa : « Còn khuya ! »
TTT
Viet cam dong
Chào Anh Trương Tất Thọ!Ôm ấp giữ gìn mãi trong lòng-những kỷ niệm thân thương vể tình Thầy Trò Trường Lớp- của một Học Sinh giỏi.Tất cả điểu đó được khắc họa lại qua bài viết của Anh.Và ấn tượng! Nhất là hai chữ cuối cùng của bài”Còn khuya”đầy tự hào!?Nghe có một cái gì đó thật là ..Nói thẳng hay mất lòng?Nói xeo xéo sợ hờn?Nói lẫy sợ giận không biết đường xin lổi Anh!Rắng:”Cao ngạo không đấy!?”-Còn khuya có nghĩa là chưa sáng?Chưa sáng thì còn tối?Còn tối thì chỉ mình Anh biết thôi!?Và Anh lộ bí mật- kỷ niệm thân thương tình Thầy Trò và Anh học trò nhỏ..Nghe ..”Sao Anh giỏi thế! Luôn may mắn được sự ưu ái của Thầy Cô?Ứơc gì Tôi cũng được như Anh!?Sướng thật!
Anh TTT ơi, thấy anh nhắc đến GSTS Mai Trần Ngọc Tiếng ,em cũng từng học với thầy năm thứ nhất ,xin anh cho em biết thầy cô giờ có khỏe không .Em rất ái ngại vì thầy cô không có con đẻ.Cảm ơn anh nhiều.
Anh 3T ui,
GS Mai Trần Ngọc Tiếng có phải là BS Trần Ngươn Phiêu không ? Chồng của GS Mai Ngọc Tiếng ?
Xin đọc tự truyện của ông :
http://ngaycu.blogspot.com/2013/08/gio-mua-ong-bac-truyen-dai.html
“Anh 3T ui,
GS Mai Trần Ngọc Tiếng có phải là BS Trần Ngươn Phiêu không ? Chồng của GS Mai Ngọc Tiếng ?
Không anh ạ. Mai Trần Ngọc Tiếng là tên ghép của Thầy Trần Ngọc Tiếng và Cô Dương thị Mai. Nên BS Trần Ngươn Phiêu không phải là chồng của cô Mai Ngọc Tiếng. Cám ơn tài liệu bạn cung cấp để tham khảo.
Chào Ngochan,
“Anh TTT ơi, thấy anh nhắc đến GSTS Mai Trần Ngọc Tiếng ,em cũng từng học với thầy năm thứ nhất ,xin anh cho em biết thầy cô giờ có khỏe không .Em rất ái ngại vì thầy cô không có con đẻ.Cảm ơn anh nhiều.”
Cả Thầy Trần Ngọc Tiếng và Cô Dương thị Mai đều đã qua đời rồi em ạ,
Cô tên thật là Dương Thị Mai, sinh ngày 12-10-1917 tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, tốt nghiệp cử nhân khoa học tại ĐH Sorbonne (Pháp), về nước làm việc tại ĐH Khoa học Sài Gòn, bảo vệ bằng cao học (1957) rồi lấy bằng tiến sĩ sinh học tại ĐH Purdue (Mỹ) năm 1962.
GS.TS Mai Trần Ngọc Tiếng là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng thực vật tại VN, bà đã hướng dẫn nhiều công trình nghiên cứu đi vào phục vụ đời sống như diệt cỏ dại trên nông trường, giải quyết vấn đề rụng trái tiêu…
Còn GSTS Trần Ngọc Tiếng dạy trường ĐHDK cũng đã qua đời năm 2008. Nhân ngày 20/11, anh em mình cùng tưởng nhớ đến công ơn Thầy Cô đã dạy dỗ chúng mình năm xưa.
Chào anh Ba tê!
Vừa ở NT về, em ghé thăm anh liền đây!
_ “Bụi phấn 2”, anh viết thật chân tình, đượm sâu cái nghĩa Thầy-cô-trò đọc… cảm động lắm!( qua hình ảnh “Sông Trăng”)…
Em lấy làm vinh hạnh, được là “em út” của một cựu học sinh “tiền bối” đa năng, đa tài trường Cường Để Quy Nhơn xưa!
Vài hàng chia sẻ cùng anh nhân ngày Nhà giáo, xin chúc các Thầy cô, cùng anh luôn sức khỏe, bình an và vui đầy nhé!
Em ui,
Được em khen, anh sướng rên mấy đìu hiu, mũi nở như cà chua. Mai anh nấu canh cà chua anh em mình ăn nhé.
Chào anh 3T,
Đọc câu này :
“cô là cưu nũ sinh Marie Curie, dạy Pháp Văn đồng thời cũng là GV chủ nhiệm. Học trò miền Trung mà được một cô giáo học trường Pháp ở Saigon dạy Pháp Văn thì tuyệt cú mèo nên chúng tôi ái mộ cô lắm.”, làm tôi nhớ cô Ngô thị Hoa, vợ thầy Trương Ân.
Tôi học trung học đệ nhị cấp ở Cường Đễ (67-70),lớp 10 và 11 học Pháp văn với cô, cô cũng là Gv hướng dẫn – hồi ấy làm gì có từ GV chủ nhiệm !-. lớp 12 học Pháp văn với thầy Trương Ân. Cô dầu học trường Tây , nhưng vẫn là một phụ nữ rất Á đông: mềm mỏng ,dịu dàng cư xử rất tế nhị ,với học trò và đồng nghiệp, ai cũng yêu quí cô. Còn thầy Ân trong lớp thầy nghiêm quá tôi hơi e dè, nhưng khi đến nhà thầy, chổ riêng tư thầy rất chân tình , cứ “toi toi- moi moi”
Thầy cô đã định cư ở Pháp, thầy đã qua đời.
Anh 3T ui, tui cũng có mấy cái BẢNG DANH DỰ ở CĐ, nhưng cao nhất là thứ hạng 3 mà thui (không “le” như anh chìa ra cái nào cũng 1 ) .Khoe với anh cho có chút chít đàn anh – đàn em vui cửa vui nhà chút thui!
Xin chào bạn lemongthang,
Hồi xưa tôi cũng học Pháp văn với Thầy Trương Ân (khi chưa lên Hiệu Trưởng). Khi đi học tôi thuộc dạng học sinh “cá biệt”. Thường ai giỏi toán thì dốt văn. học giỏi thì chơi dở thuộc dạng cù lần. Còn người chơi giỏi thì là nỗi kinh hoàng của các Thầy Cô vì học dốt ơi là dốt. Riêng tôi không đụng hàng ở chỗ: Năm đệ nhất đứng nhất cả triết lẫn toán, chơi giỏi cả thể thao, văn nghệ kèm cả học giỏi. Năm đệ Nhất lãnh hai phần thưởng Danh dụ lớp và xuất sắc trường. Khi về phải thuê xích lô chở về vì phần thưởng bọc giấy hồng cao từ chân đến đầu. Về nhà ba tôi phải phụ khiêng vào. Như vậy anh em mình cũng đều là đệ tử Thầy Trương Ân cả. Tôi rời Cường Để năm 1964 nên không biết cô Hoa (hoặc không học nên không biết). Thầy Ân dạy hay, tính hiền, tốt nhưng vắn số.
Lên đại học tôi cũng thuộc loại sinh viên cá biệt: Học Dược nhưng không dạy kèm mà kiếm tiền bằng nghề dạy nhạc (chung với nhạc sĩ Anh việt Thu tác giả bài Giòng An giang, 8 điệp khúc…). đàn 3 ban nhạc đài TH, viết cho 3 tờ báo để rồi lo “khấn tiên sư” những xấp cours dày cộm khoa Dược, thi cho đậu.
Chúc vui khỏe nhé.
TTT
Rất đáng kính quí anh chị thời học trò từ năm 1960 . Quá lâu mà còn nhớ và còn hình ảnh…Tuổi trẻ chúng tôi bây giờ cjo1ng quên và mất hết kỷ niệm cũ …ôi là quá vong ơn !!!
Tôi còn lưu giữ những con tem quí lại là tem lỗi từ năm 1900 nữa đấy bạn ạ. Hôm nào sẽ viết bài thú sưu tầm tem, một cách chơi không đưng hàng với tuổi trẻ ngày nay.
Rất đúng là bụi phấn…tình thầy trò khó quên !
hi anh TTT,
đã đọc bài viết thấm đẫm nghĩa tình “tôn sư trọng đạo” của anh… tôi tủm tỉm cười hoài!… không biết tủm tỉm anh hay “tỉm tủm” tôi… tương đồng nhiều mà dị biệt cũng không ít… nhưng cùng mẫu số chung là không bao giờ quên những thầy cô giáo của mình, thậm chí những vị hồi khai tâm vỡ lòng… [tôi lại còn ước mơ trở thành cao thủ võ lâm nên có thêm những sư phụ võ thuật và đồng thời hoài bão trở thành tướng lãnh nên có thêm những huấn luyện viên quân sự nữa đó anh… ghê chưa!]…
hôm thầy cô & học trò gặp lại nhau sau mấy mươi năm ở Sông Trăng vừa cảm động vừa vui sướng ai ai cũng rạng rỡ nụ cười… đã lắm!…
qua sân chơi xunau.org này, mình một lần nữa cùng kính lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 anh 3T nhé…
thân quí…
Hôm đó hát lại bài “cà ri dê” tặng NDT và xóm nhà lá Xứ Nẫu đấy.
thì cả đám bạn Cường Để & nguahoang lắng nghe anh hát 2 bài trong đó có bài “cà ri dê” được vỗ tay quá trời… he he…
Ông thầy TTT cũng tài hoa không kém
Còn chuyện này cũng vui lắm Champa ạ: Gặp nhau, ông phang tôi, tôi cũng…phang lại liền: “Anh còn…nợ em” dĩ nhiên ông làm sao biết ông còn nợ gì, tôi bèn nhắc
-Gần thi Tú Tài, Thầy động viên thị đậu cao để làm rạng danh cho trường bằng cách hứa với em “Mày đậu đi tau thưởng mày một khóa học lái xe hơi khỏi tốn tiền…” (Thầy có nghề tay trái dạy lái xe). Tôi gật liền. Tôi hoàn thành chỉ tiêu rồi tức tối bay vào Saigon thi học bổng đi Canada nhưng lấy 12 người mà tôi xếp thư 25 nên thua đành chui đầu vào Dược. Dĩ nhiên không có thì giờ để học lái xe do Thầy thưởng nên 1967 tôi đành học lấy bằng ở Saigon. Nên sau 50 năm mới hát câu nhắc lại “anh còn nợ em” là vậy. Cả hai cười xòa. Thầy trò như vậy ôm nhau hôn trên sân khấu mới đạt…chất lượng.
Phản hồi của Thầy Tấn (qua tin nhắn)
Đã xem bài trên Xứ Nẫu, viết rất chân thật và tình cảm, hay lắm. Còn giữ được các tài liệu cũ là quá giỏi. Cám ơn.
Trả lời Thầy Tấn,
Em đã gởi hình gia đình Thầy và gia đình em qua Úc cho cậu tài xế của em mang quà biếu Thầy ngày 20/11/1967 rồi. Ngày xưa em là Thủ trưởng của cậu ta còn nay thì cậu ta là đại gia của em mỗi khi về VN. Em vẫn thương quí Thầy như ngày xưa. “Mình” hôn nhau vui Thầy há.
Học trò “yêu” ngày xưa của Thầy.
TTT
“ngày 20/11/1967 rồi”. Xin lỗi ngày 20/11/1997 rồi.
chào anh T3 TTT,
đọc bài viết của anh như được lội ngược thời gian “tìm về quá khứ” của hơn 40 năm trước…
ông anh 3 T này thật đa tài. đa cảm.
xin mạn phép ghi thêm vào lời “phꔓkhông đụng hàng”, của cô Bùi Khương (-Hạnh kiểm: Ngoan!-Học lực: Nhỏ mà học giỏi, đáng khen!–Chuyên cần: Khá!)
TTT vốn đa tài, đa tình, đa cảm
là người Bình Định, thích ăn bánh “đa” nên …cái gì cũng “đa đa”.haha
Posted by 222.254.154.130 via http://webwarper.net
This is added while posting a message to avoid misusing the service
Thân gởi anh chàng dễ mến Trương Văn Dân,
“TTT vốn đa tài, đa tình, đa cảm
là người Bình Định, thích ăn bánh “đa” nên …cái gì cũng “đa đa”.haha”
Chắc mình “nợ” Dân quá. Vì sao? Vì đọc “còm” của Dân mình bật cười một mình, mà cười là liều thuốc bổ, mình uống thuốc bổ khỏi tốn tiền nên nợ TVD.
Hôm họp mặ ra mắt quán Văn 18, mình thấy đàn ông VN chả galant chút nào. Trong số các bạn gái ở đó có Helena là người đặc biệt nhất. Nếu mình là MC mình sẽ nhấn mạnh việc giới thiệu khách quí có Helena, người phụ nữ Tây Phương về làm dâu quê hương VN, đã có công dịch thơ Tôn Nữ Hỷ Khương ra tiếng Ý, tiếng Pháp để phổ biến thơ văn VN ra thế giới…Thế là mọi ánh mắt cảm tình ngưỡng mộ đều dành cho Helena. TVD là chồng chỉ cần nghe vài lời phát biểu của mình là mọi người đều thương đều quí vợ Dân, Dân có thích không, Còn chuyện mình hát tiếng Pháp tặng Helena xong mọi người “bis” mình không hát tiếp mà móc bóp lấy cái phím (mediator) chuyên nghiệp tặng cậu đàn để cậu ta hiểu ngầm mình đánh giá cậu đàn amateur quá, hệ thống âm thanh bết quá, không đáng để mình hát. Không phải ngẫu nhiên mà mình nhìn Helena rồi hát “Helena, pour qu’elle revient…” để sau này nàng còn quay lại và không trách đàn ông VN kém galant với phụ nữ đó. Mình thuộc dạng đàn ông “ngu trường kỳ, thông minh đột xuât” mà. Nhờ gần Dân nên thông minh đấy.
Hôm nay anh sẽ hát bài có con chim đa đa để tăng TVD đấy.
Anh 3T ui,
Khi tui học lớp 10 , cô Ngô thị Hoa có dạy cho chúng tui , một lũ nhóc ” đại trượng phu- nam nhi chi chí” một buổi học galant.
Hôm ấy ,cô giảng từ galant và khuyên tụi tui nên galant. cả lớp nhao nhao ” Ối cô ơi ! Ai lại đi nịnh đầm bao giờ !”. Cô cười nhẹ nhàng rất từ bi…Suốt buổi học hôm ấy cô giảng dạy cho chúng tui từ galant và tinh thần galant9 (thầy giáo ngày xưa đâu có sợ cháy “giáo án ” ) !- Có lẽ nhớ cô mà chúng tui trưởng thành
“nam nhi chi chí” hơn chăng ?
Ngày xưa đi học, tụi mình ngưỡng mộ kiến thức uyên bác của các Thầy Cô. Còn ngày nay mỗi khi đi họp PHHS về, mặt ai nấy dài thoong, không hiểu tại sao???
Những trang viết về thầy, cô của anh mộc mạc, chân thành và thấm đượm nghĩa tình của những học trò tỉnh lẻ.
Chúc anh luôn vui, khỏe.
Em cho anh làm nhà “nội cảm” tí nha: Em có ánh mắt sáng và rất đẹp. Ngồi ăn đối diện với em, nhìn mắt em, anh tự hỏi “Đôi mắt này đã nhìn xâu táo bao nhiêu con tim phụ nữ rồi đây?” Chỉ có em mới trả lời được…Hihi
Anh 3 T ơi, lời “nội cảm” của anh làm cả đồng tử và mũi em nở thật to, đồng tử nở to để nhìn thêm nhiều phụ nữ nữa, mũi nở to bị nước lũ tràn vào ngộp thở nên mắt cũng phải đứng yên luôn. Hihi…
Gặp lại thầy sau 50 năm vui quá anh nhỉ
Trong lớp tôi gọi ông bằng “Thầy” xưng “em”, ông gọi “Thọ” xưng “tôi”. Ra khỏi lớp đi chơi là tôi gọi ông là “Anh” xưng “em” còn ông thì “mày, tau” búa xua gầm. Khi đi học tôi chẳng biết sợ Thầy là gì, còn được các thầy cô cưng nữa là đàng khác. Vì vậy nên luôn lạc quan trong cuộc sống.