Từ Sâm
Đầu dây bên kia gọi tôi, “mày lại tao nhé”. Thật lạ, thằng bạn thời sinh viên làm chức to trên tỉnh bỗng dưng mời, như tôi là cấp trên của hắn vậy. Mà tôi chỉ là thằng viết văn quèn của tờ báo văn nghệ tỉnh.
Hàng năm, cận tết, tại sảnh nhà hắn khách xếp hàng như đi khám bệnh, người ra nối tiếp người vào, trật tự và lặng lẽ. Hắn chỉ tiếp có vài phút. Bác sĩ còn lấy tay gõ gõ, cắm ống nghe vài ba giây trên ngực bệnh nhân rồi ra đơn, còn hắn chẳng cần ống nghe nhưng vẫn tìm ra bệnh, đại loại là, “chú còn hơi non, phấn đấu nhé” hoặc “cái khoản quản lí chú còn yếu, anh bồi dưỡng thêm cho chú”..vv…Phong bì chồng lên phong bì, tiền đô chồng lên tiền Việt, vàng ta chồng lên vàng tây…chật kín hộc bàn.
Hôm nay là ngày 29 ăn ngày 30 tháng chạp, ngày cuối của năm lịch ta, thế là thiếu của nó một ngày tiếp khách. Có chút lộc thải lộc thừa người ta biếu nó không dùng hết, vứt sọt rác thì lộ tẩy mà cho cũng chẳng biết cho ai, hắn chẳng có bà con họ hàng ở gần, thế là tôi hưởng. Tôi biết rõ thế. Hằng năm vợ tôi ngắm từng khúc giò đầy tròn nhẫy mỡ, từng hộp bánh ngoại đắt tiền như ngắm của hiếm từ trời rơi xuống. Ngày thường có bao giờ được dùng thứ đó, có mà mơ. Đỡ sắm tết. Mà có sắm thì tiền lương bọt bèo của tôi và lương tạp vụ của vợ chắc chỉ đủ để mua … dưa hành, thịt ba chỉ là cùng. Hôm sinh chật con, chiêu đãi mó hộp cơm sườn siêu nạc 15 ngàn ở vỉa hè của đường không số. Tôi nói đùa “thịt heo tai xanh mới rẻ thế”, nó trả lời “nhưng mà con thích, lâu lâu cho con hộp tai xanh nghe ba”, nghe mà xót như ăn củ cải muối.
Vậy mà tự nhiên được chia cổ tức, lộc bật chợt nẩy mầm, hoa tự nhiên nở hé. Ấy là nhờ cổ phần đêm 30.Tôi tự an ủi mình.
Tôi vào nhà hắn mà như vào nhà hoang, trống vắng, lạnh tanh. Bàn thờ chẳng nhang khói gì tất. Nó bảo vợ về quê có việc. Cách mấy hôm tôi nghe loáng thoáng, đúng rồi, thằng bạn thân nói cho vợ nó mượn tiền đầu tư gì đó, quá hạn mấy tháng chưa thấy trả, ngại quá chẳng dám đòi vì còn nhìn cái mặt của hắn trên TV nữa chứ. Nghĩ nó làm to, tiền đâu có thiếu, chắc vợ nó chưa kịp nhớ đó thôi.
Thế quà cáp nó để đâu, năm trước, chỉ còn dăm phút là đến giao thừa vẫn có người đến đưa quà, lời đồn có bao giờ sai. Hiểu ý tôi nó thở dài như bị phát hiện bệnh viêm gan,“tao nghỉ hưu gần tháng rồi”. Trời ạ, tôi trách bà mụ sao không cho nó ra đời qua giêng, thế này thì nó thất thu, cũng chả có gì mà tôi được chia cổ tức.
Tiếng gõ cửa đùng đùng như báo cháy nhà, hắn ra, mở he hé rồi nói nhỏ “chờ cô ấy về, vụ này tôi không biết thật mà”. Hắn cài khóa lẻng xẻng như khóa cửa tù.
Thế là rõ rồi nhé, vợ hắn đi trốn con nợ cuối năm.
“Có thằng cha nào bén mảng tới đâu, một chai rượu đế cũng không chứ nói chi rượu ngoại”. Nó ngữa mặt lên trời “thôi, đời là thế” rồi vào trong khệ nệ bê hũ rượu rắn hổ mang còn gần nửa, màu mỡ gà chọi.
Một thằng làm một ly rồi xoay vòng như thời trẻ uống rượu “thuốc sâu”.
Mười một giờ đêm, điện thoại reo, nó bật loa ngoài “chúc bô me mang kheo (chúc bố mẹ mạnh khỏe), chúc mủng mắm muối (chúc mừng năm mới)”. Tiếp đến một loạt tiếng Anh xô đẩy tiếng Việt như tranh nhau giữa đàn bầu và trôm pét. Hắn “hau a du” mấy tiếng rồi “khỏe khỏe”. Đó là gia đình con gái duy nhất của hắn bên Mỹ gọi về. Thằng rể người Pháp lai Ca (tức Canada, thằng rể viết thư thường viết tắt như thế). Chúng nó chỉ về Việt Nam có một lần cách sáu năm rồi, phần vì vướng bận con cái, phần vì công việc. Có tiền, hắn cho con du học từ nhỏ. Vợ hắn khóc hết nước mắt khi nghe con gái lấy chồng, mất con là cái chắc. Hắn động viên con về, cho hết tài sản, con hắn trả lời “con chẳng cần tài sản làm gì, nước Mỹ như là quê hương rồi, không thể xa được”.
Hắn cụng ly với tôi cái “rốp” như xáp lá cà. Nó không uống mà đổ thẳng vào cổ họng. Hắn lè lưỡi như tắc kè kêu đêm,“đó là sai lầm về gia đình của mình, vợ nợ, con xa. Ở tuổi này, địa vị, tiền bạc là phù phiếm. Mình cần một gia đình đúng nghĩa”. Hắn thêm ly nữa, bỏ qua lượt tôi, “nghĩ lại thì quá muộn”, tôi thấy giọt nước mắt tan chảy trên má nó như một vết rạch.
“Còn xã hội, những thằng mình nâng đỡ thì sòng phẳng với mình quá, mà cũng đúng thôi, tiền cả mà, mình chẳng trách làm gì”. Tôi đế vào “thì mày cũng sòng phẳng với cấp trên của mày vậy thôi”. Nó nuốt ực tiếng nấc như nuốt sự nhục nhã rồi khạc ra bãi nước bọt đen ngòm, cái bã của con rắn chăng?
“Mày biết hũ rượu này của ai tặng không, cái thằng mình “đì” nó đấy. Nó là thằng chẳng coi ai ra gì, học hành dốt nát, thế mà mình chưa kịp nghỉ hưu thì nó chạy thế nào mà lên được phó ban”. Hắn đứng dậy chỉ vào cuốn lịch treo tường, “của hắn đó, ở đời không biết được, nghĩ lại thì quá muộn”.
Trên TV phát thanh viên đang đếm từng giây cuối cùng của năm. Hai đứa cụng ly năm cũ. Không biết vì quá chén hay hận sự đời, uống xong hắn vung tay đập bàn một cái như thiên lôi giáng trần. Bình rượu cạn rơi xuống nền gạch nổ vang như pháo giao thừa. Khi nhặt hết các mảnh chai, con rắn hổ mang vẫn vươn cao đầu thách thức, báo hiệu năm con rắn đã đến. Hắn hồng hộc nắm cổ con rắn bẻ đôi cho bõ tức , nhưng…đó là con rắn nhựa.
Nha Trang -ngày cuối cùng năm Nhâm Thìn 2012
Một câu chuyện thú vị và bất ngờ
@Tặng anh Từ Sâm thay lời chúc xuân… muộn nhé ! (Mùng 4 rầu _dzừa dzìa )
RƯỢU RẮN CHÀO XUÂN
Hỡi SĨ say Xuân …chẳng nhắp còm !
Phen này nẫu nẫu ngó lom com…
Rắn xuân dài _cuộn _ tròn không hở ?
Nhỏ máu tim rơi …rượu đỏ lòm ! (NNT)
con rắn nhựa….một chi tiết bất ngờ quá anh Từ Sâm nhỉ !
Từ Sâm rất khéo léo trong cách “bi kịch hóa” một câu chuyện! Nó hình thành một lối kể chuyện rất có duyên và độc đáo, rất…Từ Sâm! Thật ra thì đời mà, có “lên voi xuống chó” là thường tình, “có vay thì có trả” thôi! Ở đây, tôi cho rằng với cái kết cuộc như thế, ( cho dù con rắn hổ mang trong chai rượu chỉ là con rắn cao su), thì “hắn” cũng chỉ mới ” ngừng vay” thôi chứ chưa… “trả” đâu, Từ Sâm ơi! Chúc quynh năm mới vui vẻ, an nhàn nghen.
cám ơn a Hải nhé
chúc năm mới sưc khỏe và vui vẻ
cám ơn a Hải nhé
chúc năm mới sưc khỏe và vui vẻ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đúng ra, Từ Sâm phải nói như ri, nì :
thiến-cu a Hải (thank you, Hải)
hiếp-bi-níu-dzìa…”dụ dắn” _bờ-ly(x)! (happy new year…”rụ rắn” _please!)
@ Kể ra, “bạn” của anh phải có tài mới…làm quan_ấy chính quan tài; mà đã nhập(làm) quan bấy nhiu năm,khi tới tuổi thì phải…di(xuất) quan cũng…đúng thôi?(nghỉ… “hu”). Cứ như mình thì… “giàu mồng tơi” là an nhiên tự tại_a Từ Sâm nhỉ?
Mình rat thich doc chuyen cua Tu Sam vi no phan anh nhung phu phang trong cuoc song. Van Tu Sam gon gang nhung hoc bua, doc tuong cuoi duoc ai ngo bong nghe chat chat chua chua.
Chuc tac gia mot nam an lanh va viet hay hoai nghen.
Chào chị Nga
Năm mới chị Nga lì xì cho Từ Sâm lời khen quí hơn lì xì tiền nhiều lắm. Chúc chị Nga năm mới có nhiều niềm vui mới nhé
@ Làm ăn mày sướng hơn…
Tôi có vợ con, nhà cửa đàng hoàng, tuy không vi-la vi liếc nhưng cũng có chỗ chui ra chui vào, lại là quan đương chức của triều đình. Ấy thế, tết nầy tôi lang thang ở Nha Trang giống một gã áo vũ cơ hàn. Tại sao?
Xin đáp ngay để bà con khỏi mất công théc méc: tổ tiên tam đợi tứ đợi nhà tôi vốn là dân cái bang, bị gậy, tôi là truyền nhân đời thứ mười nên được kế thừa “đả cẩu bổng”, nôm na là gậy đánh chó. Cụ tổ dạy dầu con cháu đứa nào có làm quan nhất phẩm triều đình thì hàng năm phải sắp xếp để đi ăn xin một chuyến để giữ nếp nhà. Nay đến đời tôi, tuy không phải là quan to nhưng cũng không quá nhỏ như lý trưởng, hương mục ở chốn thâm sơn cùng cốc. Dầu sao tôi cũng là quan ở chốn triều trung.
Năm nay tôi chọn Nha Trang làm địa bàn thực thi nghề ăn xin truyền thống của tổ tiên, bởi ở thành phố biển nầy tôi có một bạn thân tên Tư Củ Mì. Hắn không làm quan mà làm nhà văn. Tôi định sau ba ngày “hành sự” sẽ ghé thăm hắn. Đương nhiên tôi phải vất bỏ bộ đồ rách cáu bẩn, tắm rửa sạch sẽ, trở lại bề ngoài “dân thường” trước khi đi thăm hắn.
Trong những ngày làm thằng ăn mày, tôi đã mò đến quán cà-phê mà hắn từng ngồi với tôi lần trước. Tình cờ tôi bắt gặp hắn ở đó mà hắn không nhận ra tôi. Vẫn cái cub cà tàng, đầu tóc bù xù, râu ria lởm chởm, loe hoe như rễ tre còi.
Tôi kéo sụp cái mũ lưỡi trai rách che nửa mặt, chìa bàn tay cáu bẩn trước mắt hắn. Hắn lắc đầu mấy lần tôi cũng không rút tay về. Hắn đã không tỏ vẻ khó chịu mà còn nhỏ nhẹ bảo tôi:
– Sư phụ gõ cửa lầm địa chỉ rồi. Tôi mà có dư hai đồng để biếu sư phụ là chết liền. Tôi chỉ có 5 nghìn cho ly cà phê nầy.
Tôi kéo ghế ngồi đối diện hắn làm hắn bất ngờ. Thấy tôi ngoắc chú phục vụ kêu một ly cà phê đá, hắn kêu lên:
– Đã bảo tôi không có tiền, sư phụ tự trả nhé. Hắn cố tình nói to để nhân viên phục vụ nghe.
Sợ hắn lo lắng quá có thể đứt bóng, tôi lấy mũ xuống, bảo hắn:
– Tớ nè, cậu không nhận ra sao?
Bấy giờ Tư Cumi mới nhận ra tôi, bạn cũ của hắn, hắn kêu lên
– Cậu đấy ư, sao lại đến nông nỗi nầy? Nghe nói cậu làm quan ở triều đình, hay là cậu làm gì sai trái, bị tịch biên tài sản, bị đày làm …ăn mày.
– Không, không – tôi vội trấn an hắn. Tớ không tham ô, không nhận hối lộ, không làm gì bậy hết.
– Vậy sao phải giả dạng ăn mày?
– Tớ ăn mày thiệt chứ không giả. Nghề gia truyền của tớ mà…Mà ăn mày đâu có gì xấu, chỉ có ăn cướp mới xấu – cướp đêm hay cướp ngày gì cũng thế. Nhưng mà tớ chỉ còn được ăn mày hôm nay nữa thôi. Mai tớ sẽ bay về vì triều đình sắp có hội nghị quan trọng…Chán quá. Được hành nghề ăn mày mấy bữa thật quá đã. Sướng hơn làm quan, nhất là quan về hưu như nhân vật trong truyện của Từ Sâm.
Hắn như từ trên trời rơi xuống…chẳng hiểu mô tê, ất giáp gì cả
Chào anh Xóm Chùa
làm quan mà về hưu cực khồ là chỉ có anh bạn Từ Sâm thôi chứ ai cũng cực thì bỏ tiền ra mua quan thì có mà điên phải không anh.
Chúc anh năm mới xóm chùa anh nhiều người đi lễ lắm đó…………
Anh Từ Sâm ui !
Năm nay tháng thiếu ,lấy đâu ba mươi tết lấy đâu ra cổ phần mà chia cổ tức (?).
Posted by 123.20.44.219 via http://webwarper.net, created by AlgART: http://algart.net/
This is added while posting a message to avoid misusing the service
chúc năm mới anh Thắng
trong bài TS có nó là năm nay thiếu 29 ăn 30 nên gọi 29 cũng được mà 30 cũng được. thường thì ngày cuối năm ta gọi 30. Đó là TS tui nghĩ thế , mà ý anh cũng không sai.
Chúc anh vui vẻ bốn mùa nhé.
Đúng là ” thời oanh liệt nay còn đâu ? ” !
Một truyện ngắn thực tế và chua xót .
YD chúc anh một năm mới vạn sự như ý .
Chúc Yến Du năm mới
tiền vào như nước sông Đà
Tiền ra tí tách như cà phê đen
Hài hước nhưng sâu cay !
Từ Sâm viết rất “duyên dáng” theo kiểu Từ Sâm
Còm của Thanh Thanh “lãng mạn” như Thanh Thanh tùy bút