Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Yến Lan’

 

Mang Viên Long

Đầu tháng 6-2002 tôi có dịp được bà Yến Lan cho xem tập “Di cảo thơ Yến Lan” do bà sưu tầm, chọn lọc và ghi chép trong nhiều tháng qua. Theo dự tính thì tập Di cảo này gồm 250 bài thơ chưa được in trong một tác phẩm nào. Bà còn cho biết, hiện đang sưu tập, sắp xếp, cố gắng giới thiệu cùng độc giả trong vài tháng tới…. (more…)

Read Full Post »

Chơi xuân

Yến Lan

images (1)

Gửi bạn vào xuân, hương cúc thoảng
Thung sâu bặt tiếng búa sơn tràng
Quyên đôi rỉa cánh chòm mai nhún
Câu đối trưng lên ánh nhũ vàng. (more…)

Read Full Post »

  • Thơ là cái đẹp đi lầm lũi trong im lặng

                          Hay : 100 năm với nhà thơ của Bến My Lăng

Lâm Bích Thủy

yenlan_01

Bài viết dành tặng người cha là thi sĩ

(more…)

Read Full Post »

  Lâm Bích Thủy 

 NhathoYenLan

 

Năm 18 tuổi, học xong bậc trung học, ba tôi kiếm sống bằng dạy tư tại chùa Ông. Tối đến, ông làm thơ. Thơ ông đăng trên các báo: Phụ Nữ, Tiểu Thuyết Thứ năm (TTTN). Có lẽ ông sinh ra là để làm thi sĩ. Bởi từ những bài thơ đầu, đăng trên báo, người đọc gọi ông bằng cái danh từ dễ thương- Thi sĩ Xuân Khai. Cái từ thi sĩ” đã gieo vào lòng ông nỗi háo hức tiến sâu vào thế giới của văn chương là vậy! Bởi, nơi này ông có thể giải bày tâm tư, tình cảm và chia sẻ buồn vui  (more…)

Read Full Post »

Lâm Bích Thủy

hinh ong

Vào những năm 1930-45 thế kỷ 20, tại dải đất Bàn Thành, thị trấn An Nhơn thuộc Bình Định có bốn người bạn làm thơ, họp lại thành nhóm “Tứ hữu Bàn Thành”. Nhà nghiên cứu văn học thời bấy giờ tên Trần Kiên Mỹ, quê ở đất võ Tây Sơn, chơi thân với họ, ông yêu mến và nhận thấy thơ của bốn ông bạn tuy ngẫu nhiên nhưng sao tương ứng với các linh vật, thơ Hàn Mặc Tử thì như rồng (Long), thơ Yến lan lành như Lân, Quách Tấn như Qui, còn Chế Lan Viên như Phụng; vì vậy ông lấy tên các linh vật ấy đặt cho từng người và gọi nhóm với tên “Tứ Linh”. Từ đó, cái tên Tứ hữu Bàn Thành hay  Tứ Linh luôn song hành trong văn đàn là vậy đó. (more…)

Read Full Post »

Hồi ký của nhà thơ Yến Lan

tải xuống

 

Dường như tất cả những cuộc gặp gỡ trên thế gian đều do trời sắp đặt?  Có cuộc  gặp lảng mạn, sau đó trở thành một nửa của nhau, và có những cuộc gặp thú vị để rồi thành băng, nhóm v.v….   Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhà thơ Yến Lan về buổi gặp mặt đầu tiên với Hàn Mặc Tử, và những liên quan giữa họ sau này..: (more…)

Read Full Post »

Lâm Bích Thủy

hinh ong

Đúng ngày Rằm trung thu năm Quí Tỵ-2013, tròn ¼ thế kỷ; cha tôi – nhà thơ Yến Lan trong cõi vĩnh hằng- mười lăm năm ấy là một quãng thời gian không dài so với hàng ngàn năm lịch sử dâu bể của một dân tộc. Nhưng, với chúng tôi –con cháu Ông thì quá dài, bởi người cha thân yêu của minh vắng bóng! Dẫu cha không còn, chúng tôi; dù xa quê từ nhỏ và cơ hồ như mất gốc, nhưng vẫn luôn nhớ về nơi cha sinh; vì ngoài tình ruột thịt, máu mủ ra, đã hơn 60 năm rồi mà vẻ đẹp lãng mạng kỳ bí của ánh trăng “Rơi vàng trên mặt sách” và tiếng gọi đò của chàng kỵ mã áo xanh “run rẫy cả ngành trăng” trên con sông Côn của quê hương trong đêm khuya thuở nào vẫn văng vẵng bên tai chúng tôi. (more…)

Read Full Post »

Lâm Bích Thủy

YenLan

 

Đối với nghiệp cầm bút của ba tôi, chỉ là vô tình, sao đời thơ ông lại tựa như ý tình trong “Bến My Lăng”. Ông  cặm cụi chèo trên bến sông thơ, thuyền ông đã chở nặng những dòng thơ cuộc đời, nhưng khách thơ tìm đến chỉ ngắm nghía qua loa rồi bỏ đi, bỡi đó chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ mang tính chất cảm xúc là chính. (more…)

Read Full Post »

 

Lâm Bích Thủy

hinh ong

Trich hồi ký “ Về người cha thi sĩ”

Nhắc đến những người bạn thân thiết của ba tôi, nếu không nhắc tới cô Châu Thị Hạnh là thiếu sót lớn. Bởi lẽ người bạn gái này đã để lại trong lòng ba tôi những dấu ấn khó quên. Hơn nữa, cô là người tài trợ cho chuyến đi ra Huế, để rồi từ Huế ông viết vở kịch thơ đầu tiên của nền văn học Việt Nam – “Bóng giai nhân”. (more…)

Read Full Post »

Lâm Bích Thủy

YenLan

Ba tôi nghèo không được ông ngoại chấp nhận. Cuộc tình của ba mẹ rất trắc trở. Những cuối cùng hai người vẫn đến được và sống cùng nhau trên 60 năm để chia sẻ và khỏa lấp những khoảng trống cho nhau trên cõi đời. Vào những năm cuối đời, tay ba run không cầm được bút, nhưng ý ba qua tay mẹ, mà gần 500 bài thơ tứ tuyệt của ba đã đến được với bạn đọc. Những bài thơ tứ tuyệt này để lại cho đời những áng văn trác việt (more…)

Read Full Post »

Older Posts »