Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Võ Phiến’

Võ Phiến

Thơ Võ Chân Cửu
 
Võ Phiến bảo trong tâm hồn một số văn thi nhân Bình Ðịnh có nét “u huyền” khó hiểu. Ông “mời họ ra cho ai nấy thử tìm hiểu”. “Họ” đều đã nổi tiếng, trừ một người, người trẻ nhất. Vì trẻ, người ấy thuộc vào “Văn Học Miền Nam”. Ðây lời mời nhà thơ Võ Chân Cửu (theo gocnhin.net)
 
Bài trích từ  Văn học Miền Nam, Tập IV – Thơ (trang 3167-3171) NXB Văn Học, California 1998:
 
 Hoài Thanh nhân đọc Yến Lan nhận thấy các nhà thơ Bình Ðịnh (Yến Lan là người Bình Ðịnh) thường bị vầng trăng ám ảnh.

            Quả cái vầng trăng ở bến My Lăng nọ là một kỳ bí. Trăng ấy gây bất an, gây đến sợ hãi. Không riêng trăng My Lăng mà thôi. Từ trăng của Yến Lan, trăng động Chua Me ở Sa Kỳ hay trăng đầy miệng của Hàn Mặc Tử, “trăng ma lầu Việt” của Quách Tấn, cho đến những “trăng ghì trăng riết cả làn da” của Chế Lan Viên…, tất cả đều là thứ trăng quái đản, làm ta rợn cả người.

             Nhưng bảo rằng ở Bình Ðịnh chỉ có cái trăng là đáng khiếp, không đúng. Có trăng, lại có ma: ma lầu Việt, ma Hời, và yêu tinh, và quỉ quái… Và cả những khi không có ma quỉ gì ráo, chỉ có mấy chiếc lá rơi, thi nhân Bình Ðịnh cũng dựng nên cảnh hãi hùng:


“Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ,
Tiếng khu vang rạn khới đầu ta?
Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh
Như tiếng xương người rên rỉ khô?
Mơ rồi! Mơ rồi! ta mơ rồi!
Xào xạc chỉ có lá vàng rơi
Quanh mình bóng tối mênh mang cả
Thấp thóang đôi hồi lửa đóm soi.”
(Mơ Trăng – Chế Lan Viên)

              Chỉ có sao in đáy giếng, thi nhân Bình Ðịnh cũng ghê người:

“Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng
Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma?”

                                     (Ta – Chế Lan Viên)

               Chỉ có đám mây in hình xuống dòng nước, thi nhân Bình Ðịnh trông thấy cũng làm ta nổi da gà:

“Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng
Trôi thây về xa tận cõi vô biên.”

                                 (Thơ Ðiên – Hàn Mặc Tử)
         
                Vậy đó. Cho nên sau này có những người lấy làm nghĩ ngợi về cái con người ở vùng đất này. Vâng, cái lạ lùng là của người, chứ không phải của trăng của ma. Không phải riêng trăng có sức ám ảnh như ông Hoài Thanh đã nói, mà cái gì cũng ám ảnh được người Bình Ðịnh: cái lá, cái sao, đám mây v.v. Mọi thứ, kể từ những thứ hiền lành nhất.
                 Ông Lại Nguyên Ân chẳng hạn, nhân bàn về Hàn Mặc Tử, ông luận luôn đến khí chất người miền Trung. Theo ông, người Việt miền Trung thì “khắc nghiệt, riết róng, quyết liệt, táo bạo, cực đoan”, thì “sôi máu, táo tợn, liều lĩnh” hơn người Việt ở cả ngoài Bắc lẫn trong Nam. Tiếng nói ở miền Bắc (kể từ ngữ âm đến từ vựng, ngữ pháp) vốn sáng và rõ. Tiếng nói miền Trung thì tối và đục, hoang dã; nó “chuyển” tải những cảm quan điên dại, siêu thực tế của con người trong những dò tìm về những cõi hư huyền, vô hình, vô ảnh trong những diễn tả về thế giới âm u”. Ngôn ngữ như thế, tồng hát cũng thế. Ngoài Bắc có chèo, ở Trung có tuồng. Ở chèo không có gươm có giáo, không có giặc giã, chính biến; trên sân khấu chèo toàn giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo. Trái lại ở tuồng (hát bộ) thường có gào có thét, có giết chóc dữ dằn, rộn rịp đầy những hùng binh dũng tướng. Do khí chất mà khác nhau cả (1) .
              Đồng bào ngoài Bắc cũng như trong Nam thường xem như trên giải đất từ Thanh Hóa vào Phan Thiết mọi sự chung chung là giống nhau; giọng Huế là giọng miền Trung; ông Ngô Đình Nhu là cái thâm hiểm của miền Trung v.v.. Thực ra, suốt giải đất dài ngoằng, quá dài ấy, có nhiều dị biệt: giọng nói Nghệ Tĩnh không hề giống giọng Phan Rang Phan Rí, tính người Nam Ngãi khác hẳn tính người Trị Thiên; cha đàng ngoài, mẹ đàng trong của Xuân Diệu, mặc dù đều là người Việt miền trung cả, vẫn khác nhau rõ rệt v.v.. Cho đến nay, khó mà biết được thực ra những cái gì là đặc điểm chung cho các thể hiện tâm hồn của người miền Trung. Những điều mà ông Lại Nguyên Ân vừa nói, đại khái là chỉ hợp cho một vùng Bình Định thôi: Tuồng (hát bộ) gốc Bình Định, Hàn Mặc Tử và bạn bè trong nhóm ông hầu hết là Bình Định.
             Tất nhiên tôi không muồn giành giật với các tỉnh khác, không muốn vơ vào cho Bình Định làm gì tất cả những cái “sôi máu”, “táo tợn”, và “hoang dã”, và ối trời! cái “điên dại nữa. Làm như thế chỉ e bị bà con đồng tỉnh trách giận thôi, ích gì? Chẳng qua phần ai nấy gánh.
              Võ Chân Cửu đã gánh đủ.

              Này xem: Xa làng lâu ngày, một hôm trở về ông thấy núi thấy mây ở quê mình:

    “Bỗng nhiên lạnh cả hồn tôi
Khi trông thấy dáng núi ngồi co ro
…………………………………………
      Mười năm làng cũ không về
Ðăm đăm mây trắng lê thê mái đầu.”

                           (Ðăm đăm mây trắng)

              Trên đất nước này, bạn có từng bắt gặp cái núi ở nơi nào nó ngồi như vậy không? Bạn ngờ rằng thứ núi co ro đáng hãi nọ ngẫu nhiên là đặc cảnh địa phương chăng? Không phải vậy đâu. Không cần nhìn cảnh làng mình Võ Chân Cửu mới thấy ra vậy; ngay lúc đi giữa thành phố Sài Gòn ông cũng thấy những cái khó có người thấy:

“Ngã ba ngã bảy xe đi khuất
Cơ khí xen cùng nhịp gió mưa
Tiếng ma thiên cổ vong u uất
Vắng lặng buồn xo suốt bốn mùa.”

                                    (Sài Gòn)

             Những mây lê thê, những ma thiên cổ nọ là ở trong hồn người, không ở ngoài cảnh vật. Trong tâm hồn chàng thi sĩ trẻ tuổi người Bình Ðịnh cách xa trường thơ “loạn” một thế hệ, vẫn cứ còn chất chứa đầy những “hư huyền, âm u”.

            Cái gì đã phủ xuống cuộc sống tâm linh của nơi này màn u huyền ấy? Tôi không hiểu nổi đâu, không dám lạm bàn tới đâu. Có lúc tôi thấy quanh mình toàn thị những bà con chất phác thàn hậu. Có lúc khác lại đối diện với những con người quằn quại dị thường. Biết nói sao, ngoài việc mời họ ra cho ai nấy thử tìm hiểu, suy nghĩ?

                                                                                                              1 – 1993
——————-

(1)  Lại Nguyên Ấn- “Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử”, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 1 tháng 12-1991. ọcHH

Nguồn Tạp chí Quán Văn

Read Full Post »

Đặng Phú Phong

     ( Ông bà Võ Phiến với những tháng ngày thong dong.)

Ông Võ Phiến gọi Nguyễn Mộng Giác là một người “thàng”(hậu). Ông Nguyễn Mộng Giác cũng gọi Võ Phiến là “thàng”. Và, hai ông định nghĩa thàng như sau:

Nguyễn Mộng Giác: “Thàng” không phải là hiền. “Thàng” là một chữ định hình, chứ không định tính. Người thàng, là người ít nói, tránh né những tranh chấp rắc rối, sẵn sàng chịu phần thua thiệt để giữ hoà khí, cố giữ bề ngoài đơn giản lùi xùi để không bị ai xem là kẻ quan trọng. Người thàng có thể hiền lành vì không dám làm việc dữ. Nhưng người thàng cũng có thể có những phản ứng bất ngờ dữ dội khi đột nhiên không thể chịu đựng được mãi sự thua thiệt. Người ta bảo người thàng hay cộc.” (Đặc san Tây sơn –Bình Định,1999) (more…)

Read Full Post »

  • Đỗ Hồng Ngọc
    (Vài cảm nghĩ khi đọc Cuối Cùng của Võ Phiến, NXB Thế kỷ 21, 2009)
    Vo-phien-209x300
    .

    Cuối Cùng của Võ Phiến là sự Mộc Mạc.

    Suốt một đời người đeo đẳng văn chương chữ nghĩa, chẽ sợi tóc làm tư, lặn lội vào những nẻo u uẩn ngóc ngách của lòng người, bỗng dưng cuối cùng hiện ra trước mắt một vầng sáng: Mộc Mạc.

    Phải, Mộc Mạc. Đó là tựa của một bài Thơ đặt ở trang cuối cùng của cuốn Cuối Cùng, như một khép lại: Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây… Chút nắng vàng giờ đây cũng vội… (Trịnh Công Sơn). Với tôi, Cuối Cùng là bài thơ, một bài thơ Thiền. Nhiều người tưởng Võ Phiến là một nhà văn, hóa ra ông là một nhà thơ. Đọc kỹ đi rồi thấy. Có người mắt tinh đời sớm nhận ra điều đó: “Võ Phiến là thi sĩ. Mà là thi sĩ của trần gian nữa. Dù có khi anh viết bằng văn xuôi”. (Đặng Tiến).

    Cuối Cùng của Võ Phiến là một tập sách trang nhã. Bìa cứng cổ điển. Nhưng bìa bọc ngoài lại là một mầu trời xanh và mây trắng với những cái bóng của Võ Phiến. Không phải hình, mà bóng. Một cái lõi, xưa cũ, cứng cáp bên trong; một cái vỏ, bay bỗng, tuyệt mù.. bên ngoài.

    Trang cuối không đánh số trang của Cuối Cùng như đã nói là một bài thơ. Mộc Mạc là tên bài thơ đó. Một sự trở về. Về với mộc mạc, với chân phác. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt (Trịnh Công Sơn). Chắc vậy rồi. Với Võ Phiến, chốn về đó là xóm là làng, có con trâu, con chó, con gà, đàn cò, lũ sẻ, bà con cô bác…

    Xưa từng có xóm có làng
    Bà con cô bác họ hàng gần xa
    Con trâu, con chó, con gà
    Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri.
    (Mộc Mạc)

    “Đều là cố tri”. Họ thân thiết nhau quá, gần gũi nhau quá mà! Đi sao nỡ. Xa sao đành. Chẳng qua gặp thời thế thế thời thôi. Một người như Võ Phiến hẳn “chân bước đi mặt còn ngoảnh lại, từ cái mái nhà cái thềm nhà cho đến bụi cây khóm cỏ…:” (Quốc văn giáo khoa thư). Rứt sao ra.

    Rồi Võ Phiến viết tiếp sau khi ngậm ngùi nhớ những “cố tri” đó của mình:

    Múa may mãi chẳng ra gì
    Mỗi lâu thêm một cách ly rã rời.
    ( Mộc Mạc)

    Ra gì là ra gì? “Múa may” coi cũng được quá đó chứ! Mọi người đều nhìn nhận Võ Phiến, dù không nói ra mà ai cũng phải gật gù. Đông Hồ khen “nhất” miền Nam. Nguyễn Hiến Lê khen tùy bút sâu sắc, tự nhiên, dí dõm, đa dạng…Đặng Tiến bảo tác giả hàng đầu, Nguyễn Hưng Quốc kêu nhà văn của thế kỷ… Vậy mà múa may mãi chẳng ra gì sao? Tới bây giờ, nhớ Đêm xuân trăng sáng hay Thác đổ sau nhà của ông đọc từ hồi còn trẻ, tôi vẫn còn như nghe nhột nhột ở đùi trong…

    Tuyệt vời nhất ở hai chữ: mỗi lâu. Vừa mộc mạc vừa sâu thẳm. Sao lại “mỗi lâu”? Ấy là bởi ông đã đợi chờ, đã nghe ngóng, đã mong mỏi nó “rụp rụp” cho rồi, ai dè nó cứ dùng dằng dủng dẳng, bực cả mình. Rụp rụp như cái dao phay chặt thịt mà ông từng thấy ở một người đàn ông mặc áo thun, bán hủ tíu, quơ dao múa may mấy cái rồi rụp rụp ngon lành. Đầu này nó cứ đủng đỉnh, cứ lằng nhằng. Nó càng đủng đỉnh, càng lằng nhằng ông càng bẽn lẽn vì đã có đôi lần ông làm thơ “giã biệt” gởi cho “những người ở lại’ rồi, thế mà, chính ông lại ở lại. “Quê” quá chứ phải không? Nhưng mỗi lâu rồi thì sao? Thì, khổ thay, cứ mỗi lâu nó lại thêm một cách ly, rã rời! Cách ly? Rã rời? Ông thấy hình như mọi người đâu đó đã sẵn sàng cả rồi, hồi hộp chờ đợi cả rồi, vậy mà chuyện lại không tới. Tẻn tò, tản ra, xa dần, quên lãng… ? Tự ông, ông cảm thấy “ngượng ngập vu vơ”. Ngượng ngập. Vu vơ. Văn viết không ra, chỉ có thơ mới “nói lên” được: mỗi lâu thêm một cách ly rã rời…

    Thân tàn đất lạ chơi vơi
    Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen.
    ( Mộc Mạc)

    Người ta thì gần đất xa trời, ông thì gần trời xa đất. Đất lạ, trời quen. Với người xa xứ “lạc loài đến đây” như ông thì cách ly với con trâu, con chó, con gà, đàn cò, lủ sẻ đã đành là khổ, mà cách ly với những thân tình càng khổ hơn: “Gần đây nhiều lần nghe những trao đổi tưng bừng về các hướng thơ văn cũ mới, bị không khí sôi nổi lôi cuốn mạnh, tôi xun xoe nhấp nhỏm. Bỗng chợt buồn, tặc lưỡi: Mình còn được bao nhiêu ngày tháng? Những chuyện … như thế… trên đời… ối dào! ( Người ơi người ở dài dài, tr45)”. Mãn Giác thiền sư chẳng đã từng than “Sự trục nhãn tiền quá/ Lão đầu tùng thượng lai…” đó sao? Còn “rã rời”. Làm sao mà không rã rời cơ chứ? Có cái gì gắn với cái gì đâu. Toàn tạm bợ, lắp ráp cả đó chứ. Ngũ uẩn giai không mà! Bài thơ “Cũng Hợp” –lại Thơ- mở đầu cho cuốn Cuối Cùng, ông chẳng bảo “lắp ráp” xài chơi, lâu ngày chầy tháng thấy “cũng hợp”, cũng OK. Rồi đến một lúc nghĩ hay là ta… ở lại trần gian luôn chừng nghìn năm nữa cũng được. Để rồi giật mình: đã lắp ráp thì hẳn có lúc phải rời ra. Một câu hỏi đặt ra: Lắp ráp để chi? Để “trưa nào cũng bay” ( tr 139) chớ chi. Hoàn thành nhiệm vụ rồi thì rã. Rã rồi lại ráp không chừng. “Cả năm uẩn chúng quấy ta là thế” (Cũng Hợp). Võ Phiến hiện nguyên hình thành một… thiền sư!

    Dặn lòng lòng vẫn nao nao
    Ta đi mây ở, trưa nào cũng bay

    Nhưng thiền sư mà có cái chuyện dặn lòng này mới lạ! Dù sao thì cũng chỉ nao nao thôi. Nao nao khác với bừng bừng. Đó là khi ông nhìn những phút “ântình” của chim câu: “…cái đuôi con chim mái, vẹt qua một phía… “. Xong. Rồi bay. Trưa nào cũng bay. Ông thấy “nao nao”. Nao nao quá chớ. Nó đến nó đi hờ hững thản nhiên. Sao trời nỡ đọa đày nhau đến thế? (Cũng Hợp, tr 17).
    *
    Cái còn lại của một cốt cách : ít ỏi quá, mong manh quá”. (Hình bóng cũ, tr 32).
    Không đâu. Cái cốt cách ở đời của Võ Phiến theo tôi không ít ỏi quá, cũng chẳng mong manh quá. Nó đáng cho ta ngã mũ chào. Với một nụ cười tủm tỉm, hân hoan.

     

    Đỗ Hồng Ngọc

    (2010)
    ………..
    (*) Hình bóng cũ, Võ Phiến.

Read Full Post »

Cái Còn Lại

Võ Phiến

Cái Còn Lại

 

Năm đó chàng độ hăm lăm hăm sáu tuổi. Không chừng đến ba mươi cũng nên. Chàng không nhớ rõ: vào khoảng từ hăm sáu tới ba mươi. Một đêm đầu tháng chạp mẹ chàng trở bệnh. Hai giờ sáng, chàng lấy tờ báo chiều hôm trước ra tìm bác sĩ trực.
— Đường Võ Di Nguy, số chừng ấy, khoảng nào nhỉ? Số lẻ, phía bên nào nhỉ?  (more…)

Read Full Post »

Ăn Và Đọc

Võ Phiến

 

 Thỉnh thoảng chúng ta gặp ở tiệm một vài người Mỹ ngồi ăn phở. Có người cầm đũa khá thạo. Trong số một đôi triệu người Mỹ luân phiên đến xứ này rồi ra đi, những kẻ tò mò tiến xa vào nếp sống Việt Nam tới mức ấy chắc không lấy gì làm nhiều. Các kẻ ấy trở về nước, giữa dăm ba câu chuyện ly kỳ về đất Việt xa xôi kể với bạn bè, có thể múa biểu diễn cặp đũa, có thể nói đến cái mùi lạ lùng của rau quế vừa ăn vừa ngắt từng lá bỏ vào tô phở, đến cái vị ngộ nghĩnh của những tép củ hành nhúng trong nước dùng vớt ra với chỏm lá xanh xanh v.v… Như thế là vượt xa quá những khuôn sáo, những chỗ gặp gỡ thông thường của các du khách rồi. Du khách Tây phương nói về món ăn Việt, bất quá gặp nhau ở món nước mắm, rồi thôi. (more…)

Read Full Post »

Huỳnh Như Phương

 

          Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ có hai người anh là nhà văn nổi tiếng. Anh cả Phạm Văn Ký viết văn, làm báo trước khi sang Paris du học, trở thành một tác gia của văn học Pháp ngữ, được giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Những tác phẩm đa dạng về thể loại của ông như Perdre le demeure (Mất nơi cư trú), Celui qui régnera (Người sẽ ngự trị), Mémoires d’un eunuque (Hồi ức một hoạn quan), Fleurs du Jade (Hoa Ngọc) (more…)

Read Full Post »

Ai cũng chịu cô Kiều là đẹp, là đáng yêu. Nhân vật nam trong truyện, bao nhiêu chàng mết Kiều, đã đành. Mà theo lời truyền tụng xung quanh tác phẩm của Nguyễn Du thì ở đời có những nho sinh mê Truyện Kiều rồi mê luôn cả cô Kiều, mê như Tú Uyên mê Giáng Kiều trong tranh.
Photo: Google (more…)

Read Full Post »

Võ Phiến

Chế Lan Viên có bài ‘Nhớ tuổi thơ’:
“Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa
Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa…
Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế!
Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa!”

Bài thơ viết năm 1985, lúc bấy giờ Chế Lan Viên đã 65 tuổi. Một ông lão chợt nhớ nhà cha mẹ, nhớ ngôi trường học thời thơ ấu. Cái nhớ ấy gồm trong bốn chữ “Nhớ chao ôi nhớ”. Tức nhớ da diết, nhớ quay quắt, nhớ cồn cào. Yếu tố gây nhớ trầm trọng có hai: là trời xanh quá và tiếng gà gáy trưa.

(more…)

Read Full Post »

Thụy Khuê
Võ Phiến có hai bài tùy bút viết về người Bình Định.
Bài thứ nhất tựa đề Anh Bình Định và bài thứ hai, Người Bình Định.

Read Full Post »

Võ Phiến

— Thơ Nguyễn Du thật độc đáo.

— Ôi tư tưởng tân kỳ táo bạo. Mừng bạn có nhận định sắc bén, mới lạ. Bạn nói về Truyện Kiều chăng?

(more…)

Read Full Post »

Older Posts »