Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, một bên là biển Đông vỗ về, 1 bên là núi biếc trùng điệp, thành phố Quy Nhơn mang một vẻ đẹp hoang sơ mà rực rỡ say lòng người.

Quy Nhơn trải dài theo hình cánh cung, ôm lấy bờ biển cát vàng óng ánh như tình nhân. 1 bên là biển rộng sóng vỗ rì rào, 1 bên là các dãy khách sạn, khu resort cao cấp hướng mình đón gió biển. Từ đây, có thể nhìn thấy những hàng dừa xanh đu đưa theo gió, phóng tầm nhìn ra xa 1 chút sẽ thấy một màu xanh đại dương tươi mát hòa với màu trời trong vắt như ngọc.



Sau khi chọn cho mình một chỗ dừng chân bên bờ biển, du khách có thể bắt đầu chuyến du lịch với bãi tắm Hoàng Hậu nên thơ dưới chân đồi Thi Nhân.
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn tầm 2 đến 3 Km, nằm trong khu du lịch Ghành Ráng, bãi tắm Hoàng Hậu đẹp một cách kiêu sa, đài cát. Bãi tắm Hoàng Hậu hay còn gọi là bãi Trứng là một bãi biển rộng lớn với những viên đá xanh hình tròn, mặt nhẵn như quả trứng với đủ mọi kích cỡ xếp lên nhau trên bãi biển. Phía trước bãi là những tượng đá thiên nhiên chắn sóng, tạo nên 1 vùng nước lặng. Quý khách có thể tắm biển, xây lâu đài cát hoặc nhặt những viên đá lạ mắt về làm quà cho người thận.

Cao cao phía trên bãi tắm Hoàng hậu là đồi thi nhân, nơi đặt mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử. Đồi thi nhân tĩnh lặng, đắm mình trong không gian thơ mộng và chan chứa tình. Hàng năm, vào ngày tết nguyên tiêu(ngày 15 tháng 1), đồi thi nhân lại tổ chức lễ hội thơ để vừa tưởng nhớ nhà thơ Hàn Mạc Tử, Yến Lan vừa vinh danh những tài năng thơ phú của tỉnh nhà.

Dưới chân đồi Thi nhân là làng phong Quy Hòa. Ở đây có hàng trăm ngôi nhà của các bệnh nhân phong được xây dựng từ hơn 80 năm trước. Mỗi ngôi nhà có 1 kiến trúc riêng, nhưng tất thảy đều toát lên vẻ mộc mạc, giản dị và yên bình đến nao lòng người. Có thể nói, khu điều trị phong Quy Hòa là một trong những bệnh viện đẹp và độc đáo nhất thế giới.

Trong làng phong Quy Hòa còn có khu vườn tượng độc đáo. Những bức tượng bán thân của các danh y lỗi lạc được đặt cạnh nhau dưới bóng phi lao rì rào vừa toát lên vẻ uyên bác, vừa lại thanh bình quá đỗi.

Đến Quy Nhơn mà không 1 lần đặt chân lên cầu Thị Nại là 1 điều vô cùng thiếu sót. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 Km nối liền thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai.
Người Quy Nhơn mỗi khi muốn ngắm nhìn thành phố sẽ chạy xe lên con đường Quy Nhơn-Sông Cầu. Từ trên cao phóng tầm mắt xuống sẽ thu về toàn cảnh thành phố nhỏ bé yên bình như tranh vẽ, trong đáy mắt là một màu xanh của cây trái mượt mà, xanh của biển rộng, trong vắt màu trời.


Đêm Quy Nhơn không ồn ào, toàn thành phố chìm trong ánh đèn vàng dịu dàng ấm áp. Thành phố về đêm như đóa hoa quỳnh âm thầm nở bung, khoe ra vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm ngọt ngào. Du khách có thể chọn cho mình 1 quán café bên bờ biển để ngắm nhìn biển đêm điểm xuyến ánh đèn đánh cá ngòai khơi lấp lánh.

Bãi biển cũng là 1 nơi thú vị về đêm với các trò chơi tập thể như đốt lửa trại, kéo co, hay đơn giản chỉ là những bữa tiệc barbecue bên bờ biển, cùng gia đình người thân quay quần nướng lên những món hải sản thơm lừng.



Những người yêu nhau lỡ ghé chân đến Quy Nhơn vào đêm trăng rằm sẽ không bỏ lỡ cơ hội nắm tay nhau bước đi trên bờ cát trắng mịn màng, dưới ánh trăng vàng tận hưởng dư vị ngọt ngào, lãng mạn của tình nhân.


Đã đến Quy Nhơn rồi nhất định phải đi cù lao xanh. Cù Lao Xanh còn gọi là đảo Vân Phi là một hải đảo nằm gần vịnh Xuân Đài, thuộc xã Nhơn Châu cách thành phố Quy Nhơn chừng 13 hải lý về phía Đông Nam.
Du khách có thể đến mũi Hàm Tử để đón thuyền ra Cù Lao Xanh, mất khoảng gần 2h đồng hồ là có thể đặt chân lên cù lao xanh mướt một màu này.
Không biết cái tên “Cù lao xanh” có tự bao giờ, chỉ biết rằng trên bản đồ địa chính quốc gia nó nhỏ hơn một hạt đậu xanh nổi trên mặt biển.
Bên cạnh một Quy Nhơn đô thị đang từng ngày thay da đổi thịt, vẫn luôn còn đó 1 Quy Nhơn dịu dàng đằm thắm, đẹp đến nao lòng người, luôn sẵn sang chào đón bước chân bạn ghé qua.
Những lưu ý khi đi du lịch Quy Nhơn:
Nên đi trong thời gian 3 ngày 2 đêm là đủ.
Đến Quy Nhơn không nên bỏ qua hương vị ẩm thực phong phú của địa phương như: Bún chả cá, tré, bánh ít lá gai, bánh xèo, hải sản tươi…và đặc biệt nên thử qua rượu Bầu Đá trứ danh xưa nay.
Nên chọn khách sạn bên bờ biển thay vì chọn khách sạn trong thành phố. Giá phòng khách sạn tầm 300.000/ ngày, tùy theo loại phòng và chất lượng phục vụ.
[…] sửa on Tháng Hai 24, 2012 lúc 5:36 sáng | Trả lời Thanh […]
Sao không thấy tường thuật trực tiếp chuyến đi nữa ?
Gía gì đượcđi một chuyến vui như thế nhĩ
Chúc đoàn đi chơi vui nhé,không say không về
Seo hổng thấy hình ảnh gì hết zậy ta?
WELCOME HOME
Xóm Chùa mở rộng cổng chùa
Đón mấy đúa con lang thang, hoang đàng chi địa
Tung cánh chim
Tìm về tổ ấm !!!!!!!!!!!!!
Quy nhơn báo động cấp 3 rầu.
Cua còng tôm tép chạy trốn mau
Kẻo chết.
Chúng đổ bộ tới nơi rầu.
Ớt cũng bay…
Giang hồ hiệp khách dừng chưn
Bên đèo Đại Lãnh múa tưng hai thùng
Sáu nẫu dzừa nhậu dzừa run
Phia nay hỗng biết dzô mùng được không
Cua Còng Tôm tép khoan dzông(trốn)
No Tui lo gánh đang gồng chít cha….đây!
Ớt bay bay tào laoooooooooooo nghen….
Lưu ý mấy huynh:đặt chân lên đất Nẫu quần áo bảnh bao nghen;không đóng mặt khờ (vì xỉn)nghen;không nghía ngang nghía dọc nghen;không “sát sinh” nghen!Zooooot.
Anh Văn Công Mỹ wơi… có một đoàn 5 người đang tiến dzìa wui nhơn, xe chạy hổng nổi dzì chứa đầy men…hình như có Trạng Quỳnh dzìa dzay tiền bà Chúa Liễu hay sao á…….he…he….he…… Ủa mà Sáu nẫu đâu ta? có phải người đi sau cùng, mặt đỏ không dzậy?………..Hí…hí……hí………
Ghen tị với đoàn năm người đang vùn vụt tiến về QN kia quá đi.
nam nguoi toi QN roi phai khong ?
không,thưa thầy
con dzìa đây mục đích chính là dzay tiền của thầy
Anh Sáu Nẫu dễ x… ương gơ…….mới sáng sớm đang trên đường đến nơi làm dziệc, Hoa Phượng đã được nghe điện thoại của anh Sáu roài…..
Chúc mọi người dzui dzẻ nhen!
à thì ra mi đang ở đây,thế mà đoàn giang hồ hiệp khách bao vây 53 Lê Lợi tìm mà không tóm được
53 Lê Lợi Qui Nhơn là nhà tui mà.
Một con ngựa sắt gồng mình
Thồ 5 văn sĩ ….cà rình cà tang
Hát hò ăn nhậu dọc đàng
Biết bao giờ tới Xứ trăng của Hàn ….he he
Hát hò ăn nhậu dọc đàng
coi chừng 5 văn sỹ sẽ …văng bánh chè
hè hè
5 ông này khỏi phải lo
Uống Cao hổ cốt lò dò đi chung
Đêm khuya chẳng phải mắc mùng
5 ông nằm ngáy muốn rung sập nhà
Ban ngày dáo dác ngắm hoa
Ngắm trời ngắm biển 5 cha ….yêu đời !!!
Nghe …ứa máu….trời quơi !
Anh TUTHUC quơi ! Chuẩn bị tinh thần đặng nhậu kìa kìa !!!!
Không nên làm dzậy, nếu có lòng thì chỉ cần một tán đường là quí rồi ;nhưng không nhận kèm tiêu nhé !
Phải có tiêu thì nhậu xong mới ” tiêu tán đường ” chứ muỗng dùa ?!
cHUA THAY TIN NGU DAI DZAN GOI MA LAM SAO BIET NI QUOI ?
MAY HU UNIKEY ROI !
Phai doan dang ngoi nhau tai thi tran Phan Ri Cua . Canh dep,thuc an ngon, ban be than tinh. Cuoc doi do co bao nhieu ma hung ho phai khong cac ban ?
anh Nobita chừng nào dìa tới QN dậy…………. chúc quí khách thượng lộ bình an nha
Giang ho hiep khach doan dang dung chan o cam ranh Riu oi !
Cam on loi chuc lanh cua muoi nghe
Anh NOBITA hổng …nhớ Xuxukaka hử Trưa thứ 7 Nị dẫn Xuxukaka đi ” quậy ” nè !hi hi …tường thuật …từ xa nha !
Quan san muôn dặm sá đường xa
Phan Rí hân hoan khách đến nhà
Đặc sản cá tôm mang ra tiếp
Thân tình bè bạn ấy xứ ta
Thiên Bồng ơi!
Đưòng xa chẳng ngại đưòng xa,
Nhớ bạn hiền dừng chân thăm hỏi,
Uống ly ruợu đầu năm dành lại,
Đãi anh em lâu quá chưa ngồi cùng,
Phan Thiết mở lòng không giữ đựoc,
Đành lên xe xếp áo theo cùng,
Qui Nhơn trực chỉ,
Phan rí cửa điểm dừng số một,
Suốt, mực, bớp tưng tưng ba hớp,
Chờ đến mai coi lại cỡ bao nhiêu,
Còn Qui Nhơn… chiến hữu hăm he hoài…!
Thôi để tui bình tâm nghiêng ngửa nghen!
Về Qui Nhơn thành phố xưa dấu ái
Nợ tang bồng nên lưu lạc đời trai
Ngày gặp lại nhắc dùm tao bạn cũ
Ở nơi xa còn có đứa thương quài
Tóc xanh xưa dẫu có nhạt phai
Tình bằng hữu vẫn trong tim nồng ấm
Bắt tay nhau giọt lệ chảy âm thầm
Nơi ngực trái nằm sâu hình bóng cũ
Mai tao dzìa nghe biển hát lời ru
Nhắc một thời tuổi học trò xa vắng
Kỷ niệm ui biết bao năm thầm lặng
Lại xôn xao như giọt nắng vỡ oà ….. ha ha ha
Người tao ngộ mà lòng ta xao động
Nhớ lại thời cùng cắp cặp đi rông
Biển thầm thì có còn nhớ ta không?
Gió rì rào mơn man triền núi cũ.
Nẫu đang cưỡi ngựa long nhong
Chén thù chén tạc dzòng dzòng khắp nơi
Cụng ly hỉ hả tuôn lời
Thiên Bồng đang ở khung trời nào đây
Nghe lòng dậy những tháng ngày
Bồi hồi như thuở cầm tay cô nàng
Mấy ông xách gói đi hoang
Để Thiên Bồng chợt ngỡ ngàng nhớ thương !!!
Đi như vậy vui quá,giống giang hồ hiệp khách
Hai mươi năm trước ta lần về chốn cũ
Vội vàng nên chỉ đủ ghé thân quen
Tháng ngày này còn dè dặt bao phen
Muốn thăm bạn nhưng ngại ngùng chính kiến
Thời mở cửa tâm hồn người cũng mở
Nhận thức giờ chẳng như thuở ban sơ
Hoàn cảnh riêng nên ta vẫn còn mơ
Mai thư thả ta về thăm bên nớ.
Thiên Bồng,
Long rong ta cũng đã đến rồi,
Say ta say, mà tỉnh ta cũng tỉnh,
Say ta say nỗi nhớ cũ,
Tỉnh cho ta còn nhớ con đuờng xưa,
Bên kia… là nhà ta,
Bên này… ta còn lại,
Ngồi im ta lật lại trang đời,
Bao lâu ta đi,
Bao lâu ta lại về?
Ta nhớ ai?
Và ai còn nhớ ta?
..
Để mai…
Bây giờ….
Chúc mừng các bạn tui đến nơi an toàn, những ngày tiếp theo sẽ: Ô vui quá sá là vui… ha ha…
Thôi TB có phone rủ đi uống café rùi, lúc về sẽ tính tiếp.
Chúc toàn sân vui vẻ.
Phan Rí Cửa cảnh đẹp lắm đó
QN càng ngày càng đẹp lên ………..thành phố về đêm thật lộng lẫy dưới ánh đèn màu……..
“tôi yêu thành phố của tôi, yêu từ khi mới ra đời” hì hì
tôi cũng yêu thành phố của tôi,từ khi em chửa ra đời
w ơ… chú Muỗng yêu…yêu.. yêu gì mà yêu dữ dậy trời !
Còn hơn thế nửa; chừng ấy nhằm nhò gì
Tôi yêu thành phố quê hương tôi, yêu mà biết nói sao đây trời… hic……
Ai có nói sao PLH vẫn thấy Qui Nhơn -quê hương PLH là đẹp và thân thương nhứt đó nha!
Phái đoàn đã đến Phan Thiết và chuẩn bị ngủ đêm tại Tuy Phong Nị ơi
Qũa quã anh HungPT ni đi lạc hay sao mờ ngủ ở Tuy Phong dzậy ta?Tậu thiệt!
mong đến Quy nhơn từng phút,nhưng tạm thời phải nghỉ ơ Tuy phong để anh em, thầy trò hàn huyên sau hơn 20năm không gặp
Anh hungpt ui ! Tối nay nhậu nữa là anh kiu Nị nghen anh ! hi hi hi
Em chúc phái đoàn đại diện XỨ NẪU ORG những ngày ” giang hồ ” thật dzui dzẻ !!!
Hi! ba con xu nau..!
Chuan bi den Phan Thiet don admin trang web cuongdenews Cao Ho Cot thap tung dzia xu nau….day
Qủa ?! hổng ngủ trưa na muỗng dùa ?!! tậu tài xế chớ !!!
Chuan bi den Phan Thiet don admin trang web cuongdenews Cao Ho Cot thap tung
QN đẹp và lãng mạn thiệt ! Vậy mà tui chưa có mối tình nào lãng mạn và đẹp ở Qui nhơn ! Tiếc gơ ! giờ tui ở nơi xa lắc chỉ biết nhớ QN chớ hông có người để nhớ ! Tui ” tậu ” tui quá !
Cảnh cũng đẹp…người hấp dẫn hơn.
Thấy Thảo Ly là đủ ngất ngư rùi !!!!
Có ra Cù Lao Xanh nhớ hú H-Cù Lao nghen.
H. Cù lao đã gặp hôm tháng 10 nhân dịp Xứ Nẫu 200.000
ấy là người 37 năm trước từng ăn chung mâm,ngủ chung phòng từ khi mới đậu tú tài
Sao Huê kỳ không nói sớm để vu này rủ H. cù lao cùng đi? bây giờ mà về cù lao xanh thì hy vọng còn thêm vài bạn nữa
Từ lúc ấy 200.000, lâu quá chưa gặp lại vu leduc hử!
Thôi đành chờ vài hôm nữa vậy-Nhớ
Cam Ranh dạo này ra sao rồi anh H- CùLao. Đẹp hơn lúc trước chứ.
Quy Nhơn cũng đẹp ra phết.
Nhân bài “Lãng Mạn Phố Biển Quy Nhơn”. Rong xin chia sẻ cùng tất cả quí vị một bài viết của nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
Ngày xuân nghĩ về quê hương
Bài này đã đăng trên Ðặc san QUANG TRUNG TÂY SƠN – Xuân Kỷ Mão 1999.
Cách đây ít lâu, một chị bạn kể chuyện cô con gái của chị về thăm Việt Nam. Cháu qua Mỹ hồi còn bé, lớn lên, học hành, trưởng thành trong khung cảnh mới nơi xứ người, kỷ niệm về quê hương chỉ là những mảng nhớ mơ hồ. Cháu về thăm quê hương một tháng, trở về Mỹ ngẩn ngơ như người mất hồn suốt hai ba tháng. Cháu cứ hỏi tại sao đồng bào mình sống khổ đến như thế, và ngẩn ngơ tuyệt vọng vì biết chắc còn lâu, lâu lắm, những người thân ở Việt Nam mới thoát được căn bệnh khổ nghèo triền miên kéo dài hằng thế kỷ qua.
Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm đời, cháu cũng nhận ra được thực tế căn bản của đời sống nơi quê nhà: những trù phú sang trọng giả tạo và bấp bênh ở thành thị, những thiếu thốn cơ cực không lối thoát ở nông thôn, sự bất công lộ liễu trong xã hội, chênh lệch khủng khiếp giữa người giàu và người nghèo, …
Thu hẹp thực trạng quê hương vào một vùng nhỏ, như Qui Nhơn-Bình Ðịnh, càng có nhiều chuyện đáng buồn hơn. Qui Nhơn như một thành phố chết. Hàng quán ế ẩm. Phố xá buồn hiu. Những người trẻ bỏ thành phố tìm đất sống nơi khác, lên cao nguyên hay là xuôi nam, bỏ thành phố thân yêu lại cho người già và những viên chức chính quyền. Người dân vẫn sống vất vả bằng hoa lợi trên đám ruộng đám vườn của mình như bao nhiêu thế hệ đã qua, ngoài những thiên tai hằng năm còn phải chịu đựng thêm cái nạn “giặc ban ngày”.
Tôi buồn ray rứt khi nghe những chuyện không vui về quê hương mình. Rồi tự hỏi: Vì sao lịch sử thăng trầm biến đổi không biết bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu chế độ, mà quê hương tôi cứ như một đứa con ngoại hôn của đất nước, hết đời này đến đời khác tiếp tục ở thế yếu về chính trị, đến nỗi câu ca dao “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Ðịnh hay lo, Thừa Thiên ních hết” trở thành một điều hiển nhiên không có gì phải bàn cãi nữa? Tại sao nhân dáng, phong cách của người Bình Ðịnh luôn luôn có những nét hao hao giống nhau, không giống với người Quảng phía bắc và người Khánh Hòa phía nam?
Tôi không tin những giải thích theo lối phong thủy, căn cứ vào thế sông thế núi để quyết đoán quê hương mình là nơi đắc địa, rồng ẩn hổ ngồi, không trước thì sau thế nào cũng xuất hiện “nhân kiệt”. Những lập luận như vậy thoả mãn tự ái của địa phương, trong những lần họp hành chỉ có đồng hương với nhau thì nói để hả hê lòng dạ nhau, chứ đem ra ngoài ranh giới địa phương, không thuyết phục được ai. Người ở địa phương nào cũng giành phần “địa linh” về quê hương mình. Giành xong “địa linh”, người địa phương nào cũng lục lọi hết sử sách để tìm cho ra những tai to mặt lớn từng sinh ra, lớn lên, hoặc do công vụ ghé qua chốn địa linh ấy, hào phóng thu nhận hết vào danh sách “nhân kiệt”. Kết quả nơi nào cũng là địa linh. Nơi nào cũng đầy nhân kiệt mà ít ai đặt ngược câu hỏi: “Sao nhân kiệt địa linh nhiều quá mà nước vẫn nghèo, dân vẫn khổ?”
Tôi không tin một đấng thiêng liêng tối cao nào đó định sẵn chỗ này là đất lành, chỗ kia là đất dữ, người vùng này gặp may, người vùng kia phải gánh hoạn nạn. Trên đất nước Việt Nam chúng ta, tính cách địa phương (như hình dáng, khuôn mặt, tiếng nói, tính tình…) từ vùng này sang vùng khác hiện ra rất rõ. Rõ đến nỗi có thể vạch bản đồ cá tính con người như là vạch bản đồ địa lý. Chẳng hạn cái tính hiếu động, thích tranh luận của người Quảng (Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co) là nguyên nhân phát sinh đa số những nhà hoạt động chính trị văn hóa nổi tiếng gốc Quảng, từ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng cho đến Phan Khôi, Nhất Linh, Hoàng Ðạo. Người Quảng ưa lý luận, dùng lý luận tranh cãi để thủ thắng. Người thành công trở thành những danh nhân chính trị. Người thất bại, thì thành nhà thơ. Những nhà thơ gốc Quảng, trong bản chất, là những người toan làm chính trị mà thất bại. Cho nên nhà thơ Quảng nào cũng có dáng dấp của Ðặng Dung. Bài thơ nào cũng phảng phất hình ảnh tráng sĩ mài kiếm chờ thời.
Người Quảng Nam, Quảng Ngãi có thể hãnh diện địa phương mình có nhiều nhân kiệt, và có bị người vùng khác ghen tị chất vấn, họ cũng trả lời dễ dàng. Họ không có mặc cảm gì khi bị gán cho những động từ như “cãi”, “co”, vì cả hai động từ ấy đều là biểu hiện của một sức sống chủ động, tự tín, lướt tới chiếm lĩnh hay ít ra cũng mạnh mẽ phản ứng để giữ đất của mình.
Người Bình Ðịnh không có cái ưu thế nổi bật như bạn láng giềng xứ Quảng. Ca dao chê “Bình Ðịnh hay lo”. Có nhiều cách giải thích về chữ “lo” này. Cách thứ nhất giải nghĩa “lo” là “lo âu”, “lo lắng”, “lo sợ”, nói chung là trạng thái phấp phỏng trước một tương lai bất trắc, lành ít dữ nhiều, trong lúc khả năng tự vệ trước những hiểm nguy tai ương có thể bất ngờ ập đến thì không được bao nhiêu. Cách thứ hai căn cứ vào vế cuối “Thừa Thiên ních hết” của câu ca dao giải thích “lo” là “lo lót”, dùng của hối lộ các quan (phần lớn là người kinh đô Huế được bổ nhậm vào) để được sống yên thân. Bằng cách giải thích nào chăng nữa, thân phận, hoàn cảnh của người Bình Ðịnh trong câu ca dao cũng không có gì sáng sủa. Trong khi người Quảng mạnh dạn tranh cãi, đôi co để giành phần thắng, người Bình Ðịnh chỉ biết thụ động ngồi chờ số phận hẩm hiu của mình, hoặc phải bỏ tiền của ra biếu xén hối lộ quan trên để được yên thân. Ðịa phương tính của Bình Ðịnh, nếu có một thứ địa phương tính, là sự nhẫn nhục chịu đựng của kẻ thất thế, là thói quen thu mình co cụm lại để thường xuyên phòng vệ, trước các thế lực lớn mạnh hơn mình.
Người Bình Ðịnh “hay lo” từ lúc nào vậy?
Dĩ nhiên không thể từ thời miền đất này còn mang tên phủ Tuy Viễn với dân số không đầy hai trăm ngàn người gồm một phần không nhỏ dân Chàm, người Thượng và người Việt (mà tổ tiên vốn là dân Nghệ An Thanh Hoá bị lưu đày vào miền đất heo hút này). Lúc đó, dân Tuy Viễn ngửng đầu lên mà đi, thách thức với thú dữ, rừng thiêng nước độc, thách thức với cường quyền. Nhờ thế mới có Tây Sơn. Nhờ thế mới có anh hùng Nguyễn Huệ cho cả nước chiêm ngưỡng cho đến ngày nay. Dân Tây Sơn, dân Tuy Viễn không lo lót cho ai để yên thân, và cũng không chịu ngồi bó tay để hồi hộp đón lấy tai họa.
Phải chờ cho tới lúc Tuy Viễn đổi thành Bình Ðịnh, nghĩa là triều Tây Sơn đã đổ và nhà Nguyễn Gia Miêu lấy lại được giang sơn, bấy giờ dân Bình Ðịnh mới trở thành “ngụy dân”, gia đình nào cũng có bà con thân thuộc dính dáng tới “ngụy triều”, và bắt đầu hình thành một thứ nhân cách thụ động như ca dao đã nói. Là ngụy dân, tức là không được hưởng cái quyền làm dân bình thường. Muốn sống bình thường, phải che chắn để khỏi có lý lịch xấu theo tiêu chuẩn của tân triều. Phải thu mình lại, không dám khoe tài khoe của, tránh sự chú ý giòm ngó của quan trên, tránh gây óc đố kỵ ganh ghét của hàng xóm láng giềng. Thái độ sống ấy là sự khôn ngoan của người nín thở qua sông. Khổ nỗi triều Nguyễn từ Vua Gia Long trở đi ngày càng trở thành thế lực cai trị chính thống, dân Tuy Viễn không có hy vọng gì lật ngược thế cờ, nên cách ứng xử khôn ngoan tưởng là nhất thời, cuối cùng trở thành một thói quen, rồi thành truyền thống, đời nọ chuyển cho đời kia. Khi những cuốn gia phả còn phải bỏ trống nhiều chi nhánh dính tới “ngụy Tây”, hay con cháu nhiều đời sau còn thì thào sợ hãi khi nhắc tới tên một người lớp trước loại “bạn nghịch”, thì dân Bình Ðịnh khó lòng dám mạnh miệng “co cãi” như dân Quảng. Họ luôn luôn ở thế thủ. Như ngôn ngữ Bình Ðịnh, họ đều “thàng”. “Thàng” không phải là hiền. “Thàng” là một chữ định hình, chứ không định tính. Người thàng, là người ít nói, tránh né những tranh chấp rắc rối, sẵn sàng chịu phần thua thiệt để giữ hoà khí, cố giữ bề ngoài đơn giản lùi xùi để không bị ai xem là kẻ quan trọng. Người thàng có thể hiền lành vì không dám làm việc dữ. Nhưng người thàng cũng có thể có những phản ứng bất ngờ dữ dội khi đột nhiên không thể chịu đựng được mãi sự thua thiệt. Người ta bảo người thàng hay cộc. Cho nên các quan lại đến cai trị dân Bình Ðịnh, nếu khôn ngoan, cũng phải luôn luôn ở thế phòng thủ. Vì dân Bình Ðịnh “hay lo” nhưng lại không thể quên cái thời bà con mình ngửng cao đầu mà đi, cái thời xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên. Do đó, “lo” xong lại hay kiện tụng, khiến các sử quan nhà Nguyễn khi viết về tính khí dân Bình Ðịnh phải bực bội hạ bút viết những lời ác cảm.
Mang bản lý lịch “ngụy dân” hàng thế kỷ, người Bình Ðịnh đã mất cơ hội thăng tiến trong chính trường đã đành, mà cả trong giáo dục, kinh tế. Cuộc sống không thể cất đầu lên khỏi cái “thường thường bậc trung”, và cách ứng xử không ra ngoài chữ “thàng”. Trong cuộc cạnh tranh để sinh tồn, cách ứng xử ấy gây ra nhiều bất lợi, cho nên thời nào, dưới chế độ nào, dân Bình Ðịnh cũng ở thế yếu về chính trị. Thời Pháp thuộc, miền Trung trực thuộc Nam triều, dân “ngụy” yếu đã đành. Chín năm kháng chiến thuộc liên khu V, vẫn yếu trước dân Quảng mạnh dạn không ngán co cãi. Thời Việt Nam Cộng hoà, dân Bình Ðịnh trở lại bị lý lịch xấu do chín năm kháng chiến, phải “lo” trước các cấp điều khiển từ Bắc di cư vào, từ Huế gửi vô. Sau 1975, Bình Ðịnh sát nhập với Quảng Ngãi để thành tỉnh Nghĩa Bình, để một lần nữa Bình bị Ngãi ăn hiếp. Bây giờ Nghĩa Bình tách đôi, Ngãi về Ngãi, Bình về Bình, tài nguyên giàu có thì Bình giữ được, nhưng cái thế chính trị thì Ngãi mang đi. Quảng Ngãi mạnh thế đến nỗi buộc các nhà đầu tư ngoại quốc phải bỏ tiền lập nhà máy lọc dầu ở Dung Quất, một bãi cát trắng trơ trọi dưới nắng lửa, trong khi Qui Nhơn có bến tàu, có đường 19 mang hàng lên cao nguyên, có quốc lộ 1 thông thương nam bắc mà phải trở thành “phố cũ đìu hiu”.
Ðã dến lúc dân Bình Ðịnh cần phải cầm gương nhìn cho rõ mình, rõ cá tính địa phương của mình, xem chỗ nào tốt cần phát huy, chỗ nào xấu cần sửa chữa. Nhắc hoài đến “địa linh, nhân kiệt” không phải là thứ thuốc an thần hữu hiệu. Mà quê hương chúng ta cũng không cần những thuốc an thần, dù hữu hiệu hay giả mạo.
Nguyễn Mộng Giác
Ðặc san QUANG TRUNG TÂY SƠN – Xuân Kỷ Mão 1999
Cám ơn RB đã post bài của NMG.
Té ra trước thời Tây sơn, người BĐ như bao cư dân miền Trung nhưng trải qua triều Nguyễn, 9 năm, VNCH..người BĐ ‘co’ ‘lo’ ??? có lẻ thầy có góc nhìn riêng..
Ðã đến lúc dân Bình Ðịnh cần phải cầm gương nhìn cho rõ mình, rõ cá tính địa phương của mình, xem chỗ nào tốt cần phát huy, chỗ nào xấu cần sửa chữa.
Riêng tôi vẫn là nẫu nhân BĐ..hãy soi gương cho rõ, cái cần nhất trong khu vực miền Trung là ĐỪNG BAO GIỜ TỊ HIỀM..bởi nó từ bên trong ta, nó phá tàn nhẫn hơn kiêu ngạo,tự tôn ,tự ti..
Tôi đang dzui khi theo dõi chuyến giang hồ vặt của mấy ông bạn sồn sồn của tôi thì…sụp ổ gà khi đọc bài nầy. Tôi không nói nội dung bài của ông Nguyễn Mộng Giác mà muốn nói về yếu tố tâm lý vì sự xuất hiện của bài nầy tại đây và vào thời điểm nầy. Nhưng dầu sao cũng “lỡ” đọc rồi.
Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào. Nội cái tên tác giả Nguyễn Mộng Giác thôi đã là một “bảo chứng” cho bài viết? Lấy xưa nói nay, lấy cũ luận mới là cách người ta ưa dùng. Đồng ý hay không tùy người, tùy góc nhìn, tùy quan điểm, chính kiến. Ngay nước Mỹ super power mà muốn nói xấu cúng có chán vạn thứ để chứng minh nước Mỹ xấu…
Riêng tôi, định mệnh gieo cho tôi làm người BĐ rồi, xa thì nhớ thương muốn tìm về. Dẫu gần nửa thế kỷ ở đất Sài Gòn – mà Sài Gòn cũng là Vietnamta đấy thôi – tôi vẫn thấy mình là người nhập nư, người ở nhờ, ở trọ. Cái tình nó thế. Tôi không thích đem BĐ của tôi “so” với ai, nẫu sao kệ nẫu, hơn cũng không để làm gì mà thua cũng không mất gì.
Sự đời có gì cố định đâu. Đành rằng mọi sự phát triển đều có kế thừa nhưng BĐ xưa khác nay khác nhiều rồi. Duy chỉ một điều bất biến: BĐ của NẪU, gì thì gì vẫn là XUNAU. Mược Nẫu.
May cũng chỉ là ổ gà nhỏ. Vui vẻ nhé 5 chàng “giang hồ vặt”.
Cảm ơn bài viết và những hình ảnh về Qui Nhơn dấu yêu! Phải nói là Qui Nhơn hiền hòa chất phát, có những nơi rất hoang sơ mộc mạc nhưng rất đẹp và thơ mộng khác với vẻ đẹp của Nha Trang (người.. không còn chất phát hiền hòa như ngày xưa… nữa). Nói về những món ăn hải sản mà quên nhắc đến ghẹ, quỳnh đế, chình… là một điều thiếu sót, ăn không ngán như tôm hùm, tuy ngon nhưng Rong không thích lắm. Có thể Rong như là “Ông Ba Phải” trong câu chuyện, ‘Một truyện ngắn vui hay..’ của excellent nhà văn Mang Viên Long chăng. Có thể là vậy heheh..!
Đẹp.
QN đẹp thật !!!!!!!!!!!!!!!!!!111
Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, một bên là biển Đông vỗ về, 1 bên là núi biếc trùng điệp, thành phố Quy Nhơn mang một vẻ đẹp hoang sơ mà rực rỡ say lòng người……
Đọc bài viết và xem những bức ảnh đẹp này thèm dzìa Qui nhơn quá đi !!!
Ui ! thành phố lãng mạn của Nị !
Đi hông? tháp tùng luôn
Đu tòn teng theo bánh xe na anh muỗng dùa ! Nị biết hết chỗ rùi mà …hu hu hu …Anh muỗng dùa …chơi xấu nghen !!!!
thấy ngày mai nẫu đi QN mình cũng thèm lắm ! nhưng không có cotag đành bó tay 1 chúc nẫu đi chơi dzui dzề có wà cho 2 chị em YD & TKL là nhất đó!
Ơ…Ơ …Chị Loan mà cũng phải có ” co -ta ” na ?! Tậu !!!
chị Kim Loan và chị Ni ăn nem và bánh ít lá gai nhe, để khi nào đoàn về lại Sì Gòn, rêu gửi cho mấy chị nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Hi hi …thanks rêu nhé ! Rêu mà nói dzậy là chị Nị ngóng phái ” đòn ” này dzìa SG dài cổ luôn đó !
Nên đi trong thời gian 3 ngày 2 đêm là đủ.
Đến Quy Nhơn không nên bỏ qua hương vị ẩm thực phong phú của địa phương như: Bún chả cá, tré, bánh ít lá gai, bánh xèo, hải sản tươi…và đặc biệt nên thử qua rượu Bầu Đá trứ danh xưa nay.
Trời ui…No tui 40 năm xa quê đi cầu thực…đến hôm nay trông thấy xứ mình trên hình muốn dzìa nghía thử, ăn thử, nhậu thử rịu dzua. Mà chỉ đi có 3 ngày 2 đim thì làm seo thỏa lòng mơ ước bấy lâu đây hử muổng dùa….gà gáy xong rầu, dậy chưa ? chửn bị lét gâu thâu….!
@ Xả láng. tháng sau dzìa…nhe Mr NOOOOOOOOOOOOO
Nị ơi,đi thì đi Quy Nhơn nhen Nị, bửa nào hai chị TKL và HKC đi QN sẽ hú Nị đi với hai chị nha.
Trưa Chủ nhật lại gặp hai chị với mấy anh Xứ Nẫu org nữa rùi ! hi hi ….Em để bụng đói bắt đầu từ ….hôm nay ! hi hi
Đi QN chị ….hú em nha !
Nị ui ! muổng dùa, Sáu Nẫu, NO…, đang trên xe về Qui Nhơn đó .
Anh TUTHUC ui !
Hu hu ….Nị biết rùi , sáng nay Nị còn ngủ là mấy ảnh ….trốn đi mất tiêu ! Nị mở mắt ra hổng thấy ai hết ! Hu hu…
Tai xe Rua chay xe nhu rua Ni quoi! moi an trua noc 2 lon o xuan loc ha
Nị ở trong này tự nhiên trưa nay …nhớ muỗng dùa quá hè ! he he …Đi nhanh dzìa lẹ nghen anh muỗng dùa ! hi hi
TUTHUC lẩm cẩm rùi : muổng dùa, Sáu Nẫu,Dzua Rình…, đang trên xe về Qui Nhơn đó . Sao Nị không cùng về thăm xứ Nẫu ?
Nị chưa đi được , hôm nào Nị ra QN Nị phone anh TUTHUC nghen ! HI HI …ĐI dzí mấy anh này là ảnh bắt uống ” rịu” đó !
Khi nào đi nhớ rủ Nẫu dí nghen, Nị.
Không
Với anh chỉ biết…biển một bên và em một bên
muỗng dùa có tâm hổn …loãng moạn gơ ta !!!