Dấu xưa nón ngựa
Tháng Một 30, 2012 bởi xunauvn

– Ông Đỗ Văn Lan ở thôn Phú Gia, Cát Tường, Phù Cát, Bình Định đem chiếc nón ngựa của mẹ ông đã dùng trong suốt hơn 45 năm cho khách xem.
Chiếc nón đặt trên bàn thờ chỉ cũ chứ không hề hư hỏng, lớp lá lợp nón bóng loáng, ánh màu thời gian. Ông Lan cho biết: “Dùng lá kè mỡ để lợp nón thì càng đi mưa, đi nắng lại càng thêm bền chắc, lạ kỳ là thế”.
Điểm độc đáo của quy trình làm nón ngựa là người thợ không dùng khuôn để dựng nón, do vậy mỗi chiếc nón được làm ra là một sản phẩm độc bản. Có hơn mười công đoạn để làm ra một chiếc nón ngựa trong đó phần dựng khung là công phu nhất.
 |
Chiếc nón có đường kính 0,9m được ông Lan làm để trưng bày cho du khách đến tham quan. |
Nón ngựa được đan bởi 3 lớp nang chồng lên nhau, bằng những sợi giang chuốt nhỏ như sợi chỉ. Đan lớp nang thứ nhất gọi là đan sườn mê, tạo thành những hình lục giác. Lớp nang thứ hai được đan theo chiều dọc, chạy thẳng từ chóp xuống vành. Lớp nang thứ ba được đan vòng tròn quanh nón. “Người thợ giỏi cũng phải mất hai ngày để dựng một khung nón”, ông Lan khẳng định.
Cả xã Cát Tường hiện có khoảng 400 hộ làm nón nhưng chỉ khoảng 1/3 số này là làm nón ngựa. Một chiếc nón ngựa làm mất một tuần công và mỗi công đoạn do một người đảm nhiệm. Người dựng khung, người thêu, người chằm nón… mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ và phải rất tài hoa. “Ngày xưa chỉ có người có chức tước hay nhà giàu, phong lưu cưỡi ngựa mới đội nón có chóp bịt bằng bạc chạm trổ công phu nên gọi là nón ngựa”, người già ở Phú Gia đều giải thích như thế.
 |
Lá kè mỡ là loại lá đặc biệt để chằm trên nón ngựa. |
 |
Rất tỉ mỉ, người làm nón ngựa chằm lớp lá lên phần khung nón. |
 |
Mỗi chiếc nón ngựa có giá bán từ vài trăm đến hàng triệu đồng. |
 |
Chiếc nón ngựa do ông Lan làm theo đơn đặt hàng của khách đúng theo nguyên mẫu chiếc nón ngựa mà quan lại xưa vẫn đội. |
 |
a |
 |
Ông Đỗ Văn Lan vẽ lại những chi tiết chạm trên chóp nón bằng bạc cổ để giữ cho thế hệ tương lai.Lê Anh Tuấn |
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Có liên quan
Nón này mà đội chắc là oách lắm.
Nhung chiec non doc dao va dep qua !
Những chiếc nón ngựa quá đẹp. Những làng nghề chằm nón nếu được đầu tư nâng cấp theo tôi nghĩ sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn
Nón này em mà đội chắc là đẹp hết í luôn.
@ Nhà tôi ở Sài Gòn có một cái nón ngựa mà không phải do tôi sắm. Một bệnh nhân lớn tuổi đến khám bệnh rồi quên nón. Chờ mãi không thấy cụ bà trở lại để trả nón cho cụ. Mãi sau tôi mới được biết cụ đã qua đời. Khổ nỗi tôi cũng không biết nhà cụ ở đâu…
Chiếc nón vẫn còn treo ở tường. Duyên số nó thế, không mong mà có, Biết đâu tôi sẽ phát triển chuyện về cái nón ngựa ấy thành một truyện ngắn. Tại sao lạ không nhĩ.
Những năm 61, 62 thế kỷ trước giặc giã liên miên TB có tản cư đến Phú Gia, vùng đất rất nổi tiếng về truyền thống chằm nón ngựa, rất công phu và đẹp, đây là một sản phẩm rất độc đáo và rất bền chắc.
Mong sao nghệ thuật này không bị thất truyền.
Cám ơn TG Lê Anh Tuấn.
Thanh Huy ơi ! hôm nào rảnh về ghé thăm Phù Cát , TUTHUC sẽ làm hướng dẫn viên đến thăm Làng nghề truyền thống Nón Ngựa ở thôn Phú Gia xã Cát Tường nhé ./.
Nón ngựa công phu và đẹp quá !
Một phóng sự hay.
Mình ở xứ nẫu mà chẳng biết gì về nón ngựa cả!
Còn nhiều cái chưa biết lắm Thanh Huy ơi! Mình dân Xứ Nẫu, thời chiến tranh ít đi nhiều vùng của quê hương, nên biết ít. Lớn lên thì xa quê biền biệt. Nhờ mấy bài viết của các bạn để biết thêm nhiều về quê hương.
Thanh Huy ui,
Ở XN mà không biết gì về nón ngựa thật đáng….” đòn”.
Ngày xưa nhà khá giả, quyền quí mới dùng nón ngựa.Cô dâu về nhà chồng, hoặc được cha mẹ mình” sắm sửa”cho như là quà cưới, hoặc là “sính lễ” của nhà trai…đón dâu.
Ngày nay nón ngựa biến tấu thành đèn trang trí ( dùng phần khung có thêu, không chằm lá), tạo ánh sáng huyền ảo, nên thơ.
Ông LMT nói rất chính xác! nón ngựa thằng tui thấy treo lũng lẵng trong mấy quán cafe đèn mờ khá nhiều đó nghen!
Ở những nhà hàng Nhật thì đúng hơn và những quán bán “dầu xanh” để xoa bóp. NOBITA quên mất tiu rầu!
Ừa há ! memory của Rong Biển còn tốt quá chừng…nhưng cũng đừng trách thằng tui…hậu đậu, lãng đãng, dzụng dzề, quên trước nhớ sau là thằng tui í mà….
Dung la dang bi don that, nhung Thanh Huy roi Binh Dinh tu luc con be xiu ma !