TTCT – Đập Đá (Bình Định) được mệnh danh là đất kinh đô các vương triều cũ, nổi tiếng với thành Đồ Bàn, thành Hoàng Đế…
Xe ngựa chở khách đi chợ, mỗi người vài ngàn đồng. Quần quật chở thêm hàng hóa, mỗi ngày thu nhập trung bình 100.000 đồng |
Như còn vương lại từ những rêu phong xưa cũ, không biết từ bao giờ, một ngã ba ở thị trấn Đập Đá “chết danh” với cái tên Bến Xe Ngựa. Sáng tinh mơ hay chiều tà, những chuyến xe ngựa chở hàng hóa, người đi chợ, trẻ đến trường gõ lộc cộc trên những con đường làng, trên lối mòn thành cũ. Tiếng nhạc leng keng rung lên giữa làn sương mai, trong màu nắng chiều hôm trên thành Hoàng Đế là âm thanh du khách khó thể nào quên.
Tham quan khu quần thể di tích, văn hóa xưa ở Đập Đá, ngồi trên xe ngựa leng keng không khỏi xốn xang niềm hoài cổ: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (*).
Trước kia, mỗi ngày Bến Xe Ngựa có hơn cả trăm xe thường xuyên đứng bến, phân tổ chở khách, hàng hóa đi khắp nơi trong khu vực, nhất là người đi chợ tờ mờ sáng. Rồi bị những phương tiện thuận lợi hơn như xe ba gác, xe thồ, taxi thay thế, Bến Xe Ngựa dần vắng bóng xe. Chỉ còn một số xe vẫn gõ nhịp lốc cốc theo tình yêu của chủ nhân. Họ giữ nghề vừa để kiếm sống vừa giữ lại cho mình một niềm đam mê xe ngựa.
Mưu sinh trên xe ngựa bấp bênh, những ngày chợ phiên chạy được vài chuyến chở người dân đi chợ, chở hàng về làng và học sinh kiếm 100.000-200.000 đồng/ngày, ngày thường ít khách, một thời hoàng kim thổ mộ đã dần qua.
Ông Phạm Sáu, 70 tuổi, đã có hơn 50 năm chạy xe ngựa ở đây, trăn trở: “Vì mưu sinh nhiều người đã khóc khi bỏ xe ngựa chuyển sang nghề khác, họ đau buồn lắm. Xe ngựa khác với những xe chở hàng, nó biết yêu thương, gắn bó với chủ. Tôi và một số người bạn ở đây quyết giữ nghề cho đến hết thế hệ này. Chẳng lẽ bến xe ngựa lại không có ngựa?”…
Nguyễn Tiến Lợi, 17 tuổi, người trẻ nhất chạy xe ngựa ở bến này, tâm sự: “Không chỉ chở hàng, đi chợ, xe ngựa bây giờ còn làm được du lịch, quảng bá hình ảnh quê hương nên tôi nghĩ nếu mình biết khai thác thì nghề xe ngựa rất hấp dẫn và có thu nhập tốt”.
Xe ngựa “đổ xăng” bằng cỏ, chủ luôn chở theo dưới xe một thùng cỏ để khi nghỉ ngơi ngựa lót dạ. Chân ngựa bao giờ cũng được đóng đế bằng sắt để tạo độ bám khi di chuyển |
Khách hàng thân thuộc nhất của xe ngựa là những người đi chợ phiên |
Xen lẫn với phương tiện vận tải hiện đại, xe ngựa vẫn giữ một giá trị khó thay thế |
Chủ rất yêu quý ngựa, xem ngựa như bạn bè. Để ngựa đẹp hơn, chủ phải tắm rửa, cắt tỉa lông, chăm sóc ngựa hằng ngày |
Những chuyến xe ngựa đợi khách ở Bến Xe Ngựa. Xe ngựa cũng được quy định xuất bến theo thứ tự |
Nam thanh nữ tú rất thích thú khi đi xe ngựa |
TRƯỜNG ĐĂNG
__________
Đi xe ngựa chán chết, cỡi ngựa mới phê.
Leo thì sợ mỏi gối (hic! very “yếu”!) mà đòi … cỡi ngựa ?(là “chít” chắc !)
Ông này thiệt đúng là … balapbaxam !
Mà sao cỡi ngựa mới phê ?
Tú Gàn nên đỗ thêm ” sức sống” để Ba láp ba xàm ” dám” cưỡi ngựa mới khen ? ! hè …, hè, nằm ngoài hè .
-Xem chừng phía sau có người nói phê ? nhưng đang nằm ngoài ” Rẫy cà phê” ? !- Xuyên Mộc í !
phải chi các hảng du lịch đưa xe ngựa vào phực vu tour cho khách thì hay biết mấy.
gợi cho ta liên tưởng đến lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.. một hình ảnh rất thanh tao
nhưng sao thấy tội nghiệp mấy chú Ngựa thồ quá, ngựa ơi!
Hồi nhỏ ,mỗi lần dzìa quê quại -Đập Đá-PLH đều được đi xe ngựa Thích lắm!
Lúc mới giải phóng mình về quê thăm gia đình, không có xe đò ,mình cũng đi xe ngựa cũng thú vị lắm,giờ đâu còn dịp nào để đi nữa đâu!!!!
YD cũng được đi xe ngựa một lần ở Bình Định , lâu lắm rồi . Giờ đọc lại bài viết này nghe mơ hồ như có tiếng vó ngựa gõ lốc cốc và tiếng nhạc leng keng ………
Xe ngựa Bình Định sao không có bình xã nhớt dưới đuôi ngựa hè…! lỡ xe đang chạy mà nhớt xì ra gặp Tú Gàn trờ tới thì thôi….chắc chụp ếch dzìa nhậu wáááá !
Xứ tui hỗng có dzụ này đâu…
Anh NOBITA cứ …trù ẻo anh Tú Gàn quài dzẫy !
Hông phải đâu xuxukaka ui !
Anh NOBTA của em “phái” mồi … “nhớt ngựa” khi nhậu lém ! Dzì bạn nên anh Tú Gàn phải chìu bạn mà chụp (cái đó) đem dzìa cho NOBITA nhậu thâu mà … hà hà hà ….
…”Chẳng lẽ Bến xe ngựa lại không có ngựa ?…
Xe ngựa khác với những xe chở hàng, nó biết yêu thương, gắn bó với chủ…”
Những câu nói đơn giản của lão mã phu 70 tuổi lại chứa đựng một cái gì đó … sâu sắc nhất ! “Người” nhất !…
Ôi ! Thời gian …