Một ngày cô độc
Tháng Tám 21, 2011 bởi xunauvn
Mang Viên Long

Có đôi lúc tự dưng Thạc bỗng thấy ghét giận lão Thỉ quá!. Buổi sáng lão ta trở về, chạm mặt, Thạc nhận thấy nỗi ghét giận xuất hiện nơi ý nghĩ mình, đành nén lại quay đi, không đáp lại cái cười cười cố hữu của lão. Tuy bỏ vào phòng, Thạc cũng gắng nhếch mép, mơ hồ, gượng gạo để tỏ ý thân mật với những cái ngớ ngẩn vô lý, kỳ khôi của lão. Có đôi khi, không giằn được cơn giận, Thạc im lặng trở vào, đóng cửa, hoặc hỏi một câu vu vơ như cái cười khó thương nọ: Dạo này trên đồn tình hình đánh bài có gì khả quan không ông Thỉ ? Những lúc nghe vậy lão cũng cười cười, nói lí nhí một câu gì đó, hoặc làm thinh. Lão thường cười hơn nói. Cười ngớ ngẩn. Cười vô lý. Cười chỉ nhếch môi, lộ hai hàm răng vàng bệch, cáu bẩn. Lão làm y như cái cười của lão là đẹp, quyến rủ lắm vậy. Nhưng lão đâu có ngờ, cái cười cười của lão chỉ khiến cho những người đàn bà góa chồng như bà Sen mê thôi. Vậy mà Thạc đã phải trông thấy những cái cười đó thường ngày. Anh tự nhủ, gắng mà chịu đựng. Và sự chịu đựng của Thạc đã tới lúc chỉ còn biết im lặng, giữ gìn gượng gạo. Có lẽ cái cười với cặp môi lát lướt mỏng dính với hàm răng vàng bệch, cáu bẩn đã làm Thạc thấy không chịu được ngay lần gặp lão đầu tiên. Một người ưa cười, dễ cười, lại là người thường làm cho kẻ khác khóc. Bà Sen càu nhàu, khóc lóc với lão những bận từ đồn trở về lấy thêm tiền bạc, bòn chắt nữ trang; nhưng lão vẫn lui tới, tỉnh bơ, lai rai, và cười cười như thường. Dễ chừng lão không biết buồn bã, tủi nhục là gì ? Thấy vậy, Thạc lại ghét ghét lão sao đó, mặc dù bà Sen với anh không có chút tình thần mật nào hơn một người cho thuê phòng với giá cắt cổ. Nhiều lần, chui vào phòng rồi anh vẫn còn cảm giác hậm hực. Thạc nghĩ, mình không nên cư xử với một người đã luống tuổi như vậy, tuy lão là người đàng điếm, dị kỳ. Đã bao lần vì kính mến ,tin mình- lão đã kể cho mình nghe vài cuộc tình rày đây mai đó thời chiến- lâu lâu, lại được nghe vài chuyện lục đục giữa lão với bà Sen, với bà này bà nọ- thấy lão vẫn cười cười như chẳng hề có gì xảy ra-Thạc lại thấy nỗi ghét giận lão thoáng tới, khiến anh khó chịu. Ở đời, lại có những chuyện kỳ cục như vậy: Có người thương kính mình mà ngược lại mình không thể đáp lại . Giá mình dửng dưng lạnh nhạt, bỏ qua được thì khỏe biết chừng nào ? Cái khổ của Thạc còn ở chỗ đó nữa. Giá lão Thỉ cứ lầm lì, im lặng thì đỡ cho anh biết bao. Sau bao lần cố gắng , Thạc quyết định: Đừng bao giờ giận ghét người nào, khi họ không là kẻ thân tình gắn bó với mình. Làm được vậy, anh cảm thấy yên ổn, tỉnh trí hơn giữa những người bạn xấu bụng, và những người chung quanh kỳ khôi như lão Thỉ.
Thạc nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Đúng là tiếng gõ cửa của lão Thỉ, Thạc ngồi im. Lão Thỉ lại quấy rầy mình về những bức thư gởi về cho vợ con rồi đây? Nhớ lại lúc lão đọc cho anh viết những giòng thư nhắn nhủ, dặn dò, mà Thạc muốn nỗi lên cười: “Thân gửi vợ con, bà ở nhà làm ăn ra sao có mạnh giỏi không cho tui biết tin tức nhớ coi sóc tụi nhỏ lỡ đau ốm thì khổ lắm. Phần tui vẫn mạnh khỏe nhờ Trời không hề hấn gì cả, làm chỗ cũ, một ngày gác ít giờ hay không gác chỉ phân công thôi đi đốc canh rồi về lô cốt nằm uống rượu nhớ bà và lũ nhỏ quá bà à, chắc cuối tháng tui xin phép được sẽ về thăm. Thôi chúc bà mạnh khỏe, tui mừng”. Tiếng gõ cửa lại vang lên, nhẹ nhàng, e dè. Đúng là tiếng gõ sợ sệt, khẽ khàng của lão Thỉ rồi. Chắc lão dư biết mình làm phiền người khác khi bắt họ viết thư hộ cho vợ con nên thường tỏ ra lúng túng, rụt rè . Lần thứ ba, tiếng gõ cửa tuy nhỏ, nhưng âm vang như xáo động tận trong đầu Thạc. Từng tiếng một rõ ràng, thôi thúc. Thạc đứng dậy, mở cửa thật mạnh . Ồ, Kim Trâm. Trâm từ bên kia cây cầu dài hai mươi mốt nhịp, nơi cái quận lỵ ngơ ngác, miền đất chộn rộn những đêm ồn ào đạn pháo kích rơi rải rác dọc đường- quận lỵ có cái tên nghe cũng khiếp: Hiếu Xương. Tại sao là Hiếu Xương mà không Phú Lâm như trước ? Phú Lâm nghe vẫn hiền, và hay hơn đó chứ ? Trâm trong tấm áo man-teau màu xanh lá cây, tấm áo thấm vài giọt nước mưa-Trâm trông có vẻ co ro, rét mướt, tội nghiệp. Thạc hỏi :
-Sao em qua sớm dữ vậy – Trâm ?
Trâm cười, bước vào phòng, cởi áo manteau treo lên móc. Nàng làm những động tác đó rất tự nhiên và khoan thai. Thạc nhìn đắm đuối vào đôi mắt Trâm, tự dưng anh thấy thương thương nàng quá đi. Một nỗi chân tình và tội nghiệp như toát ra từ thân thể gầy hư của nàng bên mối tình đầu với anh, mà nàng đã nguyện gắn bó, tha thiết. Chợt Trâm nhìn chậm lên mắt Thạc, cười khẽ :
-Qua sớm không thì anh đi mất…
Thạc hỏi – trong tiếng cười :
-Anh đi đâu mà mất ?
– Ai biết được chuyện đó ?
Ai biết được chuyện đó. Phải, làm sao em biết được hết những lo lắng, lận đận của anh ? Ngay cả khoảng thời giờ cuối tuần dành riêng cho em, nhiều lúc anh cũng không thể giữ được. anh bận bịu quá, xuôi ngược quá. Làm sao anh nói hết cho em những gì anh phải lo lắng, thực hiện cho đời sống anh lúc nầy ? Ai biết được chuyện đó, con gái khi đã quá yêu, dễ sinh những ngờ vực kỳ cục như vậy. ai biết được chuyện đó, vâng, em cứ nghĩ như vậy đi, cho vui. Thạc nghĩ tiếp, cứ để cho Trâm có những giận dỗi, nghi ngờ, ghen tuông bóng gió như thế cũng tốt. Trong tình yêu, không có những thứ đó cũng hơi buồn phải không Trâm ? Và, Thạc không dè, cô bé cũng thành thạo trong việc ghen tuông quá sức. Có ai dạy cho nàng những điều này đâu ?
Trâm ở lại suốt buổi sáng chủ nhật hôm đó bên Thạc. Bà chủ nhà trọ đã quen lệ mang sẵn hai phần cơm để ở bàn chờ. Những sáng chủ nhật, Thạc coi như đã dành hẳn cho nàng. Thạc nghĩ trong suốt một tuần lễ khó khổ, buồn bã nhất cũng phải có một ngày cho mình, cho người yêu chứ ? Giá không có ngày chủ nhật – ngày dành cho tình yêu trong tuần thì đời sống sẽ buồn nản, cô độc biết bao ? Nghĩ vậy nên anh rất mãn nguyện với việc thu xếp hết mọi bận rộn, dành cả ngày chủ nhật cho Trâm.
Thạc nôn nao nhìn bầu trời xám hẳn mây, lòng thầm buồn, lo. Những đám mây đen vần vũ, dập dềnh kia sẽ là những cơn mưa dữ dằn sắp tới, chắc Trâm sẽ ướt hết, và anh cũng sẽ khổ cùng với bọn học trò cả ngày nay rồi. Những cơn mưa dai dẳng kia cũng sẽ làm kết qủa của ngày quyên góp cứu trợ giảm sút hẳn đi. Thạc đứng ở hiên., nhìn bầu trời, nhìn đồng hồ, càu nhàu trách giận ông Trời. Đã gần 8 giờ rồi, sao Trâm chưa thấy qua cà ? Thế nào nàng cũng phải tới trước những cơn mưa. Thạc cau có: Mưa, gió, bão, lụt cả tháng không ưng bụng sao, giờ còn mù mịt, ướt át thế này ? Hãy để cho thiên hạ thấy chút nắng mặt trời mà lo dựng lại nhà cửa, sửa san vườn tược đã gãy sập đã chớ ? Mưa, mưa, mưa lèm nhèm tối ngày. Quá nóng lòng, Thạc trở vào lấy mảnh giấy ghi vội mấy hàng cho Trâm : “Kim Trâm, anh lên trường lo chút công việc, có lẽ chỉ trở về buổi trưa rồi một giờ lại đi ngay. Nếu thích, em cứ nằm đây đọc sách, chờ anh. Chìa khóa vẫn để chỗ cũ đó, nhớ chưa? Xin lỗi , không kịp thông báo cho em vì nhà trường quyết định quá gấp. Mong em ở lại”. Ghim mảnh giấy lên cửa, Thạc vội vã lên trường. Nghĩ tới cái tính ưa dỗi hờn, ghen tuông bóng gió của Trâm, tự dưng Thạc mỉm cười. Cái ý định sẽ mang Trâm cùng tham gia công tác quyên góp ở trường Thạc không thể thực hiện được nữa. như vậy cũng đỡ bị bọn học trò chọc ghẹo.
Học sinh đứng nhốn nháo, lộn xộn, ồn ào trong sân trường. Thấy Thạc, nhiều đứa reo lên. Anh cười dễ dãi với bọn học trò. Phần đông những đứa học trò anh đều ở tận các vùng quê, lên tỉnh học, rồi lại hối hả quay về đỡ đần cho cha mẹ. vì thế, ngoài dáng dấp trẻ thơ đáng mến, anh còn nhìn thấy nhiều nét tội nghiệp, chân tình. Chúng thường hiền -chịu khó, và chăm chỉ. Bước vào văn phòng, anh thấy ông thầy già cựu giám thị đang thẫn thờ chờ đợi. Thạch, người vừa được ông giám đốc đưa lên làm giám thị thay cho ông thầy già, lăng xăng ghi ghi chép chép gì ở bàn. Và cô thư ký thu ngân đang ngồi ở góc phòng chải lại mớ tóc. Tất cả những gì cho cuộc lạc quyên chưa được chuẩn bị chút nào, Thạc trở ra, mượn vài đứa học trò đi mua kẹp, đinh ghim. Niêm phong các thùng lạc quyên. Phát kim và huy hiệu. Chia toán . Phân công. Lập danh sách. Dặn dò. Tất cả những điều đó đều chưa thực hiện. Cái lối thực hiện “chỉ trong vòng 5 phút” của gã giám đốc chủ trường đã nhiều bận làm Thạc nản quá. Tổ chức Trung thu : Trong vòng 5 phút. Tổ chức Giáng sinh: Trong vòng 5 phút. Những khoản 5 phút kia thực là hợp với tính lười biếng, lừng khừng, và tài lợi của lão giám đốc giàu sụ mà dốt đặt.
Thầy Chuyên (ông thầy già, cựu giám thị) dáng điệu buồn bã chán nản sau nhiều lần đi ra đi vào thất vọng .Ông liền gọi một đứa học trò, bảo :
-Mày tới coi thử ông giám đốc đang làm cái gì ở nhà ? Hỏi thử sáng nay có đi lạc quyên không còn cho học trò chúng về ?
Tiếng một học sinh trong đám đông nói lớn :
-Ổng ở nhà thu băng, chạy áp phe kiếm tiền chứ làm gì nữa, thầy ?
Nghe lời nói đó, Thạc bỗng nhớ tời lời nói của gã giám đốc mê thu băng hơn dạy học: Ở nhà thu băng, khỏe. Dạy học làm gì cho mệt ? Thì giờ tôi ở nhà thu băng kiếm tiền gấp mấy lần đi dạy nữa. Tôi bây giờ không cần dạy học. Và, gã tự chia cho mình một tuần với những giờ phụ phất phơ đi trễ về sớm, cho khỏe.
Lúc mới vào nhận dạy thêm giờ ở trường này, Thạc nghĩ là anh sẽ gắng giúp cho học sinh bằng những hướng dẫn và hoạt động trong phạm vi học tập cũng như sinh hoạt, nhưng sau bao lần thử thách, những cố gắng bị ngăn cản và phá hoại, anh nản định chờ ngày xin thôi việc. Không thể nào sống chung hoặc làm việc bên cạnh những kẻ tự phụ, lười biếng, tài lợi, và bất tài như vậy. Và, Thạc nghĩ, những hy sinh phục vụ của mình rồi đây cũng sẽ bị hiểu lầm và nghi kỵ, xoi bói. Từ đó, dù có tha thiết bao nhiêu với những dự định tuổi trẻ, bên những đứa học trò quê mùa, nghèo khổ, Thạc cũng khó một mình mà chống chỏi với bao khó khăn, hiềm tị, nhỏ nhen chung quanh. Ở đời, không làm được gì thì bị chê, mà có làm được gì, thì lại bị ghét. Sự có mặt của Thạc trong ngôi trường này, vì vậy là một sự nhẫn nại, cố gắng vì bọn học trò của anh hơn là số tiền được lãnh thêm vào cuối tháng.
Khi phân chia các thùng đựng tiền, đinh ghim huy hiệu, và những địa điểm cần phải có mặt vừa xong, thì trời đổ mưa. Gió thổi rạt rào, lạnh buốt. Tuy vậy, qua dáng điệu co ro, chịu đựng của bọn học trò, Thạc còn tìm thấy thực nhiều niềm hân hoan, phấn khởi. Sự khổ nhọc của đời sống đã dạy chúng coi thường mọi khó khăn. Gió, và mưa cũng chẳng làm sờn được tấm lòng hăng say, nồng nhiệt nơi tuổi trẻ. Những ánh mắt hực sáng, những đôi môi luôn nở nụ cười, những xoắn xít mừng rỡ của đám học trò trước mặt làm Thạc xúc động. Anh thấy niềm tin yêu của mình không đến nỗi lẻ loi, cô độc như anh đã tưởng. Lúc đi ngang qua toán nữ sinh, bọn Tú, Ngọc, Hồng, Lan nhao nhao lên hỏi: Thưa thầy, thưa thầy, làm sao nói xin tiền được thầy ? Thạc bỗng cười: Đã nói rồi, các cô cứ hỏi mãi ? Thạc dặn lần chót: Muốn người ta cho tiền mà không thấy áy náy, ngờ vực, buồn lòng, các cô phải ăn nói dịu dàng, lễ phép, về lý do của việc quyên góp, và sau khi đã nhận được tiền bỏ vào thùng, phải thay mặt người đói rét bất hạnh cảm ơn lòng tốt của họ cho đàng hoàng… Thạc chịu trách nhiệm các toán lớp 9 do anh làm giáo sư hướng dẫn, và trông coi tổng quát các địa điểm khác. Đó là phần trách nhiệm mà anh tự đặt ra, bắt mình phải hoàn tất. Gã giám đốc chủ trường tứ thời đeo ống nghe vào hai tai, thấy bọn học trò quá nhiệt thành, và quí thầy cô lên nhận công tác xã hội, cũng không nỡ bỏ đi về nhà, dù lòng rất tiếc những cuộn băng đang thu dở.
Toán Thạc được phân công dẫn tới ngã Năm trung tâm thị xã. Trời mưa nhẹ nhưng cũng đủ ướt đẫm mớ tóc của bọn Ngọc, Hường, Nguyệt , Thúy ; cũng đủ ướt áo quần của bọn Nông, Quà, Mạnh, Quảng, Ngung, Thanh…; cũng đủ làm ướt rũ mái tóc bềnh bồng của Thạc lòa xòa xuống trán. Thạc chia làm hai toán, ở mỗi góc đường phố. Người đi dạo phố chủ nhật thưa thớt hơn mọi khi. Từng đoàn xe nhận còi chạy lướt qua, lạnh lùng. Sau một lúc làm việc không có kết quả, thường bị người đi đường từ chối, bị những ông quan lớn nhà giàu cự nự khi xe hơi bị chặn, bọn học trò buồn tiu nghỉu, bu quanh Thạc:
-Thưa thầy, mấy ông kia la quá, thầy ? Thưa thầy, họ cằn nhằn cau có làm tụi em sợ. Buồn quá, thầy ơi …
Thạc im lặng, thấy thực khó xử. Anh biết nói sao đây, với lũ học trò mình – ôi, những đứa học trò tâm hồn còn trinh trắng, tấc lòng đang bừng nóng nhiệt thành về những gì chúng đã thấy, đã hỏi ? Chính mắt anh cũng đã trông thấy một ông lái xe hơi nọ cự nự xài xể học trò mình, chính tai anh nghe những người nhàn tản đùa ghẹo dửng dưng trước những lời lẽ tha thiết kêu gọi của đám học trò áo quần, tóc tai ướt rũ, đang run lên vì lạnh, vì nỗi lạc lõng, cô độc ? Cuối cùng, để giúp chúng nhẫn nại làm việc, Thạc nói giọng tự nhiên;
-Các em đừng ngại, cứ làm việc cho hết lòng là được. Ai nói gì, mặc họ. Nào, toán của Ngọc chia làm hai xuống ngã dưới, toán của Cúc, của Trương, của Quà, của Nông mỗi người một góc đường đi.
Trời bỗng đổ mưa ào ào. Mưa lớn rồi. Thạc nói, cho các em vào nghỉ một lát đi. Tiếng của Nông, của Quà đáp lại, giọng quả quyết: Thưa thầy, không. Cứ việc làm, thầy. Tiếng cười của bọn nữ sinh phụ họa theo. Thạc phải nói : Nghỉ một lát đi, tạnh mưa rồi hãy làm.
Dù anh nói vậy, lũ học trò vẫn đứng im ngoài trời dưới làn mưa dày, đón từng chiếc xe, hỏi xin từng đồng bạc lẻ. Hình ảnh này làm Thạc thấy thương yêu lũ học trò mình, dù trong bọn, có đứa ở lớp cũng thường nghịch ngợm như Thiên, như Siêu. Thạc cũng có mặt bên cạnh chúng, nhắc nhở, an ủi, khuyến khích chúng. Anh nghĩ, nếu không có nỗi an ủi cần thiết cho tuổi trẻ, chúng dễ bị thất vọng chán nản lắm. Hễ gặp một trường hợp buồn lòng, Thạc luôn miệng nói : Các em đừng ngại, cứ làm việc đi. Họ nói gì, mặc họ. Cố gắng đi, được bấy nhiêu hay bấy nhiêu.
Khi trời vừa tạnh mưa, có đứa đề nghị với Thạc :
-Xin thế này, ít quá thầy ơi. Hay thầy cho một toán đi vào tận các nhà buôn coi thử sao …
Từ trước, Thạc cũng đã nhìn thấy sự quyên góp thực là ít ỏi, khó khăn. Kẻ nghèo thì giàu tình thương nhưng ít tiền bạc, còn người giàu thì nhiều tiền bạc nhưng ít lòng thương, do vậy những đồng bạc lẻ chắt mót, quyên góp được dù đã thể hiện được tấm lòng từ bi, bác ái đối với đồng bào mình đang bị nạn bão lụt làm phải khốn đốn, đói khổ nhưng chưa thể đem lại cho họ những an ủi cấp thiết bằng bát cơm, tấm chiếu. Do đó, khi nghe lời đề nghị, Thạc chấp thuận liền: đúng rồi toán nào lĩnh phần trách nhiệm này ? Nhiều học sinh giơ tay, Thạc chọn những đứa hơi lớn một chút, và có khả năng ăn nói để “cạy tủ được” những nhà buôn những nhà giàu có trong thị xã. Thế là một toán nữa bắt đầu mang thùng vào các dãy nhà dọc phố.
Sau khi đôn đốc nhắc nhở, các toán còn lại, Thạc lấy xe chạy một vòng các địa điểm khác trong thị xã. Lên tới đầu cầu, Thạc gặp ngay một bọn học trò lắt chắt của lớp 6 và 7, chúng thấy Thạc mừng rỡ reo lên :
-Thưa thầy, xin được nhiều tiền lắm thầy! Ở đây, mấy người nhà quê đi chợ nhiều lắm thầy ơi…
Thạc nhìn quanh địa điểm: Đó là một bến xe Lam; và cửa ngõ của vùng quê Đông Phước, Hòa Thắng, Hòa Trị đổ xuống phố. Ở đây, xin được nhiều tiền cũng phải. Nghĩ tới câu nói: “Ở đây, mấy người nhà quê đi chợ nhiều lắm thầy ơi”. Thạc thấy thực là tội nghiệp cho những người nghèo khổ, quê mùa. Lúc này, chỉ có những người khổ nhọc mới cứu giúp nhau thực lòng mà thôi. Ôi, những đồng bạc quí báu và thiêng liêng đã chia sớt từ một bữa chợ của những gia đình nghèo khổ tản cư. Thạc thăm hỏi, và an ủi, nhắn nhủ với những học sinh – những đứa học sinh nhỏ bé đứng dầm dưới cơn nưa tháng mười hai – rồi chạy rẽ xuống các ngã đường số 4, tới chợ. Nhóm học sinh lớp 9 và 10 đang đi rong trong các dãy chợ thấp, lầy lội. Gặp Thạc, chúng liền tỏ rõ nỗi thất vọng, buồn bã : Sao người ta lơ là; dửng dưng; lạnh lùng với lũ em quá, thầy à? Cũng có người nạt nộ, gắt gỏng nữa, lũ em buồn quá. Thạc lại phải lập lại những câu an ủi cũ, mong giữ được lòng tin yêu nơi đám học trò. Đôi lúc anh thấy thực là khó khăn để xoa dịu nỗi thất vọng nơi những gương mặt ngơ ngác; buồn thiu của chúng: Chính anh cũng đang cô độc, lạc lõng, làm sao có thể mang lại niềm vui cho kẻ khác ? Tại ngã tư Bùi Nguyên Ngãi – Trần Hưng đạo, một toán nữ sinh lớp 10 chặn xe Thạc lại, than :
-Kỳ quá thầy ơi, người ta cứ chạy xe như gió, không ai chịu dừng lại cả?
Thạc cười:
-Gì mà kỳ ? Đâu có phải mình quyên góp cho riêng mình tiêu xài đâu ? Cứ gắng lên là được. Điều quan trọng là phải nhẫn nhục, cố gắng …
Nói xong Thạc đi thẳng lên những toán của anh ở ngã Năm. Các toán vẫn làm việc hăng hái, chăm chỉ. Dừng xe lại, Thạc đưa tay xách thử chiếc thùng chứa bạc đã quyên góp, anh nói lớn:
-Vậy là được rồi, nặng lắm, gằng nữa đi…
Nói xong, anh thấy bọn học trò đều cười theo anh, trong dáng điệu rét run, tội nghiệp …
Ở trường về -Thạc thấy nỗi buồn ngút lên, lan rộng, xâm chiếm mọi tưởng nghĩ trong đầu. Hình ảnh những đứa học trò ướt đẫm run rẩy, những nhẫn nhục bỏ từng đồng bạc cắc vào thùng, những cử chỉ nhạt nhẽo với nhiều khinh bạc của những gã lái xe hơi, những lới nói gắt gỏng dửng dưng của khách nhàn tản giàu có; tất cả những thứ đó, in đậm trong trong trí óc Thạc, và làm anh khó chịu, buồn nản. Anh nghĩ tới Trâm- Kim Trâm. Nghĩ tới Trâm lúc này như một nỗi an ủi gần gũi, và nồng nàn có thể giúp anh quên hết mọi trắc trở, phiền muộn: Tình yêu quả là một điều màu nhiệm vô biên cho kẻ cô độc, muộn phiền. Có lẽ nàng còn chờ đợi mình ở nhà? Kim Trâm, anh mong em ở lại. Anh cần có em, ngay lúc này. Phải -chỉ có em là nàng tiên với phép màu mới có thể xoa dịu nỗi cô độc của anh mà thôi. Kim Trâm ơi, chỉ gọi tên em, anh cũng đủ ấm lòng.
Thạc đầy của, bước vào phòng: Căn phòng trống trơn, vắng vẻ quá. Kim Trâm .Kim Trâm. Nàng đã về. Đã trở qua bên kia chiếc cầu đen dài 21 nhịp. Đã âm thầm bên cái quận lỵ ngơ ngác, nghèo khó đó rồi. Hiếu Xương hay Phú Lâm cũng vẫn là nơi người yêu ta đang sống. Thạc cúi xuống nhặt tấm giấy lên đọc: “Anh Thạc ơi, em về! Em không thể chịu được nỗi cô độc khi vắng anh trong căn phòng trống trải này.” Thạc lấy bút ở túi áo viết bên cạnh dòng chữ yếu ớt của Trâm :” Anh cũng vậy! “
MANG VIÊN LONG
( Tuần báo Khởi Hành, số 112/ngày8-th7/1971)
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Có liên quan
Posted in Văn xuôi | Thẻ Mang Viên Long | 92 bình luận
ANH MANG VIÊN LONG ĐÂU CÓ CÔ ĐỘC CHUNG QUANH ANH CÓ BIẾT BAO NHIÊU BẠN ĐỌC YÊU MẾN ANH!
Chào Thúy Loan! Em nói đúng mà! Chung quanh anh có thật nhiều bè bạn – nhưng …không thể ” lấp đầy ” trái tim cô độc! Nên chi…có ” một ngày cô độc ” vậy thôi! Chúc TL ” không bao gờ cô độc ” – được chưa? MVL
Thiết kế nội thất đẹp ơi sao chưa trả tiền quảng cáo?
Ba Cù Nèo nói dzẫy, đúng rầu! Hà hà…
Tiêu đề bài nghe hơi buồn thảm, nhưng nội dung cũng đâu đến nổi, khá nhẹ nhàng, hay thật. Thanks bạn.
he he…thiết kế…ẹp
Chào ” thiết kế…”! Cám ơn Bạn ghé thăm & đọc & góp ý! Tuy ngắn, mà rất đầy đủ! Good – luck To You! MVL
Chỉ một ngày cô độc….
Tôi suốt đời cô độc….
Chào Haiauphixu! Một ngày cô độc là ” tượng trưng ” vậy mà! Chỉ ” một ngày ” – mà đã khổ vậy -huống gì suốt đời nhỉ? Nhưng biết làm răn? Hà hà…Chúc an lành! MVL
Khi nào cô độc anh gọi điện thoại cho em nha,em sẽ mời anh đi uống cà phê
Chào Em gái nhỏ! Anh không dám phone cho em đâu! ( Mà có ” dám ” cũng…đâu có phone được? hà hà ) ! Cám ơn nhã ý của em vậy! Chúc dzui dzẻ! MVL
LANG THANG TRÊN MẠNG ĐỌC ĐƯỢC MỘT TRUYỆN XƯA CŨ NHUNG KHÔNG CŨ
Chào Hoàng Văn Minh! Cám ơn Bạn đã lang thang…gặp MNCĐ! Nhận xét của Bạn làm tôi vui! Một ngày cô đọc tuy đã xa gần 40 năm – nhưng, hôm nay – sao vẫn còn…vậy? Chúc Minh vui nhé? MVL:
Anh Mang Vien Long ơi, em đã đọc truyện ngắn “Một ngày cô độc” của anh rồi và thấy hay lắm, vậy mà hôm nay đọc lại em vẫn có cảm xúc êm đềm, sâu lắng và tâm đắc ở đoạn kết anh viết rất dễ thương :
Tình yêu quả là một điều màu nhiệm vô biên cho kẻ cô độc muộn phiền……..
Phải , chỉ có em là nàng tiên với phép màu mới xoa dịu nỗi cô độc của anh mà thôi ! Kim Trâm ơi chỉ gọi tên em,anh cũng đủ ấm lòng….
…….
“Anh Thạc ơi,em về! em không thể chịu được sự cô độc khi vắng anh trong căn phòng trống trải này” & Thạc cũng viết ” Anh cũng vây”
Anh viết quá hay và em thật sự ngưỡng mộ anh , em cũng nghỉ như KL nói mọi người trong chúng ta đều không thể chịu nổi sự cô độc trống vắng của tâm hồn anh nhỉ ?
Cám ơn anh, chúc anh vui, khoẻ, hạnh phúc.
Thân quí ,
Chào Kim Chi! Em ghé thăm anh muộn rứa hỉ? Em bận đi mô tề? Mấy hôm nay trông em ghé mà không thấy – tưởng em…đi lạc mô rồi? Cám ơn Em đã chia sẻ truyện anh viết – và lại ” khen ” anh nữa – Ôi chao! em đã cho anh liều thuốc…an thần rồi! Bây giờ anh mới viết xong & lang thang một chút ở XN – rồi mới ngủ! Em ngủ ngon nhé? MvL
“Gã nhà quê” có mang hình ảnh “hít” bàn tay vào giấc ngủ không?
Một ngày của một giáo viên “tỉnh lẻ” và sự cô đơn trong cái nhốn nháo của một tỉnh lỵ thời chiến (1971). Anh ta vẫn sống, vẫn yêu, vẫn cố làm điều tốt đẹp bên cạnh những người thực dụng, vị kỷ. Ngay cả những người “xấu” có lúc vẫn còn chút hướng thiện ( ông lính răng bẩn bồ của bà Sen và ông giám đốc chủ trường). Sự cô đơn vì thiếu vắng nhau của hai người yêu nhau. Nhưng sự cô đơn lớn hơn là thân phận con người trong “mớ” người xô bồ, hẩm hiu, đáng thương trong chiến tranh.
Đó là cảm nhận của tôi khi đọc một truyện đã có từ 40 năm trước.
Tôi xin hỏi tác giả MVL, sau ngần ấy năm, khi đọc lại tác phẩm mình anh thấy thế nào?
Chào Thuận Nghĩa ! Cám ơn Bạn đã chịu khó đọc kỹ, và ghi lại những cảm nhận thật tinh tế! Bạn hỏi : ” Tôi xin hỏi tác giả MVL, sau ngần ấy năm, khi đọc lại tác phẩm mình anh thấy thế nào? ” – tôi cũng xin ” tâm sự ” : Lúc viết tôi vừa 27 tuổi – sống và nhìn ngó mọi điều với đôi mắt & tâm hồn thật trong sáng.& nhiệt tình của tuổi trẻ ! Đó là những việc cần nói lúc bấy giờ.- để hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn.! Đã hơn 40 năm qua – đọc lại ( nhìn lại )/ tôi cảm thấy đã có sự chuyễn biến tích cực- nhất là ” bên ngoài” đời sống.ở một số đông . Tiếc thay,- vẫn còn lại một số – hình như…chẳng có chút đổi thay gì! ( mà đôi lúc còn ” tệ ‘” hơn )! Đại khái đôi điều chia sẻ cùng Bạn vậy nhé? Chúc ngủ ngon ! Hà hà…..MVL
Anh MVL à, Đọc “Một Ngày Cô Độc”, tôi nêu câu hỏi ấy với anh nhưng là cho chính tôi. Thời gian và thời gian, nhân vật và sự kiện của truyện tái hiện trong tôi như tôi đã từng trải qua. Có thể người ta, vào thời nào cũng thế, cảm thấy cô đơn mặc dầu không cô độc.
Tôi ghen với nhân vật Thạc của anh đấy, vì thời điểm 1971, Thạc có Trâm còn tôi bận lo chuyện chinh chiến chẳng dám vắt vai mối tình nào. Tiếc thật.
Đính chính: “không gian và thời gian….”
Vào thăm, chúc anh Mang Viên Long khỏe, vui
Chào Võ Xuân Phương! Cám ơn Anh đã ghé thăm XN & đọc truyện & gởi lời chúc tốt đẹp! Được nghỉ sau mấy mươi năm ” bán cháo phổi ” / chắc Anh dạo này khỏe hơn? Lúc nào có dịp lên AN/ mời anh ghé cafe nhé> Chúc anh & gia đình an vui! MVL
Bài này em đọc rồi nhưng đọc lại vẫn thấy hay!
Chào Kim! Cám ơn Em dã chịu khó ” đọc lại ” – cho biết cảm nhận để động viên anh! Chúc Em & Gia dình an vui nhé? MVL
Bài viết này mình đã đọc rồi mà đọc lại vẫn thấy hay!Anh diễn tả tâm lý nhân vật thật tuyệt vời!y như thật và còn hơn thế nữa.Rất đời thường nhưng sâu sắc biết bao!
” KC ơi chỉ gọi tên em,anh cũng đủ ấm lòng….
…….
“Anh Thạc ơi,em về! em không thể chịu được sự cô độc khi vắng anh trong căn phòng trống trải này” & Thạc cũng viết ” Anh cũng vây”
Bài viết hay quá anh MVL ơi ! đúng là mọi người trong chúng ta đều không thể chịu nổi sự cô độc trống vắng của tâm hồn!”
Định viết như thế này mà Chị Loan viết mất rồi.Chúc anh vui với những gì đang có!
Muội muội gặp anh Tín ở Xứ Nẫu này Muội mừng hết lớn!
Muội muội với Galant đi đâu cũng có đôi vui quá!
Hổng có anh Tín là đâu có dzui !
Dzẫy là bạn già quên mất thời trai trẻ của mình rầu sao? phải biết galăng với em út chứ lị….he..he
Người ta có đôi dzui quá hả anh Tín..Thôi mình cũng đi cặp cho vui nghen anh!
Anh Tín mừng nghen , có người đẹp Linh Lan rủ đi chung kìa !
Trông anh Huỳnh ngọc Tín đẹp trai quá nha…
Xin chào! thêm một đồng chí tìm về tổ ấm nữa rầu…phẻ chứ bạn già ?
Hỏi Muội hay anh Tín dzậy ?
Gặp HNT mừng gơ !
NOBITA này cũng hung dữ lắm đó!
Dân Nhật nên có tính khẳng khái cương trực mà bạn già ! Có phải hung dữ đâu !
Ủa !chớ bộ muội già rầu sao? mà hỏi dzẫy////
Ai biểu kèm sát nách Muội chi ! hi hi
Tín ui ! có lẽ chị em mình có tư tưởng lớn gặp nhau nên ý hay trùng nhau ! nhưng sao ưa cãi nhau đến nỗi có người nói “hễ cái nick nào mà chị Loan hay cãi là HNT đó” hi…hi…
dzậy từ nay đừng chọc chị cãi nữa nhen kỳ Wá!
Chào Huỳnh Ngọc Tín! Rất vui được Cậu chia sẻ về truyện tôi viết đã khá lâu ( 1971) với cảm nhận chân tình! Lời động viên của Cậu thật rất cần cho người viết! Thât ra, tôi cảm thấy chưa xứng đáng với những tình cảm ưu ái của bè ban & bạn đọc/ và sẽ luôn nổ lực trong ” trò chơi ” đã chọn! Chúc Tín ngày CN an vui nhé? MVL
Trời đất quỷ thần thiên địa ơi. Sao mà lôi tên em vào đó chi, lúc đó em còn bé lắm mấy anh ơi. Đọc có tên em là thấy hay rồi.
Mai Trâm ơi! Em là M Trâm/ còn kia là K Trâm mà ? Chỉ trùng có 5o% thôi nhé? Không phải hết đâu mà vôi…mừng! Có MT vào – là dzui rồi! Cám ơn Em nghen? Chác mạnh giỏi & CN …tới bến! MVL
Em cũng là cô giáo…hì hì đọc truyện cảm thấy như có mình trong đó anh Long ơi!
Lâu quá mới ” gặp ” Áo Tím – sao mà hờ hững vậy? Cô giáo đã vào niên khóa mới rồi – chắc là bận rộn? – ” đọc truyện cảm thấy như có mình trong đó anh Long ơi!” / AT à! Có em trong đó thật mà – đâu có ” cảm thấy “? Chúc CN vui vẻ! MVL
Cháu đã đọc truyện này ở đâu rồi chú à. Một câu truyện về tình người, tình yêu. Cô độc mà không cô độc. Tình yêu đem đến niềm tin và hi vọng. Sáng nay cháu không vui, cháu gởi chú bài hát này như một sự chia sẻ.
http://amnhac.yume.vn/nghe-bai-hat/anh.tquyen2.35B24281.html
Thăm Minh Nguyêt! Chú rất vui khi Cháu ” đọc lại ” MNCĐ & chia sẻ cùng Chú ” nỗi cô độc ” đã giải bày! Chú vừa nghe bài hát cháu tặng xong: Tha thiết/ nhưng sao đẫm buồn? Sáng nay – Chú cũng không vui mấy – khi cuộc đời cứ vậy! MN hãy ” bán buồn ” đi để ” mua vui ” nhé? Sao cứ mãi buồn? Chúc Cháu ngày CN an lành & và chiều CN…vui vẻ! MVL
Nghe nói Minh Nghiệt là Tiểu Ni Cô Nghi Lâm mà sao “mơ” chiện iu đương “sướt mướt” dzẫy? Quàn tục rầu na?Được đó!!!
Hi Vinh Rùa vừa rồi về Quy Nhơn lặng lẽ vậy không hú anh em một tiếng cafe cà pháo cho vui!
Rất xin lỗi Gềnh Ráng! Ngay cả anh Mang Viên Long… “mình” cũng không gặp được nữa là….! Vì rằng “so hurry” và “dẫm chân”(các “đối tượng” bạn) nên……thật đáng tiếc! Hẹn vậy!Quả đất tròn mà?
Nghi Lâm xuống núi đi tìm phụ thân Bất Giới và đệ tử Diền Bá Quang, không biết hai người đã gây họa nơi nào nữa?
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=zDgJdMQBDi
Bài ‘Đời tôi là ni cô ‘ nghe …tội quá !
Bất Giới, Điền bá Quang bị bỏ biển rồi.
Này bạn!mình còn sống mà!
Chú vừa nghe bài hát – ĐTLNC / hôm nào NL hát cho tại hạ nghe nhé? Chắc là NL hát hay hơn ca sĩ…thứ thiệt nhiều! Chiều CN vui vẻ nhé/ MVL
Anh Mang viên Long ơi,
Đâu đó trong góc khuất của mỗi người đều có những khát khao về tình cảm cần được đáp ứng.
Hạnh Phúc đôi khi rất giản đơn nhưng cũng khó nắm bắt phải không anh? Mỗi người một số phận anh à, có người đã nói “Đức năng thắng số”, không biết Thạc có đức nhiều không đây? Kim Trâm, người phụ nữ mỏng manh có bị gió cuốn đi?
Anh cũng nêu khá rõ về lòng nhân của kẻ giàu và người nghèo, TB cùng nhận xét với anh về vấn đề này, càng trùm sò càng giàu, bởi trùm nên mới giàu mà, ha ha…
Chúc anh vui.
Chào Thiên Bồng! Cậu bảy tỏ rất chí lý! -“Hạnh Phúc đôi khi rất giản đơn nhưng cũng khó nắm bắt phải không anh ” & ” ..càng trùm sò càng giàu, bởi trùm nên mới giàu mà, ha ha…”.
Mặc kệ ! Ta cứ thản nhiên bước đi theo con đường của riêng ta mà?
Rốt lại – cuối đời, có còn gì?
Cám ơn Cậu đã đọc & góp ý chân tình!
Chúc TB ngày Cn rôm rả với anh em!
MVL
Truyện đăng năm anh còn rất trẻ, nhưng cũng chuyển tải được những điều anh muốn nói về tình người, tình đời, tình yêu. Rất nhớ anh, cầu mong anh sức khỏe! Em vẫn còn nợ anh một lời hứa!
Chào Nguyễn Hữu Duyên! Rất vui ” gặp lại ” Cậu ở đây! Cám ơn lời chia sẻ của Cậu khi đọc MNCĐ ( được viết năm 72- đăng trên tuần báo KH do VL chủ bút – lúc 28 tuổi ). Cậu còn ” nợ anh một lời húa ” thì hãy ” thực hiện ” ngay nhé? Nhớ gởi bài cho X/AN sớm đi ( qua mail của tôi) – Chúc Cậu & Gia dình an vui! MVL
Chào Kim Loan! Cám ơn lời chúc lành của Em ! Anh cũng đang viết gần xong 1 truyện mới – có tựa đề ” Điều Mầu Nhiệm Của Tình Yêu ” ( sau “TY Không Đơn Giản ” ) – khi nào xong/ sẽ mời em đọc cho vui nhé? Anh cũng gởi em lời chúc mừng tương tự! MVL
@ Anh Mang Viên Long thân mến,
Tôi bận công việc nên chưa đọc được truyện của anh nhưng mới lướt qua các lời “bình” tôi thấy…đã hay rồi. Tôi để dành chiều về nhà đọc truyện.
Giấy vắn tình dài ….lòng thòng, nhé ông anh.
Chào ông bạn láng giềng NXC! Lời ” bình ” của bà con – như lời chia vui vậy mà! Thấy mình viết khổ – bà con đọc/ động viên một câu chia sẻ thôi! Điều quan trọng là ” mình phải biết rõ mình ” anh nhỉ? OK ” Giấy vắn tình dài ….lòng thòng, nhé bạn láng giềng!.”
MVL
Anh Mang Viên Long ơi…ời…! Em cũng như anh Nẫu Xóm Cũ (còn bận công việc nhà_nên chưa đọc truyện được).Chỉ “Chào anh” ở đây.Không phiền lòng “thằng em” chứ_ông anh???
Nhìn thấy ” bản mặt ” VR là dzui rầu mà? Đâu có gì phiền lòng / phiền dạ? Bi giờ mới ” bít ” cậu…lang bạt về cố hương mà không gặp? Sao dzẫy? Chúc CN dzui…tới bến vậy nhé? MVL
Cám ơn anh em sẽ chờ đọc”sự màu nhiệm của tình yêu” sớm!
Ôi tình yêu diệu kỳ!không có tình yêu như sống hông biết thở anh MVLong hén?chúc anh CN an lành
meocon ơi! Nếu meocon đọc truyện ” Điều Mầu Nhiệm Của TY ” ( anh viết gần xong ) thì sẽ thấy TY sẽ …mầu nhiệm đến …cỡ nào! Đây là một truyện thật & khoa học chưa giải thích được hoàn toàn! Anh cũng mong meocon – ngày CN an lành! MVL
Anh Mang vienlong ới ời ! Tình yêu thật là diệu kỳ đúng như anh viết !Một ngày cô độc mà không cô độc vì có tình yêu . Anh MVL viết về những ưu tư của mình trong cuộc sống rất nhẹ nhàng . Sáng nay …hi hi …biết có tác phẩm của anh nên em thức sớm đọc đó …hi hi . Em chúc anh khỏe và có nhiều niềm vui !
Chào Yến Du! Nghe em nói ” thức sớm đẻ đọc ” anh muốn tin lắm! Có thiệt vậy không? Cám ơn YD luôn đón đọc và dành cho tình cảm tốt đẹp! Anh cũng chúc Em mạnh giỏi & có nhiều niềm vui nhé/ Hà hà… MVL
Chào anh Mang Viên Long,tụi em cũng là cư dân Tuy Hòa,sáng nay thầy NQH nhắn tin báo tụi em là có một truyện ngắn hay viết về Tuy Hòa . Thế là tụi em nghe lời thầy vào đọc liền
Truyện rất giàu chất liệu về một huyện nằm ở vùng ven thị xã. Nhưng chắc lâu lắm anh chưa về đây phải không,một phần Hiếu Xương đã thành thành phố Tuy Hòa .Nhưng thôi tụi em khỏi tả sự thay đổi của Tuy Hòa như thế nào,để mai mốt anh vào đây sẽ rõ.
Cảm ơn thầy NQH đã giới thiệu trang web cho tụi em đọc. Nhưng em nghe các anh nói mai một có tổ chức họp mặt ở Phú Yên.Có gì thầy báo trước cho tụi em chuẩn bị nhé
Chào Xuân Hường! Cám ơn Em đã đọc & góp ý! Anh chỉ sống ở Tuy hòa 12 năm/ nhưng tình cảm dành cho PY thì thật tràn đầy! PY quả là xứ ” dễ ở/ khó về! ” / đến nay – anh vẫn có dịp vào thăm bạn bè & học trò cũ năm nào! ( có lớp đã lên ông bà nội & ngoại rồi ! ). Lúc nào vào Tuyhòa – mời em Cafe Cây Phượng nhé? MVL
Cảm ơn các em những học trò thân yêu…Giờ này các em đã là hiệu trưởng hiệu phó.phó giám đốc, giám đốc sở rồi mà vẫn giữ được nguyên vẹn tình cảm thầy trò. Đó là món quà quý nhất cho cuộc đời một người thầy dạy học.
Không biết gì hơn xin cảm ơn các em. Chúc các em luôn thành công trên đường đời..và nhớ vào đọc xunau.org thường xuyên nhé
Truyện viết nhẹ nhàng dù đề cập đến những điều ” không nhẹ ” . Nói về tình yêu anh vẫn viết với một tâm hồn rất trẻ , phục anh MVL luôn !
Chào Nu! Tôi cô độc từ thưở lên tám – suốt đời chưa trọn niềm vui! Do vậy – có lẽ, vì khao khát Tình Yêu Thương, mà …gởi gắm vào trang viết chăng? Cám ơn Nu đã đọc & chia sẻ! Chúc ngày CN vui vẻ! MVL
Em là dân xứ nẫu Tuy Hòa nè anh .Truyện anh viết về quê em sao hay hay và buồn buồn,nhưng đặc biệt nhất là cái chất Tuy Hòa mộc mạc giản dị và đầy tình người bộc lộ rất rõ trong truyện ngắn này . Những người xứ nẫu Phú Yên quê em là vậy đó!
Chào Văn Huy! Tôi rất ” mê ” Xứ Nâu PY ! Vào Tuy hòa – sống lâu – tôi mới cảm thấy câu ca dao này là chí lý :
” Phủ yên dễ ở khó về…
Trai đi có vợ – gái về có con! “!
Rất…tiếc là tôi ” trai đi mà không …có cô nào ” !?
Hôm nào có dịp vào thăm – sẽ ” hú ” VH cafe nhé? Chúc CN an vui! MVL
Cứ nghĩ đến tình yêu để quên những muộn phiền chung quanh đi phải không anh MVL ?
OK! Có lẽ vậy! Bởi TY luôn đem lại niềm tin yêu & hy vọng. Còn ” muộn phiền ” chỉ cho ta …nối khổ đau & tuyệt vọng mà thôi! Hà hà…ai dại gì chuốt lấy ” muộn phiền ” nhỉ? MVL
Anh MVL có cô độc không chứ em thấy Thạc đâu có cô độc , hạnh phúc quá trời luôn . Bút pháp anh vẫn cứ nhẹ nhàng .Chúc anh khỏe , vui.
Chào Thanh Tuân! Thạc thì.”.. đâu có cô độc , hạnh phúc quá trời luôn ! ” – đúng vậy – nhưng Anh là ” cái bóng mờ ” của Thạc thôi mà! Đó là nỗi ước vọng của người viết! Chúc TT ngày CN an vui! MVL
Giàu của cải nhưng nghèo lòng nhân ái , thiếu thốn tiền bạc nhưng dư dả tình thương … Truyện anh Mangvienlong viết rất thật những điều xảy ra trong cuộc sống xen lẫn chyện tình yêu viết rất nhẹ nhàng .
Chào longsg ! Cám ơn Cậu đã chia sẻ! Nhưng mà… ” dư dả tình thương ” mà nghèo…cũng…mệt lắm, phải không? Nói đùa vậy thôi – chứ ” hạnh phúc & khổ đau ” cũng tùy vào Tâm ta cả mà! Chúc longsg vui vẻ! MVL
Anh Mangvienlong ơi ! Em không ngớ anh có những câu văn viết về tình cảm quá …ướt át vậy , lãng mạn quá hè !
Đôi khi tình yêu cũng làm mình vơi bớt những ưu tư trong cuộc sống hén anh ?
Vậy thì em nhắn anh Sáu Nẫu : Sáu Nẫu quơi bắt chước anh Mangvienlong kìa , hết buồn liền ..he he
Chào Muội muội ! Sáu Nẫu ” nghiên cứu ” ra truyện này – có lẽ, đã đọc/ và cảm rồi mà em? Mong rằng mọi người, chỉ ” một ngày cô độc ” thôi! ( chứ đừng để …cô độc…dài dài/ thì mệt lắm !) Hà hà…MVL
Một ngày cô độc nhưng đọc xong đâu thấy cô độc. Truyện anh Long viết nhẹ nhàng và hay
Nguyễn Nga ơi! Có đó chứ! Sự ” cô đọc ” trong lòng đám học sinh, trong lòng thầy cô, trong tâm hồn Kim Trâm, trong Thạc, và có lẽ – cũng có ở trong lòng chúng ta mà! Tuy vậy – TY đã chuyễn hóa nỗi cô độc – để tất cả -( nhất là Thạc & Trâm ) – để còn niềm hy vọng! Cám ơn NN nhé/ MVL
Tình yêu quả là một điều màu nhiệm vô biên cho kẻ cô độc muộn phiền……..
Phải , chỉ có em là nàng tiên với phép màu mới xoa dịu nỗi cô độc của anh mà thôi ! KC ơi chỉ gọi tên em,anh cũng đủ ấm lòng….
…….
“Anh Thạc ơi,em về! em không thể chịu được sự cô độc khi vắng anh trong căn phòng trống trải này” & Thạc cũng viết ” Anh cũng vây”
Bài viết hay quá anh MVL ơi ! đúng là mọi người trong chúng ta đều không thể chịu nổi sự cô độc trống vắng của tâm hồn!
E chúc mừng anh đã không còn cô độc nhé!
Hôm nay em mới đọc được truyện ngắn của anh . Truyện anh viết hay quá, những diển tả tâm lý của từng nhân vật thật tuyệt vời.Đọc truyện anh em thấy như có mình trong đó. Những điều chị Loan nói giống như ý em muốn nói đó anh à.
Tình yêu quả là một điều màu nhiệm vô biên cho kẻ cô độc muộn phiền……..
Phải , chỉ có em là nàng tiên với phép màu mới xoa dịu nỗi cô độc của anh mà thôi ! KC ơi chỉ gọi tên em,anh cũng đủ ấm lòng….
…….
“Anh Thạc ơi,em về! em không thể chịu được sự cô độc khi vắng anh trong căn phòng trống trải này” & Thạc cũng viết ” Anh cũng vây”
Bài viết hay quá anh MVL ơi ! đúng là mọi người trong chúng ta đều không thể chịu nổi sự cô độc trống vắng của tâm hồn!
Cảm ơn anh đã cho đọc một tác phẩm hay, thông điệp trong truyện đã đi thẳng vào tim người đọc.Đọc truyện ngắn này em xúc động vô cùng!
Chào Nguyentiet! Em đi chơi Saigon & Thailan cả hai tuần rồi – mới về lại sao? Thích nhỉ? . Nghe KC ” tường trình ” tù Saigon cũng đã thấy ” mê ” rồi! ( toàn là cafe& dance& karaoke & cungj ly & và…) .Cám ơm Em đã chia sẻ cùng anh. Chúc ngày đầu tuần an vui nhé? MVL
Anh Long ơi! Em có vô SG tối 19/8 nhưng có việc vội quá nên 19h00 ngày 20/8 phải về Xứ Nẫu gấp, có hẹn Sáu Hiển nhưng vội không gặp nhau, chỉ biết mình có sân mới để ” Chơi “…., chúc Anh khỏe- viết khỏe. Chào Anh MVL và các bạn !
Chào Tuthuc! Lâu quá mới ” gặp ” lại Cậu! Hổm rày có gì dzui không? Khi nào có dịp- sẽ :” bay ” ra cafe cùng Cậu vậy! Chúc mạnh giỏi & dzui dzẻ!
MVL
Thưa Anh MVL , Em nguyên trước đây chăng nghĩ đến Thơ-văn, vì lo cho cuộc sống thường ngày. nhưng khi về hưu… những lúc cảm thấy lòng mình trống vắng, … nên em ” mượn” thơ văn các anh-chị để thỏa lòng mình. Hôm nào em ” vui” vào gặp Anh “”Đối Ẩm”… !
Giờ này thân xác của em, nhưng hồn …lơ lửng, ngông…. như…. Tản Đà ( Nguyễn Khắc Hiếu ).rồi.
Rượu vào nên lời ra Anh nhé ( Nói với A thôi) 😦 Mượn Ý của Cụ Tú ):
– Nào rượu, nào thơ, nào đàn bà…
Ba chuyện lăng nhăng nó khuấy ta
Chiều đến sơ giao đôi chung rượu
Tối về thân hữu bản tình ca
Khuya đến ” LIBI ” bèn trổi dậy
Sáng ra nghĩ thẹn với nếp nhà
………………………………………
Thôi thôi nay hứa xin chừa bớt
Bớt rượu, bớt thơ, chẳng bớt bà….!
– Máu Thơ- Văn, lòng men rượu , tình bạn bè, nên nói vậy Anh MVL ơi !
Mong Anh góp ý, đừng” la” em Anh nhé !