Thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn là nơi mà không gian văn hóa, lịch sử đậm chất xứ Nẫu. Không phải chỉ vì đây là làng võ, làng nghề, là nơi trầm tích các nền văn hóa mà còn vì chất hồn hậu của đất và người nơi đây, khiến người ta cứ dùng dằng đi – ở…
Nghe tôi hỏi về những nét văn hóa truyền thống của vùng đất An Thái còn gìn giữ đến nay, cụ Lâm Mười (78 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn An Thái, người hiểu rõ về An Thái, trầm ngâm một hồi… rồi đề nghị tôi cùng đi tham quan một vòng làng quê thay cho câu trả lời.
Chúng tôi đi qua những con đường làng nhỏ, rợp mát bóng cây, ngắm nhìn những ngôi nhà xưa cũ mái ngói rêu phong, đặc biệt là các ngôi chùa. Vừa đi cụ Mười vừa giới thiệu về các chùa ở đây như chùa Bà, chùa Ông, chùa Bà Hỏa, chùa Hội Quán, chùa Phổ Tỉnh, chùa Bửu Quang. “An Thái tự hào đã gìn giữ được nhiều ngôi chùa cổ hàng trăm năm qua. Mỗi ngôi chùa cổ đều là một di tích kiến trúc nghệ thuật, thể hiện sự đan xen, hòa hợp để tạo nên sự đa dạng riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống của người dân An Thái!” – cụ Mười tâm sự. Điều đáng lo là gánh nặng thời gian đã khiến các ngôi chùa cổ đã có dấu hiệu xuống cấp, nhưng đến nay mới chỉ có chùa Hội Quán là đang chuẩn bị trùng tu, tôn tạo nhờ nguồn vốn huy động từ cộng đồng.
An Thái từng là nơi phồn thịnh bậc nhất của tỉnh Bình Định. Bây giờ An Thái khá khuất nẻo, nhưng nhiều ngôi nhà cổ được xây dựng công phu, hoành tráng đã lặng lẽ thuyết minh cho thời vàng son này. Ngôi nhà xưa nhất còn được gìn giữ tương đối toàn vẹn ở An Thái là ngôi từ đường họ Lâm. Từ đường họ Lâm hiện khoác “lớp áo” bê tông bảo vệ bên ngoài, nhưng bên trong vẫn còn đầy đủ chi tiết nguyên bản của một ngôi nhà cổ, với những cột kèo bằng gỗ, họa tiết chạm trổ, khám thờ… Ông Lâm Kỳ Ngoạn, Trưởng tộc họ Lâm, cho biết: “Theo gia phả của dòng họ thì từ đường được xây dựng từ năm 1862, trải qua nhiều đời, gian nhà thờ chính đến nay vẫn được gìn giữ tốt theo đúng nguyên bản”.
Nghề xưa ở An Thái đã mai một khá nhiều. Nhưng những nghề còn lại như nghề làm bún, bánh tráng lại phát triển rất mạnh. Loại bún nổi danh bậc nhất của An Thái là bún song thằn, nhưng loại bún này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với nhiều loại bún khác như bún gạo, bún mì, bún vắt, bún vàng, bún lá… Ở An Thái, nhiều hộ làm bún quy mô lớn có ngày sử dụng đến cả tấn gạo, sản phẩm làm ra được tiêu thụ khắp nơi. Làng bún, bánh An Thái đã được công nhận làng nghề truyền thống năm 2009, hiện đang chuẩn bị xây dựng khu làng nghề để phát triển hơn nữa nghề truyền thống.
An Thái có truyền thống thượng võ lâu đời, sản sinh ra nhiều nhân tài võ học. Vậy nhưng, trong khi làng Thuận Truyền kế bên vẫn còn gìn giữ được phong trào luyện tập võ thuật, thì ở An Thái đang lụi dần. Sau khi võ sư Lâm Ngọc Phú mất đi, An Thái hiện không còn ai dạy võ. Hy vọng được nhen nhóm lên năm ngoái khi võ sư Diệp Lệ Bích – Chưởng môn Bình Thái Đạo – từ nước ngoài về chiêu sinh dạy võ tại chùa Hội Quán, đã thu hút khá đông người dân An Thái theo học. Đáng tiếc, mấy tháng gần đây, lớp học này cũng đã tạm nghỉ. “Làng võ An Thái” xem ra chỉ còn là hoài niệm.
-
Hoài Thu (Baobinhdinh)
Nâng tầm võ Việt
Ai say vì chán sự đời
Ta say vì võ dụng thời phát huy
Kết giao xin ngõ lời mời
Nâng tầm võ Việt quyết thời nhất tâm
Chợt tỉnh cơn mê
Cớ chi sống kiếp cam đành
anh hùng hào kiệt biến thành phế nhân
suốt ngày chỉ biết xoay quanh
chẳng lo tu luyện đua tranh với đời
dẫu cho thời thế đổi dời
quốc gia đại sự xin mời hùng anh
quyết tâm võ nghệ luyện thành
Giương cao võ Việt rạng danh giống nòi!!
Chỉ vì Yêu !!!
Uổng danh nam tử đường đường
võ công uyên bác đao thương côn quyền
thế mà lại để thất truyền
chỉ vì chẳng dám qua quyền hôn thê
khiến bao thiên hạ cười chê
anh hùng hảo hán quá mê mụi tình
rữa tay gát kiếm lặng thinh
chôn danh muôn thưở ẩn tình riêng mang
xin chào cô DIỆP LỆ BÍCH. có một việc xin hoi cô,,,mong cô giúp a. tôi có đọc va có nghe về một người có hiệu la BA PHÙNG.la một người giỏi võ ở BÌNH ĐỊNH vào khoãng những năm 50,có phải người nay tên là NGUYỄN BẤC ,húy là NGUYỄN HIỆP, hiệu là BA PHÙNG,nguyên quán :xóm THÀNH BẮC, thôn HỮU THÀNH, xã PHƯỚC HÒA, huyện TUY PHƯỚC, tỉnh BÌNH ĐỊNH .
Nếu cô biết về thông tin trên ,nhờ cô gửi về địa chỉ yahoomail : firemangv@yaoo.com hay nvtrieu2000@yahoo.com
xin cảm ơn và chào cô,chúc cô nhiều sức khõe.
Dự án góp phần bảo tồn, chấn hưng và phát triển võ Bình Định
http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=1084&TS_ID=109
Dự án thực hiện trong năm 2009 với mục đích là sưu tầm, ghi lại bằng chữ viết, phim, ảnh chân dung võ sư (VS), võ nhân (VN) tiêu biểu; các bài quyền, các môn binh khí của võ cổ truyền Bình Định. Khác với nhiều sách nghiên cứu trước đây, chỉ ghi lại bằng chữ viết, hình họa. Với hình thức chân thực, dễ chuyển tải trên mạng internet như vậy, làm cho việc truyền bá dễ dàng, lại bảo tồn được vốn quý võ cổ truyền tỉnh nhà. Đầu xuân Canh Dần- 2010, PV Tạp chí Khoa học và Công nghệ có cuộc trao đổi với ông Nguyễn An Pha về nội dung dự án này.
* Thưa ông! Đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách viết về võ cổ truyền Bình Định – nhất là trong thập niên 90 (TK 20) nói về nguồn gốc, đặc trưng, kỹ thuật căn bản, võ học, võ y… của võ cổ truyền Bình Định. Còn công trình do ông làm chủ nhiệm, có khác gì các công trình trước đây? Xin ông nói rõ những điều cơ bản?
– Ông Nguyễn An Pha (-): Nói đến Bình Định người ta nghĩ ngay đến miền đất võ rất nổi tiếng từ xưa đến nay. Từ lâu, nơi đây hình thành nên dòng võ độc đáo, mà đỉnh cao là vào thời Tây Sơn – võ Tây Sơn – Bình Định – gọi là võ cổ truyền Bình Định, hay võ Bình Định. Đã có nhiều sách viết về võ Bình Định, của các nhà nghiên cứu, các võ sư, nhất là vào thập niên 90 (thế kỷ 20) như: “Nguồn gốc võ Bình Định”, “Miền đất võ”, “Vài nét về võ Tây Sơn- Bình Định”… của Lê Thì. “Bước đầu nghiên cứu đặc trưng võ cổ truyền Bình Định” của Phạm Đình Phong; “Võ Bình Định chân truyền” của Diệp Bảo Sanh; “Võ cổ truyền Bình Định- Âm dương kiếm pháp”, “Thảo bộ Thần Đồng…” của Đinh Văn Tuấn. Nhất là công trình “Võ cổ truyền Bình Định” do tác giả Lê Thì viết, Sở KH&CN, Sở TDTT xuất bản năm 2004.
Những công trình trên thể hiện bằng chữ viết, hình vẽ minh họa để ghi lại nguồn gốc đặc trưng, kỹ thuật các bài võ, lời thiệu, các bài thuốc võ… Đó là những công trình, tài liệu rất quý giá. Còn công trình của chúng tôi tuy chưa phải là lớn, là toàn diện về võ học Bình Định, nhưng chúng tôi thực hiện dự án bằng bốn sản phẩm, đó là: sách, với nội dung khoảng từ 150- 200 trang. Trong đó phần đầu khái lược về võ cổ truyền Bình Định; đặc tả chân dung từng người; hay nói cách khác là tóm tắt tiểu sử của các võ sư, võ nhân về quá trình học võ, đấu đài, dạy võ. Ghi lại các bài thiệu của quyền và các môn binh khí. Đặc biệt là các đòn thế, tấn- thủ độc đáo mà các võ sư, võ nhân đã học và nghiên cứu thể nghiệm trong nghiệp võ. Ghi lại các bài thuốc võ gia truyền, cách bốc thuốc cho từng loại bệnh.
Sản phẩm thứ hai là phim, dung lượng khoảng 60 phút. Ghi lại tư liệu sống của VS, VN biểu diễn các bài võ cổ truyền, minh họa những đòn – thế độc; thế tấn – thủ – lui, ứng biến những đòn thế trong thi đấu.
Sản phẩm thứ 3 là tập ảnh khảo tả, khoảng 150 ảnh, chụp chân dung các thế võ của VS, VN, các học trò, con cháu đã thành đạt về nghiệp võ.
Thứ tư là băng ghi âm, do các VS, VN tự thuật về quá trình học võ, mở võ đường, truyền nghề; những kỷ niệm, giai thoại về những cuộc thách đấu, về đấu đài. Các VS, VN tự thuật về cách bốc thuốc cho từng loại bệnh: gãy xương, trật khớp, bong gân, máu bầm ứ trong cơ thể….
* Như vậy những võ sư, võ nhân có tiêu chí thế nào để được dự án chọn?
– Trong khuôn khổ dự án thì có hạn. Võ sư võ nhân Bình Định thì nhiều. Chúng tôi chỉ chọn từ 20-25 người tiêu biểu, tuổi từ 60 trở lên nhưng vẫn ưu tiên cho các VS trên 70 tuổi. Những vị này phải đạt một số tiêu chí như, học thầy nổi tiếng xưa kia, học kỹ về võ đạo, võ thuật, có tầm hiểu biết sâu rộng võ cổ truyền, kế thừa truyền thống võ học của gia đình, như võ sư Hồ Sừng kế tục truyền thống roi của ông nội là Hồ Ngạnh. Nổi tiếng đấu đài như Hà Trọng Sơn 2 lần thượng đài đều thắng Huỳnh Tiền (mệnh danh – Hùm xám miền Trung), Lý Xuân Hỷ (Hùm xám Tây nguyên); Nguyễn Xuân Bình, Đỗ Hược, Trần Dần thì hạ các VS Đại Hàn (Hàn Quốc). Những võ sư đã từng làm rạng danh võ Bình Định như: Phan Thọ, Lê Thành Phiên, Đào Thanh, Phi Long, Nguyễn Trá, Phạm Thi, Phi Long Vịnh… Các võ sư hiểu biết nhiều bài võ cổ truyền, về quyền, binh khí (Thập bát ban); giỏi về đòn- thế, về võ y (có người có những bài thuốc gia truyền rất độc đáo).
* Qua thực tế sưu tầm, nghiên cứu về võ sư, võ nhân Bình Định, ông đánh giá thế nào về phong trào tập võ hiện nay ở Bình Định?
– Qua giải võ cổ truyền hàng năm của tỉnh, trung bình có khoảng 35- 40 võ đường đăng ký tham dự. Tuy vậy trong thực tế tỉnh ta có khoảng trên 60 võ đường, phòng tập võ ở các địa phương. Mỗi võ đường đều có võ sư, huấn luyện viên (được nhà nước phong) chỉ dạy. Ngoài ra có người chỉ dạy trong phạm vi gia đình, cha dạy cho con, cho cháu, cho người hàng xóm… Võ sư truyền nghề cho con, cháu thì nhiều lắm. Có võ sư chỉ đứng tên còn để cho học trò, con cháu dạy
Riêng “cái nôi võ cổ truyền” Thuận Truyền, cả roi và quyền hiện nay vẫn mạnh. Võ đường Hồ Sừng (cháu nội Hồ Ngạnh) mở tại nơi xưa ông nội mở lò võ, duy trì thường xuyên, và phong trào tập võ ở đây khá sôi nổi. An Vinh có một số võ sư mở võ đường tại chỗ. Một số người từng học võ ở đây như VS Đinh Văn Tuấn, một thời mở võ đường ở Quy Nhơn, nay mở võ đường ở Bà Rịa – Vũng Tàu ; VS Phan Thọ dạy võ ở Bình Nghi (Tây Sơn)… An Thái có VS Diệp Trường Phát (Tàu Sáu) nổi tiếng, nhất là giai đoạn 1930-1960… Nay có VS Lâm Đình Phú dạy võ ở đây. Diệp Lệ Bích (cháu nội Tàu Sáu) lâu nay dạy võ bên Anh, nay có ý nguyện phục dựng lại dòng võ Bình Thái Đạo (dòng võ An Thái – Bình Định).
Ở Đập Đá có hậu duệ của tổ sư Lý Hùng: Lý Xuân Hỷ, Lý Thành Nhân, Lê Xuân Cảnh… cũng mở võ đường. Ở Tuy Phước có võ đường Kỳ Sơn của VS Trương Văn Cẩn nay đã 95 tuổi, con ông là Phi Long Vịnh đang tiếp tục dạy võ; VS Hàm Hữu Nghĩa (con VN Nguyễn Tựu – 96 tuổi, học võ thầy Đoàn Phong) đang mở võ đường tại nhà…
Qua thực tế cho thấy võ Bình Định mang tính kế thừa rất cao, duy trì bởi con cháu, dòng họ, học trò… Mỗi lò võ có đến 30-50 võ sinh học tập. Hiện nay phong trào tập võ ở Bình Định phát triển mạnh nhưng nặng về thể thao, học võ để rèn luyện sức khỏe, để biểu diễn hơn là học để đấu đài, ăn thua như trước đây. Mặt khác trong luật thi đấu hiện nay không cho dùng đòn chỏ, gối, mà đòn thế hiểm là phải dùng 2 loại đòn này. Cho nên võ Bình Định có phần hạn chế. Chỉ có các lão võ sư mới truyền dạy lại cho con cháu những đòn, thế hiểm của mình.
Tuy vậy qua các kỳ thi đấu đối kháng, cấp quốc gia, Bình Định là tỉnh đạt nhiều huy chương nhất. Ta có quyền tự hào về điều ấy.
* Lò võ các vùng quê, phong trào luyện võ trong dân, trong nhà chùa, nhất là tại các “nôi võ Bình Định”: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền… sẽ phục vụ du lịch? Đây có phải là đặc trưng của du lịch Bình Định?
– Hiện nay tỉnh ta có bản quyền về nhạc võ Tây Sơn (Nhạc võ này phục vụ khách du lịch hàng ngày tại Bảo tàng Quang Trung), bản quyền Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam. Liên hoan này đã tổ chức được 2 lần tại Bình Định. Năm 2010 theo kế hoạch, sẽ tổ chức lần thứ 3
Sở VH-TT-DL đầu tư, hỗ trợ 9 vệ tinh là lò võ cổ truyền tiêu biểu ở các huyện, mỗi vệ tinh hỗ trợ 540 ngàn đồng/tháng. Ngoài ra còn hỗ trợ không thường xuyên về phương tiện luyện tập cho các võ đường. Năm 2008 Sở có đầu tư cho 7 võ đường tiêu biểu, mỗi võ đường 10 triệu đồng, để sửa sang phòng tập, phục vụ khách du lịch, nhân dịp Festival Tây Sơn – Bình Định lần thứ nhất. Các võ đường tiêu biểu của tỉnh và võ nhà chùa, (tại chùa Long Phước) vẫn duy trì hoạt động tốt.
Tuy vậy mức đầu tư còn nhỏ lẻ. Các lò võ chưa chuyên nghiệp, chưa sống được bằng việc phục vụ du lịch. Khi khách du lịch cần đến tham quan, phải liên hệ trước, để võ đường tập hợp võ sinh biểu diễn. Hàng ngày võ sinh phải lao động, thu nhập chính bằng nghề khác.
* Theo ông, để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa võ cổ truyền Bình Định, cần làm gì?
Hiện nay Sở VH-TT-DL đang thực hiện đề án xây dựng Trung tâm võ cổ truyền Bình Định. Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Trung tâm sẽ từng bước nghiên cứu sưu tầm, đào tạo, huấn luyện võ cổ truyền. Sẽ mời các võ sư, võ nhân tiêu biểu tham gia. Từng bước đầu tư cho một số võ đường tiêu biểu để phục vụ khách tham quan du lịch, đồng thời bảo tồn võ cổ truyền Bình Định từ cơ sở
Sở VH-TT-DL đang có dự kiến phối hợp với Sở GD-ĐT và các ngành liên quan, có văn bản trình UBND tỉnh, đưa môn võ cổ truyền vào dạy trong trường học của tỉnh. Còn học bài gì cho phù hợp các lứa tuổi trong trường học, Sở VH-TT-DL sẽ tổ chức cuộc hội thảo, mời các võ sư tiêu biểu thảo luận, đề xuất. Nếu dự định này thành hiện thực thì ở tỉnh ta nhà nhà có người biết võ. Ngoài rèn luyện thể lực, thần lực, cái quan trọng là mọi người phải biết và tự hào về quê hương Bình Định, mảnh đất được mệnh danh là miền đất võ của cả nước
H.L
Đất võ An Thái
http://donghuongbinhdinh.org/dh.binhdinh/index.php?option=com_content&view=article&id=251:t-vo-an-thai-&catid=56:vobinhdnh&Itemid=126
An Thái là một thị tứ miền quê, thuộc xã Nhơn Phúc (An Nhơn), nơi có nhiều sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp có tiếng như: giấy, bún song thằn, vải v.v… Chính quyền phong kiến ngày trước chọn An Thái làm nơi đặt cơ quan của phủ Tuy Viễn (An Thái văn chỉ ngày nay vẫn còn). Đặc biệt An Thái là cái “rốn” võ của phong trào võ thuật Bình Định. Người dân An Thái mang trong mình dòng máu võ thuật truyền thống, biết phát huy tinh thần thượng võ của cha ông, tạo An Thái thành một vùng đất nổi tiếng về võ. Nhiều câu ca dao, tục ngữ lưu truyền mãi đến bây giờ như “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái” hoặc là “Trai An Thái, gái Thuận Truyền” v.v… đã chứng minh điều ấy.
Nhắc đến phong trào Nông dân Tây Sơn, chúng ta không thể nào quên An Thái, đất học võ của ba anh em nhà Tây Sơn qua thầy võ Trương Văn Hiến.. Tương truyền chính vùng đất này đã hình thành 18 môn binh pháp mà ba anh em nhà Tây Sơn đã sử dụng để luyện cho binh lính. Xây dựng một đội quân hùng hậu. An Thái cũng là một vùng đất mà anh Hai Trầu (tức Nguyễn Nhạc) từng xuôi thuyền trầu về để nắm dân tình chờ thời tụ nghĩa. (Bến Trường Trầu ngày nay vẫn còn). An Thái còn là nơi chàng Lía đã đặt chân đến, một mặt lấy của cải nhà giàu (nhà họ Lâm) ban phát cho dân nghèo, mặt khác đánh vào phủ Tuy Viễn chống chế độ cai trị hà khắc thời đó. Sau này Mai Xuân Thưởng (là con rể của đất này) dấy lên phong trào Cần Vương chống Pháp, không ít những chàng trai, cô gái An Thái thời đó tham gia vào nghĩa quân.
Ngoài việc tham gia các cuộc khởi nghĩa, những người giỏi võ ở đây đã đoàn kết chống bọn cướp, bọn cường hào. Theo lời kể của nhiều người, trước đó không ít người tay không giết được hổ. Tương truyền, vào thời Duy Tân có hai cha con nhà họ Lâm dùng vũ khí thô sơ như sào dài bọc đầu đồng nhọn, lưỡi mác, lưỡi dao mỏng sắc kết hợp với ngón võ cộng với mưu trí đã diệt được “ông Dài” (một con rắn hổ gió sống lâu đời) ở truông Dài thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Chiến công ấy đã giải phóng nỗi lo sợ của những người buôn bán qua lại trên sông Côn.
Khoảng năm 1930-1932, võ thuật An Thái phát triển có hình sắc. Thời kỳ này ở An Thái có rất nhiều người học võ và trở thành những người giỏi võ. Thuở đó, làng có lập một ngôi chùa, nhưng cứ cất xong là cháy. Cháy lan đến các lều chợ và các ngôi nhà kề cận, các cụ tổ chức cầu cúng. Làng đặt ra lệ cúng cứ ba năm một lần gọi là “cúng chay đổ giàn”. Trong lễ cúng này, mọi lễ vật tuỳ theo sự hảo tâm của mọi người trong làng đóng góp như heo, bò, gà, vịt, nếp, gạo, bánh trái… mang về chùa sếp thành từng cỗ đầy được đặt lên giàn, xong ba ngày chay mọi lễ vật được dỡ xuống ban phát cho mọi người. Tục cúng này được truyền miệng rộng rãi, cho nên đến rằm tháng bảy theo lệ thì các người hành khất, những người nghèo khổ từ các nơi qui tụ về rất đông. An Thái trở thành đất hội hè, sung túc vì sự giao lưu giữa người và hàng hóa. Nhưng những lễ vật đổ giàn không tới tay những người nghèo. Các tay giỏi võ ở nơi khác đến “cướp mất”, đem về làng mình ăn uống say sưa và buông lời khiêu khích. Không chịu nổi sự áp bức ấy, dân làng An Thái mới tụ họp lại truyền nhau những miếng võ để tự bảo vệ. Từ đó An Thái xuất hiện nhiều người nổi tiếng giỏi võ như ông Tàu Sáu, ông Ba Phùng, ông Lài, ông Đồn, ông Chín Chung, ông Mười Đài v.v… Đặc biệt, lớp sau có bà Đào Thị Sanh thường gọi là Sáu Sanh là người đã tập hợp nhiều chị em phụ nữ để luyện võ, đánh diệt những tên cướp để giữ yên xóm làng. Sau Cách mạng Tháng Tám nhiều người tập kết ra Bắc, có người ra vùng Bắc Bình Định để dạy võ cho du kích, một số người khác mở những lò võ.
Sau ngày giải phóng, phong trào võ thuật ở An Thái càng được chú trọng. Xã Nhơn Phúc đã thành lập một câu lạc bộ võ thuật, và tổ chức biểu diễn thi đấu, nhất là trong những ngày tết, những ngày lễ lớn. Qua sinh hoạt câu lạc bộ võ thuật đã có không ít hạt nhân được chọn đi biểu diễn, đi dự đấu cấp tỉnh.
Với truyền thống và phong trào ấy, đất võ An Thái đáng được quan tâm nghiên cứu nâng lên thành những hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ đời sống văn hóa và sức khoẻ nhân dân trong vùng.
Nguồn: Nghĩa Bình – 1986 – ngày 6/6
Một số môn phái tiêu biểu – của võ cổ truyền Bình Định
http://donghuongbinhdinh.org/dh.binhdinh/index.php?option=com_content&view=article&id=235:-mt-s-mon-phai-tieu-biu-ca-vo-c-truyn-binh-nh&catid=56:vobinhdnh&Itemid=126
Nói đến võ cổ truyền Bình Định chắc hẳn không ai không một lần nghe nói đến các địa danh quen thuộc như: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền… những nơi đã tụ hội và sản sinh ra các môn phái, các võ sư, võ sĩ lừng danh qua nhiều thế hệ và cũng chính là môn phái, các võ sư, võ sĩ ở nơi đây đã góp phần tô thắm và tạo dựng nên bức tranh hoành tráng của dòng võ cổ truyền Bình Định.
1. Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Thái
Vùng đất này thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn (giáp ranh huyện Tây Sơn). Chính nơi đây một thời từng là cửa ngõ giao thương buôn bán, đông đúc, tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thổ sản nhờ thuyền bè đi lại dọc theo sông Côn hiền hòa, nối liền với các vùng phụ cận. Ở đây nổi tiếng các đặc sản như: Bún Song Thằn (Song Thần), tơ, lụa, nghề nhuộm the.
Đặc biệt kể từ khi có thầy Trương Văn Hiến từ đàng ngoài vào đây mở trường dạy văn, dạy võ ở thôn Thắng Công, nhiều sĩ phu yêu nước, trai, gái trong vùng đua nhau học võ. Trong số học trò của thầy giáo Hiến có ba anh em nhà Tây Sơn, đã tạo nên diện mạo mới ở vùng đất An Thái – Thắng Công, bên bờ hữu ngạn sông Côn, biến nơi đây thành trung tâm truyền bá võ học có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng. Từ đó, xuất hiện nhiều võ sư nối tiếp nhau như: Lâm Hữu Phong, Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), bà Sáu Sanh, Ba Phùng, Phó Tuần Chẩn, Chín Kỳ, Tám Lẽo, Diệp Trường Phát (Tàu Sáu)… trong đó tiêu biểu có môn phái dòng họ Lâm.
Môn phái này được hình thành và phát triển lâu đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào võ thuật ở vùng đất An Thái.
Đứng đầu môn phái là võ sư Lâm Hữu Phong, sinh năm 1855 tại thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc. Sinh thời, ông đã có công truyền bá và đào tạo nhiều võ sinh ưu tú và đặt tên cho võ đường của mình là võ đường Bình Sơn để khẳng định võ Bình Định – Tây Sơn. Trước khi qua đời ông đã truyền lại cho con là võ sư Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), sinh năm 1895, và để nối nghiệp, ông Thọ cũng đã truyền nghề lại cho hai người con của mình là võ sư Lâm Ngọc Lài và võ sư Lâm Ngọc Phú. Hiện nay, ông Lâm Ngọc Phú vẫn tiếp bước ông cha mở trường dạy võ ngay trên mảnh đất giàu truyền thống thượng võ, góp phần bảo tồn, gìn giữ vốn quí của dân tộc.
Ngoài ra, đến đầu thế kỷ XVIII, người Hoa cũng tìm đến đây để định cư buôn bán và mở trường dạy võ, tiêu biểu có môn phái dòng họ Diệp (Diệp Trường Phát) tục danh thường gọi là Tàu Sáu, đã góp phần làm cho võ “Ta” và võ “Tàu” ở An Thái ngày thêm khởi sắc và phong phú. Sau này (vào khoảng năm 1925) lễ hội “Đỗ Giàn” ở đây cũng được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, tạo nên sự kích thích đua tài của các môn phái võ trong vùng. Đây cũng chính là lễ hội dân gian độc đáo riêng có của vùng đất An Thái.
2. Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Vinh
An Vinh nằm bên bờ tả ngạn sông Côn, thuộc huyện Tây Sơn, đối diện với thị tứ An Thái ở bờ bên kia sông, quanh năm xanh mát, đất đai màu mỡ do phù sa của con sông Côn bồi đắp. Đời sống kinh tế có phần sung túc nên nạn cướp luôn đe dọa, nhiều người cần phải học võ, nhất là các nhà khá giả, địa chủ, phú hộ. Từ đó, các môn phái võ được ra đời, đứng đầu trong giới võ có võ sư: Nguyễn Ngạc (tức Hương Mục Ngạc), Khiển Phạm, Năm Nghĩa, Hương Kiểm Cáo (con trai Hương Mục Ngạc) đến Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Đội Sẻ, Đinh Hề (Hương Kiểm Mỹ), Ba Thông, Tuần Sửu, Sáu Hà, Bốn Mỹ… đã cùng nhau tạo dựng được những thế mạnh của mình với những đường quyền hiểm hóc và được lưu truyền đến mãi ngày nay. Một trong những trụ cột của vùng đất An Vinh phải nói đến dòng họ Nguyễn (Nguyễn Ngạc). Ông sinh năm 1850 trong một gia đình có võ nghệ cao cường, chính ông là người đứng ra thành lập môn phái và chọn cho mình một hướng đi riêng. Từ nhỏ ông đã chuyên tâm nghiên cứu về môn quyền thuật, vì theo ông quan niệm: Quyền chính là cái gốc của võ, hơn nữa lúc bấy giờ ở đất Thuận Truyền có đường roi tuyệt kỹ của Hồ Nhu thì An Vinh phải bá chủ về quyền. Trong dân gian có câu: “Roi tiên, quyền tiếp” nhằm khẳng định sự lợi hại, mối quan hệ liên hoàn và hỗ tương của nó.
Môn phái này đã truyền thụ cho hàng trăm môn đệ ở khắp nơi. Sau khi ông Ngạc qua đời, các con cháu của ông lần lượt giữ vai trò chưởng môn và thu nhận nhiều môn sinh, gây được tiếng vang và có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng, tiêu biểu có võ sư: Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Chín Giác đến các con của Bảy Lụt như: Nguyễn Tiếp, Nguyễn Thiếp… đều là những võ sư nổi tiếng đã cùng dòng tộc vun đắp môn phái của mình ngày càng đơm hoa kết trái.
3. Môn phái tiêu biểu ở vùng đất Thuận Truyền
Vùng đất Thuận Truyền nằm cách An Vinh khoảng 15 km về phía Tây Bắc của huyện Tây Sơn (trước đây gọi là Tổng Thuận Truyền), ở phía đông thuộc làng Hòa Mỹ, đứng đầu là môn phái dòng họ Hồ (Hồ Triêm); ở phía tây thuộc làng Thuận Truyền đứng đầu có môn phái dòng họ Trần và ở phía bắc thuộc làng Mỹ Thạch có môn phái dòng họ Phan án ngữ.
Do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, giáp ranh với vùng rừng núi (Núi Hòn Trưng, Núi Thơm), đất đai cằn cỗi, dân cư thưa thớt, nạn thú dữ, cướp bóc hoành hành, những người sống ở đây phải là những người biết và giỏi võ. Nhiều môn phái, nhiều võ sư, võ sĩ lần lượt xuất hiện, từ Hồ Triêm, Lê Thị Quỳnh Hà, Cai Quên cho đến Hồ Nhu, Xã Trấp, Hồ Cường (Cả Đan), Xã Nung… nhưng “bá chủ” vùng này vẫn là môn phái dòng họ Hồ. Đứng đầu là Hồ Triêm (Đốc Năm), sinh năm 1843, tại Hòa Mỹ, Tổng Thuận Truyền (nay là Bình Tân, Tây Sơn) đã cùng với vợ là bà Lê Thị Quỳnh Hà (sinh năm 1850), cả hai người đều rất giỏi cả văn lẫn võ, đặc biệt là bà Quỳnh Hà đã dày công khai sáng ra môn phái họ Hồ lừng lẫy một thời. Ông bà sinh ra được 10 người con đều theo nghiệp võ của cha và mẹ, trong đó có võ sư Hồ Nhu (con thứ 9 trong gia đình) tên thường gọi là Hồ Ngạnh – gọi theo tên con.
Ông Nhu có năng khiếu bẩm sinh, đặc biệt là môn roi nên sớm nổi tiếng về roi, không những trong tỉnh mà còn lan truyền đến các tỉnh lân cận. Ông thường sử dụng roi chiến (tề mi) đánh cả hai đầu. Đặc biệt roi Hồ Nhu thường đánh nghịch, lấy nghịch chế thuận, vận dụng triệt để phép âm-dương và khi bị đối phương tấn công thì không đỡ mà lượn theo ngọn roi của đối phương để trả đòn, để đánh hạ đối thủ. Khi nghe đến ngọn roi chiến “xuất quỷ, nhập thần” có một không hai của ông ai nấy đều thán phục. Sau này ông tiếp tục truyền lại cho con cháu và môn phái của mình từ Xã Nung, Xã Thọ, Bộ Lâm, Huỳnh Xuyến, Dư Đính, Hồ Cừu, Hồ Tuyền đến Lê Thành Phiên, Nguyễn Song Bá, Hồ Sừng… nhưng đến nay không một ai còn gìn giữ nguyên bản đường roi tuyệt kỹ của ông nữa. Ông Nhu sinh năm 1886 và mất ngày 6-2-1976.
Dân gian có câu:
Trai An Thái, gái An Vinh
Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh
Cân truyền tụng này không phải là sự phân chia, cát cứ, hay đối nghịch hiềm khích giữa vùng này và vùng khác, giữa dòng tộc môn phái này với dòng tộc môn phái khác mà muốn nói lên tính quần chúng sâu sắc, võ nghệ không chỉ dành riêng cho đấng nam nhi mà ngay cả phái yếu cũng theo đời cung kiếm. Đồng thời khẳng định thế mạnh những nét độc đáo riêng của từng vùng, từng môn phái để rồi hòa quyện, bổ sung cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp, muôn màu muôn vẻ của võ cổ truyền Bình Định.
. Theo “Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định”
Liên hoan võ BĐ 2012,chị có về dự không chị Lệ Bích?
Tìm hướng khai thác giá trị văn hóa làng võ
http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2010/6/93444/
Chuông vang xứ người
http://www.baobinhdinh.com.vn/vemiendatvo/2010/8/95745/
Lan tỏa hào khí Việt
http://tintuc.xalo.vn/00-541107682/lan_toa_hao_khi_viet_nbsp.html
Háo hức hội ngộ trên đất Võ
http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2010/7/95201/
Revive Binh Thai Dao martial arts style
http://www.baobinhdinh.com.vn/culture-sport/2010/6/92102/
Gathering in martial arts land
http://www.baobinhdinh.com.vn/culture-sport/2010/8/95432/
Khôi phục Bình Thái Đạo
http://www.baobinhdinh.com.vn/vemiendatvo/2010/6/92040/
Võ thuật Bình Định
*** http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_thu%E1%BA%ADt_B%C3%ACnh_%C4%90%E1%BB%8Bnh
Đặc điểm
1. Đặc điểm đầu tiên lớn nhất của võ thuật Bình Định là sự đa dạng. Đa dạng về những dòng võ ngay trên đất Bình Định và đa dạng về sự khác biệt trong kỹ thuật giữa các hệ phái mang tên Bình Định hoặc Tây Sơn trên toàn quốc.
Tuy nhiên, sự đa dạng đó lại đặt trên cơ sở một số đặc điểm chung hầu hết các dòng võ ở Bình Định đều có. Chẳng hạn như một số bài bản được mặc nhiên coi là Võ Bình Định như Ngọc trản ngân đài, Siêu Bát Quái, Roi Tấn Nhứt, Roi Ngũ Môn. Mặc dù đây chính là các bài bản của Võ Ta hay còn gọi là Võ Kinh, một môn võ của Đàng Trong và từng được dùng cho huấn luyện trong quân đội và thi võ cử trong thời Nguyễn.
Các câu vè có liên quan đến yếu quyết của võ thuật được lưu truyền ở Bình Định cũng là những câu vè của Võ Ta. Ví dụ: “Roi tiên quyền tiếp”, “Song thủ ngũ hành vi bản. Lưỡng túc bát bộ vi căn”… Một câu vè khác nói lên sự thống nhất và liên đới giữa hai môn (Võ Kinh và võ thuật Bình Định) là “Roi Kinh quyền Bình Định”. Những kỹ thuật này không chỉ có riêng ở Võ Kinh và võ thuật Bình Định. Nó còn tồn tại ở các dòng võ ở các miền khác, chẳng hạn Võ Tân Khánh Bà Trà ở Bình Dương – Đông Nam Bộ.
Ngoài những kỹ thuật được coi là Võ Ta nói trên, mỗi dòng võ đều chứa những đặc điểm riêng của mình. Đặc biệt nhất là những kỹ thuật thừa hưởng của nhà Tây Sơn. Ví dụ: Bài Hùng Kê Quyền vốn được coi là của Nguyễn Lữ, Bài quyền Yến Phi vốn được coi là của Nguyễn Huệ, các kỹ thuật về Trống trận Tây Sơn… Mặc dù những kỹ thuật này không phổ biến bằng các kỹ thuật của Võ Ta, nhưng đây là điểm đặc sắc của riêng vùng đất Bình Định mà các vùng khác không hề có.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây có sự xuất hiện ra công chúng dòng võ Chùa Long Phước. Theo trang web http://www.vocotruyen.vn , nhà sư Vạn Thanh (tên thật là Nguyễn Đông Hải) vốn là truyền nhân đời thứ 13 của môn phái Long Hổ Không Hồng. Cũng theo trang web nói trên, kỹ thuật của môn võ này bao gồm trong “Phổ Đại Nam triều chi tướng thao” do tướng Tây Sơn Nguyễn Trung Như (Hư Linh Ẩn) truyền lại. Tập sách này gồm 2 bộ:
“Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do Hư Minh, tổ của môn phái Long Hổ Không Hồng ghi lại các bài bản từ thời nhà Lê trở về trước.
“Tây Sơn danh tướng mộ hùng thao” do Nguyễn Trung Như ghi lại các bài bản võ thuật của thời Tây Sơn.
Mức độ trung thưc về mặt lịch sử của các tài liệu này rất cần được sự quan tâm nghiên cứu công phu của các nhà sử học.
Vì có sự tương đồng về mặt văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, có một số dòng võ hoặc hệ phái tuyên bố có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng lấy danh xưng võ Bình Định. Chẳng hạn như trường hợp của phái võ Bình Định gia tại Hà Nội, dòng Bình Định An Thái của võ sư Diệp Trường Phát. Việc công nhận hay công nhận danh xưng “Võ Bình Định” của các hệ phái này một thời từng là một đề tài tranh luận khá sôi nổi trong giới võ.
Ngoài ra, ở vùng đất này cũng đã và đang có sự phổ biến của nhiều môn võ hiện đại trong và ngoài nước khác nhau. Đất Bình Định cũng đã từng rất nổi tiếng trong “làng đấm” (quyền Anh). Tuy nhiên, vì có sự rạch ròi trong ngôn ngữ sử dụng lẫn trong sự phân chia môn phái võ thuật hoặc bộ môn thể thao thi đấu nên chưa bao giờ các môn võ này được gọi với danh xưng “Võ Bình Định”.
2. Về khía cạnh võ thuật, võ cổ truyền Bình Định thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân). Về võ lý, võ cổ truyền Bình Định vận dụng triệt để học thuyết âm – dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của “Song thủ ngũ hành vi bản”, “Lưỡng túc bát bộ vi căn” là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.
3. Về khía cạnh đạo đức, ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đạo đức của người luyện õ còn thể hiện ở các mặt truyền thống: thượng võ, chống ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa…
4. Về nội dung, võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều “phách roi” độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định: “Đâm so đũa”, “Đá văn roi”, “Phá vây”, “Roi đánh nghịch”… Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có “Bài kiếm 12” nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương.
Trong các bộ môn về quyền thuật, “Ngọc Trản” là bài quyền tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một “chén ngọc” với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm – dương trong Ngọc Trản công.
[sửa] Nguồn gốc
Như đã trình bày, kỹ thuật phổ biến nhất trong võ thuật Bình Định là Võ Ta, tức võ thuật của triều Nguyễn phổ biến ở Đàng Trong. Còn Võ Ta thực sự được truyền vào và phổ biến ở vùng này từ thời nào lại là điều rất cần được nghiên cứu về mặt lịch sử. Sự ảnh hưởng của võ học thời Tây Sơn chỉ gói gọn trong một vài dòng võ và trong một vài bài bản riêng biệt không phổ biến, không nên xem võ thuật của Tây Sơn là nguồn gốc của tất cả các dòng phái võ thuật Bình Định.
Mặc dù rất nhiều người học võ thuật Bình Định từng thọ giáo các danh sư có gốc từ Trung Quốc như Khách Bút, hoặc Tàu Sáu (Diệp Trường Phát). Tuy nhiên, những bài bản võ thuật phổ biến ở Bình Định không hề có trong các bài bản của võ thuật Trung Quốc kể cả danh từ lẫn kỹ thuật. Vì vậy, việc phát biểu của một số võ sư học võ Trung Quốc như “Võ Bình Định là võ Thiếu Lâm” hoặc “Võ Bình Định bắt nguồn từ võ Thiếu Lâm” (như ông Diệp Trường Phát đã từng phát biểu theo lời trích dẫn của Quách Trường Xuyên trong quyển “Võ Nhân Bình Định”) là không hề có cơ sở.
[sửa] Các dòng võ Bình Định
Dòng họ Trương (xã Phù Mỹ, huyện Mỹ Hiệp): Ông tổ dòng họ Trương là Trương Đức Thường từ xứ Thanh Hà, Hải Dương vào khai sơn phá thạch ở vùng đất Tú Dương (thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, Bình Định) vào đầu thế kỷ thứ 17 (khoảng năm 1605). Sau đó dồn đến định cư ở thôn Phú Thiện, xã Mỹ Hòa, Phù Mỹ, Bình Định cho đến ngày nay. Theo gia phả của dòng tộc để lại, dòng họ này có nhiều người học giỏi, thi đỗ cử nhân, cả văn lẫn võ trong thời nhà Nguyễn và hầu như đều theo nghiệp văn chương và nghiệp võ. Trong số đó có ông cử nhân võ Trương Trạch, thầy dạy của võ sư Trương Thanh Đăng, người sang lập ra võ đường Sa Long Cương ở Sài Gòn.
Dòng họ Đinh (thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An, huyện An Nhơn): Ông Thủy tổ của dòng họ Đinh là Đinh Viết Hòe, sinh năm 1710 từ đất Ninh Bình phiêu bạt vào sinh cơ lập nghiệp tại ấp Thời Đôn (nay thuộc thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, Bình Định) vào khoảng năm 1730 và lấy thêm vợ thứ (ông Hòe đã có vợ ở quê nhà) là bà Nguyễn Thị Quyền, sinh năm 1715 và sinh được 3 người con Đinh Văn Diệm, Đinh Văn Nhưng, Đinh Văn Triêm. Đinh Văn Nhưng (còn gọi là Ông Chảng) chính là thầy dạy võ cho ba anh em Tây Sơn. Hiện nay dòng họ này đã đổi sang họ Đào (sinh Đào tử Đinh) và tất cả các tài liệu, hiện vật đều bị tiêu huỷ sau khi phong trào Tây Sơn thất bại. Tài liệu duy nhất của dòng họ này truyền lại đến nay được biết là một tập tư liệu cố do võ sư Phan Thọ cung cấp trong đó có ký tên Đào Thống.
Dòng họ Trần (thôn Trường Định, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn): là võ sư Trần Kim Hùng có nguồn gốc từ xứ Nghệ An, người dạy võ cho ba anh em Tây Sơn. Sau này, trong Tây Sơn “Ngũ phụng thư” có Trần Thị Lan, bà Lan được ông nội là võ sư Trần Kim Hùng truyền dạy võ công, bà có biệt tài về kiếm thuật và luyện thân lanh lẹ như chim én, nên tự hiệu là Ngọc Yến. Người chị của Trần Thị Lan là Trần Thị Huệ vợ của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc.
Roi Thuận Truyền (thôn Thuận Truyền, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn): “Roi Thuận truyền” trước xa nữa không rõ ông tổ là ai, nhưng đến đời ông Ba Ðề thì truyền cho Hồ Ngạnh. Hồ Nhu là tên thật của Hồ Ngạnh, sinh năm 1891, mất năm 1976. Ông nguyên quán thôn Háo ngãi, xã Bình an, huyện Tây Sơn, trú quán ở Thuận truyền, xã Bình thuận cùng huyện. Cha là ông Ðốc Năm, một võ quan của triều Nguyễn. Mẹ cũng là con nhà võ. Ngay từ lúc bé, ông đã được cha mẹ dạy võ gia truyền. Lớn lên, ông học roi của cao sư Ba Ðề, học nội công của ông Ðội Sẻ, tiếp đến học roi của ông Hồ Khiêm. Ðường roi kết hợp tinh hoa của nhiều thầy, lại thêm nội công nên cứng cáp và sâu hiểm vô cùng. Từ roi thế, roi đấu, roi chiến đến roi trận, ông đều tinh thông và độc đáo. Khoảng năm 1932, tiếng tăm ông đã vang dội khắp bốn tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú. Nghe danh, học trò đến thọ giáo rất đông. Con trai chết sớm, ông truyền nghề cho cháu nội là ông Hồ Sừng. Học trò lớp lớn có ông Mười Mỹ (sinh năm 1912) ở Trường úc xã Phước nghĩa huyện Tuy phước được riêng dạy ngón độc chiêu bí truyền. Học trò lớp sau có Ðinh văn Tuấn ở Qui nhơn, đang độ sung sức, nối nghiệp làm vẻ vang cho lò võ Thuận truyền. Hồ Ngạnh được gọi là “võ sư huyền thoại”.
Quyền An Vinh (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn): “Quyền An Vinh” có từ lâu, nhưng cũng chỉ biết từ đời ông Hương mục Ngạc. Lò võ này còn có ông Năm Nghĩa, cũng là bạn đồng môn đồng khóa, nhưng sau lại chuyên về roi. Hương mục Ngạc học quyền Bình định (cô tổ của ông vốn là thầy dạy võ của bà Bùi Thị Xuân) rồi học thêm quyền Tàu của ông Khách Bút. Ông nổi tiếng nhờ tổng hợp được nhiều nguồn võ khác nhau, tạo nên tay quyền xuất sắc nhất trong làng võ thuật Bình Định đương thời. ông có ba người con: Bảy Lụt, Tám Cảng (nữ) và Chín Giác đều tinh thông võ nghệ. Ông dạy nhiều học trò, có người nổi tiếng như Hai Tửu. Bảy Lụt chẳng những xuất sắc về võ thuật mà còn gan dạ và có sức mạnh đáng kể, với tay không có thể vật ngã một con trâu đực đang sung sức. Bảy Lụt truyền nghề cho ông Phan Thọ. Sau này ông Phan Thọ còn học thêm võ trận Tây Sơn với ông Sáu Hà nên đã tiếp thu được cả tinh hoa quyền An vinh từ mạch võ Hương mục Ngạc lẫn võ chiến của Tây Sơn[cần dẫn nguồn].
Quyền An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn): An Thái vốn có những dòng võ truyền thống nổi tiếng nhưng đến năm 1924, một biến cố xảy đến cho làng võ Bình định nói chung và dòng võ truyền thống của làng An thái nói riêng. Ðó là sự xuất hiện của môn phái quyền Tàu. Người sáng lập ra môn phái này là ông Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát , sinh năm 1896 tại An thái. Tuy là người Tàu nhưng dòng dõi ba đời đều ở An thái, bà nội và mẹ ông đều là người Việt. Ở quê mẹ, gia đình và bản thân Tàu Sáu đã hấp thụ tinh thần thượng võ nên khi được 13 tuổi, ông được gửi về Tàu để học võ từ những cao sư Bắc phái Thiếu lâm. Sau 15 năm ròng rã tầm sư học võ, ông Tàu Sáu lúc bấy giờ đã 28 tuổi, trở lại An thái, mở trường dạy quyền Tàu, sở trường hai môn Hổ quyền và Long quyền. Ông dạy võ gần 50 năm, môn đệ rất đông, không bao lâu phái quyền Tàu Thiếu lâm của ông đã rải khắp miền đất võ và riêng ở An thái, võ quyền truyền thống đã bị quyền Tàu lấn át làm lu mờ. Có người vì thế sửa lại câu truyền tụng từ xưa ra “roi Thuận truyền, quyền An thái”. [cần dẫn nguồn]
Dân Bình định đến với lò võ Tàu Sáu, có người vì xuất thân chuyên về quyền Tàu như Ðào Hoành, Hải Sơn; có người chỉ để bổ túc cho tay roi võ truyền thống được cứng cáp thêm như Mười Mỹ. Sau này con của ông, võ sư Diệp Bảo Sanh viết quyển “Võ thuật Bình Định chân truyền” trong đó gọi ông là Tổ sư của Võ thuật Bình Định phái An Thái. Võ Thuật phái An Thái được truyền vào Sài Gòn với tên gọi Bình Thái Đạo. Ngày nay môn phái này có chưởng môn là bà Diệp Lệ Bích (cháu nội của ông Diệp Trường Phát).
[sửa] Trường võ cử Bình Định
Mặc dù sau khi dẹp được khởi nghĩa Tây Sơn, triều đình nhà Nguyễn đã có sự cấm đoán việc luyện võ cũng như việc sử dụng các loại binh khí sắc bén. Tuy nhiên, việc này chỉ diễn ra trong vòng vài chục năm. Sau đó để tận dụng nhân tài của miền đất võ trong việc chống Pháp, trường võ cử (thi Hương) Bình Định đã được mở lại.
[sửa] Trong tục ngữ ca dao
Võ Bình định luôn luôn gắn liền với tên đất, tên người ở đây.
Roi Kinh, Quyền Bình Định.
Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh.
Trai An Thái, Gái An Vinh.
hoặc
Tiếng đồn An thái, Bình khê
Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo
hoặc
Dư Ðành sức mạnh quá trâu
Vùng lên đánh ngã cả xâu triều đình
Nổi tiếng nhất là câu ca dao sau:
Ai về Bình định mà coi
Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền
Tuy nhiên, đôi lúc cũng có những cô gái học võ không chỉ để phòng thân mà muốn phát huy cái đẹp của võ truyền thống như trường hợp Thanh Tùng, hoặc còn đi xa hơn, thi thố với đời, trở thành cao thủ trong làng võ. Điển hình có bà Mân sống vào thời chúa Nguyễn, cô Quyền vào giữa thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 20 lại có Tám Cảng.
Bà Mân chưa phải là nhân vật lịch sử nhưng với tài võ nghệ, bà được dân Bình Định ca tụng qua bài vè Chú Lía dài 1434 câu thơ lục bát và được lưu truyền khắp các tỉnh miền Nam Trung phần.
Theo bài vè, bà Mân ở gần vùng Truông Mây, nơi sào huyệt của một đảng cướp lớn do cha Hồ chú Nhẫn và sau có thêm chú Lía cầm đầu, nay thuộc xã Ân Đức huyện Hoài Ân. Một hôm hai tên Hồ, Nhẫn đem cả lực lượng hùng hậu đến bắt heo nhà bà, cả làng khiếp sợ không ai dám tiếp cứu:
Lân la bốn chục theo rày
Thẳng đường xuống xóm chật đầy đường quan
Trong tay bà chỉ có cây roi ngắn nhưng với lòng can đảm và tự tin, bà xông ra cự địch với một đảng cướp mạnh khét tiếng trong vùng:
Mụ Mân độ khoảng bốn hai
Làu thông võ nghệ ít ai sánh bì
Thình lình chưa biết việc chi
Tiện tay mụ với tức thì đoản côn
Bước ra thấy rõ thiệt hơn
Mụ không thèm hỏi huơ côn đánh liền.
Ai cũng tưởng phen này bà Mân bị nát thây vì hai tên Hồ, Nhẫn không những võ nghệ phi thường mà còn hung bạo chưa từng có. Nhưng không may cho chúng, thế võ của bà sâu hiểm vô cùng, áp đảo được ngay đối thủ:
Cả ba vùng vẫy đua tranh
Mụ Mân quả thực liệt oanh ai tày
Chỉ mới so tài ở hiệp đầu mà bọn cướp đã bị ngọn roi thần của bà cuốn người như bão táp, chúng phải đổi từ thế công sang thế thủ rồi tìm đường tháo lui:
Phút thôi Hồ, Nhẫn cả hai
Đuối tay kéo chạy như bay khác nào!
Các cô gái ở An Thái đẹp lắm đó !
Gái An Thái võ giỏi lắm đó!
Xưa An Thái là cái nôi võ thuật đó!
Vẫn mong các ngón võ BĐ đừng để bị thất truyền
Hoa Ti Ngôn, Gềnh Ráng và toàn thể cư dân xứ nẫu nhé!
Trai Gái An Thái, An Vinh, Thuận Truyền, Tây Sơn chẳng những giỏi việc đồng án mà còn là con cháu cưng của nôi võ thuật nữa mà, danh vang khắp nơi trong toàn thể nước Việt Nam từ ngày xưa và cho đến nay thì vẫn tiếp tục lan tràn ra toàn cả thế giới mà phải không? thì làm sao mà võ thuật Bình Đinh lại có thể thất truyền được khi mà những mầm non võ thuật Bình Thái Đạo và những môn võ khác của tỉnh Bình Định đang càng ngày càng phát triễn mạnh, có chăng chỉ là một số chiêu thức cao thâm được các sư phụ mang theo xuống lòng đất để nung đúccung cấp dinh dưỡng và nuôi dưỡng cho những mầm non võ thuật Bình Định càng ngày càng thêm tràn đầy sức sống mãnh liệt, lòng tự hào, ý chí bất khuất với một khí thế hào hùng trong niềm tự hào về quê cha đất tổ của chúng ta mà thôi.
Xin hãy yên tâm nhé vì DLB tin rằng võ thuật Bình Định đã, đang và sẽ được tiếp tục xây dựng như là một vạn lý trường thành, sẽ tồn tại mãi với thời gian trong quá khứ, hiện tại và luôn cả tương lai, đó cũng là nguyện vọng của của mình của bạn và của rất nhiều người Việt Nam của chúng ta.
Quang Trung đại đế
Quê tôi! võ thuật lẫy lừng
danh thơm tỏa rộng anh hùng khắp nơi
sử sanh lưu trữ ngàn đời
con rồng cháu lạc quả thời chẳng sai
Quang Trung đại đế anh tài
oai phong lẫm liệt đức tài song sanh
bao năm dựng nước đạt thành
dân lành ngưỡng mộ nêu danh tượng thờ
Võ thuật Bình Định
Về miền đất võ
Quê tôi võ thuật lẫy lừng
danh thơm muôn thuở anh hùng khắp nơi
Quang Trung đại đế muôn đời
dương danh võ Việt rạng ngời chí trai
biết bao nhiêu đấng anh tài
chung vai sát cánh tài trai vẫy vùng
xưa kia Hồ Nghạnh roi vung
thanh danh vang dội đoản côn Thuận Truyền
sánh vai họ Diệp chung thuyền
thủ vũ An Thái dường quyền vô song
chư hầu nể mặt ngóng trông
An Vinh danh tiếng góp công đức tài
cả ba dòng họ dương oai
sử sanh lưu trữ ngàn đời nêu danh
noi gương con cháu công thành
võ công tu luyện rạng danh giống nòi
Võ thuật Bình định
Bình Định danh vang võ lẫy lừng
kiến tạo bao nhiêu đấng anh hùng
năm xưa Nguyễn Huệ xây nghiệp tổ
đánh đuổi ngoại xâm chẳng náo nung
nối gót cha ông chí kiên trung
võ công tu luyện giỏi đao cung
kiêm luôn quyền cước côn cùng kiếm
văn võ song toàn tính ung dung
Cả ba giòng họ võ tinh thông
thủ vũ An thái ngã vô song
đoản côn Thuận Truyền duy hữu chủ
An Vinh quyền cước quyện thi công
Diệp Lệ Bích
( Chưởng môn nhân đời thứ 3 của Tây Sơn võ đường – Môn phái An Thái – Bình Thái Đạo
Xứ Nẫu là trời văn đất võ.
Diệp chưởng môn hãy đợi đấy.
Quê Hương Bình Định – Miền đất võ trời văn
*** http://www.youtube.com/watch?v=bgJo6nW9PRE&NR=1.
Kính WHWH!
Sao lời nhắn có vẽ đầy cay đắng chua cay dữ vậy nè! biết tức giận rồi sao WHWH?
Chân tâm xin chúc tin lành
Trời văn đất võ dương danh đi nào
thốt chi lời đắng cay chào
gừng cay muối mặn ớt xào chanh chua
Vì sao ai lại chịu thua
co đầu rút cổ mu rùa ẩn thân
thâu nà! nẫu vẫn ân cần
nẫu đừng giận nẫu bầm gan tốn tiền
chi bằng võ học dạy liền
truyền cho giới trẽ chớ phiền sầu lo
chúng liền truyền bá giùm cho
dương danh võ Việt mở lò thi công
Dương cao võ Việt Nam
Đam mê luyện võ cả đời
cố công tu luyện chẳnng lời thở than
cam lòng chịu đựng gian nan
nằm gai nếm mật thi gan anh hùng
dẫu cho gian khổ muôn trùng
anh hùng nào ngại gian truân xá gì
công thành danh toại khó chi
dương cao võ Việt quyết thi gan cùng
Phóng sự – Ký sự
Võ Bình Định – gìn giữ của báu
1. Võ Bình Định – gìn giữ của báu – Kỳ 1: Giữ chiêu pháp đặc thù
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=278674&ChannelID=89
2. Võ Bình Định – gìn giữ của báu (Kỳ 2): Những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự”
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=278812&ChannelID=89
3. Võ Bình Định – gìn giữ của báu Kỳ 3: Giải mã tàng thư
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=278984&ChannelID=89
4. Võ Bình Định – gìn giữ của báu Kỳ 4: Những đường quyền vang tiếng
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279162&ChannelID=89
5. Võ Bình Định – gìn giữ của báu (Kỳ 5): Băn khoăn vốn cũ hụt dẩn
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279326&ChannelID=89
6 Võ Bình Định – gìn giữ của báu – Kỳ cuối: Mong một nền quốc võ
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279456&ChannelID=89
Nhất dạ chẳng sờn lòng
*** http://www.youtube.com/dieplebich236#p/u/4/on5uDUoMgUw
Đường đi dẫu có khó đi
Vượt bao trở ngại để thi gan cùng
Dẫu cho sông suối muôn trùng
Nuí chia ngăn cách chẳng rùng mình đâu!
Vì thâm tâm đã ngấm sâu
khi lòng dã quyết khó hầu chuyển lay,
nhất tâm dạ khó đổi thay,
nằm gai nếm mật đắng cay chẳng sờn
Tiệc mừng cho tương lai ” võ cổ truyền Việt Nam ”
Mời ai (huynh) một chén rượu đào
xin ai (huynh) uống cạn rượu ngào ngạc hương
anh hào nam tử đường đường
võ công tu luyện đao thương côn quyền
mong ai nên hãy lưu truyền
võ công xứ Việt đường quyền vô song
chư hầu nể mặt ngóng trông
danh thơm muôn thuở góp công với đời
Việt Nam danh tiếng rạng ngời
tòan dân hoan hỷ đón mời hùng anh
cố công võ nghệ luyện thành
dương danh võ Việt sử sanh lưu truyền
Con Cháu Lạc Hồng
Võ cổ truyền Việt Nam
Ai là kẻ sỹ trên đời
anh hùng hảo hán xin mời lại đây
lại đây bàn chuyện đắp xây
cùng nhau nối rộng vòng tay giúp đời
Xin cho tôi nhắn vài lời
con giòng cháu giống hiện thời nơi đâu
xin mời những đấng mày râu
võ công uyên bát vì đâu thất truyền
mong ai chung một lời nguyền
đồng tâm hợp lực võ truyền thế gian
Việt Nam mình được tiếng vang
anh tài xuất chúng rỡ ràng thanh danh – Diệp :Lệ Bích
Anh Hùng xạ điêu / Thần điêu đaị hiệp ???
Làm trai cho đáng nên trai
sông sâu nuí thẳm chông gai xá gì
trải lòng gan dạ khó chi
quay về đất mẹ đua thi với đời
Việt Nam quê hương tôi
Huyền Thoại Miền Đất Võ – Tập 1 – 2 – 3
1. http://www.youtube.com/watc…
2. http://www.youtube.com/watc…
3. http://www.youtube.com/watc…
4. http://www.youtube.com/watc…
5. http://www.youtube.com/watc…
6. http://www.youtube.com/watc…
Ngày xưa rời khỏi quê hương
Ngày nay sao lại nhớ thương quê nhà
đây là đất mẹ của ta
ta về xây đắp quê nhà Việt Nam
*** http://www.youtube.com/watc… ,
*** http://www.youtube.com/watc… ,
*** http://www.youtube.com/watc…
Về miền đất võ – Võ thuật Bình Định
*** http://www.youtube.com/watc…
*** http://www.youtube.com/watc…
*** http://www.youtube.com/watc…
*** http://www.youtube.com/watc…
*** http://www.youtube.com/watc…
*** http://www.youtube.com/watc…
Việt Nam quê hương tôi
Huyền Thoại Miền Đất Võ – Tập 1 đến 6
1. http://www.youtube.com/watch?v=oLrhIDKDbJ8&feature=player_embedded
2. http://www.youtube.com/watch?v=X2EIW_WG8ZQ&feature=related.
3. http://www.youtube.com/watch?v=R3ihyBoBxbA&feature=related
4. http://www.youtube.com/watch?v=NzvyHuBxRKg&feature=related
5. http://www.youtube.com/watch?v=2GZVAVrGD_4&feature=related
6. http://www.youtube.com/watch?v=U5pK63vVRNs&feature=related
Ngày xưa rời khỏi quê hương
Ngày nay sao lại nhớ thương quê nhà
đây là đất mẹ của ta
ta về xây đắp quê nhà Việt Nam
Chuong Trinh Bao Ton Van Hoa Phi Vat The – Vo Binh Dinh – Viet Nam
*** http://www.youtube.com/watch?v=P-hZeLw829c&feature=related
*** http://www.youtube.com/watch?v=N9b6-zqf0Rk&feature=related,
*** http://www.youtube.com/watch?v=QKOJw0w-f_c&feature=related
Về miền đất võ – Võ thuật Bình Định
*** http://www.youtube.com/watch?v=d9Kh6zvhkao&feature=related
*** http://www.youtube.com/watch?v=Y45oMqwYBsc&NR=1.
*** http://www.youtube.com/watch?v=IrRgJa7VYdg&feature=related
*** http://www.youtube.com/watch?v=GPVXltG177s&NR=1
*** http://www.youtube.com/watch?v=bgJo6nW9PRE&NR=1..
*** http://www.youtube.com/watch?v=DbwV-rAOPv8&feature=related
Võ Bình Định qua ống kính phóng viên ở nước ngoài
Bình Thái Đạo – Lời giáo huấn
môn đồ – võ sư, chuẩn võ sư, huấn luyện viên, võ sỹ, võ sinh cuả Diệp Trường Phát & Diệp bảo Sanh, Diệp Lệ Bích.
*** http://www.youtube.com/dieplebich236#p/u/26/RLSESt33bQY
Khẩu quyết
*** http://www.youtube.com/dieplebich236#p/u/5/8LFSjApGdlI
Bình Thái Đạo – Võ sinh của vài trường võ và trong những festival international ở Quy Nhơn – Bình Định ( 2008-2010-2011 )
*** http://www.youtube.com/dieplebich236#p/u/4/on5uDUoMgUw
Bình Thái Đạo – trường võ – võ sinh từ Bắc đến Nam – An Thái
http://www.youtube.com/dieplebich236#p/u/11/umE8cViTuFg
Anh hùng hảo hán
Con cháu lạc hồng
Chợt tỉnh cơn say!
* http://www.youtube.com/watch?v=nBvRRWdS1jE anh dâu có say
Anh hùng hảo hán nơi đâu
mà sao chẳng thấy mày râu trổ tài
giỏi chi cái kiểu đùa dai
dương dương tự phụ lai rai tuý quyền
cho rằng danh bất hư truyền
thế mà xuất thủ đường quyển vô phong
suốt ngày chỉ biểt chạy rong
chẳng lo tu luyện thành công với đời
khuyên ai tôi nhắn mấy lời
tu tâm dưỡng tánh nên thời luyện công
chí trai hồ hải tang bồng
giang hồ hành hiệp lập công với đời
mặc cho thời thế đổi dời
con giòng chaú giống muôn đời nêu danh
võ công tu luyện đạt thành
lưu truyền sách sử rạng danh anh Hùng
Chợt tỉnh cơn mê
Cớ chi sống kiếp cam đành
anh hùng hào kiệt biến thành phế nhân
suốt ngày chỉ biết xoay quanh
chẳng lo tu luyện đua tranh với đời
dẫu cho thời thế đổi dời
quốc gia đại sự xin mời hùng anh
quyết tâm võ nghệ luyện thành
Giương cao võ Việt rạng danh giống nòi!!
Vì sao ta lại u mê thế nầy?
Kính nhau một chén rượu đào
xin ai uống cạn rượu ngào ngạc hương
đã là nam tử đường đường
vì sao chỉ biết lo lường miếng cơm
sống đời nhàn hạ lom khom
quét nhà úp chén lồm khồm rữa rau
vợ kêu lại phải đứng hầu
pha trà rữa tách cúi đầu dạ vâng
Chỉ vì Yêu !!!
Uổng danh nam tử đường đường
võ công uyên bác đao thương côn quyền
thế mà lại để thất truyền
chỉ vì chẳng dám qua quyền hôn thê
khiến bao thiên hạ cười chê
anh hùng hảo hán quá mê mụi tình
rữa tay gát kiếm lặng thinh
chôn danh muôn thưở ẩn tình riêng mang
Chỉ bởi vì thiên số chứ bộ
Cũng trang nam tử đường đường
thế sao ai chẳng dám chường mặt ra
Suốt ngày chỉ biết bê tha
trổ tài hùng biện rằng ta chờ thời
bởi do thời thế đổi dời
chứ nào ta phải chẳng thời luyện công
hiện đang chờ đợi ngóng trông
công thành danh toại mới mong trổ tài
Chờ thời kiểu đó
Chí trai hồ hải tang bồng
vì sao ai lại lông bông thân tàn
lai rai sống cảnh an nhàn
ngày làm hai buổi chẳng màng chi ai
bạn bè rũ nhậu lai rai
vài ba câu chuyện chẳng ai để lòng
còn gì đâu nữa mà mong
chờ thời kiểu đó thì không xong rồi
thương ai tôi nhắn vài lời
xin đừng mơ tưởng chỉ hoài công thôi
cam đành số phận cho rồi
đã là thiên ý đổi dời sao thông!
Vì sao vậy ! vì cớ làm sao vậy hả trời!!! – Võ nhân An Thái đâu rồi , các vị đã có đọc những bài thơ mà Diệp Lệ Bích đã ghi lại những dấu tích lịch sử của Vua Quang Trung đại đế, và những võ nhân kỳ tài của 3 làng An Vinh, An Thái và Thuận truyền không? – các vị hiện đang ở nơi đâu rồi ! sao không thấy xuất hiện để cùng Diệp Lệ Bích tiếp tục cuộc hành trình chấn hưng, phát triễn cũng như phát huy nền võ học của 3 làng võ của Bình Định chúng ta nhỉ?
Sao lại phải nhờ vào ” Thời thế tạo anh Hùng ” mà không quyết tâm đứng lên cùng Diệp Lệ Bich ” anh Hùng tạo thời thế ” nhỉ ????
Tại sao nhiều võ nhân của 3 làng An Vinh – An Thái – Thuận truyền lại bằng lòng sống trong hồi tưởng 1 thời vàng son của những võ nhân danh tiếng thời xa xưa đó, mà lại không muốn chung vai góp công sức dùng tài năng võ học đã có sẵn mà truyền dạy, lưu truyền lại những tinh hoa võ học Bình Định cho con cháu lưu giữ và để họ có thể tiếp tục phát huy cho Bình Định, cho Việt Nam của chúng ta nhỉ? Hay là quý vị định cất giữ tài năng võ học của ông cha để rồi đem những tài năng đó gởi lại cho họ qua những ngày cùng hội tụ trong cúng tổ mỗi năm nhỉ!!!
Kẻ sỹ – võ nhân Bình Định
Ai là kẻ sỹ trên đời
anh hùng hảo hán xin mời lại đây
lại đây bàn chuyện tiếp tay
võ công xứ việt đắp xây móng nền